Kế hoạch thể dục sáng và hoạt động góc

1. Thể dục sáng:

a. Mục đích:

giúp trẻ phát triển cơ và hệ hô hấp

nhóm cơ tay, chân, lưng, bụng

b. Chuẩn bị:

- Lớp học rộng, thoáng, đủ cho cô và trẻ hoạt động

- Quần áo, tâm thế trẻ thoái mái

c. Tổ chức hoạt động

Ổn định tổ chức, gây hứng thú qua nhạc tập thể dục cùng nhà trường

- KĐ: đi nhẹ nhàng cô và trẻ xếp thành vòng tròn

- TĐBTPTC: tập ồ sao bé không lắc

Cô và trẻ tập theo lời ca 2 – 3 lượt

Kết hợp bài tập múa theo cô: cháu yêu bà, cho bé quan sát

Cô múa khuyến khích trẻ vận động theo cô

- KT: động viên trẻ, cho trẻ đi nhẹ nhàng vào ghế ngồi

 

doc11 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4282 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch thể dục sáng và hoạt động góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2TUẦN 2 Thực hiện từ ngày 0 y……………………………. Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thể dục sáng BÀI: Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC Hoạt động có chủ đích Khám phá bản thân Nhận biết: tập nói một số bộ phận trên cơ thể Đến thăm nhà bạn BTPTC: ồ sao bé không lắc VĐCB: đi trong đường hẹp, lăn bóng Bé vận động theo nhạc bài một và đôi, lời chào buổi sáng Giờ ăn của bé Kể chuyện theo tranh Giờ ăn của bé – trò chơi Mừng sinh nhật bé Xâu vòng màu đỏ Hoạt động ngoài trời Quan sát thời tiết trong ngày Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Quan sát thời tiết trong ngày Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Quan sát thời tiết trong ngày Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Quan sát cây mộc lan Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Quan sát thời tiết trong ngày Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Hoạt động góc Góc phân vai: cho bé ăn Góc nghệ thuật: xem tranh ảnh về gia đình của bé Góc hoạt động với đồ vật: xâu vòng màu đỏ Góc động: trò chơi chi chi chành chành Góc thiên nhiên: thăm quan mô hình nhà búp bê Hoạt động chiều Ôn bài đôi và một Ôn thơ yêu mẹ Ôn thơ yêu mẹ Ôn trò chơi kéo cưa lừa xẻ Ôn bài hát đôi và một KẾ HOẠCH THỂ DỤC SÁNG VÀ HOẠT ĐỘNG GÓC 1. Thể dục sáng: a. Mục đích: giúp trẻ phát triển cơ và hệ hô hấp nhóm cơ tay, chân, lưng, bụng b. Chuẩn bị: - Lớp học rộng, thoáng, đủ cho cô và trẻ hoạt động - Quần áo, tâm thế trẻ thoái mái c. Tổ chức hoạt động Ổn định tổ chức, gây hứng thú qua nhạc tập thể dục cùng nhà trường - KĐ: đi nhẹ nhàng cô và trẻ xếp thành vòng tròn - TĐBTPTC: tập ồ sao bé không lắc Cô và trẻ tập theo lời ca 2 – 3 lượt Kết hợp bài tập múa theo cô: cháu yêu bà, cho bé quan sát Cô múa khuyến khích trẻ vận động theo cô - KT: động viên trẻ, cho trẻ đi nhẹ nhàng vào ghế ngồi 2. Hoạt động góc: a. Mục đích: - KT: trẻ vui chơi thoải mái, dạy trẻ cách chơi với đồ chơi theo góc - KM: dạy trẻ cách giao tiếp khi chơi, chơi với bạn, chơi cạnh bạn - GD: trẻ chơi với đồ chơi xong biết để đồ chơi vào nơi quy định b. Chuẩn bị: - Góc phân vai: trò chơi cho bé ăn Bộ đồ chơi nấu ăn, bàn, ghế, giường, nôi, búp bê - Góc nghệ thuật: giá tranh ảnh, chải chiếu bé ngồi, nằm xem thoải mái - Góc hoạt động với đồ vật: bộ xâu vòng bằng hạt gỗ, chiếu, giá dựng từng sổ hạt vòng… - Góc động: khoảng chơi rộng rãi - Góc thiên nhiên: mô hình nhà búp bê có nhiều cây xanh, khăn lau, bàn ghế… - Câu hỏi đàm thoại với trẻ: Con chơi gì? Em bé ăn gì? Dùng gì xúc cơm cho em? Đây là cái gì? Tranh gia đình nhà bạn nào? Cây gì? Nhà bạn búp bê có những đồ dùng gì? Để làm gì? c. Tổ chức thực hiện: - Ổn định tổ chức, gây hứng thú qua trò chơi đi thăm quan nhà bạn búp bê Đàm thoại về mô hình theo câu hỏi giúp trẻ nghe, hiểu, và trả lời câu hỏi Giới thiệu nhà búp bê có những “phòng chơi” Cô hướng dẫn trẻ đến từng góc chơi, giới thiệu, hỏi trẻ cách chơi và gợi mở búp bê mời bạn nào thích chơi vào chơi, nhớ chơi xong phải để đồ chơi gọn gàng cho búp bê - Trẻ chơi theo ý thích Cô luôn quan sát, gợi mở, hứng trẻ chơi và dạy trẻ dùng đồ chơi thay thế, khi cần chơi cùng trẻ Đặt câu hỏi trẻ khuyến khích trẻ nói lên ý của trẻ - Kết thúc: nhắc nhở trẻ cất đồ chơi, tạm biệt búp bê và chuyển trẻ sang hoạt động khác Thứ hai, ngày……tháng…. năm2011 A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng B. Hoạt động có chủ đích KHÁM PHÁ BẢN THÂN Nhận biết tập nói các bộ phận : Mặt, mũi, mồm, tai, tay, chân Kết hợp trò chơi: Trò chơi tay đẹp I. Mục đích, yêu cầu - KT: trẻ nói đúng tên và một số chức năng bộ phận trên cơ thể - KN: rèn luyện khả năng nhận biết tập nói và phối kết hợp lời với vận động qua trò chơi “nói gì chỉ đó” - GD: trẻ biết bảo vệ và giữ gìn vệ sinh cá nhân trẻ II. Chuẩn bị: - Tranh bé trai, bé gái, tờ rô ky, ảnh các bạn trai, ảnh gia đình bé - Trò chơi: nói gì chỉ đó, tay đẹp - Câu hỏi đàm thoại Bạn nào đây? Bạn có mấy mắt? có mấy tai? Tai để làm gì? Bạn có cái gì đây? Dùng gì? Để đi? Có mấy chân? Bạn dùng gì? Để cầm đồ chơi? Có mấy tay? Tay đẹp của các con đâu? Hàng ngày tay đẹp làm gì? Miệng xinh đâu?... III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú Trò chơi chim mẹ chim con * HĐ 2: trò chuyện, hướng trẻ vào bài qua bức tranh bạn trai, gái mà họa sỹ chim gi gửi cho lớp mình * HĐ 3: xem tranh, dạy nhận biết tập nói một số bộ phận trên cơ thể Tranh vẽ bạn trai hay bạn gái? Vì sao con biết? Bạn có khuôn mặt tròn? Bạn có khuôn mặt gì? Đây? Mắt để làm gì? Bạn nào biết ở giữa 2 mắt là cái gì đấy? Mũi để làm gì? 2 bên mũi là cái gì? Phía ngoài má là 2 cái gì? Hàng ngày tai có nhiệm vụ gì? Muốn cầm được đồ chơi phải cần đến cái gì? Thế tay của bạn đâu? Để chạy, nhảy, đi được cần có gì? Thế chân của bạn đâu? Các bạn giỏi quá, làm lại một lượt nữa trên tranh bạn gái * HĐ 4: ứng dụng qua trò chơi: tay đẹp, nói gì chỉ đó Kết thúc: cô và trẻ đi