Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm học 2013 - 2014

I . Đặc điểm tình hình

 

• Lớp lá : 03

• Tổng số trẻ : 40 cháu

• Số giáo viên phụ trách : 01 cô

• Trình độ: Trung cấp sư phạm

• Điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi có chuẩn bị với sự sáng tạo, phong phú. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của lớp ở trong và ngoài trời tương đối đầy đủ như đều có tivi, đầu đĩa, sân trường có bóng mát của cây, các đồ chơi.

 

 1. Thuận lợi

 - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, đồ dùng học tập của trẻ đầy đủ thuận lợi cho việc dạy trẻ .

 - Bản thân là một cô giáo trẻ mới ra trường luôn tâm huyết với nghề, luôn có ý thức trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học hỏi sáng tạo, miệt mài trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ.

 - Đa số trẻ khỏe mạnh (Đạt kênh A).

 - Khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh tương đối tốt.

 - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ

 

doc82 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non năm học 2013 - 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường MN Hoa Sim CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khối lớp : Lá (5-6 tuổi) Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc I . Đặc điểm tình hình Lớp lá : 03 Tổng số trẻ : 40 cháu Số giáo viên phụ trách : 01 cô Trình độ: Trung cấp sư phạm Điều kiện cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi có chuẩn bị với sự sáng tạo, phong phú. Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chung của lớp ở trong và ngoài trời tương đối đầy đủ như đều có tivi, đầu đĩa, sân trường có bóng mát của cây, các đồ chơi... 1. Thuận lợi - Lớp học rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ, đồ dùng học tập của trẻ đầy đủ thuận lợi cho việc dạy trẻ . - Bản thân là một cô giáo trẻ mới ra trường luôn tâm huyết với nghề, luôn có ý thức trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học hỏi sáng tạo, miệt mài trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. - Đa số trẻ khỏe mạnh (Đạt kênh A). - Khả năng nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh tương đối tốt. - Phụ huynh quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ 2. Khó khăn - Thành phần gia đình các cháu trong lớp đa số là dân lao động, buôn bán, ít có điều kiện quan tâm đến các hoạt động của nhà trường nên việc phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh còn nhiều khó khăn. II. Mục tiêu cuối độ tuổi theo 5 lĩnh vực 1. Phát triển thể chất - Trẻ khỏe mạnh, cở thể phát triển cân đối .Cân nặng và chiều cao nằm ở Kênh A Trẻ trai : + Cân nặng từ 16.0 - 25.6 kg + Chiều cao từ 100.0-120.0 cm. Trẻ gái : + Cân nặng từ 15.0 – 25,0 kg + Chiều cao từ 96.8 - 116.2 cm - Thực hiện được các vận động đi, chạy nhảy, ném, bắt, tung, bò, trườn,... một cách vững vàng, thuần thục. - Thực hiện tốt các kĩ năng tự phục vụ (đánh răng, rửa mặt, rửa tay, thay quần áo, cởi giày dép, thực hiện công việc trực nhật, cất đồ dùng, đồ chơi, xếp bàn ghế,.... - Có nề nếp thói quen sinh hoạt, ăn ngủ, vui chơi. - Nhận biết và tránh xa những vật dụng nguy hiểm, có một số thói quen kĩ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, biết goi người lớn khi ốm đau, mệt mỏi. - Nhận biết và phân biệt một số nhóm thức ăn thông thường. 