Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non năm học 2009 - 2010

A/ Đặc điểm tình hình :

 Năm học 2009- 2010 là năm học với chủ đề " Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Năm học này là năm học thứ tư triển khai cuộc vận động " Hai không", năm thứ ba triển khai cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM" và cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, năm thứ hai thực hiện cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Các cuộc vận động này là nguồn động lực tinh thần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đưa nền giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng phát triển một tầm cao mới. Cán bộ, giáo viên trường MN Tề Lỗ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được của năm học trước, với quyết tâm phấn đấu để đưa các hoạt động giáo dục của năm học này có những bước phát triển cao hơn, mang tính ổn định bền vững, góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương và đất nước.

 1.Thuận lợi:

- Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của phòng giáo dục Yên Lạc

- Có sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ Đảng – chính quyền địa phương – các ban ngành đoàn thể trong xã luôn chăm lo xây dựng sự nghiệp GD nói chung và GD mầm non nói riêng .

- Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong nhân dân được nâng lên.

- Cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Giáo viên tận tuỵ yêu nghề mến trẻ 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch phát triển giáo dục mầm non năm học 2009 - 2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng gd&đt yên lạc Trường mầm non Tề lỗ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do –Hạnh phúc Số 03/KH- NT Tề lỗ, ngày 10 tháng 09 năm 2009 Kế hoạch Phát triển giáo dục mầm non Năm học 2009- 2010 Căn cứ vào hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2009-2010 số 103/HD- GD&ĐT ngày 25/08/ 2009 của phòng GD&ĐT Yên Lạc. Căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và nhà trường. Trường mầm non Tề lỗ xây dựng kế hoạch năm học 2009-2010 như sau: A/ Đặc điểm tình hình : Năm học 2009- 2010 là năm học với chủ đề " Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục". Năm học này là năm học thứ tư triển khai cuộc vận động " Hai không", năm thứ ba triển khai cuộc vận động " Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HCM" và cuộc vận động mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo, năm thứ hai thực hiện cuộc vận động " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực". Các cuộc vận động này là nguồn động lực tinh thần thúc đẩy phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đưa nền giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng phát triển một tầm cao mới. Cán bộ, giáo viên trường MN Tề Lỗ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được của năm học trước, với quyết tâm phấn đấu để đưa các hoạt động giáo dục của năm học này có những bước phát triển cao hơn, mang tính ổn định bền vững, góp phần xứng đáng vào quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của địa phương và đất nước. 1.Thuận lợi: - Được sự quan tâm lãnh đạo sát sao của phòng giáo dục Yên Lạc - Có sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ Đảng – chính quyền địa phương – các ban ngành đoàn thể trong xã luôn chăm lo xây dựng sự nghiệp GD nói chung và GD mầm non nói riêng . - Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục mầm non trong nhân dân