- Cô đến sớm vệ sinh phong quang trư¬ờng lớp sạch sẽ. Trẻ đến, cô đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ, tuyên truyền với phụ huynh về cách nuôi dạy con theo khoa học. Cô hướng trẻ vào góc chơi.
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 13818 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch ngày tuần 1: nghề xây dựng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 1:
“Nghề xây dựng”
(Thời gian thực hiện từ 10/12-16/12)
Nội dung
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Cô đến sớm vệ sinh phong quang trường lớp sạch sẽ. Trẻ đến, cô đón trẻ vào lớp.
- Trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Trao đổi với phụ huynh về tình hình ăn ngủ của trẻ, tuyên truyền với phụ huynh về cách nuôi dạy con theo khoa học. Cô hướng trẻ vào góc chơi.
Thể dục sáng:
I. Chuẩn bị: Sân tập sạch sẽ, bằng phẳng .
II. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, sau đó về đội hình 3 hàng ngang dãn cách đều.
* Hoạt động 2: Trộng động: BTPTC:
- Hô hấp: Máy bay bay (4 lần)
- Tay: 2 tay thay nhau quay dọc thân (2 lần x 4 nhịp)
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (2 lần x 4 nhịp)
- Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp)
- Bật: Bật tách chân khép chân (2 lần x 4 nhịp)
* Hoạt động 3: Hồi tỉnh: Cho trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng hít thở không khí
TC sáng
- Cô cùng trẻ trò chuyện về công việc của nghề thợ xây và những đồ dùng cần thiết cho nghề thợ xây.
Vệ sinh
- Dạy trẻ biết vệ sinh cá nhân như rửa tay, lau mặt
Ăn
- Giới thiệu về các món ăn và các chất dinh dưỡng
- Giáo dục trẻ một số hành vi văn minh trong ăn uống
Ngủ
- Nghe nhạc dân ca
Hoạt động góc
- Góc phân vai: Bán vật liệu xây dựng, nấu ăn, chế biến nước uống.
- Góc xây dựng: Xây dựng nhà cao tầng.
- Góc sách toán: Xem lô tô, xem sách, làm sách về chủ đề.
- Góc nghệ thuật: Vẽ, nặn, cắt dán, đắp hình dụng cụ nghề xây dựng.
- Góc thiên nhiên: In hình trên cát, chăm sóc cây.
* Mục tiêu:
- Trẻ biết sữ dụng các đò dùng lắp ghép tạo thành ngôi nhà và mô hình xung quanh
- Trẻ biết thể hiện vai chơi một cách tích cực .
- Biết chế biến các món ăn đơn giản từ một số thực phẩm tươi theo quy tắc một chiều. Biết trao đổi mua bán
- Biết cách dở sách và thự hiện một số bài tập
- Biết sữ dụng các kỹ năng vẽ, xé dán tạo ra sản phẩm, đồ dùng của nghề thợ xây
- Biết chăm sóc cây, in hình bằng cát
- Biết cất dọn đồ chơi sau khi chơi
I. Chuẩn bị:
- Góc phân vai: Bộ đồ chơi nấu ăn, rau,củ, quả, chanh, xoa, bay, gạch...
- Góc xây dựng: Gạch, mút, bộ lắp ghép, hoa, cây xanh.
- Góc sách toán: Tranh, lô tô, sách, kéo, keo.
- Góc nghệ thuật: Giấy A4, kéo, keo, tranh đắp hình, giấy màu, bút sáp...
- Góc thiên nhiên: Cây xanh, cát, bay, xoa...
II. Tiến hành:
* Hoạt động 1: Ổn định tỏ chức, gây hứng thú
- Trẻ ngồi quây quần bên cô và đọc bài thơ: “Chiếc cầu mới”.
- Các con vừa đọc bài thơ nói về nghề gì? (Nghề xây dựng).
- Dụng cụ của nghề xây dựng là gì? (Bay, xoa...).
- Các cô chú công nhân xây dựng đã tạo ra được những sản phẩm gì? ( 2-3 trẻ kể: nhà máy, trường học, bệnh viện...).
* Hoạt động 2: Giới thiệu góc chơi.
- Góc phân vai hôm nay cô đã chuẩn bị bộ đồ chơi nấu ăn, chanh, rau, củ, quả, các vật liệu xây dựng. Giờ các con hãy đên đó chơi bán các vật liệ xây dựng, chế biến các món ăn, nước uống.
