I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
v Trẻ biết được tên riêng, đặc điểm nổi bật của bản thân (hình dáng, kiểu tóc, giới tính.)
v Trẻ vẽ được hình ảnh bạn trai – bạn gái mà trẻ thích. Tập thể hiện cảm xúc qua nét mặt.
v Phát triển kỹ năng phối hợp các đường nét hình tròn, nét thẳng, nét xiên, lượn cong, màu sắc, bố cục hình vẽ hài hòa sáng tạo.
v Biết đặt tên cho tranh vẽ của mình và biết đưa ra ý kiến nhận xét tranh của bạn.
v Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn, biết chăm sóc các bộ phận trên cơ thể.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
1. Đón trẻ – Thể dục buổi sáng :
v Trao đổi với phụ huynh về sở thích của trẻ trong cách ăn mặc, tính tình.
v Trò chuyện về bản thân của trẻ. Hỏi xem trẻ thích chơi với bạn nào? Thích mặc gì? Thích ăn gì? Cho trẻ chơi trong các góc.
v Cho trẻ ra sân tập thể dục với các động tác :
Hô hấp : Gà gáy.
Tay vai : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
Chân : Ngồi khuỵu gối.
Bụng lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Bật : Bật tách chân – khép chân.
2. Hoạt động có chủ đích :
v Chuẩn bị môi trường hoạt động :
Đồ dùng phương tiện : Tranh ảnh minh họa về bạn trai – bạn gái.
· Tập – bút màu, bút lông, màu nước để vẽ.
· Máy cassett.
v Phương pháp :
9 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 22150 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức hoạt động - Chủ đề: Bản thân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề : Bản thân
Chủ đề nhánh : Tôi cần gì để lớn và khỏe mạnh
Hoạt động : Ai khéo tay?
Lớp : Chồi
Giáo viên : Diệp Huỳnh Ngọc Hương
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Trẻ biết được tên riêng, đặc điểm nổi bật của bản thân (hình dáng, kiểu tóc, giới tính...)
Trẻ vẽ được hình ảnh bạn trai – bạn gái mà trẻ thích. Tập thể hiện cảm xúc qua nét mặt.
Phát triển kỹ năng phối hợp các đường nét hình tròn, nét thẳng, nét xiên, lượn cong, màu sắc, bố cục hình vẽ hài hòa sáng tạo.
Biết đặt tên cho tranh vẽ của mình và biết đưa ra ý kiến nhận xét tranh của bạn.
Trẻ biết yêu thương, giúp đỡ bạn, biết chăm sóc các bộ phận trên cơ thể.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
Đón trẻ – Thể dục buổi sáng :
Trao đổi với phụ huynh về sở thích của trẻ trong cách ăn mặc, tính tình...
Trò chuyện về bản thân của trẻ. Hỏi xem trẻ thích chơi với bạn nào? Thích mặc gì? Thích ăn gì? Cho trẻ chơi trong các góc.
Cho trẻ ra sân tập thể dục với các động tác :
Hô hấp : Gà gáy.
Tay vai : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
Chân : Ngồi khuỵu gối.
Bụng lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Bật : Bật tách chân – khép chân.
Hoạt động có chủ đích :
Chuẩn bị môi trường hoạt động :
Đồ dùng phương tiện : Tranh ảnh minh họa về bạn trai – bạn gái.
Tập – bút màu, bút lông, màu nước để vẽ.
Máy cassett.
Phương pháp :
Thực hành.
Trực quan minh họa.
Tiến trình hoạt động có chủ đích :
Mở đầu hoạt động :
HĐ 1: Chơi trò chơi “Em bé”
Sáng thức dậy các con làm gì? Ai biết cơ thể mình gồm mấy phần?
Đoán xem giữa bạn trai và bạn gái khác nhau điểm nào?
Con thích bạn nào? Vậy con có thể hiện hình ảnh của bạn qua tranh vẽ được không? Hôm nay các con hãy vẽ hình bạn trai và bạn gái mà mình thích nha!