2/ Phát triển nhận thức: - Phát triển tính tò mò, tích cực tìm tòi khám phá và phát hiện sự thay đổi của các sự vật và hiện tượng xung quanh. - Khả năng so sánh, phân loại các đối tượng theo 2-3 dấu hiệu cho trước khả năng suy luận, phán đoán, óc tưởng tượng, khả năng chú ý và ghi nhớ. - Khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề đơn giản trong cuộc sống hằng ngày theo cách khác nhau. - Có một số hiểu biết ban đầu về con người, cây cối, con vật, hiện tượng xung quanh: một số biểu tượng ban đầu về toán đếm từ 1-10 thêm bớt trong phạm vi 10, nhận biết chữ số 1-10, sử dụng các từ so sánh cao thấp, dài ngắn, rộng hẹp, nhiều ít, phân biệt các hình khối định hướng trong không gian và thời gian, phân biệt các hình tròn, hình vuông, tam giác... - Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi qua 1 số đặc điểm nổi bật. 3. Phát triển ngôn ngữ - Thể hịên hành vi văn minh trong giao tiếp, chú ý lắng nghe người khác nói, không ngắt lời, biết đáp lại phù hợp. - Trẻ mạnh dan, tự tin, chủ động trong giao tiếp tham gia trao đổi trong nhóm về những trải nghiệm của bản thân thể hiện xúc cảm, tình cảm và mong muốn của mình. - Sử dụng ngôn ngữ để miêu tả, giải thích, phán đoán. - Nhận dạng các chữ cái và phát âm được các âm đó. - Tham gia các hoạt động ngôn ngữ : Kể chuyện. đọc thơ, đóng kịch, .. - Hình thành các kĩ năng chuẩn bị đọc viết, đọc ở góc chơi, kể lại chuyện, tạo ra câu chuyện, bài thơ đơn giản. 4. Phát triển tình cảm xã hội - Mạnh dạn, tự tin chơi hòa thuận với các bạn, quan tâm đến các bạn - Có trách nhiệm thực hiện công việc đến cùng - Yêu quí, quan tâm đến ông bà, cha me, anh chị em, cô giáo, bạn bè qua thái độ và việc làm. - Nhận biết cảm xúc của người khác và thể hiện tình cảm phù hợp. - Chấp hành và thực hiện một số nề nếp ở lớp và ở gia đình. - Bảo vệ, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, môi trường xung quanh (không vứt rác, khạc nhổ bừa bãi, không phá hoại cây cối,...) - Vui vẻ, mạnh dạn, tự tin trong biểu lộ và trình bày ý kiến của mình, nói năng lễ phép, biết chào hỏi lễ phép, biết xin lỗi khi có lỗi, biết tự hào khi thành công, biết giúp đỡ người khác. 5. Về phát triển thẩm mỹ . - Thể hiện sự thích thú trước vẻ đẹp của môi trường, tác phẩm nghệ thuật. - Yêu thích và hào hứng tham gia các hoạt động nghệ thuật, âm nhạc, tạo hình, văn học. - Thể hiện độc đáo, sáng tạo khi hát, đọc thơ, kể chuyện, vẽ, xé dán, nặn đồ chơi, đóng kịch.... - Sử dụng thành thạo các nguyên liệu tạo ra các sản phẩm của mình. - Yêu cái đẹp và ham thích tạo ra cái đẹp. III . BẢNG DỰ TRÙ STT Tên các chủ đề Số tuần thực hiện Thời gian dự kiến 1 Trường mầm non 3 09/9 – 27/9 2 Bản thân 3 30/09 - 18/10 3 Gia đình 4 21/10 - 08/11 4 Nghề nghiệp 4 11/11 - 13/12 5 Động vật 4 16/12 - 10/01 6 Têt và mùa xuân 2 13/02 - 24/01 7 Thực Vật 4 27/12 - 21/01 8 Phương tiện giao thông 3 24/01 - 21/02 9 Nước - Hiện tượng tự nhiên 2 24/02 - 04/03 10 Quê hương - Đất nước - Bác Hồ - Trường tiểu học 6 07/03 - 02/05 IV. Biện pháp thực hiện nội dung - Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. - Lập kế hoạch phối hợp với các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc - giáo dục