- Ở góc xây dựng có nhiều đồ chơi như: Gạch, mút, bộ lắp ghép, hoa, cây xanh. Giờ các con hãy đến đó xây dựng nhà máy. Để xây dựng được nhà cao tầng các con phải xây dựng hàng rào, xây cổng, lắp ghép nhà...
- Ở góc học tập hôm nay cô chuẩn bị nhiều chữ số, lô tô, sách, tranh. Giờ các con hãy đến đó nhận biết chữ số, xem lô tô, xem sách và cắt dán tranh làm bộ sưu tập về chủ đề nghề xây dựng.
- Ở góc nghệ thuật có nhiều giấy A4, kéo, keo, tranh đắp hình, giấy màu, bảng, đất nặn, bút sáp. Giờ các con hãy đến đó vẽ, nặn, cắt dán, đắp hình dụng cụ nghề xây dựng.
- Ở góc thiên nhiên có nhiều cây xanh, đồ dùng chăm sóc cây, cát, nước, bộ in hình. Giờ các con hãy đến đó in hình dụng cụ nghề xây dựng và chăm sóc các loại cây.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn trẻ chơi:
- Cô đến góc chơi và hướng dẫn từng góc cho trẻ.
- Trẻ nhận vai chơi và tiến hành chơi.
- Cô chú ý bao quát, nhắc nhở trẻ để trẻ nhanh chóng hoàn thành sản phẩm.
* Hoạt động 4: Nhận xét.
- Cô đi đến từng góc và cho trẻ nhận xét sản phẩm của góc mình.
- Cô nhận xét từng góc chơi, động viên khuyến khích trẻ.
- Cô mời cả lớp đến tham quan 1 góc chơi và cho trẻ giới thiệu góc chơi của mình. Cô nhận xét chung.
- Cho trẻ về thu dọn góc chơi của mình.
Hoạt động có chủ đích
*PTTC
(Thể dục)
Tung và bắt bóng với người đối diện
*PTNN
Thơ: Em làm thợ xây
* PTNT
(MTXQ)
Trò chuyện về công vệc của Nghề thợ xây
* PTTM
(Tạo hình)
Vẽ đồ dung của nghề thợ xây
* PTNT
(Toán)
Đếm đến 4. Nhận biết các nhóm có 4 đt, nhận biết chữ số 4
*PTTM
(Âm nhạc)
DH:Cháu yêu cô chú công nhân
NH: Xe chỉ luồn kim
TC: Ai nhanh hơn
Hoạt động ngoài trời
*HĐCCĐ
- Trò chuyện về nghề thợ xây
*TCVĐ
Mèo đuổi chuột
*Chơi tự do
*HĐCCĐ Tập vẽ đồ dùng của nghề thợ xây
*TCVĐ
Cáo ơi ngủ à?
*Chơi tự do
*HĐCCĐ LQ với nhóm có 4 đối tượng
*TCVĐ
Cáo và Thỏ.
*Chơi tự do
*HĐCCĐ * LQ bài hát : Cháu yêu cô chú công nhân.
*TCVĐ: Kéo cưa lừa xẻ.
*Chơi tự do
*HĐCCĐ
Quan sát cây bàng
*TCVĐ
Lộn cầu vòng.
*Chơi tự do
Hoạt động chiều
* Hướng dẫn t/c mới: cáo ơi ngủ à
* Hướng dẫn trẻ cách pha sữa bột.
Bồi dưỡng trẻ yếu về LVPTNT(toán)
* Thực hiện vở toán
* Ôn các bài hát về chủ đề.
KẾ HOẠCH NGÀY TUẦN 1
Chủ đề: “Nghề xây dựng”
(Thời gian thực hiện từ ngày 02-06/12/2013)
Nội Dung
Mục Đích
Phương pháp- hình thức tổ chức
Thứ hai
02/12/2013
PTTC
(Thể dục)
VĐCB:
Tung và bắt bóng với người đối diện
- TC VĐ:
Chuyền bóng qua đầu
- TrÎ nhí tªn bµi tËp: Tung b¾t bãng víi ngêi ®èi diÖn.
- TrÎ biÕt tung b¾t bãng víi ngêi ®èi diÖn mµ kh«ng lµm r¬i bãng.
- Ph¸t triÓn sù phèi hîp vËn ®éng vµ c¸c gi¸c quan trong vËn ®éng.
- TrÎ biÕt tung bãng vÒ phÝa ngêi ®èi diÖn vµ ngêi ®èi diÖn biÕt b¾t bãng kh«ng lµm r¬i bãng.
- RÌn luyÖn sù nhanh nhÑn cho trÎ qua ho¹t ®éng, trß ch¬i.