được nâng lên. - Cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, sáng tạo. Giáo viên tận tuỵ yêu nghề mến trẻ 100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn. 2. Khó khăn: - Phòng học còn thiếu do vậy số trẻ trên lớp đông ảnh hưởng tới việc thực hiện chương trình. - Đội ngũ giáo viên chưa đủ so với số lớp do phát sinh thêm lớp. - Kinh nghiệm chuyên môn 1 số giáo viên trẻ còn hạn chế. - Đồ chơi thiết bị giảng dạy theo chương trình đổi mới còn thiếu B/Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: I/ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg ngày 8/9/2006 của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Nâng cao nhận thức, bồi dưỡng quán triệt tới 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường về đạo đức nhà giáo, lương tâm nghề nghiệp. Thực hiện tốt chức năng chăm sóc giáo dục trẻ. Mỗi giáo viên mầm non thực sự là người mẹ thứ hai của trẻ. Kiên quyết đấu tranh và xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế nuôi dạy trẻ, nội quy nhà trường. Phấn đấu xây dựng nhà trường đạt tiêu chuẩn “ trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đảm bảo có đủ nước sạch cho trẻ dùng, nhà vệ sinh sạch sẽ. Xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, thân thiện, phù hợp với đặc điểm hoạt động và tâm lý trẻ. Tích cực lựa chọn đưa bài hát, trò chơi dân gian vào hoạt động vui chơi tích cực của trẻ. II/ Phát triển phong trào: * Chỉ tiêu: 1. Nhà trẻ : Năm Tổng điều tra C. đi Số trẻ ra nhóm trẻ % huy động Số nhóm 2007 186 34 124 81,5% Tập thể: 1 nhóm = 20 cháu (bán trú) Gia đình: 36 nhóm = 211 cháu Tổng : 37 nhóm 2008 211 22 82 43% 2009 92 0 25 27% Cộng 481 56 231 54% b . Mẫu giáo: Năm TĐT C.đi Có mặt C.đến Số trẻ ra lớp % huy động Số lớp 2004 163 19 145 7 152 100% 4 lớp 2005 186 18 168 0 165 98% 5 lớp 2006 214 36 178 0 140 78% 5 lớp Cộng 563 73 490 7 457 92% 14 lớp * Trẻ khuyết tật : Ra lớp 5/7 cháu đạt 71% c. Trẻ ăn bán trú : 13 nhóm lớp = 385 cháu/477 đạt 81%. Trong đó trẻ 5 tuổi ăn bán trú 96%. *Biện pháp: - Điều tra nắm vững số trẻ trong độ tuổi, số học sinh đến trường ( Có sổ điều tra theo dõi từng gia đình, từng khu hành chính ). Phân công GV phụ trách từng khu vực đến từng nhà vận động các cháu ra lớp đảm bảo chỉ tiêu. - Đổi mới các hoạt động, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc giáo dục trẻ, tạo niềm tin tưởng với phụ huynh sự hấp dẫn đối với học sinh . - Tuyên truyền về những thành tựu đã đạt được của nhà trường, tầm quan trọng của việc cho trẻ cho trẻ đến trường mầm non để phụ huynh hiểu rõ. - Vận động hội phụ huynh học sinh, trích quỹ nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ những cháu 5 tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để giúp các cháu được ăn bán trú. II/ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục: 1.Công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng trẻ: * Chỉ tiêu: Vận động phụ huynh đóng góp mức ăn cho trẻ là 6.000đ/ ngày. Tổ chức chế biến, thay đổi thực phẩm cho trẻ ăn ngon miệng đảm bảo lượng calo từ 700- 750 Kcal/ ngày ở trường. Giảm tỷ lệ SDD của mẫu giáo xuống còn dưới 9%. Nhóm trẻ tập thể không còn trẻ SDD. - Không để ngộ độc thực phẩm, dịch bệnh xảy ra trong trường. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. - 100% trẻ có khăn mặt, ca cốc uống nước, bát thìa ăn riêng. - 100% trẻ 4, 5 tuổi có bàn chải đánh răng, có kỹ năng đánh răng. Riêng các cháu bán trú thường xuyên đánh răng sau khi ăn trưa tại lớp. * Biện pháp: - Thực hiện tốt 10 lời khuyên về an toàn thực phẩm. - Quản lý dinh dưỡng bằng phần mềm Nutrikids. Ký hợp đồng thực phẩm với những địa chỉ tin cậy. - BGH kết hợp với công đoàn, thanh tra nhân dân thường xuyên kiểm tra bếp ăn, khẩu phần ăn của trẻ. - Lồng ghép nội dung giáo dục dinh dưỡng- VSATTP vào các hoạt động trong ngày. Có biện pháp động viên trẻ ăn hết xuất. Chỉ đạo thực hiện điểm ở lớp cô Nguyễn Thị Thu B. - Tuyên truyền vận động phụ huynh nuôi con theo khoa học. 2. Thực hiện chương trình giáo dục: *Chỉ tiêu: - Tiếp tục triển khai dạy chương trình GDMN mới ở 100% số lớp. - Kết quả khảo sát các lĩnh vực phát triển ở trẻ đạt tốt khá từ 85 -95% Bé chăm: 432/477 = 96% Bé ngoan: 434/ 477 = 97% Bé sạch: 432/477 = 96% Học sinh giỏi cấp tỉnh: 1 cháu Học sinh giỏi cấp huyện: 5 cháu Học sinh giỏi cấp trường: 154 cháu * Biện pháp: Đổi mới nội dung phương pháp GDMN theo hướng tích hợp chủ đề. Vận dụng đổi mới phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh. Giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy học tuỳ theo yêu cầu của từng hoạt động. - Việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với yêu cầu khai thác, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học trên cơ sở bám sát nội dung, yêu cầu về kiến thức kỹ năng và yêu cầu đối với giáo viên khi lên lớp . Chỉ đạo điểm: Lớp 5 tuổi do đ/c Nguyễn Thị Ngọc Anh phụ trách. Lớp 4 tuổi do đ/c Nguyễn Thị Thơm phụ trách. Lớp 3 tuổi do đ/c Nguyễn Thị ThuA phụ trách. Có kế hoạch giáo dục can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật với những lớp có học sinh học hoà nhập. 3. Triển khai nội dung hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường và giáo dục an toàn giao thông a. Giáo dục bảo vệ môi trường: * Chỉ tiêu: Phấn đấu xây dựng môi trường hoạt động phù hợp với trẻ, khai thác cảnh quan sư phạm trong nhà trường để giáo dục và hình thành thói quen bảo vệ môi trường cho trẻ. - Tổ chức tốt hội thi giáo dục bảo vệ môi trường cấp trường, phấn đấu có học sinh hoặc giáo viên dự thi cấp tỉnh. * Biện pháp: - Triển khai kế hoạch giáo dục bảo vệ môi trường đến cán bộ giáo viên nhà trường ngay từ đầu năm học. - Lồng ghép các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. - Tích cực làm đồ dùng dạy học, tận dụng nguyên vật liệu tái sử dụng sẵn có ở địa phương. Tuyên truyền vận động phụ huynh, các cháu cùng tham gia thu nhặt vật liệu tái sử dụng làm đồ dùng đồ chơi góp phần giáo dục bảo vệ môi trường. - Phát động phong trào và tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi từ nguyên vật liệu thiên nhiên, từ đồ dùng phế thải. b. Giáo dục an toàn giao thông: - Triển khai luật an toàn giao thông đến 100% các bộ giáo viên nhà trường. - Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ vào các hoạt động trong ngày: Giờ đón trả trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động chung, hoạt động góc... - Xây dựng các hoạt động dạy trẻ luật an toàn giao thông cho GV dự. - Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về luật an toàn giao thông: đưa đón con em thực hiện đúng luật để làm gương cho các cháu, kết hợp giáo dục trẻ về an toàn giao thông cùng với nhà trường. 