Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.
Căn cứ Công văn số 468/SGD&ĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với Giáo dục Trung học.
Căn cứ công văn số 294/PGDĐT-CM ngày 30/8/2011 của Phòng GD&ĐT huyện Lục Yên về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với cấp THCS; Tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục’’.
Công văn số 322/PGDĐT-CM ngày 15 tháng 09 năm 2011 về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 của phòng giáo dục và đào tạo Lục Yên.
Căn cứ công văn số 309/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 09 năm 2011 về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012 của trưởng phòng giáo dục và đào tạo Lục Yên.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2465 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch viết sáng kiến, kinh nghiệm năm học 2011 – 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỤC YÊN
TRƯỜNG THCS TÂN PHƯỢNG
Số …../KH-THCSTP
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tân phượng, ngày 01 tháng 09 năm 2011
KẾ HOẠCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2011 – 2012
Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.
Căn cứ Công văn số 468/SGD&ĐT-GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với Giáo dục Trung học.
Căn cứ công văn số 294/PGDĐT-CM ngày 30/8/2011 của Phòng GD&ĐT huyện Lục Yên về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với cấp THCS; Tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục’’.
Công văn số 322/PGDĐT-CM ngày 15 tháng 09 năm 2011 về hướng dẫn nhiệm vụ thanh tra năm học 2011-2012 của phòng giáo dục và đào tạo Lục Yên.
Căn cứ công văn số 309/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 09 năm 2011 về triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012 của trưởng phòng giáo dục và đào tạo Lục Yên.
Trên cơ sở tình hình thực tế trường THCS Tân Phượng xây dựng kế hoạch chỉ đạo công tác viết Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2011-2012 như sau:
I. MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG VIẾT SKKN:
Đây là một trong những hoạt động bồi dưỡng giáo viên nhằm:
- Thông qua các tìm tòi, nghiên cứu, tích luỹ mà nâng cao chất lượng các giờ lên lớp, chất lượng công tác của mỗi cán bộ, giáo viên.
- Truyền đạt kinh nghiệm giảng dạy, công tác giữa các cán bộ giáo viên, giảm bớt thời gian, sức lực mày mò tự nghiên cứu.
- Rèn luyện cho cán bộ giáo viên phương pháp làm việc khoa học, ý thức tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ.
- Phát huy khả năng nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường về những vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục.
- Sáng kiến kinh nghiệm và công trình nghiên cứu khoa học phải có trình độ lí luận, tính khoa học, tính thực tiễn đáp ứng yêu cầu đặt ra trong đường lối xây dựng đất nước của Đảng và Nhà nước. Vậy nên cần phải đầu tư thời gian, sức lực, trí tuệ để có được những sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả, phù hợp với thực tiễn.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1. TỔ CHỨC ĐĂNG KÍ VIẾT SKKN.
- Thời gian đăng kí: Hoàn thành đăng kí trước 15 tháng 9 năm 2011
- Đối tượng: Cán bộ, giáo viên đăng ký hội giảng cấp trường.
- Thủ tục đăng kí: Đăng kí theo mẫu và nộp cho tổ trưởng, nhóm trưởng. Tổ trưởng, nhóm trưởng tập hợp các bản đăng kí của tổ viên nộp cho bộ phận phụ trách chuyên môn của nhà trường.
2. CÁC LĨNH VỰC CẦN TẬP TRUNG VIẾT TRONG NĂM HỌC.
- Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học.
- Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá theo hướng trắc nghiệm và trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
- Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, kém.
- Công tác quản lí, giáo dục học sinh của giáo viên chủ nhiệm.
- Đổi mới trong công tác quản lí nhà trường, các đoàn thể, quản lí tổ, nhóm... của cán bộ quản lí từ cấp tổ trở lên.
3. YÊU CẦU CƠ BẢN CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA MỘT BẢN SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM.
a. Bố cục của một bản sáng kiến kinh nghiệm.
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ
- Nêu xuất phát vì sao phải cải tiến về nội dung, phương pháp, thực trạng cần cải tiến.
- Phần này viết không quá 3 – 4 trang
Phần II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- Nội dung, phương pháp, cách thức thực hiện.