- TrÎ cã ý thøc khi tham gia ho¹t ®éng, trÎ tÝch cùc ho¹t ®éng díi sù híng dÉn cña c«.
- BiÕt nghe vµ lµm theo hiÖu lÖnh cña c« gi¸o.
I. Chuẩn bị:
- Sân tập bằng phẳng, sạch sẽ
- Một số đồ dùng của nghề thợ xây
II. Tiến hành:
1 Khởi động :: Hát “Cháu yêu cô chú công nhân”:
- Các con vừa hát bài hát nói về nghề gì?
- Nghề thợ xây là một trong những nghề rất quan trọng trong xã hội, nhờ có nghề thợ xây mà chúng ta có được nhà để ở, có cống thoát nước, có những nhà máy sản xuất…Để biết được công việc của các chú như thế nào thì hôm nay cô cháu mình cùng đến công trường tham quan công trình của các chú nhé.
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp các kiểu chân, sau đó về đội hình 3 hàng ngang dãn cách đều.
2. Trọng động :
a. BTPTC:
- Tay: 2 tay thay nhau quay dọc thân (2 lần x 4 nhịp)
- Chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục (4 lần x 4 nhịp)
- Bụng: Đứng cúi gập người về phía trước (2 lần x 4 nhịp)
- Bật: bật tách chân khép chân (2 lần x 4 nhịp)
b. VĐCB: Tung bà bắt bóng với người đối diện
- Cho trẻ chuyển đội hình 2 hàng ngang đối diện cách
nhau 4-5m.
* * * * * * * * * * * *
*
* * * * * * * * * * * *
- Cô giới thiệu tên vận động.
- Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1 chính xác.
- Cô làm mẫu lần 2, giải thích cách làm:
TTCB: hai bạn đứng đối diện nhau
Thực hiện: Khi cã hiÖu lÖnh trÎ tung bãng víi ngêi ®èi diÖn, ngêi ®èi diÖn dïng hai tay b¾t bãng sao cho bãng kh«ng r¬i xuèng đất.
- Mời trẻ lên làm mẫu, cô giải thích cách làm
- Trẻ thực hiện: Mỗi lần 2 trẻ lên thực hiện, mỗi trẻ thực hiện 2 lần. Cô chú ý quan sát sửa sai, động viên trẻ.
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động vừa tập
Cô nhận xét trẻ tập
c. Trò chơi vận động
Trò chơi: chuyền ghạch qua đầu
- Cô giới thiệu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
Để giúp các chú công nhân xây nhà nhanh hơn thì hai đội phải chuyền ghạch qua đầu thật nhanh , và đội nào vận chuyển nhiều ghạch hơn đội đó sẽ chiến thắng
Luật chơi: Những viên ghạch nào khộng được chuyền qua đầu thì sẽ không được tính.
Cho trẻ chơi khoảng 3-5 phút. Cô chú ý bao quát trẻ
3. Hồi tỉnh: Cho trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng hít thở không khí
* Kết thúc: Củng cố, giáo dục trẻ.
Hôm nay cô đã dạy cho các con bài vận động gì?
- Cô giáo dục cho trẻ.
PTNN
(VĂN HỌC)
Thơ: Em làm thợ xây
-Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả, hiểu nội dung bài thơ
-Trẻ thuộc thơ và thể hiện ngữ điệu sắc thái của bài thơ
-Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ định, phát triển thính giác cho trẻ
-Trẻ biết yêu quý nghề xây dựng và quý trọng sản phẩm tạo ra.
I. Chuẩn bị : Tranh minh họa bài thơ, giấy bút, màu vẽ, máy trình chiếu, nhạc
II.Tiến hành:
Hoạt động 1: Ổn định và gây hứng thú cho trẻ
- Hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”
- Bài hát nói về nghề gì ?
Trong cuộc sống có rất nhiều nghề khác nhau nhưng nghề nào cũng có ích cho xã hội và giúp ích cho cuộc sống con người
+Vậy lớn lên các con thích làm nghề gì ?
- Để có được ngôi nhà đẹp cho chúng ta sống, đó là nhờ bàn tay khối ốc của các chú công nhân xây dựng ngày đêm không quản khó khăn vất vả tạo ra. Đó củng chính là ước mơ của bạn nhỏ trong bài thơ “Em làm thợ xây”. Mời các con cùng đến với bài thơ nhé.
Hoạt động 2:Nội dung
Cô đọc thơ lần 1: Diễn cảm, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Bài thơ nói đến những ước mơ của bạn nhỏ được tập làm chú thợ xây để giúp ích cho gia đình và xã hội. Bài thơ cũng nói lên công việc của nghề thợ xây rất vất vả…Bài thơ càng hay hơn khi được các họa sỹ xây dựng nên bằng hình ảnh. Mời các con cùng đón xem.
