Kế hoạch Toán 8

1/ Thuận lợi.

- Giáo viên giảng dậy nhiệt tình, có trách nhiệm, đúng chuyên môn đào tạo và có kinh nghiệm trong công tác giảng dậy, có ý thức học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, trau dồi tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy.

Hầu hết các em chăm ngoan, có ý thức học tập và yêu thích môn học. HS của nhà trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

- Về chương trình sách giáo khoa : Năm học 2005-2006 là năm học thứ 4 triển khai đại trà chương trình thay sách giáo khoa mới nên GV ít nhiều đã có kinh nghiệm trong giảng dạy.

- Sách giáo khoa mới được trình bày theo con đường kết hợp trực quan với suy diễn,thông qua thực hành học sinh rút ra kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập.

- Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và của giáo viên và HS đầy đủ

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1334 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch Toán 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A/ Kế hoạch chung. I. Đặc điểm tình hình. 1/ Thuận lợi. - Giáo viên giảng dậy nhiệt tình, có trách nhiệm, đúng chuyên môn đào tạo và có kinh nghiệm trong công tác giảng dậy, có ý thức học hỏi và tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn,nghiệp vụ, trau dồi tay nghề, đổi mới phương pháp giảng dạy. Hầu hết các em chăm ngoan, có ý thức học tập và yêu thích môn học. HS của nhà trường luôn được sự quan tâm của các ban ngành đoàn thể trong và ngoài nhà trường. - Về chương trình sách giáo khoa : Năm học 2005-2006 là năm học thứ 4 triển khai đại trà chương trình thay sách giáo khoa mới nên GV ít nhiều đã có kinh nghiệm trong giảng dạy. - Sách giáo khoa mới được trình bày theo con đường kết hợp trực quan với suy diễn,thông qua thực hành học sinh rút ra kiến thức và vận dụng kiến thức đó vào việc giải bài tập. - Cơ sở vật chất: SGK, sách tham khảo và các đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho dạy và của giáo viên và HS đầy đủ 2/ Khó khăn: - Một số học sinh tiếp thu bài còn chậm, lực học trong một lớp có sự chênh lệch. Mặt khác, mặc dù đây là năm thứ ba các em làm quen với phân môn hình học nhưng năm học này các em học với thời lượng thời gian và kiến thức nhiều hơn; đồng thời các em bước đầu làm quen, nhận biết một số khái niệm hình học không gian, HS phải đi sâu hơn việc chứng minh và trình bày chứng minh vì vậy các em gặp không ít khó khăn trong quá trình khám phá, lĩnh hội kiến thức mới. - Tình hình đời sống kinh tế xã hội ở vùng nông thôn trong giai đoạn hiện nay vẫn còn tồn tại một số ít biểu hiện tiêu cực gây cản trở đến truyền thống hiếu học và lòng say mê học tập của học sinh. II/ Nhiệm vụ bộ môn. + Trang bị cho các em những kiến thức cơ bản của bộ môn toán 8 một cách có hệ thống vững chắc. *Về đại số: - Trang bị cho học sinh các kiến thức về hằng đẳng thức các phép toán nhân, chia đa thức, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử, tìm hiểu các phép toán về phân thức; việc giải phương trình, bất phương trình bậc nhất. *Về hình học: - Trang bị cho học sinh các kiến thức về tứ giác; tìm hiểu các khái niệm về đa giác, các trường hợp đồng dạng của tam giác; định lý Thacest. Bước đầu làm quen các khái niệm đơn giản của hình học không gian. - Rèn luyện kỹ năng tính toán, vận dụng kiến thức phát huy tính sáng tạo, lòng say mê học tập bộ môn, rèn luyện tính chính xác, cẩn thận, có logíc có thái độ nghiêm túc trong học toán, bước đầu có thói quen nghiên cứu khoa học. III/ Chỉ tiêu phấn đấu. Lớp Giỏi Khá Tbình Yếu IV/ Biện pháp. a. Đối với giáo viên. - Học tập và nghiên cứu kỹ nội dung chương trình. - Soạn giảng đúng phấn phối chương trình và theo quy định của nhà trường. áp dụng phương pháp đã và đang đổi mới theo chương trình mới với mục đích phù hợp, tiến bộ, có hiệu quả. Chú trọng tới việc liên hệ thực tế trong từng bài giảng. - Tăng cường các hình thức thức kiểm tra. - Phân loại đối tượng từng học sinh để có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng, giáo dục. - Có kế hoạch từng chương để điều chỉnh phương pháp, kiến thức cho có hiệu quả. - Khuyến khích động viên có thành tích vươn lên, nhắc nhở trong kịp thời học sinh chưa tiến bộ. - Tích cực dự giờ, tham gia nhiệt tình các đợt hội giảng, học tập, kinh nghiệm, áp dụng sáng kiến một cách triệt để vào bài giảng, thường xuyên bồi dưỡng học sinh giỏi, thường xuyên tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm - Tích cực hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích" . Khắc phục triệt để hiện tượng quay cóp trong kiểm tra, điểm các bài kiểm tra phản ánh thực chất chất lượng học tập của học sinh. - Tăng cường kiểm tra đầu giờ, tối thiểu 3 học sinh/1 tiết. - Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra chấm trả bài cho học sinh đúng kì hạn. - Coi trọng giờ luyện tập, xây dựng bài giải mẫu. - Xây dựng các nhóm và đôi bạn yêu toán. Chú ý giáo dục hướng nghiệp cho học sinh có sự liên hệ với thực tế. Tổ chức ngoại khoá theo các chuyên đề toán học. Giúp HS sưu tầm, khai thác các tài liệu (Sách nâng cao,tạp trí toán tuổi thơ...) - Phụ đạo HS yếu kém,bồi dưỡng và nâng cao cho HS khá giỏi theo chỉ đạo của nhà trường. - Thường xuyên lắng nghe ý kiến ngược chiều của học sinh, phụ huynh học sinh để điều chỉnh phương pháp dạy học. - Luôn có ý thức và tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá kết quả học tập của mình và của bạn bè trong lớp, tăng cường sử dụng các bài kiểm tra trắc nghiệm. 2/ Đối với học sinh: - Có đầy đủ SGK, vở ghi chép, dụng cụ học tập . - Học bài và làm bài đầy đủ theo hướng dẫn của giáo viên. - Xây dựng tập thể học sinh tích cực thi đua có tinh thần ham học hỏi, tự giác,sáng tạo trong học tập, có phương pháp học tập hợp lý, khoa học và có chất lượng. - Trong lớp tích cực xây dựng bài, có thái độ nghiêm túc trong học tập, tự giác tìm tòi, học hỏi. - Tham gia tích cực, xây dựng CLB toán của nhà trường do Đoàn TN tổ chức. V. Chuyên đề - Sáng kiến kinh nghiệm :

File đính kèm:

  • docKe hoach toan 8-chung.doc