dán tranh ảnh bạn trai, bạn gái thành bức tranh lớn treo ở lớp Sau đó chuyển trẻ sang hoạt động khác Trẻ làm chim con vẫy tay nhẹ bên cô Trẻ tò mò muốn xem tranh Hỏi cả lớp, sau hỏi từng trẻ Mắt ạ Mũi Trẻ nói và chỉ vào bộ phận tương ứng Trẻ làm cùng cô C. Hoạt động ngoài trời - Quan sát thời tiết nóng hay lạnh tùy vào thực tế - trò chơi: kéo cưa lừa xẻ - Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời * Mục đích: Giúp trẻ thoái mái, yêu trường, yêu lớp, thích đi học * Chuẩn bị: Tâm thế trẻ thoái mái, quần, áo, dép gọn gàng Kiểm tra đồ chơi ngoài trời đảm bảo an toàn cho trẻ * Tổ chức thực hiện: - Ổn định tổ chức, gây hứng thú qua trò chuyện buổi sáng Ai đưa các con đến trường? khi đến trường thấy sân trường thế nào? Khô hay ướt Cô nói về thời tiết trong ngày cho trẻ cảm nhận được thời tiết ngày đó - Quan sát: Bầu trời thế nào? Sân trường ra sao? Các con mặc áo dài tay hay ngắn tay? - Trò chơi: BTPTC: ồ sao bé không lắc Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời và lá bàng, nhặt lá Xếp đường đi bằng lá bàng, nhảy qua lá bàng, đi trong đường bạn xếp - Kết thúc cho trẻ về lớp, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân cho trẻ D. Hoạt động chiều Ôn bài thơ đôi và một Trả trẻ *Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ ba , ngày……tháng…….năm 2011. A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng B. Hoạt động có chủ đích ĐẾN THĂM NHÀ BẠN NDC: VĐBTTC: Ồ sao bé không lắc VĐCB: Đi trong đường hẹp, lăn bóng NDKH: nhận biết, phân biệt màu đỏ I. Mục đích, yêu cầu - KT: trẻ đi trong đường hẹp (dài 2m, rộng 30 – 35cm), không chạm vặch ngồi lăn bóng về phía trước - KN: rèn luyện khả năng đi đúng tư thế và phát triển toàn diện cho trẻ - GD: giáo dục trẻ đi học ngoan, biết chơi cùng các bạn, không khóc nhè II. Chuẩn bị: - Đường hẹp, bóng, đích để trẻ lăn bóng về phía trước là mô hình nhà búp bê - Câu hỏi Bạn nào đây? Nhà bạn có những gì? Con có thích chơi trò chơi cùng bạn không? III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú qua trò chơi tay đẹp, khen trẻ Trò chuyện: bạn búp bê hôm nay có trò chơi mới mời chúng mình cùng đến chơi, các con có đồng ý không? * HĐ 2: - Khởi động: đi nhẹ nhàng, thoái mái, tay vẫy nhẹ đến mô hình chào búp bê. - Trọng động: búp bê đố các bạn tập bài ồ sao bé không lắc BTPTC: ồ sao bé không lắc Cô và trẻ tập 2 lượt Búp bê thấy các bạn chim giỏi quá, hôm nay búp bê có trò chơi xây nhà bóng Búp bê đã xây được nhà, búp bê nhờ các bạn mang bóng về nhà nữa là xong. Cô làm mẫu: cầm bóng trên tay đi trên đường hẹp không chạm vạch, hết đường ngồi xuống, lăn bóng về phía nhà búp bê sau đó về chỗ Cô làm 3 lượt 2 lượt sau vừa làm vừa giải thích Trẻ làm: cô gọi từng trẻ làm Sau đó cho 2 trẻ làm mỗi trẻ làm 2 – 4 lượt, khi trẻ làm động viên trẻ Chú ý trẻ đi đúng tư thế - Hồi tĩnh: đi nhẹ nhàng thăm quan