Cô đọc thơ lần 2 qua máy trình chiếu
Trích dẫn +Đàm thoại :
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì ?
+ Bài thơ do ai sáng tác ?
+ Bạn nhỏ trong bài thơ muốn làm thợ xây để tạo ra sản phẩm gì? Sản phẩm đó dành tặng cho ai?
- Trích đọc các câu thơ: “Xây những ngôi nhà
Cho chị cho anh”
+ Ngôi nhà trong tưởng tượng của bạn nhỏ như thế nào?
+Bạn nhỏ đã tái hiện lại công việc của chú thợ xây như thế nào?
- Cô đọc trích dẫn khổ thơ tiếp theo.
+Câu thơ nào thể hiện niềm vui của bạn nhỏ khi được làm chú thợ xây?
- Cô đọc trích dẫn khổ thơ cuối.
Muốn lớn lên các con có một cái nghề cho riêng mình thì bây giờ các con hãy chăm ngoan học giỏi vâng lời người lớn nữa đấy nhé
Hoạt động 3:
- Dạy trẻ đọc thơ :Cả lớp đọc 2 lần
- Luân phiên tổ,nhóm ,cá nhân
- Cô chú ý sứa sai cho trẻ
- Cho trẻ tự kể lại chuyện sáng tạo thông qua nội dung bài thơ
Kết thúc : Cho trẻ nhắc lại nội dung bài thơ
Giáo dục trẻ
Nhận xét tuyên dương – Cắm hoa bé ngoan
`
HĐNT
* HĐCCĐ:
Trò chuyện về nghề thợ xây
* TCVĐ:
Mèo đuổi chuột.
* CTD.
- Trẻ biết dùng các kỹ năng để vẽ dụng cụ nghề xây dựng.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô chuẩn bị sắn.
I. Chuẩn bị: Phấn, bóng.
II. Tiến hành: *
HĐCCĐ: Trò chuyện về nghề thợ xây
* Hoạt động1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Các con vừa hát bài hát nói về nghề gì? ( Nghề xây dựng).
* Hoạt động 2: Nội dung.
- Để xây dựng được những công trình các cô chú công nhân xây dựng cần những dụng cụ gì? ( 3- 4 trẻ kể).
- Từ những nguyên vật liệu như cát, sạn, xi măng các chú công nhân đã tạo ra những sản phẩm gì?( Cho 3-4 trẻ nêu ý kiến)
- Củng cố và giáo dục trẻ
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* CTD.
Trẻ chơi với theo ý thích với những đồ chơi cô chuẩn bị sẵn.
* Hoạt động 3: Kết thúc.
- Nhận xét- tuyên dương- cho trẻ cắm hoa.
HĐC
* Hướng dẫn trò chơi mới:
Cáo ơi ngủ à?
* Nêu gương VS trả trẻ
- Phát triển sự nhanh nhẹn, khéo léo ở trẻ.
- Trẻ biết nêu gương những bạn tốt, chưa tốt
I. Chuẩn bị: Góc chơi rộng, sạch sẽ. Một châu cây lớn để làm nhà cáo.
II. Tiến hành:
* Cô giới thiệu tên trò chơi
- Luật chơi: Chú thỏ nào chạy chậm, không về nhà kịp sẽ bị cáo bắt và làm theo yêu cầu của cáo
- Cách chơi: Chọn một bạn làm cáo giả vờ nằm ngủ sau bụi cây. Các chú thỏ đi chơi tung tăng xung quanh vừa đi vừa hát “ Trên bãi cỏ,Chú thỏ con,tìm sau ăn, thỏ nhớ nhé, có cáo gian, đang rình bắt…”Đọc đến câu cuối thì cáo chạy nhanh ra bắt thỏ. Nếu chú thỏ nào chạy chậm không kịp nhảy vào nhà sẽ bị cáo bắt.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
KT: Nhận xét giờ chơi
* Trẻ nêu gương những bạn tốt và những bạn chưa tốt.
- Cô nhận xét và động viên trẻ ngày sau cần cố gắng hơn nữa.
- Cho trẻ thay hoa bằng cờ.
Thứ 3
Ngày 03/12/2013
PTNT(MTXQ)
Tìm hiểu về nghề xây dựng.
- Trẻ gọi tên, nhận biết được đặc điểm các vật liệu xây dựng.
- Phát triển ngôn ngữ, tố chất vận động và sự quan sát nhanh nhẹn, khéo léo của trẻ.
