-Được sự chỉ đạo xuyên suốt của Phòng GD huyện krông búk, Đảng ủy, UBND, HĐND Xã Ea ngai;
- Toàn thể CB-GV được đào tạo chuẩn, yên tâm công tác tại trường, có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng tương đối tốt công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đa số phụ huynh có quan tâm ủng hộ các chủ trưởng lớn của nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra ;
-Tổ chức được việc dạy tăng buổi cho 100 % học sinh nên Giáo viên có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Từng bước nâng cao chất lượng đại trà, học sinh đi học tăng buổi tại trường nên không có thời gian rảnh rỗi, chơi bời lêu lỗng, dẫn đến phụ huynh yên tâm hơn trong công tác giáo dục con em mình ở nhà.
- Đại đa số học sinh là người dân tộc kinh nên chất lượng tương đối đồng đều.
- Cơ sở vật chất, phòng học, phương tiện dạy học tương đối đầy đủ và ổn định đảm bảo nhu cầu dạy tăng buổi và booid ưỡng học sinh giỏi.
- Số lớp, số học sinh tương đối ít nên có điều kiện để giáo viên vận dụng phương pháp, quan tâm kèm cặp kịp thời hơn.
10 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1398 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KRÔNG BÚK
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
Năm học 2013-2014
Ea ngai, tháng 10/2013
PHÒNG GD&ĐT KRÔNG BÚK
TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do –Hạnh phúc
Số : 01 /KH-NCT
Ea Ngai, ngày 05 tháng 10 năm 2013
PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2013-2014
PHẦN I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
I/ Thuận lợi :
- Được sự chỉ đạo xuyên suốt của Phòng GD huyện krông búk, Đảng ủy, UBND, HĐND Xã Ea ngai;
- Toàn thể CB-GV được đào tạo chuẩn, yên tâm công tác tại trường, có tinh thần tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ứng dụng tương đối tốt công nghệ thông tin phục vụ chuyên môn nghiệp vụ.
- Đa số phụ huynh có quan tâm ủng hộ các chủ trưởng lớn của nhà trường và Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra ;
-Tổ chức được việc dạy tăng buổi cho 100 % học sinh nên Giáo viên có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức, giáo dục kỷ năng sống cho học sinh. Từng bước nâng cao chất lượng đại trà, học sinh đi học tăng buổi tại trường nên không có thời gian rảnh rỗi, chơi bời lêu lỗng, dẫn đến phụ huynh yên tâm hơn trong công tác giáo dục con em mình ở nhà.
- Đại đa số học sinh là người dân tộc kinh nên chất lượng tương đối đồng đều.
- Cơ sở vật chất, phòng học, phương tiện dạy học tương đối đầy đủ và ổn định đảm bảo nhu cầu dạy tăng buổi và booid ưỡng học sinh giỏi.
- Số lớp, số học sinh tương đối ít nên có điều kiện để giáo viên vận dụng phương pháp, quan tâm kèm cặp kịp thời hơn.
II/ Khó khăn và thách thức:
- Có 2/3 số học sinh có khoảng cách từ nhà đến trường dài trên 5 km nên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tập và nề nếp, cũng như việc tổ chức học thêm học tăng buổi.
- Một bộ phận HS lười học ham chơi không có tinh thần vượt khó do gia đình thiếu quan tâm.
-Kinh phí chi thường xuyên hằng năm thấp nên một số các hạng mục cơ sở vật chất và một số hoạt động ngoại khóa khác phải vận dụng sự đóng góp tự nguyện của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
- Địa bàn dân cư không tập trung, học sinh học trái tuyến nhiều, điều kiện đi lại của học sinh khó khăn nên số học sinh chuyển trường nhiều dẫn đến sĩ số học sinh giảm.
- Số lượng học sinh ít nên công tác xã hội hóa giáo dục, cũng như công tác tổ chức các phong trào, hội thi vì khó chọn được học sinh để bồi dưỡng.
- Ea ngai là xã nghèo, nhân dân đọc canh cây cà phê, thương mại dịch vụ không phát triển, văn hóa làng xã, văn hóa dòng họ chưa có gì đáng kể, phong trào học tập ở trong cộng đồng dân cư chưa cao nên không có tác dụng giáo dục tinh thần học tập của học sinh.
