I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ cái n, m. Nhận biết chữ trong tiếng, từ, câu. Biết được các kiểu chữ của chữ n, m
- Rèn phát âm cho trẻ, rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Trẻ thực hiện tốt theo yêu cầu của cô, biết hợp tác cùng bạn, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử
- Thẻ chữ cái n, m và các chữ cái đã học cho cô và trẻ
- Các nét rời của chữ cái: n, m
- Các đĩa từ có chứa chữ m, n.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
15 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tổ chức hoạt động - Chủ đề nhánh: Ngày mùa quê em - Lĩnh vực: phát triển ngôn ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQCC: VUI VỚI CHỮ M, N
Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng âm của các chữ cái n, m. Nhận biết chữ trong tiếng, từ, câu. Biết được các kiểu chữ của chữ n, m
- Rèn phát âm cho trẻ, rèn luyện và phát triển khả năng quan sát, so sánh và ghi nhớ có chủ định cho trẻ
- Trẻ thực hiện tốt theo yêu cầu của cô, biết hợp tác cùng bạn, tích cực tham gia hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Bài giảng điện tử
- Thẻ chữ cái n, m và các chữ cái đã học cho cô và trẻ
- Các nét rời của chữ cái: n, m
- Các đĩa từ có chứa chữ m, n.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô tạo tình huống dẫn trẻ đi thăm cánh đồng lúa chín. Cho trẻ xem cánh đồng lúa chín và các bác nông dân đang gặt lúa, gánh lúa.
+ Các con thấy cánh đồng lúa chín như thế nào?
+ Cảnh vật và con người trong mùa gặt mùa ra sao?
Hoạt động 2:
Cô cho xuất hiện từ “ngày mùa” dưới bức tranh. Cô đọc từ “ngày mùa”
Cho trẻ đọc và ghép từ giống từ trong tranh.
Cô yêu cầu trẻ chọn các chữ cái trong từ mà trẻ đã được học.
Cô giới thiệu chữ m, n cho trẻ làm quen
* Làm quen chữ n:
Cô giới thiệu chữ n và phát âm theo lớp, nhóm, cá nhân.
Cho trẻ tự phân tích nét chữ n theo cách hiểu của trẻ.
Cô tóm ý: Chữ n gồm 2 nét móc trên liền nhau
Cho một số trẻ nhắc lại cấu tạo của chữ n
Cô giới thiệu các kiểu chữ n rồi cho trẻ phát âm tên các kiểu chữ: n in thường, n viết thường, n in hoa, n viết hoa
* Làm quen chữ m:
Cô giới thiệu chữ cái m và phát âm
Cho trẻ phát âm theo lớp, nhóm, cá nhân
Cô phân tích chữ m: Gồm 3 nét móc trên liền nhau
Cho trẻ xem và đọc tên các kiểu chữ m
Cho trẻ so sánh chữ n, m
+ Giống nhau: Đều có nét móc
+ Khác nhau: chữ n có 2 nét móc, chữ m có 3 nét móc, cách phát âm khác nhau
* Trò chơi:
Trò chơi 1: Ai nhanh nhất
Cô cho trẻ chia thành 3 đội xếp 3 hàng dọc. Cô chuẩn bị cho mỗi đội các rổ đĩa có chứa từ có chữ m, n và các chữ cái đã học. Cô yêu cầu từng trẻ của mỗi đội lên chọn các đĩa từ có chứa chữ m, n. Mỗi trẻ phải đi theo đường hẹp lên chọn đĩa từ. Đội nào chọn được nhiều đĩa từ và đúng theo yêu cầu của cô thì chiến thắng.
Trò chơi 2: Truyền tin
Cô cho trẻ ngồi thành 3 hàng dọc. Cô sẽ mời 3 bạn ngồi cuối 3 dãy lên nhận tin. Cô nói nhỏ với 3 bạn về chữ cái cần tìm. Các bạn này phải ghi nhớ chữ cái của mình và chạy về chỗ. Trong khi các cháu quay về chỗ mình thì cô gắn úp các thẻ chữ cái này lên bảng phía trước các hàng tương ứng. Khi về đến chỗ mình 3 bạn sẽ truyền tin cho các bạn đứng kế tiếp và cứ thế trẻ truyền tin cho các bạn tr9ng đội và trẻ đứng cuối cùng sẽ chọn thẻ chữ cái và đem lên. Cô sẽ lật các thẻ chữ trên bảng lên để cùng cả lớp kiểm tra Đội thắng là đội nhận được tin nhắn chính xác và chọn đúng thẻ chữ theo yêu cầu. Cho trẻ chơi 4-5 lần.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cho cả lớp nghe và vận động bài hát “ Em đi giữa biển vàng”
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
HOẠT ĐỘNG HỌC: TD “ĐI TRÊN DÂY”
Ngày dạy: Thứ ba ngày 25 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết phối hợp tay, chân, mắt và toàn thân khi đi thăng bằng trên dây.