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, ghi nhớ, tư duy.
- Trẻ biết giữ gìn các sản phẩm của cô chú công nhân xây dựng.
I. Chuẩn bị:
+ Đồ dùng của cô:
- Nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Hình ảnh công việc của các cô chú công nhân xây dựng.
- Hình ảnh một số công trình.
- Hình ảnh viên gạch, cát, xi măng.
- Hình ảnh quy trình trộn vữa.
- Bảng gắn vẽ quy trình trộn vữa, lô tô, 9 vòng, thẻ số.
II. Tiến hành:
Hoạt động1:Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Trẻ vận động theo nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Các con vừa vận động bài hát nói về nghề gì? ( Nghề xây dựng).
- Muốn có những ngôi nhà, trường học đẹp các cô chú công nhân thật vất vả. Giờ học hôm nay cô sẽ cùng các con tìm hiểu về nghề xây dựng.
Hoạt động 2: Nội dung.
*Tìm hiều về công việc của các cô chú công nhân xây dựng.
- Cô cho trẻ xem hình ảnh về công việc của các cô chú công nhân xây dựng.
- Để xây dựng được những ngôi nhà các cô chú công nhân cần chuẩn bị những gì? ( Cần những nguyên vật liệu và dụng cụ xây dựng).
- Các con hãy cùng cô đến thăm những công trình mà các cô chú đã làm ra qua đoạn băng sau đây.
*Nhận biết một số đặc điểm nổi bật của một số vật liệu xây dựng.
+ Gạch:
- Chơi “ trời tối- trời sáng”. Trên màn hình cô xuất hiện gì? ( Viên gạch). Cô cho cả lớp gọi tên 2 lần.
- Viên gạch có hình gì? ( Hình chữ nhật).
- Viên gạch còn có đặc điểm cứng.
+ Cát, xi măng:
- Các con hãy nhìn xem đây là cái gì? ( Cát, xi măng). Cô cho trẻ gọi tên 2 lần.
- Cô mở hình ảnh quy trình trộn vữa và giới thiệu cùng trẻ: Để những viên gạch gắn chặt lại với nhau và tường không bị đổ các chú công nhân cần đến vữa. Khi xi măng và cát trộn vào nhau đổ thêm nước tạo thành vữa.
- Cô gọi 4-5 trẻ nhắc lại quy trình trộn vữa.
- Cô khái quát lại quy trình trộn vữa.
* Giới thiệu một số sản phẩm do nghề thợ xây làm ra
- Từ những nguyên vật liệu như xi măng, cát sạn…Các cô chú công nhân đã tạo ra những sản phẩm gì cho xã hội? (3-4 trẻ nêu ý kiến)
- Cô lần lượt cho xuất hiện các sản phẩm như nhà, các công trình xây dựng, cầu cống và gợi ý cho trẻ nhận xét.
* Trò chơi: Ai nhanh hơn
- Cách chơi: Cô chia lớp mình thành 3 đội. Trước mỗi đội chơi có các rá đựng lô tô các nguyên vật liệu xây dựng. Trên bảng cô đã gắn 3 bức tranh vẽ quy trình trộn vữa. Nhiệm vụ của 3 đội chơi bạn thứ nhất nhảy qua 3 vòng và chọn lô tô dán quy trình trộn vữa xong về đứng cuối hàng và bạn tiếp theo mới tiếp tục lên chơi.
- Luật chơi: Khi bài hát “ Cháu yêu cô chú công nhân” kết thúc đội nào gắn đúng và nhiều nhất đội đó sẽ là đội chiến thắng.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần.
- Trẻ chơi, cô bao quát, hướng dẫn trẻ chơi.
Hoạt động 3: Kết thúc:
- Hôm nay các con hoạt động gì?
- Cô nhận xét chung. Cho trẻ cắm hoa.
HĐNT
* HĐCCĐ: Tập vẽ đồ dùng của nghề thợ xây bằng phấn trên sân.
* TCVĐ:
Mèo đuổi chuột.
* Chơi tự do.
- Trẻ biết dùng các kỹ năng để vẽ dụng cụ nghề xây dựng.
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô chuẩn bị sắn.
I. Chuẩn bị: Phấn, bóng.
II. Tiến hành: *HĐCCĐ
Hoạt động1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú
- Cả lớp hát bài “ Cháu yêu cô chú công nhân”.
- Các con vừa hát bài hát nói về nghề gì? ( Nghề xây dựng).
Hoạt động 2: Nội dung.