trẻ. - Bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi trong lớp và đồ chơi ngoài trời. - Làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng V. Đánh giá kết quả thực hiện năm học 2012 - 2013 - Dựa trên mục tiêu của năm học * Kế hoạch tháng 9/ 2013 STT CÔNG TÁC TRỌNG TÂM TGTH KẾT QUẢ 1 * Chăm sóc giáo dục - Thực hiện đúng chương trình tháng 09: Chủ đề: Trường mầm non. - Ổn định tổ chức lớp học. Tập cho trẻ các thói quen nề nếp trong lớp, giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh, biết lễ phép. - Phát động phong trào an toàn giao thông. Tuyên truyền phòng chống bệnh: "Tay, chân, miệng", Bệnh: "Đau mắt đỏ". Cách li những trẻ bị bệnh. 9/9 đến 27/9 Thực hiện tốt yêu cầu đề ra. 2 * Nề nếp thói quen - Dạy cho trẻ các nề nếp thói quen: " Chào hỏi mọi người, Đi vào lớp biết xin phép cô, Khi vào lớp cất đồ dùng đúng nơi qui định, cất dép lên kệ, bỏ rác vào xọt rác... Biết giữ vệ sinh thân thể, lớp học; Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh" . - Hòa đồng, đoàn kết với bạn bè. 9/9 đến 27/9 Thực hiện tốt yêu cầu đề ra. 3 * Nhiệm vụ của cô - Hướng dẫn và theo dõi trẻ. Nắm bắt kịp thời để có biện pháp giáo dục. - Quan tâm chú ý tới các dịch bệnh. Đặc biệt là bệnh"Tay, chân, miệng", Bệnh: "Đau mắt đỏ". Để kịp thời tuyên truyền đến phụ huynh. - Cân đo theo dõi sức khỏe của trẻ. - Vận động phụ huynh nuôi con khỏe, dạy con ngoan. 9/9 đến 27/9 Thực hiện tốt yêu cầu đề ra. LỨA TUỔI 5-6 TUỔI, LỚP: LÁ 3 TỪ NGÀY 09/09 ĐẾN NGÀY 27/09/2012 SỐ TUẦN: 3 TUẦN * Mục tiêu 1. Phát triển thể chất: a. Vận động cơ bản và sức khoẻ: - Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay, chân khi thực hiện vận động "đập bóng xuống sàn và bắt bóng". - Trẻ có cảm giác thoải mái tích cực tham gia các hoạt động tập thể. - Có thói quen thực hiện đúng thời gian theo lịch sinh hoạt. - Thực hiện được một số việc đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày. b. Dinh dưỡng, vệ sinh: - Sử dụng đồ dùng ăn uống thành thạo. - Có một số thói quen, hành vi tốt trong ăn uống và vệ sinh phòng bệnh. - Biết một số thao tác đơn giản trong chế biến một số món ăn, thức uống. - Thực hiện được một số việc đơn giản: tự rửa tay bằng xà phòng, tự rửa mặt, đánh răng, tự thay quần áo, đi vệ sinh khi có nhu cầu và đi đúng nơi quy định. - Trẻ biết vệ sinh các đồ dùng, đồ chơi của lớp. c. An toàn: - Nhận biết được nguy cơ không an toàn khi ăn uống như cười trong khi ăn, uống hoặc khi ăn các loại quả có hạt dễ bị hóc, sặc...; không tự ý uống thuốc; không ăn các thức ăn có mùi hôi, ăn lá, quả lạ...để tránh bị ngộ độc. - Không chơi các trò chơi gây nguy hiểm. 2. Phát triển nhận thức: - Trẻ biết yêu quý trường, lớp mầm non, giữ gìn, bảo vệ đồ dùng đồ chơi trong trường, lớp. - Biết xưng hô, chào hỏi, lễ độ với người lớn, vui chơi hoà thuận với bạn bè. - Trẻ thích đến trường mầm non. - Phân biệt bản thân với bạn cùng tuổi. - Biết quan sát, mô tả, so sánh, phân loại. - Biết dùng các kỹ năng cơ bản để vẽ trường mầm non. - Phát âm chính xác các âm chữ cái o, ô, ơ. - So sánh kích cở của một số đồ vật. - Nhận xét, phân loại đồ dùng đồ chơi theo chất liệu, hình dạng, màu sắc, công dụng... - Biết tên trường, tên lớp, vị trí của trường, lớp. - Biết tên của các giáo biên trong trường - Biết một số hoạt động của trường, lớp. - Biết