- Phát triển khả năng định hướng tốt trong không gian, phát triển cơ tay, chân và toàn thân cho trẻ qua các bài tập vận động và trò chơi.
- Giáo dục trẻ ý thức tham gia luyện tập cùng nhau, siêng năng tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh.
II. Chuẩn bị :
- Sân rộng, nhạc, máy vi tính
- Dây, bóng nhựa, bóng rổ.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1: Khởi động
+ Các con ơi! Ngày mùa đã đến rồi, các bác nông dân đang chuẩn bị gánh lúa về trên những con đê nhỏ. Các con có muốn giúp bác nông dân gánh lúa về không?
+ Muốn gánh lúa giỏi chúng mình phải rèn luyện sức khỏe cho thật tốt nhé!
Cho trẻ đi theo nhạc thành vòng tròn kết hợp các kiểu đi: đi thường, đi bằng mũi bàn chân, gót chân, đi khom, đi thường, đi nhanh, chạy chậm, chạy nhanh, chạy chậm, đi thường.
Hoạt động 2: Trọng động
a. Bài tập phát triển chung
+ Tay: Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân).
+ Lưng, bụng, lườn: Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái.
+ Chân: Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau.
b. Vận động cơ bản: Đi trên dây
+ Muốn gánh lúa đi được trên những con đê, các con phải tập đi thăng bằng trên dây (dây dặt dưới mặt đất) trước để cơ thể tập giữ được thăng bằng rồi mới giúp bác nông dân được nhé!
* Cô làm mẫu: - Lần 1: Không giải thích. - Lần 2: Giải thích. TTCB: Mắt nhìn phía trước hướng vào dây, 2 tay dang ngang để giữ thăng bằng . Khi đi bước từng chân một dẫm lên dây, các con chú ý chân nọ nối chân kia đi trên dây sát đất, cứ như thế đi hết sợi dây
+ Gọi 1-2 cháu lên làm mẫu lại
* Trẻ luyện tập: Cô chia trẻ thành 4 nhóm để luyện tập từ 2-3 lần . Cô chú ý sửa sai
Cho trẻ thi đua giữa các tổ với nhau
c. Trò chơi vận động: Ném bóng rổ
- Các con thi đua rất tốt, ai cũng thực hiện đúng vận động, cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 quả bóng, chúng mình sẽ chơi ném bóng rổ, cô chia trẻ làm 2 đội và tham gia chơi.
Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi lại, hít thở nhẹ nhàng.
Giáo dục trẻ về ý nghĩa của việc luyện tập thể dục thể thao.
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVH : TRUYỆN « HAI ANH EM »
Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Trẻ chú ý, trật tự lắng nghe kể chuyện - yêu thích câu chuyện
-Trẻ kể lại được chuyện - hiểu được rằng người anh chăm chỉ được mọi người yêu mến-được hạnh phúc. Còn người em lười biếng bị trừng phạt nghèo đói
- Đàm thoại trả lời theo nội dung truyện
- Qua chuyện trẻ biết được cần phải lao động giúp đỡ mọi người
II. CHUẨN BỊ : - Bài giảng điện tử
- Mũ các nhân vật trong câu chuyện
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG : * Hoạt động 1 :
Cho trẻ hát bài « Lớn lên cháu lái máy cày ».
Trò chuyện cùng trẻ :
+ Đã bao giờ các con được về quê và được đi thăm cánh đồng chưa ?
+ Các con biết không ở quê ngoài những cánh đồng lúa chín vàng óng rất đẹp còn có những ruộng bí ngô, ruộng dưa đấy các con. Hôm trước cô về quê và đã chụp một hình ảnh rất đẹp muốn cho các con xem, các con cùng xem nhé !
