Phát triển vận động
- Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo sự hướng dẫn của cô. Thực hiện các hiệu lệnh và các bài tập. + Trèo lên xuống ghế
+ Đi thăng bằng trên ghế TD
+ Bò trong đường hẹp 3m – 4m
+ Bò thấp chui qua cổng
- Biết phối hợp các cơ bàn tay, ngón tay để cầm bút vẽ; nặn, xé dán, múa, vỗ tay theo nhịp, đan, tết chơi các trò chơi vận động như: Bóng tròn to, gieo hạt, tung bóng
19 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 9125 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoach thực hiện - Chủ đề nghề nghiệp (lớp mẫu giáo bé), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN THANH OAI
TRƯỜNG MẦM NON BÍCH HÒA
KẾ HOACH THỰC HIỆN CHỦ ĐỀ
NGHỀ NGHIỆP
LỚP MẪU GIÁO BÉ C3
Giáo viên thực hiện: Hoàng Thị Mai Anh
Nguyễn Thị Thanh Thủy
Bùi Thị Liên
Năm học: 2013 - 2014
THỜI GIAN THỰC HIỆN 4 TUẦN (18/11-14/12 )
Tuần 1: Nghề giáo viên (18/11- 23/11/2013)
Tuần 2: Nghề bộ đội (25/11-30/11/2013)
Tuần 3: Nghề sản xuất (2/12- 7/12-2013)
Tuần 4: Một số nghề phổ biến (9/12-14/12/2013)
CHỦ ĐỀ: NGHỀ NGHIỆP
Lớp Mẫu giáo 3 tuổi C3 – Trường MN Bích Hòa
Thời gian thực hiện 4 tuần (Từ 18/11 - 21/12/2013)
Lĩnh vực
MỤC TIÊU
NỘI DUNG
Lưu ý
Phát triển thể chất
* Phát triển vận động
Trẻ có khả năng thực hiện các vận động của cơ thể một cách nhanh nhẹn qua các bài tập. Đi, bò, trèo
- Giúp trẻ phát triến các cơ của bàn tay, ngón tay.
* Giáo dục inh dưỡng và sức khỏe
- Biết được cần luyện tập, ăn uống đầy đủ để có sức khoẻ tốt. Biết tên một vài thực phẩm quen thuộc
- Bước đầu hiểu tác dụng của việc mặc phù hợp với thời tiết và biết mặc phù hợp với thời tiết với sự giúp đỡ của người lớn
- Biết nhận ra và tự tránh những vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở của người lớn
* Phát triển vận động
- Trẻ biết tập các động tác thể dục sáng theo sự hướng dẫn của cô. Thực hiện các hiệu lệnh và các bài tập. + Trèo lên xuống ghế
+ Đi thăng bằng trên ghế TD
+ Bò trong đường hẹp 3m – 4m
+ Bò thấp chui qua cổng
- Biết phối hợp các cơ bàn tay, ngón tay để cầm bút vẽ; nặn, xé dán, múa, vỗ tay theo nhịp, đan, tết chơi các trò chơi vận động như: Bóng tròn to, gieo hạt, tung bóng
* Giáo dục inh dưỡng và sức khỏe
- Trẻ biết tên và kể một số món ăn quen thuộc như: Canh riêu cá, canh rau cải nấu cua, thịt bò xào củ quả, phở bò, cháo vịt…Biết ăn hết xuất, ăn tất cả các loại thức ăn để giúp cho cơ thể có đầy đủ các chất để phát triển khỏe mạnh và lớn nhanh.
- Trẻ biết ngoài việc ăn uống đủ chất còn phải tập thể dục hàng ngày và trời lạnh thì phải mặc quần áo ấm, đội mũ len, đi tất. Biết phải đội mũ khi trời nắng, trời mưa, thấy nóng cơi bớt áo...
- Biết nhận ra và tránh những vật dụng nguy hiểm và những nơi nguy hiểm khi được nhắc nhở như: Ao, hồ, phích nước, dao, bếp ga, ổ điện, không trèo lên tường, lên bàn, ghế, lan can nơi đang có công trình xây dựng…
Phát triển nhận thức
- Trẻ biết nghề truyền thống của địa phương qua một số đặc điểm nổi bật.
- Biết công việc, nghề nghiệp của bố mẹ và người thân.