III/ Tình hình chung:
1/ Số lượng CB-GV-CNV: 29 người
Trong đó chia ra: CBQL: 2; Giáo viên: 19; Cán bộ chuyên trách: 2 ; Nhân viên : 6
2/ Số lớp - Số học sinh: 08 Lớp 312 học sinh. Trong đó nữ 176 em, dân tộc thiểu số 08 em, con hộ nghèo 33 em, con thương binh bệnh binh 05 em, con mồ côi cả cha lẫn mẹ 2 em.
3/ Phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc.
-Phòng học:14 phòng, đáp ứng cho toàn trường học 1 ca. (cho cấp 1 mượn 6 phòng )
-Phòng làm việc: 05
-Phòng thí nghiệm thực hành : 01
-Phòng máy vi tính : 01 phòng với 22 bộ máy tính.
-Thư viện- Phòng đọc : 01
-Phòng dạy giáo án điện tử : 01
-Công trình vệ sinh : 2 ( 1 của giáo viên, 1 của học sinh)
-Nhà xe học sinh: 01
-Nhà xe Giáo viên : 01
-Nhà công vụ : 3 phòng
-Máy tính làm việc: 10 bộ (Đã trang bị đầy đủ cho các bộ phận làm việc)
PHẦN II
NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục tập trung chỉ đạo đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học, tạo ra sự chuyển biến cơ bản về tổ chức hoạt động dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường.
2. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành gắn với việc đổi mới giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh.
3. Đổi mới công tác quản lý giáo dục theo hướng tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền chủ động của các tổ về thực hiện kế hoạch giáo dục; nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác quản lý trong việc thực hiện kỷ cương, nền nếp quản lý dạy học, kiểm tra, đánh giá, thi cử.
4. Tích cực triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ; chú trọng bồi dưỡng năng lực giáo dục đạo đức, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá; quan tâm phát triển giáo viên nòng cốt ( GVG cấp Tỉnh, cấp Huyện); chú trọng tham gia có hiệu quả hoạt động của cụm chuyên môn các trường trung học nhằm góp phần vào việc đổi mới kiểm tra đánh giá, đổi mới phương pháp dạy học; nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc tổ chức, phối hợp giáo dục toàn diện quản lý học sinh.
5. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc quy chế chuyên môn (thi, kiểm tra, đánh giá xếp loại học sinh, xét duyệt lưu ban lên lớp, khen thưởng và kỷ luật…). Thực hiện tốt 3 công khai: Công khai CSVC, tài chính, chất lượng và 3 đủ : Đủ ăn, đủ mặc, đủ đồ dùng học tập.
PHẦN II
NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào do Bộ giáo dục &Đào tạo phát động:
1.1. Cuộc vận động Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
a. Kế hoạch :
- Mỗi một cán bộ giáo viên đều phải có đăng ký làm theo Bác một công việc cụ thể;
- Xây dựng 1 tủ sách về Đạo đức Hồ chí Minh cho giáo viên và học sinh tham khảo;
- Có 80 % học sinh thực hiện tốt 5 điều Bác dạy ;
b. Giải pháp :
-Cho toàn thể cán bộ, giáo viên làm bản đăng ký 1 việc làm cụ thể theo Bác ngay từ đầu năm học và cuối năm Chi bộ đánh giá kiểm tra cụ thể ;
-Trích ngân sách đầu tư mua thêm sách tài liệu về Bác hồ (Dự kiến 3 triệu đồng);
-Liên đội xây dựng biểu chấm điểm cụ thể để đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của học sinh.
-Chi bộ thường xuyên tuyên triền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho toàn thể CBCCVCNLĐ và học sinh.
- Triển khai hoạt động “kể chuyện tấm gương đạo đức hồ chí minh” trong tiết chào cờ đầu tuần. Mỗi tháng kể 02 câu chuyện, lần lượt các lớp thực hiện.