được một số công việc của cô giáo và trẻ trong lớp, trường mầm non. - Biết tên của các bạn trong lớp. - Nhận biết số lượng và mối quan hệ của số lượng trong phạm vi 3. - Nhận biết chữ cái o, ô, ơ 3. Phát triển ngôn ngữ: - Biết sử dụng từ ngữ phù hợp để nói về trường, lớp mầm non. - Biết trao đổi, thoả thuận với bạn, cô giáo. - Diễn đạt mạch lạc, rõ ràng, lễ phép. - Có một số biểu tượng ban đầu về việc đọc, viết. - Biết kể chuyện sáng tạo theo tranh về chủ đề. - Nhận dạng và phát âm được các chữ cái. 4. Phát triển thẩm mỹ: - Cảm nhận được vẻ đẹp của thời tiết mùa thu qua đó thể hiện được sản phẩm. - Hát, đọc thơ diễn cảm, vận động nhịp nhàng theo nhạc. - Thể hiện tốt việc sử dụng các dụng cụ tạo hình, âm nhạc đơn giản. 5. Phát triển tình cảm và quan hệ xã hội: - Hứng thú tham gia vào các hoạt động. - Yêu quý, nhường nhịn, giúp đỡ bạn, giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi. - Hứng thú tham gia các trò chơi dân gian. - Biết thực hiện tốt một số nề nếp, quy định thông thường trong sinh hoạt - Giáo dục cho trẻ biết cần sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch của trường, lớp: như rửa tay biết vặn nhỏ vòi nước, không làm bắn nước tung toé... * Chuẩn bị: - Địa điểm sạch sẽ, thoáng mát. - Đồ dùng cho cô và trẻ : tranh ảnh, truyện, sách về trường, lớp mầm non, các hoạt động của cô và trẻ và các thành viên trong trường mầm non. - Lựa chọn một số trò chơi, bài hát, câu chuyện...liên quan đến chủ đề. - Bút màu, đất nặn, giấy vẽ, giấy báo...để trẻ vẽ, nặn, gấp, xé dán. - Đồ dùng, đồ chơi lắp ghép, xây dựng, đồ chơi đóng vai cô giáo, bác cấp dưỡng, nấu ăn. - Dụng cụ vệ sinh, trang trí trường, lớp. - Phối hợp với phụ huynh sưu tầm đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh liên quan CHỦ ĐỀ NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON HOA SIM Thực hiện từ ngày 09/9 đến 13/9/2013 I. Mục đich - Yêu cầu: 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên trường, tên lớp, vị trí của trường, của lớp. - Trẻ biết tên của các giáo viên trong trường. - Biết một số hoạt động của trường, của lớp. - Biết công việc của cô giáo, của các bạn trong lớp. - Biêt xưng hô, chào hỏi, lễ độ với người lớn, vui chơi hoà thuận với bạn bè. 2. Kỹ năng: - Biết quan sát, mô tả, so sánh, phân loại. - Biết tên của các bạn trong lớp. - Biết đếm các nhóm có số lượng 1, 2, nhận biết chữ số 1, 2; phân biệt đồ dùng có số lượng 1,2. - So sánh sự giống nhau và khác nhau cữ cái o, ô, ơ. - Phát âm chính xác chữ cái o, ô, ơ. - Biết dùng các kỹ năng vẽ trường mầm non. 3. Thái độ: - Biết yêu quý trường, lớp của mình. - Biết kính trọng mọi người trong trường. - Biết giữ gìn, bảo vệ đồ dùng, đồ chơi trong trường. - Thích đến trường mầm non. II. Mạng Nội Dung - Tên trường, tên các lớp. - Địa chỉ các phòng làm việc trong trường. - Các khu vực thực hiện các hoạt động/ngày của trẻ. - Các hoạt động của ban giám hiệu, cô giáo,bác cấp dưỡng, bảo vệ và trẻ trong trường mầm non. - Biết giữ vệ sinh sạch sẽ sân trường. CÁC KHU VỰC TRONG TRƯỜNG TRƯỜNG MẦM NON HOA SIM CÁC BẠN TRONG TRƯỜNG - Biết các em ở lớp mầm, chồi và các bạn cùng tuổi. - Đoàn kết, giúp đỡ bạn, làm gương cho các em bé. ĐỒ DÙNG ĐỒ CHƠI TRONG TRƯỜNG - Tên gọi, vị trí của đồ dùng, đồ chơi trong sân trường. - Cách sử