- Thể hiện một số điều quan sát được qua các hoạt động góc, âm nhạc, tạo hình…
- Đếm vẹt theo khả năng, biết sử dụng ngón tay để biểu thị số lượng.
- So sánh 2 nhóm đồ dùng, dụng cụ của nghề, nói được dài hơn, ngắn hơn.
- Nhận biết, gọi tên hình.
- Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và sao chép lại
- Biết phân loại dụng cụ, sản phẩm của một số nghề phổ biến theo 1 vài dấu hiệu nổi bật dưới sự hướng dẫn của cô giáo.
- Kể tên một số nghề phổ biến ở địa phương: Nghề làm bún, bánh phở, nghề nuôi bò sữa, nghề may, nghề bộ đội…
- Chơi đóng vai (bắt chước các hành động của người thân như chuẩn bị món ăn, bác sĩ khám bệnh…
- Hát các bài hát về gia đình
- Làm những món quà tặng người thân
- Trẻ tự đếm theo khả năng, giơ được ngón tay khi được hỏi số
- So sánh 2 đối tượng về kích thước ( dài – ngắn)
- Nhận biết, phân biệt hình tròn, hình vuông.
- Nhận biết, phân biệt hình tam giác, hình chữ nhật.
- Xếp tương ứng 1 -1
Phát triến ngôn ngữ
- Nói đúng tên gọi của nghề, tên gọi một số đồ dùng, dụng cụ, sản phẩm của nghề
- Nói được tên nghề, công việc bố, mẹ đang làm.
- Biết sử dụng ngôn ngữ trong đọc thơ, hát múa về chủ đề nghề nghiệp một cách rõ ràng.
- Cầm sách đúng chiều, mở sách, xem tranh, gọi tên nhân vật trong tranh
- Trẻ hiểu được lời nói của cô, trả lời câu hỏi đơn giản của cô đưa ra, trẻ làm theo những yêu cầu của cô giáo như: Lấy cho cô cái khăn mặt, cất cho cô cái cốc.
- Trẻ biết thưa gửi, dạ vâng, biết cảm ơn, biết xin lỗi đúng lúc..
- Kể tên nghề mà trẻ biết, nghề của bố mẹ.
- Đọc các bài thơ: “ Bé làm bao nhiêu nghề”
+ “Cháu yêu cô giáo”
+ “Cái bát xinh xinh”
+ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Cầm sách, mở sách từng trang, xem tranh và nói được tên nhân vật, hình ảnh trong tranh
Phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội
- Thích được kể về những công việc của bố mẹ
- Cùng chơi với các bạn trong các trò chơi theo nhóm nhỏ
- Ban đầu có ý thức trong việc giữ vệ sinh chung và bảo vệ môi trường.
- Biết quí trọng sản phẩm của người lao động và giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
- Cho trẻ kể những công việc của bố mẹ trẻ mà trẻ biết
- Chơi cùng bạn, biết phối hợp với bạn trong góc chơi, cùng bạn thực hiện để tạo thành sản phẩm
- Trẻ tham gia văn nghệ, đọc thơ, hát, kể chuyện... Biết nhắc nhở các bạn cùng tham gia.
- Chơi đoàn kết với các bạn, biết quan tâm đến các bạn mới đi trường, lấy khăn, lấy nước, lấy ghế cho bạn.
- Biết đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định. Không bỏ giấy ra lớp, không ngắt lá, hoa, không nhổ nước bọt ra lớp, đến lớp cất đồ dùng đúng nơi qui định.
- Biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi
Phát triển thẩm mỹ
- Thích được nghe nhạc nghe hát, đọc thơ, hát múa về chủ đề nghề nghiệp. Biết bộc cảm xúc khi được nghe nhạc, nghe hát.
- Biết sử dụng, đường nét, màu sắc để miêu tả về các hoạt động, sản phẩm, đồ dùng của một số nghề phổ biến ở mức độ đơn giản theo trí tưởng tượng của trẻ.
- Thích được nhún nhảy, lắc lư và hát tự nhiên theo lời ca, bản nhạc của một số bài hát
+ Làm chú bộ đội
+ Cô và mẹ
+ Cháu thương chú bộ đội
+ Cháu yêu cô chú công nhân
- Sử dụng bút và các nguyên liệu có sẵn để tạo ra các sản phẩm
+ Vẽ các loại quả tròn.
+ Nặn các loại quả tròn.
+ Xé, dán quả bóng bay.
+ Nặn quà tặng chú bộ đội.