1.2. Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tao”:
a. Kế hoạch :
-100 % CB-GV-NV đều có đăng ký một đổi mới (SKKN)
-Không có CB-CC nào vi phạm pháp luật,vi phạm vào những điều giáo viên không được làm;
-100 % CB-CC tham gia thi viết sáng kiến kinh nghiệm;
-Cuối năm 2013-2014 có 80 % cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt trình độ trên chuẩn; ( Động viên và tạo điều kiện cho giáo viên đi học đại học tại chức).
-Khen thưởng và nêu gương kịp thời cho cá nhân điển hình tiên tiến ,sáng tạo, hoặc tấm gương vượt khó đi lên.
b. Giải pháp :
-Cho 100 % CBCC làm đăng ký một đổi mới ngay đầu năm học, cuối năm có tổng kết đánh giá (1 đổi mới này có thể phát triển thành sáng kiến kinh nghiệm để dự thi) ;
-Thường xuyên lồng ghép tuyên triền giáo dục pháp luật cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong sinh hoạt tổ, ngoại khóa .
1.3. Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện ,học sinh tích cực”:
a. Kế hoạch :
- Cuối năm chấm điểm đạt 90/100 xếp loại xuất sắc ( năm 2012-2013 xếp loại Tốt).
b. Giải pháp :
-Kiện toàn lại ban chỉ đạo thành lập từ năm ngay từ đầu năm, phân công thành viên phụ trách từng nội dung đánh giá;
- Quy hoạch lại bồn hoa, công trình măng non của lớp và phân công mỗi bồn trồng đồng loạt một loại hoa;
-Hợp đồng với nhân viên Bảo vệ thường xuyên vệ sinh, bảo quản và cấp nước cho các công trình vệ sinh;
-Tích hợp giáo dục kỷ năng sống vào các môn học chính khóa theo tài liệu Giáo dục kỷ sống cho học sinh có tại thư viện;
-Tổ chức 03 chương trình ngoại khóa: Trò chơi dân gian, Hội thi chúng em hát dân ca và tổ chức cho học khá, giỏi, có thành tích đi tham quan học tập trong tỉnh.
-Phân công khu vực vệ sinh môi trường, tổ chức ra quân nhặt rác 2 lần/ tuần.
-Phân công học sinh trực nhật lớp đảm bảo tính thường xuyên để rèn luyện kỷ năng lao động cho học sinh.
-Giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh.
-Thường xuyên rèn cho các em kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, bảo vệ môi trường, không xã rác và viết bậy lên tường lên bảng, có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong và ngoài nhà trường, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội.
2. Nâng cao chất lượng mủi nhọn:
Xác định chất lượng mủi nhọn là yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng nhiều đến việc xếp thứ hạng trường và uy tín của đội ngủ giáo viên của nhà trường, vì chất lượng mủi nhọn là cơ sở để PGD tính điểm đánh giá xếp hạng các trường. Chính vì vậy năm học này nhà trường quyết tâm tìm mọi biện pháp để phát triển chất lượng mủi nhọn thông qua các kỳ thi của giáo viên và học sinh.
2.1. Các phong trào thi của học sinh:
a. Kế hoạch :
- Tham gia thi hết các môn và các nội dung thi của lớp 6,7,8,9.
- Phấn đấu giải: Giải cấp Tỉnh : 10 em ; cấp Huyện 25 em .
b. Giải pháp :
- Cho GV bộ môn chọn học sinh để bồi dưỡng ngay từ đầu năm. Bình quân 5 em/môn, mỗi em tham gia không quá 3 nội dung (HSG văn hóa-thể thao-các môn thi qua mạng- kiến thức liên môn).
- Tổ chức kỳ thi cấp trường sớm và nghiêm túc để tuyển chọn, sàng lọc đội tuyển, nếu em nào không đạt ở nguyện vọng 1 thì chọn xuống nguyện vọng 2,3. Đảm bảo các em được ôn luyện đều được đi thi.
- Phân công giáo viên có kinh nghiệm bồi dưỡng từ 10 -13 buổi / môn ( 30-39 tiết).
(Có thể mời giáo viên có kinh nghiệm từ trường khác về bồi dưỡng).
- Mỗi tiết chi trả tiền công cho giáo viên dạy 40 000 đ/tiết.