4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý trường MN. * Chỉ tiêu: + Về học sinh: - 100% học sinh 4 tuổi, 5 tuổi, 80% học sinh 3 tuổi ở khu trung tâm được làm quen với máy tính, phần mềm Kidsmart 2 lần /tuần. - 80% trẻ biết chơi trò thành thạo, thao tác nhấn chuột, chuyển trò chơi nhanh, biết trao đổi với bạn khi chơi. + Về giáo viên: - 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính, biết soạn giáo án, thiết kế bài giảng điện tử trên máy tính, biết ứng dụng các trò chơi từ phần mềm Kidsmart vào các hoạt động hàng ngày cho trẻ. - Xây dựng được ít nhất 1 đĩa trò chơi theo các chủ đề riêng, 5 câu chuyện tranh động. * Biện pháp: - Xây dựng góc Kidsmart đẹp, hấp dẫn để khuyến khích trẻ hoạt động, sáng tạo. - Quản lý, sử dụng, khai thác tối đa các phần mềm giáo dục mầm non vào đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ - Khuyến khích giáo viên tự học nâng cao trình độ tin học, đưa vào tiêu chí thi đua của năm học để đánh giá xếp loại giáo viên. - Phát động phong trào sáng tạo cùng Kidsmart, viết sáng kiến kinh nghiệm về ứng dụng CNTT. - Xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT cho năm học, tháng tuần chung cho nhà trường, từ đó GV xây dựng kế hoạch riêng cho từng lớp. - Xây dựng điểm lớp do cô Nguyễn Thị Thình phụ trách. IV/Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GD: Tiếp tục thực hiện chỉ thị 40/ CT-TW ngày 15/6/2004 của ban bí thư về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới mục tiêu chương trình bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp GVMN. Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tự học nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ tin học. * Chỉ tiêu: 1. Ban giám hiệu: Cán bộ quản lý tiếp tục đi học đại học để nâng cao trình độ. 2. Đội ngũ GV: Tổng số: 19 giáo viên, 100% có trình độ từ TCSP đến ĐHSP. Trong đó: TCSP: 14/20 = 76% CĐSP: 2/20 = 12% ĐHSP: 3/20 = 12% Cử 11 giáo viên đi học đại học để nâng tỷ lệ trên chuẩn lên trên 80%. Hợp đồng thêm 3 GV và 3 cấp dưỡng để đảm bảo đủ tỷ lệ giáo viên trên lớp và đảm bảo việc chăm sóc trẻ. * Kế hoạch bồi dưỡng : - Coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức chuyên môn cho GV, tăng cường dự giờ thăm lớp, nâng cao chất lượng sinh hoạt ở tổ nhóm chuyên môn. - Xây dựng tổ nhóm chuyên môn. Đ/c Nguyễn Thị Thu A tổ trưởng chuyên môn tổ 2-3 tuổi. Đ/c Nguyễn Thị Yên tổ trưởng tổ 4 tuổi. Đ/c Nguyễn Thị Thình tổ trưởng chuyên môn tổ 5 tuổi. - Xây dựng các tiết dạy chuyên đề, các tiết dạy mẫu để GV học hỏi lẫn nhau: + Phát triển ngôn ngữ (chủ đề gia đình) tháng 10/2009: LQVH GV dạy Tạ Phương Mai, làm quen chữ cái Hoàng Thị Lý. + Phát triển nhận thức (chủ đề nghề nghiệp) Tháng 11/2009 Khám phá khoa học GV dạy Nguyễn Ngọc Quỳnh, LQV toán GV dạy Nguyễn Thị ThuA. + Hoạt động vui chơi (chủ đề động vật) tháng 12/2009: GV dạy Đàm Thị Bắc, Tạ Thị Giang. + Phát triển thẩm mỹ (chủ đề thực vật) tháng 1/2010: GV dạy Nguyễn Thị Yên, Nguyễn Thị Ngọc Anh. + Phát triển nhận thức ( chủ đề phương tiện gia thông) tháng 3/2010: GV dạy Nguyễn Thị Tươi, Tạ Thanh Tú. - Tổ chức cho giáo viên đăng ký đề tài lao động sáng tạo ngay từ đầu năm học. - Tổ chức hội thi giáo viên giỏi, hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm + Công tác đảng: - Nhà trường có 1 chi bộ với 12 đảng viên. Chỉ tiêu năm học: - Kết nạp thêm 1 đảng viên mới, cử 2 quần chúng theo học lớp đối tượng Đảng. - 100% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. - Chi bộ đạt trong sạch vững mạnh. - Xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh, đoàn kết thống nhất, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ - 100% GVchấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, pháp luật, địa phương, nghành giáo dục và nhà trường, không có GV vi phạm pháp luật và qui chế chuyên môn * Biện pháp : - Vận dụng hiệu quả kiến thức của chương trình bồi dưỡng thường xuyên vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ tạo sự chuyển biến về chất lượng trong nhà trường. - Tham mưu với các cấp lãnh đạo cho hợp đồng thêm giáo viên, đảm bảo chế độ chính sách kịp thời cho giáo viên theo quyết định của HĐND tỉnh. - Nâng cao đời sống cho cán bộ giáo viên, tạo điều kiện làm thêm tăng thu nhập từ 300.000 – 500.000đ/ tháng. - Xây dựng nội qui qui chế nhà trường và tiêu chí thi đua để thống nhất cùng thực hiện . - Tăng cường mua tài liệu, sách báo, tạp trí để giáo viên tham khảo. - Tổ chức các hội thi nghiêm túc và có kết quả. - Thường xuyên thanh tra kiểm tra đánh giá và lấy kết quả làm căn cứ xếp loại thi đua giáo viên. - Kết hợp với công đoàn nhà trường động viên GV tích cực tự bồi dưỡng. - Đổi mới công tác quản lý, đánh giá chính xác, khách quan chất lượng GV, Động viên khen thưởng kịp thời với giáo viên tích cực lao động có hiệu quả. V. Công tác tuyên truyền về GDMN, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ: Xây dựng bảng tuyên truyền ở sân trường với các nội dung chăm sóc giáo dục trẻ ở trường để các bậc cha mẹ nắm được và phối hợp chăm sóc giáo dục. Cụ thể: Các chương trình chăm sóc giáo dục theo chủ đề, các thông tin về dinh dưỡng, lịch tiêm chủng… Xây dựng góc tuyên truyền ở tất cả các lớp bằng các hình ảnh sinh động những bài viết khoa học do giáo viên tự viết hoặc sưu tầm. Kế hoạch: Mỗi tháng thay đổi nội dung tuyên truyền một lần. + Tháng 9/2009 tuyên tuyền về trường mầm non – giới thiệu 4 nhóm thực phẩm và lời khuyên ăn uống hợp lý, giới thiệu chế độ ăn ở trường mầm non. Thông báo tình trạng sức khoẻ của trẻ qua kết quả cân đo đầu năm. + Tháng 10/2009 Thông báo kết quả khám sức khoẻ định kỳ, Vệ sinh răng miệng – Phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa – Vệ sinh môi trường – cách phòng chống SDD. + Tháng 11/2009 tuyên truyền về ngày nhà giáo Việt Nam – Cách sử dụng muối Iốt, các rối loạn nội tiết do thiếu Iốt. + Tháng 12/2009 tuyên truyền về ngày thế giới chống AIDS - Phòng bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng. Thông báo sức khoẻ của trẻ qua cân đo tháng 12. Các bệnh thường gặp trong mùa đông, cách phòng tránh. + Tháng 1/2009 tuyên truyền về cách chăm sóc bữa ăn của trẻ - Cách chế biến một số món ăn có nhiều giá trị dinh dưỡng. Giới thiệu các hoạt động vui chơi tích cực cho trẻ. Cách lưu trữ, bảo quản một số thực phẩm thông thường. + Tháng 2/2009 tuyên truyền về cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi - cách tạo đồ chơi cho trẻ - Cha mẹ chơi chung với trẻ. + Tháng 3 tuyên truyền về Dạy trẻ tập nói - Làm phong phú vốn từ cho trẻ. Tuyên truyền về nước, tầm quan trọng của nước. + Tháng 4 tuyên truyền về cách phòng bệnh cho trẻ trong mùa hè. Vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngày sức khoẻ thế giới. + Tháng 5 tuyên truyền về cách trò chuyện với trẻ - dạy trẻ tập nói đúng - Chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào trường phổ thông, các bệnh thường gặp trong mùa hè. Phòng bệnh sốt xuất huyết. * Biện pháp: Tổ chức họp phụ huynh mỗi năm 3 lần vào đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học. Đưa nội dung tuyên truyền về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ ở trường, kết quả đánh giá trẻ, những nội dung cần phối hợp với cha mẹ trẻ vào buổi họp. Phân công GV phụ trách từng khu vực đến từng nhóm trẻ tuyên truyên việc nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ, cho