KẾ HOACH TUẦN 2: NGHỀ BỘ ĐỘI
Thời gian thực hiện từ 09/12 - 14/12/2013
Giáo viên thực hiện: Bùi Thị Liên – Hoàng Thị Mai Anh
Thời gian
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Đón trẻ
TDS
- Cô đón trẻ, quan sát trẻ chơi. Trao đổi với phụ huynhh về tình hình trẻ ở lớp. Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định.
- Tập với bài: “Cháu thương chú bộ đội”
+ Tay: Hai tay giơ lên cao, sang ngang.
+ Chân: Hai tay chống hông. Nhún chân.
+ Bụng: Hai tay giơ cao, cúi gập người về phía trước.
+ Bật: Bật chụm chân, tách chân.
+ Điều hòa: Hít thở nhẹ nhàng, thả lỏng tay, chân
Trò chuyện
Cô và trẻ cùng trò chuyện về ngày nghỉ cuối tuần. Kể về những món ăn trẻ thích
Trò chuyện về chú bộ đội; Trang phục, đồ dùng của chú bộ đội
Tiếu chí bé ngoan: Có một số hành vi tốt trong ăn uống. ăn hết xuất, nhặt cơm rơi vào khay, bảo vệ môi trường
HĐ có chủ đích
PTVĐ
- VĐCB: Bò thấp chui qua cổng
- TCVĐ:“Tung bóng”
TẠO HÌNH
Vẽ quà tặng chú bộ đội.
TOÁN
Nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông
KPXH
Nghề Bộ đội.
VĂN HỌC
Thơ: “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
ÂM NHẠC
Dạy hát: “Cháu thương chú bộ đội”.
- Nghe hát: “Ước Mơ xanh”.
- Trò chơi: “Nghe tiếng trống tìm đồ vật”.
Vận động : “Cháu thương chú bộ đội”.
HĐNT
- Quan sát sân trường.
- Chơi: “Bóng tròn to”
- Chơi tự do.
- Quan sát Cây sấu.
TC: “Nhảy tiếp sức”.
- Chơi tự do
HĐLĐ: Nhặt lá trên sân trường.
- TC: “Cướp cờ”.
- Chơi tự do.
- Quan sát tranh tường nghe cô kể chuyện
- Tc: Ai nhanh nhất, Chơi tự do
- Cho trẻ dạo quanh sân trường.
- Chơi : “ Chạy đổi chỗ”.
- Chơi tự do.
- Quan sát vườn hoa mười giờ”.
- Chơi: “ tập tầm vông”.
- Chơi tự do.
HĐ góc
- Góc phân vai: Bán hàng, bác sĩ, nấu ăn.
+ Chuẩn bị: Đd nấu ăn, Đd bác sĩ, các loại quả, các loại bánh, lọ nhựa…
+ Kỹ năng: Trẻ biết chơi thành thạo vai chơi của mình, không tranh giành đồ chơi của bạn, không nói to và quăng ném đồ chơi.
- Góc xây dựng: xây doanh trại của chú bộ đội
+ Chuẩn bị: Gạch xây dựng, nút ráp, cây hoa, ngôi nhà, các loại xe, chú bộ đội tập thể dục.
+ Kỹ năng: Xếp xen kẽ ráp nút, gạch và chai tạo thành tường bao, xếp khu tập luyện cho chú bộ đội, xếp nơi để xe, vườn hoa, cổng…
- Góc tạo hình: Vẽ, nặn quà tặng chú bộ đội: Chuẩn bị: đất nặn, giấy màu, bút các loại…
- Góc âm nhạc: Hát các bài hát trong chủ đề.
+ Chuẩn bị: các dụng cụ âm nhạc như: phách, trống, sắc xô……
+ Kỹ năng: trẻ sử dung thành thạo các dụng cụ âm nhạc kết hợp với bài hát, trẻ nhún nhảy tự nhiên khi hát, không tranh giành với bạn.
- Góc thư viện: Xem sách, tranh, ảnh về chú bộ đội
- Góc thiên nhiên: chăm sóc cây, lau lá, tưới cấy, nhổ cỏ: Chuẩn bị. Bình tưới, khăn lau, dụng cụ làm vườn
Kỹ năng: Trẻ dùng bình lấy nước và tưới cho cây, nhặt lá rụng, lau lá cây, nhổ cỏ
HĐ chiều
Vận động nhẹ sau khi ngủ dậy
- Làm quen với bài mới: “Bật xa”.
