Kế hoạch tích hợp sức khoẻ sinh sản vị thành niên lớp 10 môn Địa lý

Chương V: ĐỊA LÍ DÂN CƯ

Bài: Dân số và sự gia tăng dân số Kiến thức

- Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó

- Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư); các nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội

Thái độ

- Nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, tuyên truyền, ủng hộ các biện pháp, chính sách dân số của nhà nước.

Kĩ năng

- Vẽ biểu đồ về gia tăng dân số.

- Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số.

 

doc14 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 521 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tích hợp sức khoẻ sinh sản vị thành niên lớp 10 môn Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TÍCH HỢP SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN LỚP 10 Chủ đề Chương - Bài Mục tiêu cụ thể từng chương - bài Phương thức và gợi ý về phương pháp 1. Quan hê giữa dân số và các thành phần khác Chương V: ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài: Dân số và sự gia tăng dân số Kiến thức - Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó - Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là gia tăng tự nhiên (sinh thô, tử thô) và gia tăng cơ học (nhập cư, xuất cư); các nhân tố tác động và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội Thái độ - Nhận thức đúng đắn về vấn đề dân số, tuyên truyền, ủng hộ các biện pháp, chính sách dân số của nhà nước. Kĩ năng - Vẽ biểu đồ về gia tăng dân số. - Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số. - Phương thức: bài riêng - Phương pháp: + Phân tích và nhận xét biểu đồ, bản đồ. + Hoạt động nhóm + Đàm thoại Bài: Cơ cấu dân số Kiến thức - Hiểu và trình bày được cơ cấu sinh học (tuổi, giới) và cơ cấu xã hội (lao động, trình độ văn hóa) của dân số + Những thuận lợi và khó khăn của nhóm “cơ cấu dân số trẻ” và “cơ cấu dân số già” trong việc phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khoẻ. - Dân số hoạt động, dân số phụ thuộc và mối quan hệ với vấn đề lao động và việc làm. - Sự khác biệt về cơ cấu lao động theo các khu vực kinh tế giữa các nhóm nước. Thái độ - Nhận thức được vai trò của giới trẻ đối với giáo dục, lao độngvà việc làm. Kĩ năng - Vẽ và phân tích tháp dân số. - So sánh và giải thích cơ cấu lao động của các nước. - Phương thức bài riêng: - phương pháp: + Diễn giải + Phân tích bảng số liệu, biểu đồ, sơ đồ và bản đồ về các loại cơ cấu dân số. + Hoạt động nhóm + Nêu vấn đề đàm thoại, gợi mở. Bài : Các chủng tộc ngôn ngữ và tôn giáo ( ban nâng cao) Kiến thức Biết được các tôn giáo chủ yếu trên thế giới, quan niệm và nhận thức của các tôn giáo với vấn đề sinh đẻ và hôn nhân, tác động của nó tới dân số, kinh tế, văn hoá, chính trị. Thái độ - Đoàn kết gắn bó các tôn giáo để giữ vững chính trị xã hội. Kĩ năng - Nhận diện, quan sát hình ảnh, lược đồ về tôn giáo. - Phương thức lồng ghép - Phương pháp: + Thảo luận nhóm + Phân tích nhận xét bản đồ phân bố các tôn giáo. Bài: Phân bố dân cư, các hình thái quần cư và đô thị hoá Kiến thức Hiểu và trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư trên thế giới ( không đồng đều theo không gian và biến động theo thời gian; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư. Phân biệt được những đặc trưng chủ yếu của quần cư nông thôn và quần cư thành thị - Trình bày được những đặc điểm của đô thị hoá, những mặt tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển dân số, kinh tế xã hội và môi trường Thái độ - Có ý thức và tuyên truyền vận động mọi người thực hiện tất chủ chương điều chỉnh, phân bố lại dân cư. Kĩ năng : Phân tích và giải thích lược dồ phân bố dân cư, thế giới. Phương thức: Bài riêng - Phương pháp: phân tích, nhận xét biểu đồ, bản đồ phân bố dân cư, tỉ lệ dân thành thị trên thế giới. - Đàm thoại - Hoạt động nhóm + Làm bài thực hành 1 tiết để củng cố kiến thức về phân bố dân cư + Đặt câu hỏi gợi ý để học sinh trả lời + Làm bài tập tính toán mật độ dân số Chương cơ cấu nền