Kế hoạch ôn tập học kì II (năm học 2008 - 2009) môn: Ngữ văn 6

Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con:

+Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp;

+Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành;

+Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết.

Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình.

Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc

Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình.

Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc

Tấm lòng thương yêu sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ.

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1171 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch ôn tập học kì II (năm học 2008 - 2009) môn: Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tích Thiện KẾ HOẠCH ÔN TẬP HỌC KÌ II (Năm học 2008-2009) MÔN:Ngữ văn 6 I-PHẦN VĂN HỌC Văn bản Tác giả Giá trị chính về nội dung Giá trị chính về nghệ thuật Mẹ hiền dạy con Bà mẹ thầy Mạnh Tử là tấm gương sáng về tình thương con và đặc biệt là về cách dạy con: +Tạo cho con một môi trường sống tốt đẹp; +Dạy con vừa có đạo đức vừa có chí học hành; +Thương con nhưng không nuông chiều, ngược lại rất kiên quyết. Truyện đơn giản nhưng gây được xúc động là nhờ có những chi tiết giàu ý nghĩa. Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân. Với hình thức ghi chép chuyện thật, trong đó biết xoáy vào một tình huống gay cấn để tính cách nhân vật được bộc lộ rõ nét Bài học đường đời đầu tiên Tô Hoài (1920- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra được bài học đường đời cho mình. nghệ thuật miêu tả loài vật rất sinh động, cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn, ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. Sông nước Cà Mau Đoàn Giỏi (1925-1989) Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía nam Tổ quốc Miêu tả, so sánh Bức tranh của em gái tôi Tạ Duy Anh (1959) Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính mình. truyện đã miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật qua cách kể theo ngôi thứ nhất. Vượt thác Võ Quảng (1920) Bài văn miêu tả cảnh vượt thác của con thuyền trên sông Thu Bồn, làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ. nghệ thuật tả cảnh, tả người từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác rất tự nhiên, sinh động. Buổi học cuối cùng An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ. Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ (1927) Tấm lòng thương yêu sâu sắc, rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân, thể hiện tình cảm yêu kính, cảm phục của người chiến sĩ đối với lãnh tụ. thể thơ 5 chữ, có vần liền, kết hợp miêu tả, kể, biểu cảm… Lượm Tố Hữu (1920-2002) Hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. kết hợp miêu tả, kể chuyện và biểu hiện cảm xúc, thể thơ 4 chữ, từ láy… Cô Tô Nguyễn Tuân (1910-1987) cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng và tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc-quần đảo Cô Tô. ngôn ngữ điêu luyện, sự miêu tả tinh tế, chính xác, giàu hình ảnh và cảm xúc. Cây tre Việt Nam Thép Mới (1925-1991) Cây tre là người bạn thân thiết lâu đời của người nông dân và nhân dân Việt Nam. Cây tre có vẻ đẹp bình dị và nhiều phẩm chất quý báu. Cây tre đã thành một biểu tượng của đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu. Lao xao Duy Khán (1934-1995) Tình cảm yêu mến cảnh sắc thiên nhiên, tác giả vẽ nên những bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê. Sự quan sát tinh tường, vốn hiểu biết phong phú Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử Thúy Lan Hơn một thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của Hà Nội mà của cả nước. Phép nhân hóa,cùng lối viết giàu cảm xúc Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Con người sống phải hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. Giọng văn đầy sức truyền cảm, bằng lối sử dụng phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ phong phú đa dạng. Động Phong Nha Trần Hoàng Động Phong Nha ở miền tây tỉnh Quảng Bình được xem là kì quan thứ nhất (“Đệ nhất kì quan”). Động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước. Chúng ta tự hào vì đất nước có động Phong Nha cũng như những thắng cảnh khác. Miêu tả và thuyết minh II-PHẦN TIẾNG VIỆT FCHỈ TỪ: 1.Chỉ từ là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. 2.Hoạt động của chỉ từ trong câu:Làm phụ ngữ trong cụm danh từ.Ngoài ra, chỉ từ có thể làm chủ ngữ hoặc trạng ngữ trong câu. FĐỘNG TỪ VÀ CỤM ĐỘNG TỪ: ÄĐỘNG TỪ: 1.Đặc điểm của động từ: -Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật -Động từ thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng…để tạo thành cụm động từ -Chức vụ điển hình trong câu của động từ là vị ngữ.Khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng… 2.Các loại động từ chính: -Trong tiếng Việt, có hai loại động từ đáng chú ý là: +Động từ tình thái (thường đòi hỏi động từ khác đi kèm); +Động từ chỉ hành động, trạng thái (không đòi hỏi động từ khác đi kèm) -Động từ chỉ hành động, trạng thái gồm hai loại nhỏ: +Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?) +Động từ chỉ trạng thái (trả lời câu hỏi Làm sao?, Thế nào?) ÄCỤM ĐỘNG TỪ: 1.Cụm động từ: -Là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành.Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa. -Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ 2.Cấu tạo của cụm động từ: -Mô hình cụm động từ: Phần trước, phần trung tâm, phần sau -Trong cụm động từ: +Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, sự khuyến khích hoặc ngăn cản hành động, sự khẳng định hoặc khẳng định hành động,…. +Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân, phương tiện và cách thức hành động,… FTÍNH TỪ VÀ CỤM TÍNH TỪ 1.Đặc điểm của tính từ: -Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái. -Tính từ có thể kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn… để tạo thành cụm tính từ.Khả năng kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng của tính từ rất hạn chế. -Tính từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu.Tuy vậy, khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ 2.Các loại tính từ:Có hai loại tính từ đáng chú ý là: -Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ) -Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ) 3.Mô hình cụm tính từ:Phần trước-Phần trung tâm-Phần sau -Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;… -Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;… FPHÓ TỪ 1.Phó từ :Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ. 