-VS cá nhân, trả trẻ.
- Làm quen bài: “So sánh dài – ngắn”.
-VS cá nhân, trả trẻ.
Trò chuyện về nghề bộ đội.
Hướng dẫn trò chơi mới: Câu éch
- Vệ sinh cá nhân, trả trẻ.
- Dạy trẻ hát: “Cháu thương chú bộ đội”.
-VS cá nhân, trả trẻ.
Đọc chuyện tranh cho trẻ nghe
- Bình bầu bé ngoan.
- Vệ sinh cá nhân, trả trẻ.
-Trả trẻ.
-Văn nghệ cuối tuần.
- Vệ sinh, trả trẻ.
Hoạt đông
Mục đích-yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2 ngày 25/11/2013
VĐCB: Bò thấp chui qua cổng
TCVĐ: Tung bóng.
1. Kiến thức
- Trẻ biết tên vận động, hiểu cách thực hiện vận động “Bò thấp chui qua cổng”
- Biết tên trò chơi, cách chơi trò chơi “tung bóng”
2. Kỹ năng
- Trẻ phối hợp chân, tay, mắt để thực hiện vận động bò không chạm cổng
- Trẻ biết cầm bóng bằng 2 tay và tung bóng vào bể phao.
3. Thái độ
- Trẻ có ý thức tập thể dục
- Trẻ biết chơi đoàn kết với bạn.
1. Địa điểm
- Ngoài sân
2. Đội hình tập:
Khởi động : Vòng tròn
Trọng động: 4 hàng ngang
VĐCB: 2 hàng ngang đối diện nhau.
3. Đồ dùng của cô:
- Vạch chuẩn - 2 cổng chui
- Nhạc bài hát: “Làm chú bộ đội”, “Chú bộ đội”, “Cháu thương chú bộ đội”,
- Xắc xô – Bóng - Bể phao
4. Đồ dùng của trẻ:
- 2 cổng chui - 25 quả bóng
- Quần áo mặc gọn gàng
1. Ổn định tổ chức gây hứng thú:
- Cô giới thiệu khách là cô bộ đôi ra chào trẻ.
2. Nội dung:
a/ Khởi động: Kết hợp nhạc “Làm chú bộ đội”
- Cô lắc xắc xô cho trẻ đi vòng tròn thực hiện phần “Khởi động”
- Cô cho trẻ đi vòng tròn thực hiện các kiểu đi, đi thường, đi bằng gót chân, đi kiễng mũi bàn chân, đi khom lưng, chạy chậm, chạy nhanh -> về 4 hàng dọc
b/ Trọng động
* BTPTC: Nhạc bài: “Chú bộ đội”
- Cô cho trẻ đứng về 4 hàng tập bài tập phát triển chung theo nhip bài hát: “Chú bộ đội”
+ Động tác tay: Hai tay đưa dang ngang, đưa lên cao
+ Động tác bụng: 2 tay lên cao, Cúi gập người về phía trước, ngón tay chạm ngón chân
+ Động tác chân: Hai tay chống hông đứng khuỵu gối
* VĐCB: “ Bò thấp chui qua cổng”
- Cô cho trẻ cùng tập bài tập giống cô, chú bồ đội qua vận động “Bò thấp chui qua cổng”.
- Cô cho 4 hàng dồn thành 2 hàng đối diện nhau.
- Cô làm mẫu:
+ Cô chính làm mẫu lần 1 không giải thích
+ Cô phụ làm mẫu lần 2, cô chính kết hợp giải thích:
Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô từ đầu hàng đi đến vạch chuẩn quỳ xuống sàn, 2 bàn tay, cẳng chân áp sát sàn, mắt nhìn thẳng. Khi có hiệu lệnh “Bò” thì bò bằng chân nọ tay kia, cẳng chân áp sát sàn, khi chui qua cổng sao cho đầu và người không chạm vào cổng. Sau đó đứng dậy và về cuối hàng.
- Cô mời 1 trẻ lên tập thử.
+ Cô cho trẻ nhận xét.
+ Cô nhận xét
- Trẻ thực hiện:
+ Lần lượt từng trẻ lên tập (Cô chú ý bao quát động viên khích lệ và sửa sai cho trẻ)
+ Lần 2 cả lớp tập dưới hình thức “thi đua”(Cô mở nhạc)
- Cô tổ chức cho trẻ thực hiện và nhận xét.