Để xây dựng được những công trình các cô chú công nhân xây dựng cần những đồ dùng gì? ( 2- 3 trẻ kể).
- Giờ hoạt động hôm nay cô sẽ cho các con vẽ đồ dùng nghề xây dựng theo ý thích của mình.
- Cô hỏi ý định trẻ: Con thích vẽ dụng cụ gì? ( 4-5 trẻ nêu ý định).
- Cô phát phấn cho trẻ vẽ.
- Cô bao quát gợi ý thêm những trẻ yếu.
KT: Củng cố, giáo dục trẻ.
* TCVĐ: Mèo đuổi chuột.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* Cô gợi ý để trẻ tự chọ trò chơi phù hợp với đồ chơi đã chuẩn bị.
- Nhận xét- tuyên dương- cho trẻ cắm hoa.
HĐ CHIỀU
* Hướng dẫn trẻ cách pha sữa bột.
* Nêu gương VS Trả trẻ.
- Trẻ nắm được cách pha sữa bột.
- Rèn luyện tính khéo léo của đôi bàn tay
- Trẻ biết nêu gương những bạn tốt, chưa tốt.
I. Chuẩn bị:
- 2/3 cốc nước đun sôi còn ấm, 2 thìa sữa, 1thià đường.
- Bình đựng nước, cốc, thìa.
II. Tiến hành:
* Hướng dẫn các con cách pha sữa bột: Đầu tiên cô rót 2/3 cốc nước để ấm sau đó cô thêm 2 thìa sữa 1 thìa đường rồi khuấy đều. Cô đã pha xong ly sữa rồi.
- Cô cho trẻ thực hiện các bước
* Trẻ nêu gương những bạn tốt và những bạn chưa tốt.
- Cô nhận xét và động viên trẻ ngày sau cần cố gắng hơn nữa.
- Cho trẻ thay hoa bằng cờ.
Thứ 4
Ngày 04/12/2013
PTTM
Nặn cái búa
- Trẻ biết một số sản phẩm của nghề xây dựng
- Trẻ biết sữ dụng các kỹ năng đã học để vẽ một số đồ dùng của nghề xây dựng.
- Biết tạo ra sản phẩm theo ý định của mình. Trẻ biết sáng tạo.
- Rèn cho trẻ kỹ năng cầm bút và tư thế ngồi học
I. Chuẩn bị:
+ Mẫu nặn của cô
- Nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
+ Đồ dùng của trẻ: bảng, đất nặn, khăn lau tay
II. Tiến hành:
* Hoạt động1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.
- Trẻ vận động theo nhạc bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân.
- Các con vùa vận động bài hát nói về nghề gì? ( Nghề xây dựng).
- Muốn có những ngôi nhà đẹp và có những kiểu nhà khác nhau thì các chú công nhân xây dựng cần những đồ dùng gì? Hôm nay các con hãy vẽ những đồ dùng của nghề thợ xây để tặng các chú công nhân xây dựng nhé.
* Hoạt động 2: Nội dung.
a. Quan sát vật mẫu: Cô dùng thủ thuật để cho trẻ quan sát và nhận xét
- Cô có đồ dùng gì đây?( Cái búa).
- Cho trẻ gọi tên 2 lần
- Các con hãy quan sát và nhận xét xem cái búa như thế nào? ( 3-4 trẻ trả lời: Có dạng hình trụ..)
- Cái búa gồm có mấy phần?( 2 phần)
- Đó là những phần nào
- Cô đã dùng kỹ năng gì để nặn?)
- Ngoài những đồ dùng trên còn có những đồ dùng khác như bê, máy trộn bê tông, khuôn…
c. Cô làm mẫu
muốn nặn đẹp thì bây giờ các con hãy chú ý nhìn cô làm mẫu trước nhé
Trước khi nặn cô phải làm mềm dất. sau dó cô chia ra làm 2 phần. 1 phần cô làm đầu búa cô lăn dài miếng đất sau đó cô dùng 2 tay ấn lại và cô đã nặn được đầu búa rồi đấy. phần đất còn lại cô nặn cán búa cô lăn dài ra sau đó cô dùng cây tăm gắn đầu búa với cán búa cô đã hoàn thành cái búa rồi
- Cô hỏi ý định trẻ: Con thích nặn như thế nào? Con dùng kỹ năng gì để nặn? ( 4-5 trẻ trả lời).
c. Trẻ thực hiện:
- Cô nhắc trẻ tư thế ngồi.
Hỏi lại trẻ kỹ năng nặn
- Cô theo dõi hướng dẫn từng trẻ, giúp trẻ tạo ra sản phẩm theo ý định của mình động viên khuyến khích trẻ, sáng tạo trong khi nặn.