2.Các loại phó từ:Phó từ gồm hai loại lớn: -Phó từ đứng trước động từ, tính từ:bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động,trạng thái,đặc điểm,tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như quan hệ thời gian,mức độ,sự tiếp diễn tương tự,sự phủ định,sự cầu khiến. -Phó từ đứng sau động từ, tính từ:bổ sung một số ý nghĩa như mức độ, khả năng, kết quả và hướng. FSO SÁNH 1.So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật,sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.Cấu tạo của phép so sánh:Mô hình cấu tạo của một phép so sánh gồm: Vế A (nêu tên sự vật,sự việc được so sánh), Vế B (nêu tên sự vật,sự việc dùng để so sánh với sự vật,sự việc nói ở vế A), từ chỉ phương diện so sánh và từ chỉ ý so sánh (từ so sánh) ð trong thực tế mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều 3.Các kiểu so sánh: -So sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng. 4.Tác dụng của so sánh:có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động;vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng,tình cảm sâu sắc. FNHÂN HOÁ: 1.Nhân hoá là gọi hoặc tả con vật, cây cối,đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người;làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ,tình cảm của con người. 2.Các kiểu nhân hoá:Có ba kiểu nhân hoá thương gặp là: -Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. -Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động,tính chất của vật. -Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. FẨN DỤ 1.Aån dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.Các kiểu ẩn dụ:Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp là: -Aån dụ hình thức; - Aån dụ cách thức; -Aån dụ phẩm chất; -Aån dụ chuyển đổi cảm giác FHOÁN DỤ 1.Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt. 2.Các kiểu hoán dụ: Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp là: -Lấy một bộ phận để gọi toàn thể; -Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng. -Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật; -Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. FCÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU 1.Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn.Thành phần không bắt buộc có mặt được gọi là thành phần phụ. 2.Vị ngữ: -Vị ngữ là thành phần chính của câu có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời các câu hỏi Làm gì?,Làm sao?,Như thế nào?Là gì? -Vị ngữ thường là động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cum tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. -Câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ. 3.Chủ ngữ: -Chủ ngữ là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái…được miêu tả ở vị ngữ.Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi Ai?,Con gì?,Cái gì? -Chủ ngữ thường là danh từ, đại từ hoặc cụm danh từ.Trong những trường hợp nhất định, động từ, tính từ hoặc cụm động từ, cụm tính từ có thể làm chủ ngữ. -Câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ. FCÂU TRẦN THUẬT ĐƠN -Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu,tả,kể về một sự việc,sự vật hay để nêu một ý kiến. FCÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ 1.Đặc điểm câu trần thuật đơn có từ là: -Vị ngữ thường do từ là kết hợp với danh từ (cum danh từ) tạo thành.Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ),…cũng có thể làm vị ngữ. -Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. 2.Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là: -Câu định nghĩa; -Câu giới thiệu; -Câu miêu tả; -Câu đánh giá. FCÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ LÀ 1.Đặc điểm câu trần thuật đơn không có từ là: -Vị ngữ thường do động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ) tạo thành. -Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không, chưa . 2.Câu miêu tả và câu tồn tại: a/Câu miêu tả:là những câu dùng để miêu tả hành động, trạng thái, đặc điểm,…của sự vật nêu ở chủ ngữ.Trong câu miêu tả, chủ ngữ đứng trước vị ngữ. b/Câu tồn tại:là những câu dùng để thông báo về sự xuất hiện,tồn tại hoặc tiêu biến của sự vật.Một trong những cách tạo câu tồn tại là đảo chủ ngữ xuống sau vị ngữ. III-PHẦN TẬP LÀM VĂN FTÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN MIÊU TẢ: -Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc (nghe) hình dung những đặc điểm,tính chất nổi bật của một sự vật,sự việc,con người,phong cảnh,…làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc (nghe).Trong văn miêu tả,năng lực quan sát của người viết (nói) thường bộc lộ rõ nhất. FQUAN SÁT,TƯỞNG TƯỢNG,SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT TRONG VĂN MIÊU TẢ: -Muốn miêu tả được, trước hết người ta phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng,ví von,so sánh,…để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. FPHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH ²Muốn tả cảnh cần: -Xác định được đối tượng miêu tả; -Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu; -Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự. ²Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần: -Mở bài: giới thiệu cảnh được tả; -Thân bài:tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự; -Kết bài:thường phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó. FPHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI ²Muốn tả người cần: -Xác định được đối tượng cần tả (tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc ); -Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu; -Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự. ²Bố cục bài văn tả người thường có ba phần: -Mở bài: giới thiệu người được tả; -Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,…) -Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả. -------------------------------------------- Tích Thiện, ngày 17 tháng 04 năm 2009 Giáo viên dạy cùng khối 1.Nguyễn Minh Tuyền 2.Nguyễn Thị Thúy Hằng 3.Nguyễn Văn Rực

File đính kèm:

  • docKe hoach on tap HKII van 6.doc
Giáo án liên quan