Hoạt động trọng tâm :
Cô giới thiệu :
Cô đã chuẩn bị sẵn một số màu nước, bút lông, bút màu và tập vẽ, giấy màu, họa báo...
Các con có thể vẽ hình bạn trai – bạn gái mình thích, tô màu trên tập vẽ theo ý thích của mình Khi đã xong hình vẽ các con có thể dùng hình họa báo trang trí thêm cho tranh vẽ thêm đẹp hơn.
Trẻ vẽ tranh :
Cô cho trẻ đưa ra ý tưởng thể hiện hình ảnh bạn trai – bạn gái mà trẻ sẽ thể hiện qua tranh vẽ của mình.
Con sẽ vẽ ai? Để vẽ bạn trai hay bạn gái con sẽ vẽ như thế nào?
HĐ 2 : Bé trổ tài. Trẻ đến bàn vẽ, thể hiện bức tranh vẽ, cô gợi ý cho trẻ vẽ sáng tạo.
Nhắc trẻ tư thế ngồi, cách cầm bút vẽ, cách tô màu, cách xé dán hình họa báo để trang trí thêm hình vẽ cho sinh động.
Trưng bày và nhận xét sản phẩm :
HĐ 3 : Cô hướng dẫn trẻ trưng bày sản phẩm. Cho trẻ cùng các bạn nhận xét những bức tranh.
Con thích bức tranh của bạn nào? Tại sao?
Hỏi các trẻ khác có ý tưởng gì bổ sung cho bạn, nếu lần sau con sẽ tô màu như thế nào để đẹp hơn. Trẻ đưa ra ý kiến nhận xét về kỹ thuật tranh vẽ.
Kết thúc hoạt động :
Chơi trò chơi nhẹ : Đánh đàn.
Hoạt động góc :
Góc nghệ thuật :
Nội dung : Trẻ vẽ, nặn, tô màu chân dung của bé, hát và vận động các bài hát về bản thân.
Yêu cầu : Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu hình bạn trai – bạn gái. Biết tự hào về sản phẩm của mình. Biết biểu diễn các bài hát múa một cách mạnh dạn khéo léo.
Chuẩn bị : Bút màu, bút lông, màu nước, giấy vẽ, đất nặn, các loại nhạc cụ.
Tiến hành : Cho trẻ vào góc chơi, cho trẻ lựa chọn hoạt động mà trẻ thích, trẻ vẽ chân dung bạn trai – bạn gái, nặn hình ảnh, trang phục của bạn trai – bạn gái. Trẻ tự chơi, sau đó mang sản phẩm của mình trưng bày.
Góc phân vai :
Nội dung : Đóng vai ba, mẹ và con.
Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. Trẻ biết phân vai chơi, biết chọn vai phù hợp, biết liên kết giữa các nhóm chơi, biết phối hợp cùng các bạn khi chơi.
Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
Chuẩn bị : Đồ chơi ở góc phân vai, đồ chơi nấu ăn, thực phẩm rau củ, trái cây bằng nhựa.
Tiến hành : Trẻ thỏa thuận vai chơi cùng nhau, chọn vai và thể hiện vai của mình. Ba đi làm mẹ nấu ăn, anh – chị đúc em ăn, tắm em.
Góc xây dựng :
Nội dung : Xây nhà của bé.
Yêu cầu : Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây.
Trẻ biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm chơi. Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
Chuẩn bị : Ống chỉ, gạch, cây hoa, ghế đá, bitis...
Tiến hành : Trẻ tự thảo luận để lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi trẻ lựa chọn một công việc, trẻ xây hàng rào, trẻ xây các bồn hoa, vườn cây, trẻ xây nhà ở...
Trẻ tự chơi và phối hợp với nhau để xây nhà của bé. Sau khi trẻ hoàn thành công việc xây dựng. Cô gợi ý cho các nhóm chơi khác vào tham quan, khen ngợi trẻ đã biết làm việc cùng nhau hòa thuận và xây dựng được công trình đẹp.
Hoạt động ngoài trời :
Thu thập lá ghép hình bạn trai – bạn gái. Trò chuyện về đặc điểm bạn trai – bạn gái.