Cô cho trẻ xem tranh ruộng bí ngô vẽ về người em ngã, người anh nâng. Cho trẻ nhận xét về bức tranh.
+ Hình ảnh này gắn liền về một câu chuyện rất hay mà hôm nay cô muốn kể cho các con nghe đấy, các con có thích không nào ?
* Hoạt động 2 : - Cô diễn cảm lần 1 có tranh
- Lần 2 cô cho trẻ xem video câu chuyện.
* Trích dẫn :
Đoạn 1 : Hai anh em mồ côi có những tính cách trái ngược nhau, người anh thì chăm chỉ còn người em thì làm biếng và hai anh em bàn nhau đi làm ăn xa : « Ngày xưa có hai anh em nhà kia.......Người em vâng lời. »
Đoạn 2: Người anh chăm chỉ, siêng năng luôn giúp đỡ mọi người và phần thưởng xứng đáng cho người anh: “Sáng hôm sau .........nhặt số vàng rồi quay về.”
Đoạn 3: Người em lười biếng không chịu làm bất cứ điều gì và không biết giúp đỡ người khác, kết cục nhận một quả bí ngô bên trong toàn là đất: “Còn người em.............không dám quay về gặp anh nữa.”
Đoạn 4: Đoạn còn lại: Người anh đi tìm em về, lắng nghe câu chuyện của em và lời khuyên của anh giành cho em. Người em xấu hổ, hiểu ra mọi chuyện và từ đấy rất siêng năng, chăm chỉ.
- Qua câu chuyện này người anh đã được thưởng quả bí như thế nào?
- Đó là kết quả siêng năng của người anh
- Còn người em lười biếng nên kết cuộc nhận được quả bí toàn là đất.
* Đàm thoại:
- Các con ơi! Trong ruộng bí ngô còn có rất nhiều bí ngô , thế cháu nào có thích lên hái bí để khám phá điều bí mật trong quả bí không?
* Câu hỏi:
1/ Ai là người chăm chỉ ? Tại sao biết người anh chăm chỉ !
2/ Người em như thế nào? Tại sao con biết người em lười biếng?
3/ Người anh đã làm công việc gì? Người anh đã đổi lúa lấy gì? Đổi bông lấy gì?
4/ Người em nói như thế nào khi những người thợ gặt nhờ người em gặt giúp? Mọi người mắng người em như thế nào?
5/ Người anh giúp người em như thế nào? Người anh nói gì với người em? Sau đó người em như thế nào?
6/ Về sau, hai anh em họ sống với nhau ra sao?
Giáo dục:
- Trong câu chuyện, các con yêu nhân vật nào?
- Vậy chúng ta hãy chăm lao động giống người anh nhé!
- Cô cho trẻ đứng lên làm động tác mô phỏng , gặt lúa, hái bông, gánh nước, chuyển đội hình
* Trẻ thể hiện vai các nhân vật trong truyện
Cho trẻ đóng vai nhân vật. (Cô cho trẻ chọn vai, đội mũ nhân vật và thể hiện)
Hoạt động 3:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: TH : NHỮNG CHÚ NGHÉ THÂN THƯƠNG
Ngày dạy: Thứ năm ngày 27 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết sử dụng các vật liệu như: Lá cây, hộp sữa susu, xốp bitis… để tạo thành những chú nghé.
- Phát triển cho trẻ khả năng quan sát, sử dụng màu sắc, sáng tạo, sự nhanh nhẹn khéo léo khi tạo ra sản phẩm.
- Thông qua hoạt động luyện cho trẻ tính kiên trì, nhẫn nại khi thực hiện công việc.
- Phát triển thẩm mỹ thông qua quá trình thực hiện.
- Rèn luyện cho trẻ kĩ năng: Cắt, dán, xâu, cột, sắp xếp,…., bố cục cân đối chọn màu sắc phù hợp, sự sáng tạo, linh hoạt trong quá trình làm đồ chơi.
- Giáo dục trẻ yêu quí sản phẩm của mình và của người khác làm ra.
- Giáo dục bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
- Một số con nghé làm bằng lá cây, hộp sữa.
- Bài giảng điện tử
- Một số vật liệu như: Lá cây, hộp sữa, bitis…
- Kéo, keo dính, hồ, rổ nhựa, dây…
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cho trẻ đọc bài đồng dao về con trâu. Trò chuyện cùng trẻ:
+ Các con đã được thấy con trâu chưa?