- Cô hỏi lại trẻ tên vận động và cho 1 trẻ thực hiện lại
c. TCVĐ: “Tung bóng”
- Cô giới thiệu tên trò chơi.
- Cách chơi: Mỗi thành viên gia đình sẽ cầm 1 quả bóng và đứng vào vị trí đọc bài vè do cô sáng tác. Khi có hiệu lệnh “Tung bóng” thì các thành viên trong gia đình sẽ tung bóng thật khéo sao cho trúng vào trong bể phao.
- Tổ chức cho trẻ chơi 2 lần và nhận xét.
- Cô động viên, khích lệ trẻ chơi hứng thú.
3. Hồi tĩnh
- Cho trẻ đi lại nhẹ nhàng quang lớp theo nhạc bài: “ Cháu thương chú bộ đội”
Lưu ý:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………..
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 3 ngày 26/11/2013
Tạo hình: Vẽ quà tặng chú bộ đội
1/ Kiến thức:
-Trẻ biết miêu tả những ý tưởng của mình vào baif vẽ để tặng chú bộ đội
- Trẻ biết đặt tên cho sản phẩm.
2/ Kỹ năng:
-Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ đã học để tạo nên bức tranh đep, sáng tạo.
- Biết tô màu bức tranh đẹp, không chờm ra ngoài.
- Đặt tên cho bức tranh của mình
3/ Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- Có ý thức giữ gìn sản phẩm làm ra
.
1/ Đội hình:
- Ngồi theo nhóm
2/ Địa điểm
Trong phòng học
3/ Đồ dùng của cô:
- 3 tranh vẽ gợi ý cho trẻ
- Đĩa nhạc trong chủ đề
- Giá treo sản phẩm, que chỉ
4/ Đồ dùng của trẻ:
- Sáp màu, giấy A4
- Bàn ghế đủ cho trẻ học.
* HĐ1: Ổn định tổ chức- gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: “ Chú bộ đội”
- Cô giới thiệu cho trẻ biết ngày 22/12 là ngày gì ?
- Bây giờ các con sẽ đi tham quan phòng triển lãm tranh của các chú bộ đội
HĐ2: Nội dung mới
* Quan sát đàm thoại tranh mẫu.
- Cho trẻ quan sát các bức tranh đàm thoại, nhận xét về từng bức tranh
+ Bức tranh vẽ gì ? (cách vẽ, cách tô màu…)
- Cô khái quát lại từng tranh.
- Cô gợi ý về cách vẽ, đường nét, cách tô màu bức tranh….- Các con thấy các bức tranh có đẹp không ?
- Để tỏ lòng yêu mến kính trọng các chú bộ đội, hôm nay chúng mình cùng nhau vẽ những bức tranh thật đẹp để làm quà tặng chú bộ đội nhân ngày 22/12 nhé!
- Các con định vẽ những món quà gì nào? - Cô hỏi ý tưởng của trẻ:
- Để vẽ được những món quà đó các con vẽ như thế nào ? Tô màu gì ?
Sau khi trẻ trả lời, cô gợi ý, hướng dẫn trẻ thêm về nôi dung, đề tài, cách vẽ và tô màu bức tranh.\
* Trẻ thực hiện.
- Cho trẻ về chỗ ngồi, bật nhạc nhỏ bài “ Màu áo chú bộ đội”. trong khi trẻ vẽ cô đi bao quát nhắc nhở về tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ….hướng dẫn, giúp đỡ trẻ có sáng tạo, vẽ được nhiều món quà.
* Trưng bày sản phẩm.
- Cô cho trẻ lên trưng bày sản phẩm cho cả lớp cùng xem chung. Cô cho trẻ nhận xét bài của bạn:
- Con thích bài nào nhất? vì sao con thích?
Cô nhận xét chung cả lớp, khen, động viên trẻ.
* HĐ3: Kết thúc.
- Cho trẻ hát và vận động bài “ Làm chú bộ đôi”
Lưu ý: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 4 ngày 27/11/2013
HĐ LQ với Toán
Nhận biết, gọi tên hình tròn, hình vuông
* Kiến thức:
- Trẻ nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông
* Kỹ năng:
- Trẻ biết chon và phân loại hình theo đúng yêu cầu
- So sánh một số dấu hiệu đặc trưng của 2 hình, chỉ ra được sự khác nhau giữa 2 hình
- Củng cố màu xanh đỏ
* Thái độ:
- Trẻ tham gia vào hoạt động tích cực hứng thú.