kinh tế Bài: Cơ cấu nền kinh tế Kiến thức Phân biệt được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội - Biết được môúi quan hệ giữa cơ cấu nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới, theo từng khu vực, quốc gia với sự gia tăng, dân số và cơ cấu dân số. - Trình bày được các tiêu trí đánh giá nền kinh tế và mối quan hệ giữa chúng với việc phát triển kinh tế, sử dụng lao động và chất lượng cuộc sống( cho ban nâng cao) Thái độ - Có thức bảo vệ các nguồn lực của địa phương. - Tích cực học tập để xây dựng đất nước. Kĩ năng - Nhận xét , phân tích sơ đồ nguồn lợc và cơ cấu kinh tế. - Đọc nhận xét bản đồ về sợ phân hoá GDP/người. Phương thức tích hợp - Phương pháp phát vấn đàm thoại - Phương pháp phân tích bản đồ về GDP/ người trong SGK, vẽ biểu đồ về GDP/ người và gia tăng tự nhiên ở các khu vực trong bài tập cuối bài. Chương: Môi trường và sự phát triển bền vững Bài: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Hiểu và trình bày được các khái niệm: môi trường, tài nguyên thiên nhiên, phát triển bền vững; chức năng của môi trường và vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người. - Hiện trạng của TNTH trên thế giới và sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thái độ - Có ý thức và tuyên truyền mọi người xung quanh bảo vệ môi trường, tài nguyên. Kĩ năng - Phân tích nhận xét bảng số liệu về môi trường - Phân tích tác hại do con người gây nên đối với môi trường tự nhiên Bài: Môi trường và sự phát triển bền vững Kiến thức: Trình bày được một số vấn đề về môi trường và phát triển bền vững ở 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển. Việc giải quyết vấn đề môi trường gắn liền với vấn đề dân số, xã hội Thái độ - Tích cực tham gia công tác tuyên truyền và bảo vệ môi trường. Kĩ năng - Biết cách tìm hiểu một số vấn đề về môi trường, tài nguyên thiên nhiên ở địa phương - phươưng pháp: + Xây dựng sơ đồ cho học sinh phân tích và nhận xét + Thảo luận theo nhóm chủ đề về ô nhiễm môi trường ( đất, nước, rừng) KẾ HOẠCH TÍCH HỢP SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN LỚP 11 Chủ đề Chương - Bài Mục tiêu cụ thể từng chương - bài Phương thức và gợi ý về phương pháp 1. Quan hệ giữa dân số và các thành phần khác Phần A: KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ XÃ HỘI THẾ GIỚI Bài1: Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại - Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: nước phát triển, nước đang phát triển, nước công nghiệp mới (NICs) về: + GDP/người + Cơ cấu nền kinh tế + HDI Kĩ năng: Nhận xét sự phan bố các nước theo GDP/người trên bản đồ + Phân tích các bảng số liệu Phương thức tích hợp: - Gợi ý về phương pháp: + Thảo luận nhóm + GV nêu các câu hỏi dẫn dắt học sinh cả lớp tranh luận. Bài 3: Một số vấn đề mang tính toàn cầu Kiến thức: - Giải thích được hiện tượng bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển, già hóa dân số ở các nước phát triển - Trình bày được một số biểu hiện, nguyên nhân và phân tích sự ô nhiễm hậu quả của từng loại môi trường. - Hiểu được nguy cơ chiến tranh và sự phần thiết phải bảo vệ hòa bình Kĩ năng: -Thu thập và viết báo cáo ngắn gọn về một số vấn đề mang tính toàn cầu - Thái độ: Nhân thức đúng đắn và có những đóng góp tích cực với các chính sách dân số, môi trường. Phương thức bài riêng Phương pháp - Hoạt động nhóm - Phát vấn Bài 5: Một số vấn đề của châu lục và khu vực Kiến thức: - Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia ở châu Phi (chất lượng cuộc sống thấp, kinh tế kém phát triển, chiến tranh) Trình bày được một số vấn đề của khu vực Mĩ La -tinh (Chênh lệch về GDP/người, đô thịn hoá tràn lan, nợ nước ngoài, đói nghèo) - Trình bày được một số vấn đề kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nam Á và Trung Á (đạo hồi, xung đột tôn giáo, sắc tộc giữa các quốc gia) - Kĩ năng: Phân tích số liệu về một số vấn đề KT-XH của Châu Phi, Mĩ La tinh, Tây Nam Á và Trung Á. - Phương thức tích hợp: - Phương pháp: + Thảo luận nhóm + Tranh luận cả lớp + đàm thoại gợi ểơ Phần B: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA Bài: Hoa Kì Kiến thức: Phân tích được đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế, về sự bất bình đẳng giữa các dân tộc, chủng tộc, về sự đa dạng trong văn hoá. Kĩ năng: Phân tích số liệu; tư liệu bản đồ về dân số và phân bố dân cư Phương thức tích hợp vào tiết 1, mục III (đan cư) - Phương pháp: + Phát vấn + đọc và phân tích bản đồ, bảng số liệu Bài Braxin( ban nâng cao) Kiến thức: Trình bày được đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của Braxin( dân đông tỉ lệ dân đo thị cao, thành phần dân cư đa dạng, chênh lệch mức sống, nự nước ngoài nhiều Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu về gia tăng dân số, đô thị và về môi trường - phương thức tích hợp - Phương pháp: + Phát vấn + Phân tích số liệu. Bài 7: Liên minh châu Âu Kiến thức: - phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới(quy mô dân số, quy mô GDP,tỉ trọng xuất khẩu) - Biết được sự hợp tác giữa các nước EU trong vấn đề dân cư - xã hội ( tự do đi lại, tự do cư trú, tự do lựa chọn nơi làm việc) + Chính sách khuyến khích sinh đẻ và nhập cư các chuyên gia trình độ cao ( CHLB Đức), ưu tiên trợ cấp xã hội cho những gia đình đông con. + gia tăng tự nhiên thấp, cấu trúc dân số già và các vấn đề nảy sinh ( thiếu lao động thay thế, gia tăng cơ giới cao, những vấn đề xã hội đặt ra cần phải giải quyết do nhập cư)( CH Pháp ban nâng cao) Phương thức tích hợp:(tiết 1. vị trí của EU trong nền kinh tế thế giới; tiết 3. Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới: tiết 4. Dân cư và xã hội CHLB Đức - Phương pháp: Thảo luận nhóm. - Phát vấn. - Khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK Bài 8: Liên Bang Nga Kiến thức: - Phân tích các đặc điểm dân cư - xã hội và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế + Gia tăng dân số tự nhiên thấp mật độ dân số thưa, lực lương KHKT đáng kể, phân bố dân cư không đều và tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội ( thiếu lao động thay thế đặc biệt là miền đông). Kĩ năng: - Nhận Biết những khó khăn do gia tăng dân số thấp gây ra. - Phương thức tích hợp: tiết 1. Liên bang Nga, mục II, dân cư và xã hội - Phương pháp: + Phát vấn + Phân tích tháp tuổi, bản đồ, các bảng số liệu. Bài 9: Nhật Bản Kiến thức: - Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế. + Đông dân, tỉ lệ gia tăng dân số thấp, dân số già đi rõ rệt và vấn đề người già, thiếu lao động. + Chất lượng nguồn nhân lực( trình độ, những đức tính tốt đẹp của người lao động ) và tác động của nó đến phát triển kinh tế xã hội - Chính sách dân số đúng đắn và tác động tích cực của nó. - Kĩ năng: + Phân tích và nhận xét bảng số liệu về dân số và kinh tế để thấy được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với tuổi thọ và thu nhập Phương thức tích hợp: Tiết 1: mục II: Dân cư - Phương pháp: + Phát vấn – đàm thoại + Phân tích bảng số liệu về dân số. Bài 10: CHND Trung Hoa Kiến thức: Phân tích đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh của chúng tới kinh tế + Đất nước đông dân nhất thế giới. (trên 1,3 tỉ người) + Chính sách bắt buộc mỗi gia đình có một con ( mặt mạnh: gia tăng dân số tự nhiêngiảm nhanh 0,6% và mặt hạn chế: kết cấu dân số theo giới tính mất cân đối và hệ quả của nó). + Dân cư tập chung ở miền Đông + Nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng được cải thiện Thái độ: - Thấy được mặt mạnh của việc giảm tốc độ gia tăng dân số và hạn chế của chính sách một con ( mất cân bằng giới tính) - Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, bản đồ và bảng số liệu để thấy được xu hướng phát triển và phân bố dân số, những mặt tích cực và tiêu cực - Phương thức tích hợp: Tiết 1: Tự nhiên dân cư và xã hội - Phương pháp đàm thoại gợi mở - Hoạt động nhóm - Nghiên cứu tình huống Bài 11: Khu vực Đông Nam Á Kiến thức: - Phân tích đặc điểm dân cư và xã hội khu vực ĐNA và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế ( dân đông, mặt độ dân số cao, gia tăng