Chơi vận động : “Về đúng nhà”. Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động chiều :
Đọc bài đồng dao : “Lộn cầu vồng”. Chuẩn bị cho trẻ học thêm năng khiếu.
Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn ngủ, hoạt động chiều, (cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những trẻ có biểu hiện đặc biệt):
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề : Bản thân
Chủ đề nhánh : Tôi là ai
Hoạt động : Bé ơi!
Lớp : Chồi
Giáo viên : Diệp Huỳnh Ngọc Hương
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Trẻ đọc diễn cảm bài thơ, hiểu nội dung bài thơ. Cảm nhận được giai điệu bài thơ, biết ngắt giọng thể hiện nhịp điệu nhanh chậm khi đọc thơ.
Trả lời đúng, mạch lạc các câu hỏi của cô. Phát triển tưởng tượng, trí nhớ ngôn ngữ.
Giáo dục trẻ không ra nắng, sau khi ăn no phải ngồi xuống không chạy nhảy, phải rửa mặt đánh răng, rửa tay trước khi ăn.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
Đón trẻ – Thể dục buổi sáng :
Trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, sinh hoạt của trẻ ở nhà.
Trò chuyện về bản thân của trẻ. Nhắc trẻ cắt móng tay, móng chân sạch sẽ khi đến lớp.
Cho trẻ ra sân tập thể dục với các động tác :
Hô hấp : Gà gáy.
Tay vai : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
Chân : Ngồi khuỵu gối.
Bụng lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Bật : Bật tách chân – khép chân.
Hoạt động có chủ đích :
Chuẩn bị môi trường hoạt động :
Đồ dùng phương tiện : Búp bê.
Phương pháp :
Trực quan minh họa.
Tiến trình hoạt động có chủ đích :
Mở đầu hoạt động :
HĐ 1 : Chơi trò chơi “Con thỏ”
Các con hãy lắng nghe xem có tiếng gì vậy? À! Tiếng ai khóc thế các con?
Tại sao búp bê lại khóc vậy?
Chắc là búp bê bị ngã đó. Vì không cẩn thận nên bạn bị ngã. Cô cũng có bài thơ nói về bạn nhỏ. Các con hãy chú ý lắng nghe xem bạn như thế nào nha!
Hoạt động trọng tâm :
HĐ 2 : Đọc thơ.
Cô đọc diễn cảm 2 lần.
Trẻ đọc thơ 2 – 3 lần.
HĐ 3 : Đàm thoại
Trong bài thơ khuyên bé đừng làm gì?
Để giữ gìn vệ sinh cơ thể được sạch sẽ, con phải làm sao?
Cả lớp cùng đọc với cô.
Đọc nối tiếp, nhóm, cá nhân đọc thơ.
Nãy giờ mình đã đọc thơ, tìm hiểu nội dung của bài thơ rồi, bây giờ hãy nghĩ xem nên đặt tên cho bài thơ là gì?
Kết thúc hoạt động :
Chơi trò chơi : Bắt chước tạo dáng.
Hoạt động góc :
Góc xây dựng :
Nội dung : Xây nhà của bé.
Yêu cầu : Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây.
Trẻ biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm chơi. Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
Chuẩn bị : Ống chỉ, gạch, cây hoa, ghế đá, bitis...
Tiến hành : Trẻ tự thảo luận để lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi trẻ lựa chọn một công việc, trẻ xây hàng rào, trẻ xây các bồn hoa, vườn cây, trẻ xây nhà ở...
Trẻ tự chơi và phối hợp với nhau để xây nhà của bé. Sau khi trẻ hoàn thành công việc xây dựng. Cô gợi ý cho các nhóm chơi khác vào tham quan, khen ngợi trẻ đã biết làm việc cùng nhau hòa thuận và xây dựng được công trình đẹp.
Góc đọc sách :
Nội dung : Xem sách tranh giới thiệu bé và bạn.
Yêu cầu : Trẻ biết cách lật từng trang sách nhẹ nhàng, ngồi thẳng, đầu không cúi sát tranh.
Trẻ biết được tên, đặc điểm, hành động của từng bé.