1/ MT giáo dục
- Một số đồ dùng xung quanh lớp có dạng hình tròn, hình vuông đặt xung quanh lớp
2 / Địa điểm:
Trong lớp học.
3. Đội hình:
Chữ U
4/ Đồ dùng của cô:
- Giấy gấp hình.
- Đĩa nhạc về chủ đề
5/ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ có 2 hình: hình vuông, hình tròn, có màu sắc xanh – đỏ và kích cỡ khác nhau
* HĐ1: Ổn định tổ chức gây hứng thú.
- Cho trẻ hát bài: “ Làm chú bộ đội”
* HĐ2: Nội dung
2.1. Dạy trẻ nhận biết gọi tên hình tròn, hình vuông.
Cô cho mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng về chỗ ngồi
Cô đưa hình tròn ra và hỏi trẻ.
- Cô có hình gì đây? Hình tròn màu gì ?
- Các con thử lăn hình tròn xem điều gì xảy ra?
- Vì sao hình tròn lăn được. Cô cho trẻ sờ đường bao cong hình tròn
- Hình tròn có đặc điểm gi?
-> Hình tròn có đường bao cong tròn khép kín và lăn được
- Cô đưa ra hình vuông và hỏi trẻ (tương tự)
- Hình vuông có mấy cạnh đấy ?
- Cho trẻ lăn thử nhé. Hình vuông có lăn được không ?
- Vậy hình vuông không lăn được như hình tròn vì hình vuông có các cạnh.
- Cô cho cá nhân và cả lớp nhắc laị tên hình vuông nhiều lần
Cho cả lớp đếm cạnh hình vuông cùng cô 2 lần.
- So sánh điểm khác nhau giữa 2 hình
- Vậy hình nào trong rổ của các con lăn được ?
- Cho trẻ chọn hình theo yêu cầu của cô (trẻ giơ hình và gọi tên)
2.3. Luyện tập.
- Tìm xung quanh lớp xem có đồ vật, đồ chơi nào có dạng hình vuông.
- Thi lấy nhanh lấy đúng theo yêu cầu của cô: + Cho cả lớp xếp các hình ra trước mặt theo yêu cầu của cô
+ Cho cả lớp cất hình vào rổ theo yêu cầu của cô
- Tạo hình vuông bằng cách gấp hình bằng giấy
* Cho trẻ chơi trò chơi về đúng nhà: Cho mỗi trẻ cầm 1 hình vuông trên tay, vừa đi vừa hát theo nhạc và tìm xem đâu có hình vuông có màu giống hình mà trẻ cầm trên tay.Khi nghe hiệu lênh “ về đúng nhà” thì trẻ phải nhảy về đúng nhà hình mình có trên tay trẻ chơi 2-3 lần
*HĐ3: Kết thúc.
- Cho chơi trò chơi: nu na nu nống
Lưu ý: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 5 ngày 28/11/2013
KPXH
Nghề bồ đội
1/ Kiến thức:
-Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ đội binh, bộ đội hải quân.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ phân biệt được đặc điểm đặc trưng của các chú bộ đội.
3/ Thái độ:
- Giáo dục trẻ yêu quý biết ơn các chú bộ đội.
1/ Đội hình:
- Trẻ ngồi hình chữ u
2/Địa điểm:
Trong lớp học.
4/ Đồ dùng của cô:
- Đĩa VCD có các hình ảnh hoạt động của chú bộ đội binh, bộ đội hải quân.
- Tranh vẽ hình ảnh chú bộ đội dán ở xung quanh lớp, một số trang phục: quần áo, mũ của chú bộ đội binh, hải quân, đặc công.
- Đĩa nhạc bài hát: “ Làm chú bộ đội”, “ Màu áo chú bộ đội”
5/ Đồ dùng của trẻ:
- Mỗi trẻ 1 lô tô các chú bộ đội: Hải quân, đặc công, bộ binh
1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cho cả lớp chơi trò chơi “ Tập làm chú bộ đọi”
- Cô hỏi trẻ các chú bộ đội làm công việc gì?
- Co nhiều chú bộ đội đóng quân ở các doanh trại quân đội, các chú làm rất nhiều việc khác nhau và rất vất vả.
- Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội và công việc của các chú như thế nào các con hãy hướng lên màn hình cùng xem nhé.