+ Thế con trâu sống ở đâu?
+ Khi còn nhỏ, con trâu có tên gọi là gì?
Cho trẻ xem hình ảnh con nghé đang đứng trên đồng ruộng.
+ Những con nghé ngộ nghĩnh đó còn được hóa thân từ những chiếc lá, hộp sữa rất đáng yêu các con có thích xem không?
Hoạt động 2:
Cho trẻ xem những con nghé được làm từ lá mít, hộp sữa.
+ Từ những chiếc lá, hộp sữa, xốp bitis...với đôi bàn tay khéo léo của mình, cô và các bạn đã làm thành những con vật rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Các con có muốn tự tay mình làm những con vật như thế này không?
+ Hôm nay cô sẻ hướng dẫn cho các con cách làm những con vật này, trước hết các con phải chú ý quan sát và lắng nghe cô hướng dẫn để rồi bạn nào cũng làm được cho mình một hoặc nhiều con vật thật ngộ nghĩnh và dễ thương.
Cho trẻ xem con nghé được làm bằng lá mít.
+ Đố các con con nghé này được làm bằng vật liệu gì?
Cô giới thiệu về nguyên vật liệu và cách làm.
+ Để làm được con nghé này trước hết cô chọn 1 chiếc lá mít sau đó cô dùng kéo cắt chéo phần đầu của lá mít sau đó cuốn tròn chiếc lá lại dùng dây cột vào phần bụng và phần cuộn của chiếc lá sau đó kéo dây cử động con nghé và kêu “Nghé ọ !”
Cô chỉ con nghé làm từ hộp sữa và đố trẻ:
+ Đố các con con nghé này cô làm từ vật liệu gì?
+ Đó là hộp sữa rất quen thuộc mà hằng ngày các con thường uống, cô đã sử dụng nó để tạo nên một chú nghé rất đáng yêu phải không nào
Cô hướng dẫn trẻ cách làm con nghé từ hộp sữa.
+ Cô đã chuẩn bị sẳn nguyên vật liệu cho các con cùng trổ tài làm những chú nghé đáng yêu đấy!
Cô đưa từng vật liệu lên cho trẻ quan sát và nói tên.
Cho trẻ nêu lại cách làm một số con vật mà trẻ thích làm.
Cô bổ sung ý cho trẻ.
* Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện cô mở nhạc cho trẻ nghe
Trong quá trình trẻ làm cô quan sát, gợi ý, giúp đỡ trẻ khi cần thiết để hoàn thành sản phẩm.
* Trưng bày sản phẩm
Cho trẻ trưng bày tất cả sản phẩm ra cả lớp cùng xem.
+ Các con quan sát hết tất cả sản phẩm thấy các bạn làm như thế nào?
+ Các con thích sản phẩm nào, vì sao con thích? (Cho 2-3 trẻ nhận xét)
Cô nhận xét chung
+ Các con ạ! Từ những vật liệu không dùng được như: Lá cây, hộp sữa... mà các con đã tận dụng làm được những chú nghé rất ngộ nghĩnh và dễ thương. Vì vậy các con phải biết yêu quí, giữ gìn sản phẩm của mình và của các bạn làm ra nhé!
Hoạt động 3:
Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
Cho trẻ mang những chsu nghé mình làm ra cùng đi và vận động với bài hát “ Con trâu”
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
HOẠT ĐỘNG HỌC: ÂM NHẠC “SINH HOẠT VĂN NGHỆ CUỐI CHỦ ĐỀ”
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết biểu diễn một số bài hát, vận động, đọc thơ, kể chuyện… một cách nhịp nhàng uyển chuyển. Có phong cách biểu diễn có nội dung thuộc chủ đề “Nghề nghiệp” mà trẻ đã được biết, được học.
- Rèn kỹ năng mạnh dạn, tự tin, hào hứng cho trẻ, khả năng biểu diễn cho trẻ
- Trẻ yêu thích biểu diễn văn nghệ.
-Rèn trẻ tính tự tin trước đông người.
- Giáo dục trẻ biết yêu quý các nghề trong xã hội.
II. Chuẩn bị:
- Trang trí sân khấu.
- Một số dụng cụ âm nhạc: Đàn phách tre, xắc xô…cho trẻ
- Đàn nhạc một số bài hát chủ đề nghề nghiệp.
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô tập trung trẻ lại cho trẻ xem một video clip có hình ảnh các nghề
Cô trò chuyện cùng trẻ
+ Các con vừa được xem những hình ảnh gì?
+ Thế lớn lên các con thích làm nghề gì nhất?
+ Nghề nào cũng đều có ích cho xã hội phải không các con. Muốn trở thành bác sĩ, cô giáo hay chú bộ đội… các con phải học thật giỏi, chăm ngoan, vâng lời ba mẹ, cô giáo. Hôm nay cô cùng các con hát múa ca ngợi những nghề cao quý ấy nhé!
Hoạt động 2:
- Mở đầu chương trình là bài: “Cháu yêu cô chú công nhân” do các bạn tổ 1 lớp mình biểu diễn.
- Các tổ 2 rất thích làm bác sĩ và các bạn ấy đã nhờ bài hát “Em làm bác sĩ” nói hộ lòng mình. Các con cùng nghe nhé!
- Các con ơi! Vừa rồi có một ngày rất đặc biệt dành cho các chú bộ đội, các con có nhớ đó là ngày gì không?
+ Nhân ngày 22/12 tập thể lớp lớn 3 chúng mình đã có một bài thơ rất hay đọc tặng chú bộ đội, các con cùng biểu diễn lại nào!
Cho cả lớp đọc thơ “Gởi theo các chú bộ đội”
+ Có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở rất xe ngoài biển khơi và để bảo vệ nó, các chú bộ đội đã không ngại khó khăn tạm biệt đất liền ra với biển đảo, ngày đêm canh gác gìn giữ hòa bình cho đất nước đấy các con. Hoàng Sa, Trường Sa luôn ở trong tim của mỗi chúng ta và đó cũng là nội dung bài múa “Đây Hoàng Sa, đây Trường Sa’ mà các con sẽ được xem do nhóm bạn nam nữ lớp mình trình bày!
+ Bác nông dân đã mang đến cho chúng ta những bát cơm thơm dẻo, những quả ngon… Và bạn Hoàng Ly rất thích làm bác nông dân ngồi trên những chiếc máy cày, cày cho mảnh ruộng thêm tơi xốp. Các con sẽ được nghe những lời tâm sự ấy qua bài hát “Lớn lên cháu lái máy cày” do bạn ấy thể hiện nhé!
- Tiếp theo chương trình là tiết mục múa “Cô giáo miền xuôi” do các bạn tổ 3 trình bày.
* Nghe hát: Anh phi công ơi
+ Trong xã hội có rất nhiều nghề, thế các con có thích làm chú phi công không?
+ Được làm chú phi công bay lượn trên bầu trời thật thích phải không các con. Hôm nay cô sẽ gởi đến các con những hình ảnh của anh phi công qua bài hát “Anh phi công ơi”. Các con cùng nghe nhé
Cô hát cho trẻ nghe.
Lần 2 cô cùng trẻ minh họa bài hát.
* Trò chơi: Ai nhanh nhất
Cô nêu cách chơi và cho trẻ chơi .
Cách chơi: Cô đặt những chiếc vòng trong lớp và chọn số trẻ chơi nhiều hơn chiếc vòng. Cho trẻ đi quanh vòng và hát. Khi nào trẻ nghe cô hát nhanh thì chạy thật nhanh vào vòng. Trẻ nào không có vòng thì sẽ nhảy lò cò.
Hoạt động 3:
Cô kết thúc chương trình văn nghệ.
Giáo dục trẻ biết yêu quý những nghề trong xã hội,
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: LQVT: NHỮNG KHÁI NIỆM TƯƠNG PHẢN
Ngày dạy: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ nhận biết các cặp từ có tính chất khác biệt, trái ngược rõ nét thông qua các hình ảnh cụ thể về kích thước, tính chất, trạng thái, hành động của các sự vật, hiện tượng.
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích, chú ý, khả năng khái quát hóa cho trẻ.
- Phát triển tư duy, óc quan sát, các thuật ngữ toán học cho trẻ. Trẻ nhanh nhẹn thông minh khi tham gia vào hoạt động .
- Giáo dục trẻ yêu thích môn học và tham gia tích cực vào hoạt động.