Chuẩn bị : Sách truyện cô và trẻ cùng làm, truyện tranh.
Tiến hành : Trẻ tự vào góc đọc sách xem tranh ảnh, truyện tranh về bản thân.
Cô hướng dẫn trẻ tự làm sách tranh, sưu tầm hình ảnh về bản thân bé, những thứ bé thích để làm album rồi kể và đặt tên về sách tranh đó.
Góc học tập :
Nội dung : Giúp cô tìm bạn
Yêu cầu : Trẻ biết quan sát, biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu.
Củng cố kĩ năng đếm của trẻ.
Chuẩn bị :
Tiến hành : Trẻ sẽ đếm có bao nhiêu bạn nam – bạn nữ, tóc ngắn - tóc dài. Đoán xem bạn mặc áo màu xanh(váy đỏ, cột nơ, quần sọt) là bạn nào.
Hoạt động ngoài trời :
Thảo luận về công việc của bé hàng ngày.
Chơi vận động : “Kéo co”.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động chiều :
Đọc bài đồng dao : “Lộn cầu vồng”. Chuẩn bị để bé học thêm năng khiếu.
Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn ngủ, hoạt động chiều, (cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những trẻ có biểu hiện đặc biệt):
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Chủ đề : Bản thân
Chủ đề nhánh : Tôi là ai
Hoạt động : Mẹ yêu không nào
Lớp : Chồi
Giáo viên : Diệp Huỳnh Ngọc Hương
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Trẻ hát thuộc bài hát “Mẹ yêu không nào” đúng lời, đúng nhịp.
Biết phối hợp vận động minh họa theo bài hát, thể hiện với giai điệu vui tươi, nhịp nhàng.
Trẻ hiểu được nội dung bài hát là giáo dục trẻ sự lễ phép khi đi hay về nhà đều phải biết chào hỏi ba mẹ, ông bà và mọi người xung quanh.
Trẻ chú ý lắng nghe cô hát, cảm nhận được âm điệu dân ca bài hát “Gà gáy le te”.
Trẻ hiểu được cách chơi và luật chơi “Đoán tên bạn hát”. Rèn kỹ năng nghe âm thanh khi chơi.
CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY :
Đón trẻ – Thể dục buổi sáng :
Trao đổi với phụ huynh về sở thích của trẻ. Cho trẻ nghe nhạc nhẹ.
Nhắc trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định. Cho trẻ chơi trong các góc.
Cho trẻ ra sân tập thể dục với các động tác :
Hô hấp : Gà gáy.
Tay vai : Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao.
Chân : Ngồi khuỵu gối.
Bụng lườn : Đứng nghiêng người sang hai bên.
Bật : Bật tách chân – khép chân.
Hoạt động có chủ đích :
Chuẩn bị môi trường hoạt động :
Đồ dùng phương tiện : Tranh ảnh minh họa về bạn trai – bạn gái.
Băng nhạc, đàn, nhạc cụ.
Máy cassett. Mặt nạ.
Phương pháp :
Thực hành . Trực quan minh họa.
Tiến trình hoạt động có chủ đích :
Mở đầu hoạt động :
HĐ 1 : Đọc bài thơ “Mẹ và cô”
Trò chuyện cùng trẻ về gia đình của bé. Vậy mỗi buổi sáng, ai đưa các con đến trường?
Ba mẹ các con làm việc rất là vất vả và cực nhọc để nuôi các con khôn lớn. Vậy đối với ba mẹ, các con phải biết làm gì để ba mẹ được vui lòng?
Hoạt động trọng tâm :
Cô giới thiệu :
Có một bài hát nói một bạn cũng rất yêu kính ba mẹ và còn rất là lễ phép nữa, các con cùng lắng nghe giai điệu này xem đó là bài gì nhé!
Cô mở máy cho trẻ nghe rồi cùng hát theo nhạc 1 – 2 lần.
Mời nhóm – cá nhân hát.
HĐ 2 : Để bài hát hay hơn nữa, cả lớp mình sẽ múa minh họa nha!
Cô múa mẫu cho trẻ xem. Sau đó phân tích từng động tác.