- Cô chú ý những trẻ yếu để trẻ hoàn thành sản phẩm của mình.
* Hoạt động 3:. Nhận xét giá sản phẩm:
- Cho trẻ trưng bày sản phẩm lên giá.
- Mời 4-5 trẻ lên giới thiệu sản phẩm của mình và chon sản phẩm mà trẻ thích và hỏi trẻ vì sao con thích?
- Cô nhận xét sản phẩm, nhắc nhở những trẻ chưa hoàn thành sản phẩm lần sau cố gắng hơn.
- Cô nhận xét chung. Cho trẻ cắm hoa:
- Hôm nay các con hoạt gì?
HĐNT
*HĐCCĐ:
Làm quen nhóm có 4 đối tượng
*TCVĐ
Cáo và Thỏ.
*Chơi tự do:
- Trẻ biết cách xếp các nhóm có 4 đối tượng và đếm theo nhiều hướng khác nha
- Trẻ nắm được cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi theo ý thích với những đồ chơi cô chuẩn bị sắn.
I. Chuẩn bị: - Địa điểm ngoài trời dâm mát, sạch sẽ.
- Mỗi trẻ có 4 chiếc lá
- Một số đồ chơi tự do: Máy bay, chong chóng, xe, phấn
II. Tiến hành:
*HĐCĐ: Làm quen nhóm có 4 đối tượng
- Cô cho trẻ ra sân, đứng vòng tròn.
- Cô hướng dẫn cách xếp c ác thành chiếc lá thành một hàng ngang từ trái sang ph ải v à đếm theo các hướng khác nhau (1,2,3,4. Tất cả có 4 chiếc lá)
- Cô bao quát quát sửa sai cho trẻ.
* TCVĐ: Cáo và Thỏ.
- Cô phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lần.
* CTD.
Trẻ chơi với theo ý thích với những đồ chơi cô chuẩn bị sẵn.
Kết thúc.
- Nhận xét- tuyên dương- cho trẻ cắm hoa.
Sinh hoạt chiều
Bồi dưỡng trẻ yếu về LVPTNT (toán)
-Trẻ nhớ được các chữ số đã học, thành thạo trong cách thêm bớt chia nhóm
I. Chuẩn bị:
Các nhóm đố tượng trong phạm vi 3 các thẻ chữ số
II. Tiến hành:
- Cô giới thiêu tên hoạt động
- Sắp xếp các nhóm đối tượng thành một hàng ngang ở những vị trí khác nhau cho trẻ đếm
- Cho trẻ chọn thẻ số tương ứng và biểu thị cho nhóm số lượng đó
- cho trẻ phát âm nhiều lần chữ số đó
- Phát đồ chơi cho trẻ thêm bớt chia nhóm
- Hướng dẫn trẻ thực hiện
- Động viên những trẻ yếu cần cố gắng
- Nhận xét tuyên dương trẻ
Thứ 5
(13/12/2012)
PTNT
LQ với toán
- Trẻ biết đếm đến 4, nhận biết số 4
- Trẻ biết đếm đến 4, nhận biết được số 4.
- Biết xếp, đếm từ trái qua phải.
- Trẻ biết thể hiện tình cảm của mình qua hoạt động học và chơi.
- Trẻ biết yêu quý các cô chú công nhân, các ngành nghề trong xã hội.
I. Chuẩn bị:
- Cô và mỗi trẻ có 4 cái bát, 4 cái dĩa, đồ dùng của cô lớn hơn của trẻ.
- Một số đồ dùng làm bằng sứ có số lượng 3, 4 cái.
- 50 cái bát bằng sứ.
- Các bài hát: Cháu yêu cô chú công nhân, Chú bộ đội.
- Bài thơ: Bé làm bao nhiêu nghề, Cái bát xinh xinh.
II. Tiến hành:
* Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
Cho trẻ đọc thơ "Bé làm bao nhiêu nghề".
- Các con vừa đọc bài thơ gì?
- Bạn nhỏ trong bài thơ đến lớp chơi những nghề gì?
- Tháng này chúng ta thực hiện chủ điểm Nghề Nghiệp, vậy các con hãy kể về công việc của bố mẹ mình nào.Hỏi ước mơ của trẻ xem lớn lên trẻ thích làm nghề gì?
Các con có biết không? Trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề có một công việc khác nhau, nhưng những nghề đó đều đáng quý và đều có ích cho xã hội. Cô tin rằng các con ngồi ở đây ai cũng đếu có ước mơ lớn lên mình sẽ làm một nghề nào đó có ích cho xã hội, cô chúc ước mơ của các con trở thành hiện thực.