dân số cao tuy đang giảm, cơ cấu dân số trẻ, phân bố không đồng đều, nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng hạn chế, nhiều dân tộc và tôn giáo...) - Hiểu được những thách thức đối với ASEAN ( trình độ phát triển còn chênh lệch, tình trạng đói nghèo, các vấn đề xã hội khác ...) Kĩ năng: - Nhận xét các số liệu tư liệu về dân số, chất lượng cuộc sống. - Phương thức tích hợp: Tiết 1: mục II: và tiết (3 mục III) - Phương pháp: đàm thoại, thảo luận cả lớp Bài 12: Ôxtrâylia Kiến thức: - Phân tích được đặc điểm dân cư, xã hội và ảnh hưởng của chúng tới phát triển kinh tế - xã hội( số dân không lớn, vấn đề nhập cư và dân tộc, phân bố dân cư không đều, mức độ đô thị hóa cao, chất lượng cuộc sống cao, thiếu lao động.. - Kĩ năng: nhận xét và phân tích các bảng số liệu, bản đồ về dân cư, xã hội của Ôxtrâylia ( Quy mô dân số, gia tăng dân số, phân bố dân cư, cơ cấu lao động.) Phương thức tích hợp: - Phương pháp: đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm KẾ HOẠCH TÍCH HỢP SỨC KHOẺ SINH SẢN VỊ THÀNH NIÊN LỚP 12 Chủ đề Chương -Bài Mục tiêu cụ thể từng chương bài Phương thớc và gợi ý về phương pháp 1. Quan hệ giữa dân số và các thành phần khác ĐỊA LÍ DÂN CƯ Bài 16: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta Kiến thức: - Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta - Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh và phân bố không hợp lí - Biết được một số chính sách dân số ở nước ta - Thái độ: Có trách nhiệm đối với chính sách dân số của nhà nước - Tuyên truyền, vận động các thành viên trong cộng đồng thực hiện tất cả các chủ chương chính sách và pháp lệnh về dân số - Nhận xét bản đồ dân cư Phương thức bài riêng: - Phương pháp: Thảo luận theo nhóm nhỏ, nêu vấn đề, đàm thoại gợi mở, khai thác kênh chữ, kênh hình trong SGK. Bài 17: Lao động và việc làm Kiến thức: - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.( nguồn lao động dồi dào và ngày càng tăng, cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi, những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động) - Hiểu được vì sao việc làm là vấn đề gay gắt, hướng giải quyết. Thái độ: - Có ý thức hướng nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường - Kĩ năng: + Phân tích và nhận xét các bảng số liệu liên quan đến nguồn lao động, sử dụng người lao động và vấn đề việc làm. Phương pháp bài riêng: + phương pháp đàm thoại, gợi mở, thảo luận theo chủ đề. Khai thác tri thức từ SGK Bài 18: Đô thị hóa ở Việt Nam Kiến thức: - Hiểu và trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta Thái độ: - Có ý thức và tuyên truyền vận động trong cộng đồng lối sống văn minh đô thị. - Có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường đô thị Kĩ năng: - Nhận xét bản đồ và Atlát về đô thị - Xây dựng và phân tích biểu đồ về dân số và tỉ lệ dân đô thị ở VN - Phân tích bảng số liệu phân bố đô thị giữa các vùng trong cả nước Phương pháp bài riêng: + phương pháp đàm thoại, gợi mở, hoạt động nhóm Bài 19: Chất lượng cuộc sống Kiến thức: Hiểu: - GDP bình quân theo đầu người vào loại thấp. chất lượng cuộc sống của dân ta còn chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực trong cả nước. - Các chính sách, biện pháp của nhà nước nhằm nâng cao chất lượng cuốc sống. Thái độ: có thái độ dúng đắn với các chính sách của nhà nước để khắc phục sự chênh lệch về chất lượng cuộc sống giữa các khu vực trong cả nước( ví dụ : chiến lược tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, chiến lược dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản Kĩ năng: Phân tích và nhận xét các bảng số liệu phản ánh chất lượng cuộc sống Phương pháp: phân tích so sánh về chất lượng cuộc sống của nước ta với các nước trên thế giới và giữa các khu vực trong nước - Thảo luận vê nguyên nhân làm cho chất lượng dân số của nhân dân ta còn thấp và có sự phân hóa về chất lượng cuộ sốnggiữa các khu vực trong nước + Hoạt động nhóm ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ: Bài 20: chuyển dịch Cơ cấu kinh tế Kiến thức: - Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu theo ngành và lãnh thổ đến vấn đề dân số và việc làm. Thái độ: - Nhận thức rõ tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Tích cực ủng hộ chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nhà nước và của địa phương. Kĩ năng: - Xây dựng và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê - Phương thức tích hợp: - phương pháp: thảo luận theo nhóm, diễn giảng, đàm thoại gợi mở Bài: Một số vấn đề phát triển và phân bố nônh nghiệp Kiến thức: Chứng minh và giải thích được việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tạo điều kiện sử dụng hợp lí sức lao động và thời gian lao động ở nông thôn, năng cao thu nhập Thái độ: - Nhận thức rõ tính tất yếu phải chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp - Kĩ năng: - Xây dựng và nhân xét bản đồ, biểu đồ, phân tích số liệu thống kê Phương thức tích hợp: Bài: Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp Kiến thức: Hiểu và trình bày được việc phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm chế biến nông lâm thủy sản và sản xuất hàng tiêu dùng góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực đặc biệt là yếu tố tài nguyên, lao động việc làm và thị trường tiêu thụ - Thái độ: Nhận thức rõ tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế thị trường - Ủng hộ chủ chương phát triển công nghiệp ở địa phương Kĩ năng: xây dựng và nhận xét bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu - Phương thức tích hợp + Phương pháp: hoạt động nhóm, động não ĐỊA LÍ CÁC VÙNG KINH TẾ Bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh của Trung du miền núi Bắc bộ Kiến thức: Phân tích được thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội + Đông bắc: tương đối thưa dân , dân cư tập trung không đồng đều. Vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu đời sống còn nhiều khó khăn, đang có sự di dân tự do tới cá vùng khác, đặc biệt là tây nguyên dẫn tới những hậu quả xấu về tài nguyên và môi trường Tây bắc: Rất thưa dân, chất lượng cuộc sống thấp, điièu kiện văn hóa, y tế, giáo dục khó khăn, thiếu lao động nhất là lao đông lành nghề Thái độ; Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa thế mạnh kinh tế và đời sống của nhân dân trong vùng - Tuyên truyền trong cộng đồng để thấy tác hại, tiến tới chấm dứt sự di dân tự do. - Nhận xét bản đồ. Bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng Kiến thức: Phân tích được thế mạnh và hạn chế của dân cư xã hội và lí do phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành + Đây là vùng có mật độ dân số và lao động cao nhất + Mối quan hệ giữa dân số với chuyển dịch cơ cấu và kinh tế theo ngành + Các biện pháp giải quyết việc làm Thái độ: - Nhận thức rõ mối quan hệ phức tạp giữa dân số với các các vấn đề kinh tế - xã hội ở ĐBSH. - Có thái độ đúng đắn đối với chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm Kĩ năng: - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu thống kê - Nhân xét bản đồ Phương thức: Bài riêng - Phương pháp: thảo luận nhóm và cả lớp về nguyên nhân, hâu quả của đặc điểm dân cư với vấn đề lao động, việc làm, lương thược, thực phẩm ở ĐBSH. Bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế xã hội của Bắc trung bộ Kiến thức: Hiểu và trình bày được những thuận lợi, khó khăn về tự nhiên, dân cư - xã hội. + Dân cư tập trung cao ở vùng ven biển, trong khi ở phía tây mật độ thưa, tác động của dân số đến tài nguyên đất, rừng, biển. + Kinh tế chưa phát triển dẫn tới khó khăn trong giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống Thái độ: - Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của vùng. - Tin tưởng vào sự thay đổi cơ bản nền kinh tế xã hội của vùng trong tương lai - Phương thức tích hợp: - Phương pháp: Đàm thoại, gợi mở, hoạt đông nhóm Bài 36: vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải Nam Trung bộ Kiến thức: - Trình bày được những thuân lợi và khó khăn về mặt tài nguyên, dân cư, xã hội, cơ sở hạ tầng của vùng để phát triển kinh tế - Thái độ: - Nhận thức được mâu thuẫn giữa tiềm năng và thực trạng phát triển KT-XH - Tin tưởng vào đường lối chính sách và sự phát triển của vùng trong tương lai. Kĩ năng Khai thác Atlát, bản đồ để thấy được đặc điểm về dân cư của vùng Phướng thức : Tích hợp. - Phương pháp + Khai thác kiến thức SGK. + Đàm thoại , gợi mở Bài 37 : Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây nguyên Kiến thức: Trình bày được những thuận lợi và khó khăn về tự nhiên , KT – XH + Đặc điểm về tài nguyên và dân cư, kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên: thưa dân, nhiều dân tộc, thiếu lao động, nhất là lao động lành nghề và cán bộ khoa học kĩ thuật. Mức sống và trình độ dân trí nhìn chung còn thấp. + Tốc độ gia tăng tự nhiên cao cùng với việc di dân tự do ồ ạt và thiếu sót trong quản lí đã dẫn đến những hậu quả xấu về tài nguyên môi trường trong những năm gần đây. + Khai thác thế mạnh của tài nguyên góp phần phát triển kinh tế, phân bố lại dân cư. - thái độ: - Nhận thức rõ mâu thuẫn giữa thế mạnh với thực trạng kinh tế xã hội của vùng - Đồng tình với các chính sách phát triển kinh tế xã hội của nhà nước đối với Tây nguyên Kĩ năng: - nhận xét biểu đồ. - Phân tích nhân xét bang số liệu Phướng thức : Tích hợp. - Phương pháp + Đàm thoại , gợi mở + Thảo luận cả lớp Bài 39: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở ĐNB Kiến thức: - Phân tích được những thế mạnh nổi bật về dân cư, xã hội và hạn chế. + Đông Nam Bộ là khu vực kinh tế phát triển, thu hút nhiều đầu tư, lao động có chuyên môn từ các vùng khác đến. + Thu thập của người dân tăng. Sự phát triển kinh tế nhanh làm phát sinh những vấn đề môi trường. Thái độ: - Đồng tình với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội theo chiều sâu. - Kĩ năng: + Nhận xét bản đồ + Phân tích số liệu Phướng thức : Tích hợp. - Phương pháp: Thảo luận nhóm phân tích mối quan hệ giữa dân cư nguồn lao động với phát triển kinh tế mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với chất lượng cuộc sống và môi trường. Bài 41: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long Kiến thức: - Phân tích những thuận lợi , khó khăn về thiên nhiên với đời sống dân cư và phát triển kinh tế. - Phân bố dân cư không đồng đều. Việc di dân khai thác đất hoang hóa cần đi liền với bảo vệ tự nhiên và môi trường. Cần đẩy mạnh trình độ dân trí, trình độ khoa học kĩ thuật. Con người chủ động sống chung với lũ. Thái độ: - Nhận thức rõ vai trò đặc biệt của vùng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. - Đồng tình với chủ trương phát triển KT-XH của nhà nước. - Kĩ năng: - Nhận xét bản đồ và phân tích số liệu đã cho Phướng thức : Tích hợp. - Phương pháp + Đàm thoại , gợi mở Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo Kiến thức: Trình bày được các đặc điểm tự nhiên, dân cư, xã hội + Gia tăng dân số nhanh với việc khai thác tài nguyên ven biển + Chú ý việc khai thác tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Có tiềm năng về phát triển du lịch, vận tải biển, khai thác dầu mỏ khí đốt + Nguy cơ nảy sinh các vấn đề xã hội và bệnh dịch. Thái độ: - Nhận thức rõ vai trò to lớn của vùng biển nước ta đối với chủ trương phát triển kinh tế biển của nhà nước - Kĩ năng: - Nhận xét bản đồ và phân tích số liệu thống kê. Phương thức tích hợp: Phương pháp: phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với việc khai thác tài nguyên ven biển và bảo vệ môi trường biển. Địa lí địa phương ( Tỉnh, Thành Phố) Kiến thức: Biết tìm hiểu địa lí địa phương về đặc điểm dân cư và lao động ( Sự gia tăng dân số và cơ cấu dân số. Đặc điểm của nguồn lao động. Những vấn đề đặt ra và biện pháp giải quyết). Thái độ: - Có lòng yêu quê hương đất nước - Có ý thức và trách nhiệm xây dựng quê hương. Kĩ năng: Sưu tầm tư liệu, sử lí thông tin. - Viết và trình bày báo cáo Phương pháp tích hợp - Phương pháp: + Phương pháp nêu chủ đề thảo luận theo nhóm - Xêmima

File đính kèm:

  • docKE HOACH DAY TICH HOP SKSS VI THANH NIEN 101112.doc