dụng, công dụng của từng đồ chơi ở sân trường. - Biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi. III. Mạng Hoạt Động KHÁM PHÁ KHOA HỌC TẠO HÌNH + Quan sát trò chuyện về trường mầm non : Tên + Vẽ trường mầm non của bé địa chỉ các khu vực, chức năng của từng khu vực của trường. + Biết giữ vệ sinh sân trường. + Biết tên trường, tên lớp,tên cô,tên các bạn… ÂM NHẠC LÀM QUEN VỚI TOÁN + Hát múa vđ:"Cháu đi mẫugiáo" + Đếm các nhóm có số lượng 1,2. Nhận biết số 1,2. + Nghe : Ngày đầu tiên đi học + Trò chơi : Ai nhanh nhất PHÁT TRIỂN TRƯỜNG MẦM PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC NON HOA SIM THẨM MỸ PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT NGÔN NGỮ TÌNH CẢM- XÃ HỘI + DINH DƯỠNG ĐỌC THƠ + Tham gia các hoạt động Biết giá trị dinh dưỡng + Cô giáo của trường mầm non. của bửa ăn, lượng nước + Trò chuyện về trường mầ + Chăm sóc vườn hoa cùng uống trong ngày,ăn đủ non. cô và vệ sinh sân trường. chất. Trò chơi : Tập làm cô giáo, làm bác cấp dưỡng VẬN ĐỘNG: Tung bóng lên cao và bắt bóng… KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NHÁNH 1: TRƯỜNG MẦM NON HOA SIM. NỘI DUNG Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 ĐÓN TRẺ - Cô đến sớm trước 15 phút, chuẩn bị các điều kiện để đón trẻ - Cô vui vẻ nhắc , dạy trẻ thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn -Thực hiện một số quy định ở lớp (cất đồ dùng cá nhân đúng nơi quy định, để đồ dùng-đồ chơi đúng chỗ) -Địa chỉ, điện thoại trường-lớp, tên các cô giáo, các bạn. Nói được họ tên, đặc điểm, khả năng và sở thích của bạn b . - Chơi các trò chơi nhẹ cùng cô -Giúp đỡ cô trong công việc được giao (trực nhật, xếp đồ chơi…) - Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự và ứng dụng chúng vào nhận biết bảng biểu sinh hoạt và lịch hoạt động trong ngày. Nói được ngày trên lốc lịch -Nhận biết các bữa ăn trong ngày và ích lợi của ăn uống đủ lượng, đủ chất -Kể tên được một số thức ăn cần có trong bữa ăn hàng ngày. Biết và không ăn uống một số thứ có hại cho sức khỏe THẾ DỤC SÁNG Thổi bóng THỂ DỤC SÁNG: + Hô hấp: Thổi bóng. + Tay: Đưa 2 tay sang ngang, về trước. + Chân: Đưa 2 tay sang ngang, 2 tây về trước, khuỵu gối. + Bụng lườn: Hai tay lên cao, cúi gập người, 2 tay chạm mũi chân. + Bật: Bật tách khép chân HOẠT ĐỘNG HỌC KPKH Trường mầm non Hoa Sim GAÂN Hát múa vận động:"Em đi mẫu giáo" Nghe:"Ngày đầu tiên đi học" . TOÁN Đếm các nhóm có số lượng 1, 2 . Nhận biết số 1, 2. Phân biệt đồ dùng có số lượng 1, 2 TẠO HÌNH Vẽ trường mầm non của bé THẾ DỤC Tung bóng lên cao và bắt bóng CHỮ CÁI Tô các nét cơ bản VĂN HỌC Thơ: “Cô giáo của em”. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc phân vai: Trò chơi cô giáo, Các hoạt động ở trường mầm non. - Góc xây dựng: Xây trường mầm non, . - Góc nghệ thuật: Vẽ đường tới lớp, xem tranh ảnh về trường mầm non. + Hát, nghe nhạc các bài hát có trong chủ điểm. - Góc học tập: Tô các nét cơ bản; Tô nối số 1, 2 tương ứng với các nhóm đồ dùng. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - QS một số hoạt động ở trường MN - TCDG: chi chi chành chành. - Chơi tự do - TC: Truyền tin. - Chơi tự do HOẠT ĐỘNG CHIỀU - Ôn lại bài hát: “Em đi mẫu giáo”. - LQBM: Ôn đếm các nhóm có số lượng 1, 2 . Nhận biết số 1, 2. Phân biệt đồ dùng có số lượng 1, 2 . - Bình cờ bé ngoan - Ôn các số lượng và chữ số. - LQBM: Vẽ trường mầm non của bé - Cùng cô trang trí chủ đề. - Bình cờ bé ngoan. - Làm quen trò chơi mới. - Ôn một số kĩ năng vẽ trường mầm non. - Cùng cô trang trí chủ đề - Bình cờ bé ngoan - Ôn lại các nét cơ bản. - LQBM: Thơ: "Cô giáo của em" - Cùng cô trang trí chủ đề - Bình cờ bé ngoan - Cùng cô trang trí chủ đề - Biểu diễn văn nghệ - Nêu gương cuối tuần 3. Hoạt động góc: Nội dung Mục đích yêu cầu Chuẩn bị HĐ cuả cô HĐ của trẻ Góc phân vai: +Trò chơi cô giáo và các hoạt động ở trường mầm non. Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện vai chơi và biết phối hợp với bạn trong khi chơi. - Góp phần giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và trí tưởng tượng trong khi chơi. -Rèn luyện thói quen biết sử dụng, bảo vệ đồ chơi trong khi chơi và cất đồ chơi gọn gàng ngăn nắp mỗi khi chơi xong. -Góc chơi. -Trang phục cô giáo. -Bàn ghế, đồ dùng đồ choi cô giáo và một số đồ dùng có liên quan. - Tập trung trẻ, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. - Cô quan sát và chơi cùng trẻ, hướng dẫn và giúp đỡ để trẻ thể hiện được đúng các vai chơi. - Tạo các tình huống để trẻ tự giải quyết. - Động viên và khuyến khích trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc. -Chú ý tạo mối liên kết với các nhóm khác. -Cùng trẻ nhận xét vai chơi của trẻ. - Tự thoả thuận:trẻ thoả thuận vai chơi với nhau, hợp tác với nhau trong khi cuộc chơi diễn ra. - Trẻ về góc chơi: Trẻ phân các vai chơi: cô giáo… trẻ chọn đồ chơi và kết hợp chơi cùng bạn. -Cùng cô và các bạn nhận xét quá trình chơi và cách thể hiện vai chơi của bạn. - Cất đồ dùng, đồ chơi gọn gàng. Góc thiên nhiên: - Chăm sóc cây xanh, lau lá, xới đất nhổ cỏ. - Giúp trẻ có 1 số kỹ năng về chăm sóc cây: tưới nước, tỉa lá vàng, lá sâu… - Giáo dục trẻ biết ý nghĩa của việc chăm sóc cây. - Các chậu cây, bình tưới cây, kéo, xẻng các đồ chơi để chăm sóc cây, chậu đựng nước… - Tự thoả thuận: Tập trung trẻ, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. Cô nhắc nhở trẻ trướcc lúc về góc chơi. - Cô chú ý theo dõi và hướng dẫn trẻ cách làm, trò chuyện để trẻ thấy được ý nghĩa của việc trồng cây và chăm sóc cây xanh. - Cô chú ý để luân chuyển trẻ ở các góc khác nhau nếu trẻ đã chơi tốt. - Kết thúc: Nhận xét quá trình chơi của trẻ. - Trẻ về góc chơi: Trẻ chọn đồ dùmg và chọn hoạt động của mình: tưới cây, nhặt lá vàng… Góc xây dựng: +Xây trường mầm non. - Trẻ biết sử dụng đồ dùng, đồ chơi, biết chơi cùng bạn và hoàn thành công trình theo yêu cầu. - Trẻ biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng. - Trẻ biết cách nhận xét bạn cùng chơi và nhận xét về công trình - Giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo phong phú. - Bộ đồ chơi lắp ghép, cỏ, hàng rào, cây, hoa và 1 số đồ dùng đồ chơi cần thiết - Cô tập trung trẻ, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. - Cô quan sát, hướng dẫn và thường xuyên gợi ý cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình. Đặc biệt cô giúp đỡ cho những trẻ chưa có kỹ năng nặn, ký năng tô…để trẻ co cơ hội luyên tập. Đồng thời gợi ý cho trẻ có những ý tưởng sáng tạo. Cô chú ý liên kết trẻ các góc lại với nhau. + Kết thúc: Cô và trẻ cùng nhận xét sản phẩm của các bạn trong nhóm. - Trẻ về góc