Cả lớp múa cùng cô 1 – 2 lần. Cô chú ý sửa sai trẻ và nhắc trẻ thể hiện diễn cảm.
Trò chơi : Đoàn văn công.
Mỗi trẻ sẽ kết thành nhóm 5 bạn. Cô kiểm tra số lượng trẻ từng nhóm.
Từng nhóm múa. Các nhóm sẽ tự thỏa thuận và chọn cho mình 1 loại nhạc cụ gõ, vận động thể hiện tình cảm vui tươi, hát đúng nhịp rõ lời bài hát. Sau mỗi lần chơi có thể đổi dụng cụ cho bạn. Cô động viên trẻ đưa ra ý tưởng sáng tạo động tác múa minh họa.
HĐ 3 : Hôm nay ở trường mình có tổ chức hội thi “Bé vui hát”, cô và các con cùng tham gia nha! Mở đầu chương trình các con sẽ nghe bài “Gà gáy le te”.
Tiếp theo chương trình cô mời các con biểu diễn văn nghệ.
HĐ 4 : Để chương trình vui hơn cùng chơi trò chơi “Đoán tên bạn hát”.
Một bạn sẽ lên đeo mặt nạ, đoán tên bạn nào hát ở phía dưới cả lớp.
Kết thúc hoạt động :
Chơi trò chơi : Chi chi chành chành.
Hoạt động góc :
Góc nghệ thuật :
Nội dung : Trẻ biểu diển hát và vận động các bài hát về bản thân.
Yêu cầu : Trẻ biết biểu diễn các bài hát múa một cách mạnh dạn khéo léo.
Chuẩn bị : Các loại nhạc cụ.
Tiến hành : Cho trẻ vào góc chơi, lựa chọn nhạc cụ, múa minh họa theo bài hát.
Góc phân vai :
Nội dung : Đóng vai ba, mẹ và con.
Yêu cầu : Trẻ biết thể hiện vai chơi của mình. Trẻ biết phân vai chơi, biết chọn vai phù hợp, biết liên kết giữa các nhóm chơi, biết phối hợp cùng các bạn khi chơi.
Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
Chuẩn bị : Đồ chơi ở góc phân vai, đồ chơi nấu ăn, thực phẩm rau củ, trái cây bằng nhựa.
Tiến hành : Trẻ thỏa thuận vai chơi cùng nhau, chọn vai và thể hiện vai của mình. Ba đi làm mẹ đi chợ, nấu ăn, bồng em và đúc em ăn.
Góc xây dựng :
Nội dung : Xây nhà của bé.
Yêu cầu : Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu để xây.
Trẻ biết phối hợp cùng các bạn trong nhóm chơi. Biết tham gia tích cực vào trò chơi.
Chuẩn bị : Ống chỉ, gạch, cây hoa, ghế đá, bitis...
Tiến hành : Trẻ tự thảo luận để lựa chọn đồ chơi, phân công nhau mỗi trẻ lựa chọn một công việc, trẻ xây hàng rào, trẻ xây các bồn hoa, vườn cây, trẻ xây nhà ở...
Trẻ tự chơi và phối hợp với nhau để xây nhà của bé. Sau khi trẻ hoàn thành công việc xây dựng. Cô gợi ý cho các nhóm chơi khác vào tham quan, khen ngợi trẻ đã biết làm việc cùng nhau hòa thuận và xây dựng được công trình đẹp.
Hoạt động ngoài trời :
Trao đổi tên trẻ, sở thích của trẻ.
Chơi vận động : “Bạn ở đâu”.
Chơi tự do với đồ chơi ngoài trời.
Hoạt động chiều :
Đọc bài đồng dao : “Kéo cưa lừa xẻ”
Nhận xét sau khi tổ chức các hoạt động trong ngày :
Đón trẻ, hoạt động có chủ đích, hoạt động vui chơi, vệ sinh ăn ngủ, hoạt động chiều, (cần quan tâm, chăm sóc giáo dục đối với những trẻ có biểu hiện đặc biệt):
File đính kèm:
- kehoach.doc