các bảo mẫu mỗi quý 1 lần. Cụ thể: Cô Anh, Huyền phụ trách khu1, cô Lý, Tú khu 2, cô Thơm, Giang khu 3, cô Thu A, cô Mai khu 4, cô Bắc, cô Thình khu 5, cô Tươi, cô Yên khu 6, Cô Thu B, cô Quỳnh khu 7. Mỗi quý mỗi GV viết 1 bài tuyên truyền nội dung về những thành tựu và giải pháp phát triển GDMN xã nhà, các kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học. Nhà trường lựa chọn và gửi phát thanh trên loa truyền thanh của xã, gửi xuống phòng giáo dục. VI/ Tăng cường cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá * Chỉ tiêu: - Xây mới 1 nhà 2 tầng với 6 phòng học. - Mua thêm 4 tủ đựng đồ dùng trong các góc, mua sắm một số đồ dùng đồ chơi phục vụ chương trình GDMN mới tổng số tiền là 9.000.000đ. - Mua sắm đầy đủ đồ dùng phục vụ cho việc ăn ngủ của học sinh bán trú ( bát thìa, xoong nồi, chăn gối.10 000 000đ..), mua thêm tủ hấp cơm, máy lọc nước * Biện pháp: -Tham mưu với phòng giáo dục và đào tạo Yên Lạc hỗ trợ kinh phí mua tủ hấp cơm, máy lọc nước. bàn ghế , - Tham mưu với UBND xã xây dựng nhà 2 tầng. - Xây dựng kế hoạch thu- chi hợp lý, tiết kiệm, tập trung mua sắm trang thiết bị có hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục. - Làm tốt công tác tuyên truyền vận động với các bậc cha mẹ ủng hộ đóng góp đồ dùng phục vụ việc ăn ngủ, đồ dùng trong các góc… VII/ Công tác xã hội hoá giáo dục - Thành lập hội đồng giáo dục, hội cha mẹ học sinh trong nhà trường ngay từ đầu năm học. - Làm tốt công tác tham mưu với các cấp uỷ Đảng chính quyền địa phương để tranh thủ sự ủng hộ của các cấp lãnh đạo tạo điều kiện cho giáo dục MN phát triển ngày một đi lên. - Phối hợp với các ngành đoàn thể, cha mẹ học sinh để xây dựng môi trường giáo dục xanh - sạch- đẹp, Xây dựng “ Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. - Thực hiện huy động cao nhất các nguồn lực cho giáo dục phát triển với tinh thần dân chủ công khai: Dân biết, dân bàn, dân làm để con em nhân dân hưởng thụ . VIII/ Công tác tổ chức quản lý: - Phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức chi bộ đảng trong nhà trường để mỗi đảng viên thực sự là hạt nhân lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ GD . - Xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần, ngày kịp thời và thống nhất chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc mọi hoạt động . - Thường xuyên thăm lớp dự giờ kiểm tra việc thực hiện chuyên môn của GV. Mỗi tuần hiệu trưởng dự 2 hoạt động. Phó hiệu trưởng dự 4 hoạt động. - Thanh tra toàn diện 2 lần/năm.Thanh tra chuyên đề 1 lần / năm. Kiểm tra HSSS hai tháng 1 lần. - Xây dựng kế hoạch thực hiện cuộc vận động “2 không”. Trung thực trong đánh giá thành tích, chấn chỉnh kỷ cương nề nếp dạy học. - Đổi mới trong công tác quản lý. Thực hiện giao ban lãnh đạo các đoàn thể mỗi tháng 1 lần.Hội đồng giáo dục nhà trường sinh hoạt 2 lần/ 1 học kỳ. - Quản lý cơ sở vật chất, hồ sơ nhân lực, tài chính theo đúng quy định của nhà nước. IX/ Công tác thi đua khen thưởng: - Xếp loại thi đua cán bộ - GV mỗi tháng 1 lần, dựa trên các chỉ tiêu đề ra từ đầu năm học * Chỉ tiêu: - Phấn đấu cuối năm 100% cán bộ- GV đạt lao động tiên tiến trở lên. CSTĐ cấp cơ sở: 9 đ/c CSTĐ cấp tỉnh: 1 đ/c - Tập thể nhà trường đạt: Tiên tiến xuất sắc - giữ vững danh hiệu đơn vị lá cờ đầu - Công đoàn đạt: Công đoàn vững mạnh - Đề nghị công đoàn giáo dục Việt Nam tỉnh tặng bằng khen. Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docke hoach phat trien GDMN.doc
Giáo án liên quan