2/ Nội dung
2.1 Quan sát và trò chuyên.
* Quan sát chú bộ đội bộ binh.
- Cô bật hình ảnh các chú bộ đội bộ binh trên máy tính cho trẻ quan sát.
+ Các con nhìn lên màn hình xem cô có hình ảnh gì đây ?
+ Chú bộ đội mặc trang phục như thế nào?
+ Các chú đang làm gì ?
+ Các chú bộ đội đâng đi đâu ?
+ Trên lưng chú đeo gì ?
+ Các con đứng dậy tập làm chú bộ đội duyệt binh hát bài “ Làm chú bộ đội”
Cô khái quát: Vừa rồi các con được quan sát về chú bộ đội bộ binh đấy. các chú mặc trang phục màu xanh lá cây, mũ có ngôi sao vang, vai đeo súng. Hằng ngày các chú thường xuyên tập luyện: bắn súng diễn tập, duyệt binh. Ngoài ra các chú còn tăng gia sản xuất trồng rau, nuôi lợn để tăng khẩu phần ăn hàng ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều công việc ngày đêm canh gác để bảo vệ cho tổ quốc.
* Quan sát chú bộ đội hải quân.
- Cô đọc câu đố: Mặc quần áo trắng
Đứng gác ngoài đảo.
Hỏi trẻ: Đó là chú bộ đội gì?
- Cho trẻ xem băng hình và đàm thoại cùng trẻ:
+ Chú bộ đội hải quân đang làm việc ở đâu ?
+ Chú bộ đội hải quân mặc quần áo màu gì ?
+ Các chú bộ đội hải quân đang làm gì ?
Cô khái quát: Đây là hình ảnh chú bộ đội hải quân mặc trang phục quần áo màu trắng có viền xanh nước biển mũ có màu trắng, trên vai cũng có quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm việc ở ngoài đảo xa xôi và canh giữ vùng biển cho đất nước.
2.2. Ôn luyện, củng cố.
* TC1: Thi xem ai nhanh
- Cho trẻ chơi các lôtô về chú bộ đội.
+ Lần 1: Cô nói trẻ giơ lô tô và nói tên.
+ Lần 2: Cô miêu tả trang phục, trẻ giơ hình ảnh và nói tên hoặc ngược lại.
+ lần 3: Cô nói công việc trẻ giơ lô tô và nói tên.
* TC2: Hãy tìm cho đúng
- Cách chơi: Cô chuẩn bị trên bàn có rất nhiều trang phục: Quần áo, mũ, giày, ba lô….của các chú bộ đội. ở xung quanh lớp cô co 3 bức tranh vẽ về chú bộ đội: bộ binh, hải quân.
Yêu cầu các con tìm đúng trang phục, áo, quần, mũ,…về chỗ có hình ảnh chú bộ đội tương ứng đúng với tranh vẽ.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
3/ Kết thúc.
- Cho trẻ hát bài: “ Chú bộ đội”
Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 6 ngày 29/11/2013
Văn học:
Thơ: Chú bộ đội hành quân trong mưa
1.Kiến thức
- Trẻ biết tên bài thơ, tên tác giả,
- Hiểu được nội dung bài thơ: Có 1 chú bộ đội đi hành quân, dù trời mưa ,hay ban ngày và cả ban đêm chú vẫn phải đi cho dù áo chú có ướt nhưng hình ảnh chú vẫn như ánh sao đêm.
2 Kỹ năng
- Nói đúng tên bài thơ, tên tác giả.
- Đọc rõ lời và diễn cảm bài thơ.
3 Thái độ
Trẻ tích cực , hứng thú tham gia vào hoạt động
1/ Đội hình:
Chữ U
2/Địa điểm:
Trong lớp học.
3/ Đồ dùng của cô:
- Tranh minh hoạ theo nội dung của bài thơ.
- Đàn đài băng các bài hát về chủ điểm
- Sa bàn nội dung bài thơ.
- Tranh dán.
6/ Đồ dùng của trẻ:
Ghế ngồi đủ cho trẻ
1/ Ổn định tổ chức, gây hứng thú:
- Cô và trẻ cùng hát “chú bộ đội” và đàm thoại về nội dung bài hát.