- Lập quỹ khen thưởng 5 triệu đồng để cuối năm thưởng đều theo tỉ lệ trên số em đậu cho các giáo viên bồi dưỡng các môn văn hóa và giải toán casio. Còn các môn thể dục thể thao và giải toán, tiếng anh qua mạng, giao thông thông minh, vận dụng kiến thức liên môn thì thưởng 100 ngàn đồng/ 1 học sinh đạt giải.
- Thưởng nóng cho học sinh đạt giải cấp tỉnh 150 000 đ, cấp huyện 100 000 đ ngay khi có kết quả.
- Phân công giáo viên bộ môn trực mở phòng tin học cho học sinh vào giải Toán, Tiếng anh trên mạng.
- Nguồn kinh phí khen thưởng trích từ: Ngân sách, quỹ khuyến học, quỹ phụ huynh học sinh và các nguồn học bổng, nguồn tài trợ hợp pháp khác.
- Tổ chức cho học sinh khá giỏi và có thành tích đi tham quan trong tỉnh vào dịp tết dương lịch để động viên khích lệ tinh thần học tập của các em.
Lưu ý : Cứ chọn học sinh mà bồi dưỡng và đi thi, không được chất lượng mủi nhọn thì cũng nâng cao được chất lượng đại trà và rèn luyện được ý thức nổ lực học tập cho học sinh.
2.2. Các phong trào, hội thi của Giáo viên :
a. Kế hoạch: Phấn đấu đạt 25 giải cấp huyện và 5 giải cấp tỉnh. Cụ thể:
- Soạn giáo án Elearning : 09 giải
- Thi GVCN giỏi : 04 giải
- Hội thao tuyền thống 04 giải
- Hội thi tin học không chuyên : 02 giải
- Thi dạy học tích hợp : 04 giải
- Thi tổng phụ trách Đội giỏi : 01 giải
- Thi nấu ăn do LĐLĐ tổ chức : 01 giải.
b. Giải pháp :
- Cho đăng ký và phân công giáo viên tham gia hội thi ngay từ đầu năm học (có danh sách phân công kèm theo trong phụ lục 1).
- Đảm bảo chia đều các hội thi cho tất cả cán bộ giáo viên tham gia để không quá tải cho một vài cá nhân năng lực, nhiệt tình.
- Vẫn khuyến khích CB-GV có năng lực sở trường có thể tham gia trên 1 hội thi.
- Động viên cán bộ, giáo viên, nhân viên nêu cao tinh thần chịu khó học hỏi, cầu tiến, không cam chịu thua bạn kém bè, khắc phục khó khăn để tham gia các kỳ thi, hội thi để tự khẳng định mình.
- Tập thể tạo mọi điều kiện tốt nhất về thời gian cho giáo viên dự thi.
- Cuối năm ưu tiên xét các danh hiệu thi đua: CSTĐ, khen thưởng các cấp cho những người có thành tích. (xếp ưu tiên từ thành tích cao xuống thấp).
- Trích kinh phí từ quỹ quản lý dạy thêm học thêm để hổ trợ và khen thưởng cho những người dự thi và đạt giải, cụ thể như sau:
- Hổ trợ đi thi : Mỗi cá nhân đi thi 200 000 đồng/môn thi.
- Nếu đạt giải từ công nhận thì khen thưởng: Elearning và GVCN giỏi là 300 000 đ. Các môn còn lại 200 000 đ. Lưu ý: nếu đạt giải tăng lên 01 bực thì cộng thêm 100 000 đ/giải.
- Kinh phí khen thưởng dưới hình thức: Nhà trường mua lại sản phẩm hoặc bản quyền trí tuệ của cá nhân để làm tư liệu trong thư viện, phòng truyền thống.
