I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG:
- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở các góc, nhận biết được sự phong phú của thế giới động vật, biết được môi trường sống, thức ăn, lợi ích của các con vật.
- Tham gia trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. Trẻ biết thoả thuận vai chơi, cách chơi bằng ngôn ngữ của trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia chơi ở các góc, chơi vận động giúp cơ thể phát triển hài hoà cân đối.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài vật đối với môi trường sống của con người.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các con vật, không chọc phá các con vật.
II/ YÊU CẦU Ở CÁC GÓC:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 17722 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch hoạt động vui chơi - Chủ điểm: Thế giới động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO DẦU TIẾNG
TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA CÚC
KẾ HOẠCH
HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ điểm: Thế Giới Động Vật
Trần Thị Huỳnh Như
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI
Chủ điểm: Thế Giới Động Vật
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUNG:
- Trẻ biết thể hiện vai chơi ở các góc, nhận biết được sự phong phú của thế giới động vật, biết được môi trường sống, thức ăn, lợi ích… của các con vật.
- Tham gia trả lời các câu hỏi của cô một cách rõ ràng, mạch lạc. Trẻ biết thoả thuận vai chơi, cách chơi bằng ngôn ngữ của trẻ.
- Trẻ tích cực tham gia chơi ở các góc, chơi vận động giúp cơ thể phát triển hài hoà cân đối.
- Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp, ích lợi của các loài vật đối với môi trường sống của con người.
- Giáo dục trẻ biết yêu thương, chăm sóc, bảo vệ các con vật, không chọc phá các con vật.
II/ YÊU CẦU Ở CÁC GÓC:
TÊN GÓC
YÊU CẦU
CHUẨN BỊ
GỢI Ý HOẠT ĐÔNG
Góc xây dựng:
xây thảo cầm viên
( góc trọng tâm )
trẻ biết xây dựng thảo cầm viên có cổng, hàng rào, cây xanh, hoa kiểng, ghế đá, nhiều chuồng nuôi thú,… trẻ biết trang trí thêm cho mô hình xây dựng của mình đẹp hơn.
gạch xây dựng, cổng, cây xanh, hoa kiểng, các loại thú, ghế đá, kéo, hồ, giấy màu,…
- Đây là góc chơi gì ? Mình sẽ chơi theo chủ điểm gì ?
- Ở chủ điểm này các con thường xây dựng gì ?
- Hôm nay cô sẽ cho các con xây dựng thảo cầm viên.
- Ở trong thảo cầm viên có gì ?
- Vậy các con dự định sẽ xây cái gì trước, cái gì sau ?
Giáo dục trẻ không phá công trình xây dựng của mình.
Góc phân vai chơi bán hàng: các loại tôm, cua, cá, …
trẻ biết tự phân vai chơi, biết công việc của người bán hàng và người mua hàng.
trẻ biết nhường nhịn nhau khi chơi.
Các loại tôm, cua, cá, mực,… thẻ số để làm tiền, cân ( đồ chơi ), thao, rổ,…
- trong lớp còn những góc chơi nào nữa ?
- ở góc đó các con sẽ được chơi những trò chơi nào ?
- các con được ăn thịt tôm, cua, cá do mẹ nấu chưa ? ở đâu mà có ? ( mua )
- mua ở đâu ? ở góc này các con sẽ chơi trò chơi bán hàng, bán các loại hải sản.
- người bán hàng thường làm những công việc gì ? còn người mua hàng thì sao ?
- nhắc nhỡ trẻ không tranh giành nhau khi chơi.
Góc học tập: chơi bàn xoay con vật, chơi phân nhóm- xếp số tương ứng, xem sách
Trẻ biết cách chơi với vòng xoay, biết phân nhóm các con vật và biết lựa chọn số tương ứng đặt váo.
trẻ xem sách về thế giới động vật.
Bàn xoay, tranh con vật, lôtô các con vật, thẻ số, sách truyện tranh về thế giới động vật.
- Những trò chơi học tập mình thường chơi ở góc nào ?
- Ở góc học tập các con sẽ với bàn xoay con vật, chơi phân nhóm các loài động vật sau đó chọn thẻ số tương ứng đặt cạnh, xem sách truyện tranh.
- Giáo dục trẻ biết giữ gìn sách truyện tranh.
Góc nghệ thuật: trang trí tranh
( dán bồi tranh con vật )
Trẻ biết lựa chọn màu, biết cách bôi hồ, biết cách dán dán và trang trí bức tranh về các con vật.
giáo dục trẻ biết cách phối hợp cùng nhau để hoàn thành sản phẩm.
Tranh về các con vật, hồ dán, giấy màu xé vụn, tăm, nui 7 màu.
Ở góc nghệ thuật các con sẽ cùng nhau dán bồi giấy, trang trí bằng các nguyên vật liệu cô chuẩn bị đề hoàn thành bức tranh về thế giới động vật.
Giáo dục trẻ biết phân công nhau để hoàn thành sản phẩm.
Góc thiên nhiên: chơi câu cá. làm con cá bằng lá cây
Trẻ biết cách chơi câu cá, biết làm con cá bằng lá và vẽ thêm các chi tiết, biết lợi ích của cá đối với con người.
Các loại cá, cần câu, xô, chậu nước, lá cây, hồ, kéo, giấy dán.
Ngoài ra còn có góc chơi nào nữa ?
Ở góc này con thường làm gì ?
Hôm nay ở góc thiên nhiên cô sẽ cho các con chơi câu cá, làm con cá bằng lá cây.
Giáo dục trẻ không giành nhau khi chơi.
III/ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:
Các con có biết sắp tới ngày gì không ? ( ngày tết ), Ngáy đó người ta thường đi đâu ? ( đi chơi ). Cô thấy các con học rất giỏi, cũng gần tới tết rồi để thưởng cho các con cô sẽ dắt các con đi đến khu vui chơi để chơi các con có thích không ( hát “ một đoàn tàu ” giáo dục an toàn giao thông + môi trường - chuyển vòng tròn ).
Đến khu vui chơi rồi ! Thế các con có biết mình chơi theo chủ điểm gì ở khu vui chơi này không ? ( chủ điểm thế giới động vật ). Có những trò chơi nào ? ( chơi xây dựng, chơi phân vai, học tập, nghệ thuật, thiên nhiên ).
Cô giới thiệu nội dung chơi ở các góc.
Cho trẻ chọn thẻ và về góc chơi.
Cô bao quát trẻ trong quá trình chơi, nhắc nhỡ, gợi ý khi cần thiết.
Chơi vận động “ Bắt chước vận động của các con vật ”
Báo sắp hết giờ chơi
Nhận xét các góc chơi phụ
Tập trung trẻ lại góc chính nhận xét:
. Ở góc này các con chơi gì ? ( chơi xây dựng thảo cầm viên )
. Trong thảo cầm viên các con xây có những gì ? ( nhiều loại thú, cây xanh, hoa kiểng,… ),
. Người ta trồng cây xanh, hoa kiểng trong thảo cầm viên để làm gì ?
. Vậy khi đến chới thảo cầm viên thì các con phải thế nào ? ( giáo dục trẻ không bẻ cây xanh, không hái hoa, xả rác nơi công viên )
. Các con có thích được xem thú không ? khi đến xem các con vật đó các con phải thế nào ? ( không được chọc phá chúng, không đến quá gần …)
Khen cả lớp - hát một bài - kết thúc.
Trần Thị Huỳnh Như
File đính kèm:
- giao an(1).doc