2. Nội dung: Dạy trẻ đọc bài thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc cho trẻ nghe lần 1. Hỏi trẻ tên bài thơ, tên tác giả
- Cô đọc lần 2 kết hợp sử dụng hình ảnh minh hoạ
( cô giảng giải nội dung bài thơ )
- Đàm thoại: Có 1 chú bộ đội đi hành quân, dù trời mưa ,hay ban ngày và cả ban đêm chú vẫn phải đi cho dù áo chú có ướt nhưng hình ảnh chú vẫn như ánh sao đêm.
- Bài thơ nói về điều gì?- Trong bài thơ nhắc đến ai?
- Dù trời mưa nhưng chú bộ đội vẫn phải làm gì?
- Đường ra mặt trận thì như thế nào ?
- Chú bộ đội hành quân trong đêm khuya được nhà thơ ví như thế nào ?
- Chân chú bộ đội bước như thế nào ?
- Cả lớp đọc cùng cô, cô sửa sai cho trẻ.
- Cho trẻ đọc thơ duới nhiều hình thức, ca lớp, tổ nhóm ,cá nhân.
- Chia lớp thành 3 đội.
+ 1 đội đọc thơ.
+ 1 đội lên gắn tranh .
+ 1 đội làm động tác minh hoạ.
- Cô giáo dục trẻ biết yêu quý giúp đỡ bạn.
3: Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Lưu ý:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Hoạt động
Mục đích – yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ sáu
29/11/2013
Âm nhạc:
-DH: “Cháu thương chú bộ đội“
- NH: “ Ước mơ xanh”
- TC: Ai nhanh nhất
1. Kiến thức
-Trẻ biết tên bài hát,biết tên tác giả.
- Trẻ hiểu nội dung bài hát.
- Trẻ biết cách chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất”
2 . Kỹ năng - Trẻ hát rõ lời của bài hát.
- Trẻ hát đúng giai điệu, thuộc bài hát.
- Thực hiên tốt trò chơi.
3. Thái độ:
-Trẻ hào hứng tham gia vào giờ học
1/ Đội hình:
Trẻ ngồi hình chữ U.
2/Địa điểm:
Phòng chức năng.
3/ Đồ dùng của cô:
- Băng nhạc ghi bài hát.
- Xắc xô
4/ Đồ dùng của trẻ:
- 5 vòng thể dục cho trẻ chơi.
1/ Ổn định tổ chức
- Hôm nay cô mang đến cho chúng mình 1 hộp quà đấy !
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “ Trời tối, trời sáng”
- Cô mở hộp quà ra cho trẻ đoán đây là mũ của ai?
- Có một bài hát về chú bộ đội rất hay mà hôm nay cô sẽ dạy lớp mình, đó là bài hát: “ Cháu thương chú bộ đội”
2.Nội dung:
* Dạy hát: “ Cháu thương chú bộ đội”
- Cô giới thiệu tên bài hát
- Cô hát cho trẻ nghe lần 1 không nhạc
- Hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả, cho cả lớp nhắc lại tên bài hát, tên tác giả 2-3 lần
- Cô hát lần 2 có nhạc, giảng nội dung bài hát
- Cho cả lớp hát ( cô chú ý sửa sai cho trẻ)
- Thi đua giữa các tổ, nhóm, cá nhân
Nghe hát: “ Ước mơ xanh“
- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả
- Cô hát lần 1 cho trẻ nghe (không nhạc)
- Hỏi cả lớp tên bài hát
- Lần 2 cô hát kết hợp với đàn
- Cô giảng về nội dung bài hát.
- Lần 3 Nghe cô ca sĩ hát cô và trẻ múa minh họa
* Trò chơi: “Ai nhanh nhất “
- Cách chơi: Cô có 5 cái ghế, và cô sẽ mời 6 bạn lên chơi. Chúng mình vừa đi vừa hát, khi có tín hiệu sắc xô của cô thì các con nhanh chân tìm cho mình 2 chiếc ghế và ngồi vào đó, nếu bạn nào chậm không tìm được ghé để ngồi thì sẽ là người thua cuộc và phải nhảy lò cò. Mỗi một lượt chơi cô sẽ bớt đi 1 cái ghế. Và bạn nào là chủ nhân của chiếc ghế cuối cung bạn đó sẽ nhận được quà của chú bộ đội.
- Luật chơi: Khi có hiệu lệnh sắc xô thì chúng mình mới được ngồi vào ghế.
3 Kết thúc
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
Lưu ý:
………………………………………………
File đính kèm:
- giao an cgu de mam non.doc