PHẦN III
BẢNG TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU
CÁC CHỈ TIÊU
Kế hoạch
2012-2013
Đạt được
2012-2013
Kế hoạch 2013-2014
Ghi chú
Chi bộ
TSVM
TSVM
SVM
Nhà trường
TTLĐ xuất sắc
TTLĐ TT
Cơ quan văn hóa
Xuất sắc
Xuất sắc
Xuất sắc
Công đoàn
Xuất sắc
Vững mạnh
Vững mạnh
Chi đoàn
Vững mạnh
Xuất sắc
Xuất sắc
Liên đội
Xuất sắc
Xuất sắc
Xuất sắc
Thư viện –thí nghiệm đạt chuẩn
Đạt chuẩn
Chưa đạt
Đạt
Tổ tiên tiến cấp huyện
02
01
02
Phổ cập
Trên 85 %
84 %
85 %
Tốt nghiệp THCS
95 %
100 %
98 %
Lên lớp sau thi lại
95%
95 %
95 %
Lưu ban sau thi lại
05 %
05 %
Duy trì sĩ số
99 %
98,5 %
98 %
Trường học thân thiện, HS tích cực
Xuất sắc
Tốt
Tốt
Vị thứ xếp hạng trường của PGD
4
8
6
Chiến sĩ thi đua
05
0
05
Lao động tiên tiến
20
29
24
CB,GV được khen thưởng cấp huyện
02
02
04
Kết nạp đảng
02
02
02
Viết SKKN -Cấp tỉnh :
-Cấp huyện
-Cấp trường
01
12
15
01
Không thi
02
Không thi
10
Hội thi tin học cơ bản cho Giáo viên
02 Giải (QL)
01 Giải nhì (QL)
02 Giải (GV)
Giáo viên giỏi theo thông tư 21:
- Cấp trường : - Cấp huyện
- Cấp tỉnh
07
Không thi
07
Không thi
01
10
Không thi
Không thi
Hội thao truyền thống nghành GD:
Cấp huyện :
Cấp tỉnh:
01 giải
0
03 giải
01 giải
Soạn giáo án điện tử E-learning :
Cấp huyện
Cấp tỉnh
05
01
09
Không thi
Thi Giáo viên chủ nhiệm giỏi:
Cấp Huyện :
Cấp tỉnh:
Không thi
Không thi
03
01
Thi dạy học tích hợp:
Cấp huyện
Cấp tỉnh
0
0
03
01
Thi Giáo viên tổng phụ trách Đội giỏi:
Cấp huyện :
Cấp tỉnh
Không thi
Không thi
01
01
Thi nghi thức Đội cấp huyện
Giải 03
Giải ba toàn đoàn
Giải nhất chỉ huy Đội giỏi
Không thi
Thi cán bộ thư viện giỏi :
Không thi
0
Hộ sản
Thi vận dụng kiến thức liên môn:
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Không thi
Không thi
04
01
Học sinh
Thi nấu ăn do LĐLĐ huyện tổ chức:
Không thi
01
Thi học sỉnh giỏi các môn văn hóa, casio, violympic, olympic: Cấp huyện
Cấp tỉnh
45
10
07
0
25
10
Học sinh giỏi Thể dục thể thao:
Cấp huyện :
Cấp Tỉnh :
05
0
10
05
Thi chạy việt giã báo tiền phong
Cấp huyện
Cấp tỉnh
03
0
10
05
Thi toán học tuổi thơ lớp 8:
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Không thi
Không thi
01 giải
0
Khảo sát lớp 9 cuối năm ( PGD)
Vị thứ 4
Vị thứ 1
Vị thứ 3
Học lực: (chỉ tính tỉ lệ phần trăm)
Tổng số HS
Giỏi
Khá
T.Bình
Yếu -kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
8
32
55
05
Hạnh kiểm:(chỉ tính tỉ lệ phần trăn)
Tổng số HS
Tốt
Khá
T.Bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
70
25
05
0
PHẦN IV
KIẾN NGHỊ
UBND huyện giải phóng mặt bằng mở rộng thêm khuôn viên nhà trường để xây dựng khu giáo dục thể chất và cấp kinh phí xây dựng hạng mục cổng trường, hàng rào, nhà thường trực bảo theo kế hoạch đã khảo sát thiết kế.
Phòng giáo dục và đào tạo cấp kinh phí mua sắm thêm trang thiết bị và đồ dùng dạy học.
Ban đại diện cha mẹ học sinh vận động phụ huynh đóng góp tự nguyễn theo quy định để tu sữa các hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp và mua thêm thiết bị dạy học theo đề án đã được Hội nghị ban đại diện cha mẹ học sinh thông qua.
HIỆU TRƯỞNG
Phạm Tiến Sơn
File đính kèm:
- Ke hoach nam hoc 20132014.doc