1. Ôn số lượng trong phạm vi 3:
Bây giờ cô sẽ dẫn các con đi chơi các con có thích không?
- Trẻ hát "Cháu yêu cô chú công nhân".
- Cô giới thiệu cửa hàng chén bát của nhà máy Bát Tràng.
- Cho trẻ quan sát và tìm những nhóm đồ dùng có số lượng là 2, 3.
2. Đếm đến 4, nhận biết nhóm có 4 đối tượng.
Trẻ đọc thơ "Cái bát xinh xinh" và đi về chổ ngồi hình chử U.
- Các con thấy trong rổ của các con có những gì?
- Các cô chú công nhân ở nhà máy Bát Tràng vừa tạo được những mẫu bát và dĩa rất đẹp, bây giờ các cô chú công nhân muốn nhờ các cháu xếp và đếm xem có bao nhiêu cái bát và bao nhiêu cái dĩa, các cháu có muốn giúp các cô chú công nhân không?
- Cô cùng trẻ xếp tất cả những cái bát ra thành dãy.Cô nhắc trẻ dùng tay phải và xếp từ trái sang. Cô chú ý bao quát và sữa sai cho trẻ.
- Các con đã xếp bát rồi bây giờ cô muốn các con xếp cho cô 3 cái dĩa, cứ một cái dĩa các con xếp thẳng phía dưới một cái bát và xếp từ trái sang. Cô chú ý quan sát sữa sai cho trẻ kịp thời.
- Các con cùng cô kiểm tra xem các con xếp đã đúng 3 cái dĩa chưa nhé? Cho trẻ dùng ngón trỏ tay phải chỉ từ trái sang và đếm.
- Bây các con quan sát và nhận xét cho cô biết nhóm dĩa và nhóm bát nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy? Vì sao? Cô có thể đặt câu hỏi ngược lại.
- Bây giờ muốn nhóm dĩa bằng nhóm bát thì chúng ta phải làm như thế nào?
- Cô cùng trẻ xếp thêm một cái dĩa vào.
- Chúng ta cùng đếm xem chúng ta đã xếp được bao nhiêu cái dĩa nhé. Cô nhắc trẻ cách chỉ đếm
- Chúng ta cùng đếm nhóm bát nhé.
- Hai nhóm đã bằng nhau chưa? Đều bằng mấy?
* Các cô chú công nhân đã sản xuất rất nhiều đồ dùng bằng sứ, bây giờ bạn nào giỏi tìm xung quanh lớp cho cô những nhóm đồ dùng nào làm bằng sứ có số lượng là 4.
- Cho trẻ đếm và cất số dĩa, bát. Cất từ phải sang, dùng tay phải để cất. Cô kết hợp đặt các câu hỏi hỏi trẻ như: 4 cái bát cất 2 cái bát còn mấy cái bát...
3. Trò chơi: "Thi ai nhanh":
- Cả lớp đi về tham quan nhà máy Bát Tràng.
- Chúng ta đã đến nhà máy Bát Tràng rồi. ở đây có rất nhiều bát, số bát này các cô chú công nhân muốn xếp thành chồng để đóng hộp mang cứu trợ cho các vùng bị trận bảo lụt vừa qua. Các con có muốn giúp các chú xếp bát không?
- Các cô chú muốn nhờ các cháu xếp một chồng có 4 cái. Bây giờ cô sẽ chia lớp mình thành sức thi xem đội nào xếp đúng và xếp được nhiều chồng, chồng nào xếp đúng sẽ được các chú chọn xếp vào thùng. Các con sẽ cùng cố gắng xếp đúng, xếp nhiều để tất cả các chồng bát đều được chọn nhé.
Cô tổ chức cho trẻ chơi.
4. Kết thúc:
- Hỏi trẻ: Hôm nay các con được học đếm đến mấy? Về nhà các con hãy tìm và đếm xem trong gia đình mình có những dồ dùng gì có số lượng là 4.
HĐNT
*HĐCCĐ: Làm quen cách vỗ tay theo tiết tấu chậm bài: Cháu yêu cô chú công nhân.
*VĐ: Kéo cưa lừa xẻ.
Ai đoán giỏi.
*CTD: Bóng, sỏi.
- Trẻ biết cách vỗ tay theo tiết tấu chậm.
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi.
- Trẻ chơi hứng thú và chơi với những đồ
File đính kèm:
- giao an KPKH tro chuyen ve cong viec cua chu tho xay.doc