nhà búp bê một vòng rồi chuyển trẻ sang hoạt động khác Trẻ chơi 1 lượt Các con đồng ý ạ Trẻ xếp vòng tròn Trẻ quan sát Trẻ làm C. Hoạt động ngoài trời Quan sát: thời tiết trong ngày Trò chơi: kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời * Mục đích: gây hứng thú, tạo thoái mái, giúp trẻ phát triển toàn diện * Chuẩn bị: sân chơi thoáng mát đảm bảo an toàn cho trẻ * Tổ chức thực hiện: - Quan sát thời tiết trong ngày Cô đặt câu hỏi giúp trẻ cảm nhận được thời tiết trong ngày - Trò chơi: TBTPTC: ồ sao bé không lắc Chơi kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do với vận dụng cô chuẩn bị: lá cây, phấn, đồ chơi ngoài trời D. Hoạt động chiều Ôn bài thơ yêu mẹ Quản trẻ theo góc chơi Trả trẻ *Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ tư , ngày……tháng…năm2011 A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng B. Hoạt động có chủ đích BÉ VẬN ĐỘNG THEO NHẠC VĐTN: Đôi và một Dạy hát: Lời chào buổi sáng I. Mục đích, yêu cầu - KT: trẻ biết nghe hát kết hợp vận động: vỗ tay, dậm dậm, làm điệu bộ cùng cô theo bài hát đôi và một - Kỹ năng: trẻ được rèn luyện và phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng ca hát - GD: giáo dục trẻ yêu thích ca hát, biết giữ gìn vệ sinh và biết chào cha mẹ, ông bà, cô giáo khi đi học và lúc về nhà II. Chuẩn bị: Đĩa CD ghi toàn bộ lời ca bài đôi và một, lời chào buổi sáng Mũ múa tạo cảm hứng cho trẻ Ghế đủ cho trẻ ngồi Câu hỏi: - Con hát bài gì? - Bài hát nói về những gì? - Bạn biểu diễn bài hát có đẹp không? III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ 1: ổn định tổ chức, gây hứng thú Cô và trẻ trò chuyện về trò chơi hỏi gì chỉ đó Hôm nay chim mẹ tổ chức buổi biểu diễn chim con nào biểu diễn hay sẽ được thưởng chuyến đi du lịch thăm quan nhà bạn búp bê * HĐ 2: vận động theo nhạc Phần đầu của chương trình là phần thi ai đoán giỏi. trẻ nghe hát toàn bộ bài hát đôi và một Hỏi trẻ ai biết đó là bài hát gì? Bài hát nói về cái gì? - Cô biểu diễn mẫu 2 lượt Lượt 2 phân tích cách VDTN - Cô cho cả lớp hát và dậm chân theo nhịp Lượt 2: vỗ tay theo nhịp Lượt 3: thể hiện vài động tác Sau đó chia cho tổ hát Cô hát và khuyến khích nhóm trẻ làm theo - Trò chuyện: Con hát bài gì? Bạn biểu diễn bài gì? * HĐ 3: dạy hát lời chào buổi sáng Cô cùng trẻ hát toàn bộ bài hát Gọi tổ, nhóm hát - Củng cố: cô hỏi trẻ tên bài hát Giáo dục trẻ qua nội dung bài hát - Kết thúc: khen trẻ và chuyển trẻ sang hoạt động khác, cho trẻ đi dạo chơi Gọi từng trẻ trả lời Khen động viên kịp thời Trẻ quan sát Cả lớp VDTN Nhóm 3 – 5 trẻ vận động theo nhạc Trẻ hát Trẻ đi chơi ngoài trời cùng cô C. Hoạt động ngoài trời Quan sát thời tiết trong ngày Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời D. Hoạt động chiều Ôn bài thơ yêu mẹ Quản trẻ theo góc chơi Trả trẻ *Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ năm, ngày……tháng…năm 2011 A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng B. Hoạt động có chủ đích GIỜ ĂN CỦA BÉ NDC: Kể chuyện theo tranh: giờ ăn của bé NDKH: Trò chơi tay đẹp, bày bàn cho búp bê ăn cơm I. Mục đích, yêu cầu - KT: trẻ hứng thú nghe cô kể chuyện, biết được một số từ và hiểu với ý nghĩa của từ: các bạn rửa tay sạch, ngồi vào bàn cơm, dùng bát đựng cơm, dùng thìa để xúc cơm. - KN: rèn luyện cho trẻ kỹ năng nghe và hiểu câu hỏi của người lớn, ôn lại nhận biệt tập nói lên suy nghĩ của mình. - GD: rèn cho trẻ những thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày II. Chuẩn bị: Tranh truyện giờ ăn của bé Ghế đủ cho cô và trẻ. Bộ đồ chơi: bàn, ghế, búp bê, bát, thìa Câu hỏi: cô kể chuyện gì? Các bạn trong tranh đang làm gì? Các bạn dùng gì để đựng cơm? Dùng cái gì xúc cơm ăn? Các bạn ngồi bằng gì? Cái bàn để làm gì? III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: ổn định tổ chức, gây hứng thú qua trò chơi tay đẹp * HĐ 2: kể truyện theo tranh Cô giới thiệu tranh Kể một lượt toàn bộ tranh truyện Giới thiệu tên truyện Kể lượt 2: hỏi trẻ cô kể chuyện gì? Tạo hứng thú: các bạn trong tranh dùng cái gì để ngồi? đúng rồi cả lớp cũng có ghế dùng để ngồi học, ngồi ăn cơm, ngồi chơi nghe cô kể chuyện. Cô mời các con ngồi trên ghế cho đẹp nào. Kể chuyện theo tranh 2 -3 lượt nữa cho trẻ nghe * HĐ 3: củng cố, giáo dục quà nội dung chuyện cô nói với trẻ Ôn luyện, kết thúc: trò chơi bày bàn ăn Búp bê rất muốn bày bàn ăn cho búp bê, các em còn bé chưa biết làm, vậy các con hãy giúp búp bê bày bàn ăn, giúp các em ngồi vào ghế, lấy bát đựng cơm, lấy thìa xúc cơm cho búp bê ăn nào. Cho các bé chơi 1 – 2 phút rồi chuyển trẻ sang hoạt động khác Trẻ chơi cùng cô Trẻ ngồi quanh cô nghe cô kể chuyện Trò chuyện cùng cô về nội dung chuyện Cái ghế Trẻ ngồi tư thế ngồi trên ghế Trẻ trả lời câu hỏi của cô và cùng chơi với cô C. Hoạt động ngoài trời Quan sát: cây thiết mộc lan Trò chơi kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do * Mục đích yêu cầu: - Giúp trẻ vui vẻ, thoải mái, phát triển toàn diện - Biết gọi tên cây thiết mộc lan, cây được trồng dưới đất Hàng ngày cô giáo tưới cho cây, cô trồng cây để trường lớp em thêm đẹp, em không được bẻ cành, lá cây. * Chuẩn bị: Nước cô tưới cây, khăn lau lá cây Trò chơi và sân chơi rộng, thoáng mát, an toàn Câu hỏi: cây gì? Để làm gì? Cô làm gì? Con chơi gì? Có thích không? * Tổ chức thực hiện: - Tổ chức quan sát, hướng trẻ quan sát cảm nhận thời tiết trong ngày - Quan sát cây thiết mộc lan, trò chuyện với trẻ về cây thiết mộc lan, cho trẻ quan sát cô làm gì? - Trò chơi BTPTC: ồ sao bé không lắc bé tập cùng cô 2 lượt Trò chơi kéo cưa lừa xẻ: chơi cùng cô Trẻ chơi tự do với cô và các bạn D. Hoạt động chiều Ôn trò chơi: chi chi chành chành, kéo cưa lừa xẻ Quản trẻ theo góc chơi Khi trẻ về nhắc nhở trẻ cất đồ chơi, chào cô và tự lấy đồ dùng của mình *Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Thứ sáu, ngày……tháng…….năm 2011. A. Trò chuyện, đón trẻ, thể dục sáng B. Hoạt động có chủ đích MỪNG SINH NHẬT BÉ NDC: Xâu vòng màu đỏ KH: Nhận biết phân biệt màu và hát mừng sinh nhật I. Mục đích, yêu cầu - KT: trẻ biết xâu hạt thành vòng - KN: rèn luyện khả năng hoạt động với đồ vật có chú ý đến mục đích yêu cầu của công việc, chọn màu đỏ để xâu vòng cho bạn lan - GD: trẻ biết yêu thương, quan tâm đến bạn bè xung quanh, thích ghi nhớ ngày sinh nhật của mình II. Chuẩn bị: - Hạt vòng màu đỏ nhiều, xanh ít, dây xâu đủ cho bé xâu - Mô hình bánh sinh nhật, 1 ít kẹo (thật) - Bài hát mừng sinh nhật III. Tổ chức thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * HĐ1: ổn định tổ chức, gây hứng thú Trò chơi: mắt mũi mồm tai; mười ngón tay nhúc nhích Trò chuyện, hướng trẻ vào bài: Hôm nay sinh nhật búp bê, cô chuẩn bị một món quà rồi, các con có muốn đi dự sinh nhật búp bê không? Búp bê rất thích những hạt vòng màu đỏ Chúng mình chuẩn bị mỗi bạn một vòng màu đỏ làm quà mừng sinh nhật búp bê. * Hoạt động 2: dạy xâu vòng - Cô làm mẫu 2 lượt Hỏi trẻ hạt màu gì? Búp bê thích màu gì? Xâu vòng màu gì? Giao nhiệm vụ trẻ xâu vòng màu đỏ Chọn hạt màu gì để xâu vòng? - trẻ xâu vòng Cô quan sát trẻ làm, trẻ nào gặp khó khăn cô làm cùng trẻ Gợi mở con làm gì? Búp bê thích màu gì? Hạt màu gì đây? * Hoạt động 3: nhận xét sản phẩm Cô hỏi từng trẻ: con làm gì? Để làm gì? Bạn làm đúng chưa? - kết thúc: chúng ta đã có quà rồi, mình cùng đến dự sinh nhật búp bê - Củng cố lại: Búp bê rất thích món quà các bạn tặng Con tặng quà gì vậy? Búp bê cảm ơn, cùng hát tặng búp bê bài hát chúc mừng sinh nhật Khen trẻ sau đó chuyển trẻ sang hoạt động khác Trẻ quan sát cô làm mẫu Trả lời cô và nhận nhiệm vụ chọn hạt màu đỏ để xâu vòng màu đỏ Trẻ đến mô hình tặng quà cho búp bê Trẻ hát cùng cô C. Hoạt động ngoài trời Quan sát: cảm nhận thời tiết trong ngày Trò chơi:kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do * Mục đích yêu cầu: Tạo cơ hội trẻ vui chơi thoải mái, giúp trẻ phát triển toàn diện * Chuẩn bị: Sân chơi rộng, thoáng, đảm bảo an toàn cho trẻ Tâm thế trẻ thoái mái, khỏe mạnh * Tổ chức thực hiện: - Quan sát cảm nhận thời tiết trong ngày - Trò chơi: Cô và trẻ tập bài tập phát triển chung:ồ sao bé không lắc Cùng cô chơi trò chơi kéo cưa lừa xẻ Chơi tự do: trò chơi xếp lá bàng thành đường đi, trẻ theo đường cô và trẻ xếp, nhảy qua… xé lá nhỏ ra làm tổ cho bạn gà, vịt. D. Hoạt động chiều Ôn bài hát đôi và một Nhận xét cuối tuần, khen động viên trẻ F. Trả trẻ: Quản trẻ theo góc chơi: hoạt động với đồ vật và góc phân vai Khi về nhắc trẻ chào cô và cất đồ chơi vào nơi quy định *Nhận xét cuối ngày ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Người thực hiện

File đính kèm:

  • docTUAN 2.doc