chơi: Trẻ chọn đồ dùng đồ chơi và nội dung: tô màu, vẽ, nặn các đồ dung trong lớp. - Trẻ cất đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định. Góc nghệ thuật: +Các bài hát trong chủ điểm; +Vẽ đường tới lớp, tranh ảnh trường mầm non. - Trẻ biết chọn góc chơi, biết thể hiện ý tưởng của mình thông qua các hoạt động. - Trẻ biết tạo ra các sảm phẩm đẹp. - Phát triển khả năng tưởng tượng và sáng tạo. - Trẻ không ồn ào và biết liên kết cùng bạn khi chơi. - Giấy a4, bút màu, bút chì, tranh ảnh và 1 số đồ dùng khác - Băng đĩa nhạc, xắc xô,…lien quan tới chủ điểm. - Tự thoả thuận: Tập trung trẻ, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. Cô nhắc nhở trẻ trước lúc về góc chơi. - Cô quan sát, hướng dẫn và thường xuyên gợi ý cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình. Đặc biệt cô giúp đỡ cho những trẻ chưa có kỹ năng nặn, ký năng tô…để trẻ co cơ hội luyên tập. Đồng thời gợi ý cho trẻ có những ý tưởng sáng tạo. Cô chú ý liên kết trẻ các góc lại với nhau. + Trẻ về góc chơi: Trẻ chọn đồ dùng đồ chơi và nội dung: tô màu, vẽ đường tới lớp; hát, nghe nhạc,xem tranh ảnh về trường mầm non. Góc học tập: +Tô các nét cơ bản. + Tô, viết nối số 1,2 tương ứng với các nhóm đồ dùng. - Trẻ biết thảo luận về những gì được quan sát từ đó giúp trẻ ghi nhớ những hình ảnh về chủ đê. - Góp phần phát triển trí tuệ, thẩm mĩ -Giúp trẻ nhớ và biết cách tô các nét cơ bản dẹp và chính xác cũng như nối được số 1, 2 tương ứng với các nhóm đồ dùng. - Bàn ghế, vở tập tô, một số nhóm đồ dùng về chủ đề. - Tự thoả thuận: Tập trung trẻ, giới thiệu tên các góc, trò chuyện về chủ đề. Cùng trẻ thảo luận về nội dung chơi, vai chơi và các yêu cầu khi trẻ về góc chơi. - Cô quan sát, hướng dẫn gợi ý cho trẻ thực hiện ý tưởng của mình. Đồng thời gợi ý cho trẻ có những ý tưởng sáng tạo. Cô chú ý liên kết trẻ các góc lại với nhau. - Trẻ về góc chơi: Trẻ lấy vở tập tô, bút chì về tô. - Trẻ cùng cô nhận xét vai chơi của bạn. _Trẻ cất vở tập tô đúng nơi quy định. Hoạt động ngoài trời TÊN HOẠT ĐỘNG TÊN TRÒ CHƠI MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CHUẨN BỊ CÁCH TIẾN HÀNH Thứ 5 *HĐQS: Cho cháu QS thiên nhiên thời tiết. *HĐCCĐ: Tập tô các nét cơ bản - Trẻ thoải mái,hít thở không khí trong lành. Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. - Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng. - Biết được đặc điểm, cách vẽ các nét cơ bản khác nhau. - Sân sạch sẽ, an toàn, trang phục phù hợp với thời tiết dễ hoạt động - Tranh mẫu 1 số nét cơ bản. - Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát "khúc hát dạo chơi " vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. Hôm nay bầu trời như thế nào? Cháu nhìn bầu trời và nói lên những gì cháu thấy. - Cho trẻ xem lại tranh mà trẻ vẽ trường mầm non hỏi trẻ: + Các con đang được thấy gì? Nó được vễ như thế nào? Trẻ quan sát tranh Tô các nát cơ bản. Hỏi trẻ: + Các con có biết đây là những nét gì không? Nó được tô như thế nào? Thứ 6 *HĐQS: Dạo chơi QS thiên nhiên. *HĐCCĐ: Thơ:"Cô giáo của em" - Các cháu chú ý quan sát thiên nhiên và nói được những gì cháu qs được. Biết thể hiện cảm xúc trước cảnh đẹp. - Biết đọc diễn cảm, cảm nhận nội dung bài thơ. - Sân sạch sẽ, an toàn, quả bóng. - Bài thơ:"Cô giáo của em" Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: "khúc hát dạo chơi", vừa quan sát cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. - Các cháu thấy mọi vật , cây cối hôm nay như thế nào? Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô. Cháu trả lời dưới sự hướng dẫn của cô. - Cô đọc bài thơ:"Cô giáo của em". - Cô tổ chức cho cháu đọc thơ. Cho trẻ nói cảm nhận của mình qua bài thơ. Bằng cách đạt câu hỏi mở: "Các con biết gì qua bài thơ vừa đọc". TRÒ CHƠI CÓ LUẬT Truyền Tin - Trẻ hiểu luật chơi và cách chơi. - Đoàn kết chơi. - Hứng thú chơi trò chơi.. - Sân chơi sạch sẽ, thoáng mát. - Cô giới thiệu trò chơi. Cách chơi ,luật chơi. - Luật chơi: Phải nói thầm với bạn bên cạnh. - Cách chơi:Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn(có thể 2 - 3 nhóm). Để thi đua xem nhóm nào truyền tin nhanh và đúng. Cô gọi mỗi nhóm 1 trẻ lên và nói thầm với mỗi trẻ 1 câu hoặc 1 nội dung cần nhớ. Sau đó cho trẻ về nhóm và nói thầm vào tai bạn bên cạnh mình và tiếp theo như thế cho đến bạn cuối cùng. Trẻ cuối cùng chạy lên nối to cho cô và các bạn cùng nghe. Nhóm nào truyền tin đúng và nhanh là thắng cuộc. - Tiến hành cho trẻ chơi. Cô bao quát gợi ý cho trẻ hứng thú chơi. Đoàn kết chơi cùng bạn. Nhận xét, động viên trẻ kịp thời. Chơi tự do - Trẻ không chơi ở những nơi mất vệ sinh như:vũng nước,không trèo quá cao,chơi với vật sắc nhọn - Trẻ chọn được các đồ chơi và chơi theo sở thích. -Trẻ biết giữ gìn đồ chơi … - Một số đồ chơi tự do về chủ đề. - Bóng, cờ nơ, phấn, chong chóng. - Cho trẻ chơi với một số trò chơi, đồ chơi về chủ đề theo ý thích của trẻ. Sau đó cô hướng cho trẻ chơi với đồ chơi giữa sân trường. - Cô bao quát và giúp trẻ khi cần thiết. Giáo dục trẻ đoàn kết chơi vui vẻ cùng bạn, không dành nhau đồ chơi. - Cuối giờ chơi cô tập trung trẻ nhận xét, cho trẻ vệ sinh tay chân. - Cô điểm danh lại sỉ số rồi cho trẻ vào lớp. 5. Hoạt động chiều Thứ 2 (9/9) Thứ 3 (10/9) Thứ 4 (11/9) Thứ 5 (12/9) Thứ 6 (13/9) ÂN: Hát vận động: "Cháu đi mẫu giáo" LQBM: "Ôn đếm các nhóm có số lượng 1, 2. Nhận biết số 1, 2. Phân biệt đồ dùng có số lượng 1, 2" 1. Mục đích- yêu cầu: - Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả. Hiểu được nội dung bài hát. Cảm nhận và vận động theo giai điệu của bài hát. - Trẻ nhớ và biết thao tác với số 1, 2. - Rèn kỹ năng hát diễn cảm kết hợp vỗ tay theo tiết tấu chậm. Thể hiện cảm xúc khi nghe hát. Hứng thú khi chơi trò chơi âm nhạc. - Giáo dục trẻ yêu thích đến trường. Yêu mến bạn bè, cô giáo. 2. Chuẩn bị: - Hình ảnh chụp trường mầm non Hoa Sim. Tiến hành Trẻ hát vận động tự do theo nhạc. Cô hỏi lại tên bài, tên tác giả. Chơi đồ chơi có số lượng 1,2. CHƠI TỰ DO NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY VỆ SINH -TRẢ TRẺ Tập trò chơi: Truyền tin. 1.Mục đích- yêu cầu: - Trẻ biết được cách chơi, luật chơi trò chơi vận động. - Rèn khả năng nhanh nhẹn, hoạt bát, khả năng ghi nhớ. 2. Chuẩn bị: Trò chơi, sân rộng và an toàn. 3. Pp – bp: Luyện tập 4. Tiến hành: + Cô giới thiệu trò chơi, nêu cách chơi. + Tập cho trẻ chơi 2 -3 lần. + Cô làm chơi mẫu cùng trẻ 2 -3 lần. - Cho trẻ chơi 2 , 3 lần. + Kết thúc: Nhận xét, nêu lại tên trò chơi CHƠI TỰ DO NÊU GƯƠNG CUỐI NGÀY VỆ SINH -TRẢ TRẺ Vệ

File đính kèm:

  • docgiao an chu diem truong mam non.doc
Giáo án liên quan