II. Chuẩn bị:
- Một số hình ảnh, sự vật có ý nghĩa trái ngược nhau.
- Bài giảng điện tử.
III. Tiến hành tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1:
Cô cùng trẻ hát và vận động bài “Cánh đồng tuổi thơ”
Hoạt động 2:
+ Các con ơi! Cô cháu mình đã đến với cánh đồng rồi! Các con quan sát xem trên cánh đồng có những cây gì? (cây mía, cây mè)
+ Con thấy cây mía như thế nào so với cây mè?
+ Chiều cao của hai cây như thế nào với nhau?
+ Cao thì như thế nào so với thấp?
+ Sự khác biệt về chiều cao của cây mía và cây mè: “cây mía cao- cây mè thấp”có nghĩa là chúng có mối quan hệ tương phản về chiều cao (hay còn gọi là kích thước). Và cặp từ (cao- thấp) là cặp từ có tính chất tương phản.
Thế các con hiểu như thế nào là sự tương phản?
Tương phản là sự khác biệt, trái ngược rõ nét của hai đối tượng về một đặc điểm nào đó.
Cho trẻ đọc lại
Cô giới thiệu một số hình ảnh và từ có mối quan hệ :
+Tương phản về kích thước: to- nhỏ, rộng – hẹp
+Tương phản về tính chất: ngọt- đắng, mặn- lạt
+Tương phản về hành động: nhanh- chậm.
Cô cho trẻ phát hiện một số cặp hình ảnh, từ có tính chất tương phản trong thực tế.
* Luyện tập:
Cho trẻ ghép các mảnh ghép còn lại để tạo thành các cặp tương phản mà cô đã cho trên máy tính: ướt- khô, thức- ngủ, dài- ngắn, ốm- mập..
* Trò chơi
Trò chơi 1: Từ điển tư duy
Cách chơi: Cô cho trẻ đứng thành vòng tròn. Nhiệm vụ của mỗi trẻ là sẽ vừa nói vừa hành động sao tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà cô giáo đưa ra. Ví dụ: cô giáo nói đứng và đứng lại thì trẻ phải nói được là đi và hành động đi như lời nói. Sau đó cho trẻ chia làm hai đội chơi . Một đội sẽ vừa nói vừa đưa ra hành động và đội còn lại sẽ nói và đưa ra hành động sao cho tạo một cặp tương phản với từ và hành động mà đội kia đưa ra.
Luật chơi: Khi chơi cùng cô, nếu trẻ nào làm sai thì sẽ bị ra ngoài một lần chơi. Với cách chơi có hai đội chơi, đội nào có nhiều hành động đúng với yêu cầu thì chiến thắng.
Trò chơi 2: Nhớ nhanh- đoán giỏi
Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ba vòng tròn ba tổ. Cô sẽ cho cả lớp nhìn nhanh những hình ảnh các sự vật ẩn sau mỗi ô số. Các tổ sẽ ghi nhớ và sau đó được quyền chọn cặp ô số có hình ảnh tương phản nhau. Mỗi lần lắc xắc xô các đội chỉ được quyền trả lời một cặp ô số.
Luật chơi: Nếu đội nào mở được nhiều cặp ô số đúng theo yêu cầu sẽ dành được nhiều phần quà và chiến thắng trong trò chơi này.
Hoạt động 3:
Cô nhận xét tuyên dương tiết học
Cô cho trẻ tạm biệt cánh đồng và đi theo yêu cầu của cô như nhanh/ chậm… và ra sân chơi.
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CHỦ ĐỀ NHÁNH: NGÀY MÙA QUÊ EM
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG HỌC: KPKH: NGÀY MÙA QUÊ EM
Ngày dạy: Thứ hai ngày 24 tháng 12 năm 2012
I. Mục đích, yêu cầu:
- TrÎ biÕt ®îc c«ng viÖc cña B¸c n«ng d©n lµ lµm viÖc trªn c¸nh ®ång, trang tr¹i ®Ó lµm ra h¹t g¹o vµ c¸c s¶n phÈm hoa mÇu.
- TrÎ hiÓu ®îc qu¸ tr×nh lµm ra h¹t g¹o cña B¸c n«ng d©n
- TrÎ biÕt ®îc nh÷ng c«ng viÖc vÊt v¶ B¸c n«ng d©n lµm hµng ngµy
- TrÎ biÕt ®îc t¸c dông cña h¹t g¹o ®èi víi ®êi sèng con ngêi
- Ph¸t triÓn ng«n ng÷ m¹ch l¹c cho trÎ. RÌn kÜ n¨ng quan s¸t, ghi nhí- chó ý cã chñ ®Þnh vµ t duy cho trÎ.
- Ph¸t triÓn cho trÎ tÝnh nhanh nhÑn, khÐo lÐo th«ng qua c¸c trß ch¬i
- TrÎ biÕt ¬n vµ quý träng b¸c n«ng d©n, tr©n träng nh÷ng s¶n phÈm lao ®éng cña ngêi n«ng d©n
II. Chuẩn bị:
- H×nh ¶nh quy tr×nh s¶n xuÊt lóa g¹o cña nghÒ n«ng gåm: H¹t thãc, h¹t thãc n¶y mÇm, m¹ non, bã lóa, h¹t g¹o
- M¸y vi tÝnh, bµi gi¶ng ®iÖn tö.
- 2 ræ nhá cã ®ùng tranh l« t« nghÒ n«ng nh: c¸i liÒm, c¸i cuèc, c¸i gÇu t¸t níc, c¸i cµy, c¸i bõa, c¸i cµo... ®Ó lÉn cïng tranh l« t« c¸c nghÒ kh¸c
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động 1:
Cho trÎ ch¬i trß ch¬i: Gieo h¹t
- §µm tho¹i cïng trÎ:
+ Con võa gieo ®îc h¹t g×?
+ C¸c con cã biÕt ai ®· trång c©y ¨n qu¶ cho chóng m×nh ¨n hµng ngµy kh«ng?
+ ThÕ c¸c b¸c n«ng d©n lµm nghÒ g×?
§óng råi, nghÒ n«ng còng lµ mét nghÒ trong x· héi. C¸c b¸c n«ng d©n kh«ng chØ trång c©y mµ cßn lµm nhiÒu c«ng viÖc kh¸c, vËy b¸c lµm nh÷ng viÖc g× n÷a?
C¸c b¸c n«ng d©n lµm rÊt nhiÒu c«ng viÖc, nh ch¨n nu«i, trång trät...t¹o ra nhiÒu s¶n phÈm cho x· héi. Nhng trong ®ã chñ yÕu lµ c«ng viÖc trång lóa, h«m nay c« ch¸u m×nh cïng t×m hiÓu vÒ nghÒ trång lóa cña c¸c b¸c n«ng d©n nhÐ.
Hoạt động 2:
C« cho trÎ xem h×nh ¶nh c¸c b¸c n«ng d©n ®ang lµm viÖc vµ dµm tho¹i cïng trÎ:
+H×nh ¶nh1:B¸c n«ng d©n ®ang lµm ®Êt
- C¸c con h·y nh×n xem muèn gieo cÊy ®îc, c«ng viÖc ®Çu tiªn cña b¸c n«ng d©n lµ lµm g×?
- Muèn lµm ®îc ®Êt, c¸c b¸c cÇn nh÷ng dông cô g×?
- Trong h×nh ¶nh con thÊy cßn cã con vËt g× gióp b¸c n«ng d©n lµm viÖc?
§óng råi, Con Tr©u ®· gióp b¸c n«ng d©n lµm rÊt nhiÒu c«ng viÖc nÆng nhäc nh cµy, bõa lµm t¬i ®Êt ®Ó cÊy trång hoa mÇu vµ lóa ®Êy.
C« kh¸i qu¸t l¹i: C«ng viÖc ®Çu tiªn cña b¸c n«ng d©n lµ lµm cho ®Êt t¬i xèp ®Ó gieo cÊy, muèn lµm ®Êt ®îc, b¸c cÇn ph¶i cã nh÷ng dông cô lµ C¸i cuèc, C¸i cµy, C¸i bõa vµ Con Tr©u...
- C¸c con ¹, ngµy xa c¸c b¸c n«ng d©n rÊt vÊt v¶ ph¶i dïng søc ngêi vµ søc kÐo cña gia sóc nh: tr©u, bß ®Ó lµm ra nhiÒu lóa, ng« khoai, rau mÇu cho c¸c con vµ mäi ngêi dïng hµng ngµy ®Ê
File đính kèm:
- Nghe nong.doc