- Nêu các kết quả đã đạt được, có số liệu so sánh với cách làm cũ
- Phần này viết không quá 13 – 14 trang
Phần III: KẾT LUẬN
- Nêu kết luận và bài học kinh nghiệm
- Phần này viết không quá 3 – 4 trang
Tổng số trang của một bản sáng kiến kinh nghiệm không được viết dài quá 20 trang.
b. Hình thứctrình bày văn bản sáng kiến kinh nghiệm:
- Văn bản phải được đánh máy vi tính, cỡ chữ 14, lề trái 3 cm, lề trên 2,5cm, lề dưới và lề phải 2,0cm, in trên giấy A4.
- Trình bày bìa:
+ Gồm 2 bìa: Bìa ngài bằng giấy bìa, bìa trong bằng giấy cùng loại với giấy của các trang ruột.
+ Không dùng giấy bóng kính để bọc ngoài bìa.
+ Nội dung của trang bìa: Có mẫu kèm theo.
4. TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ:
1. Đánh giá ở các tổ chuyên môn:
- Đơn vị đánh giá: Tổ chuyên môn
- Quy trình đánh giá:
+ Trước khi báo cáo tại tổ, tổ trưởng phân công giáo viên trong tổ, nhóm đọc trước các bản SKKN (Tạm gọi là người phản biện). Mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm phải được ít nhất 1 giáo viên cùng chuyên môn đọc trước để có ý kiến nhận xét, đánh giá bằng văn bản. Giáo viên được giao nhiệm vụ đọc trước phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác.
+ Cá nhân có SKKN báo cáo tóm tắt bản SKKN. Việc báo cáo có thể sử dụng bảng, biểu. Thời gian dành cho mỗi báo cáo không nên quá 10 phút.
+ Người phản biện đọc bản nhận xét của mình trước tổ.
+ Các thành viên của tổ tiến hành chất vấn, cho ý kiến góp ý, nhận xét, đánh giá.
+ Cho điểm bằng phiếu: Mỗi tổ cử 3 người có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác làm ban giám khảo trong đó có ít nhất 1 người là tổ trưởng hoặc tổ phó làm trưởng ban .
- Hoàn thiện:
+ Sau khi được góp ý, các bản SKKN có thể được sửa chữa hoàn thiện.
+ Các văn bản đánh giá gồm:
01 bản SKKN
Phiếu cho điểm
2. Xét duyệt cấp trường:
2.1. Hội đồng xét duyệt cấp trường bao gồm:
- Chủ tịch hội đồng: Hiệu trưởng
- Phó chủ tịch: Phó hiệu trưởng
- Thư kí: Thư kí hội đồng nhà trường
- Uỷ viên: Chủ tịch công đoàn, Tổng phụ trách Đội, các tổ trưởng.
2.2. Quy trình đánh giá:
- Xem xét các văn bản của tổ trong đó đặc biệt là văn bản SKKN.
- Các thành viên hội đồng chất vấn tổ trưởng, nhóm trưởng.
- Nhận xét, đánh giá của chủ tịch hội đồng.
- Thông qua xếp loại cấp tổ từng sáng kiến kinh nghiệm bằng biểu quyết. Nếu có 2/3 ý kiến đồng ý với xếp loại của tổ thì giữ nguyên loại mà tổ đã xếp. Nếu dưới 2/3 thì xét tiếp ở loại tiếp theo.
2.6. Hoàn thiện:
- SKKN được xếp loại xuất sắc cấp trường nếu thấy cần thiết và được sự đồng ý của Hội đồng đánh giá thì có thể được tiếp tục hoàn thiện trước khi gửi đi phòng GD&ĐT.
- Thư kí hội đồng hoàn thiện các văn bản xét duyệt cấp trường để đề nghị phòng GD&ĐT đánh giá các SKKN.
II. ĐỊNH HƯỚNG CÁCH ĐÁNH GIÁ MỘT BẢN SKKN
1. Về hình thức văn bản:
Đối chiếu với các quy định về:
- Số trang: Số trang bìa, số trang nội dung.
- Kích thước văn bản (khổ giấy): A4
- Chừa lề, dãn dòng, cỡ chữ, phông chữ...
- Trình bày các mục, tiểu mục...
- Bố cục.
2. Về nội dụng:
- Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo tính thiết thực
Giải quyết được vấn đề cụ thể, bức thiết đặt ra trong giảng dạy và công tác...
- Tiêu chuẩn 2: Đảm bảo tính sáng tạo
Cải tiến hoặc sáng tạo về nội dung, phương pháp quản lý, giáo dục, giảng dạy, học tập hoặc ứng dụng thành công một tiến bộ về công nghệ giáo dục....
- Tiêu chuẩn 3: Đảm bảo tính khoa học
Có sự thống nhất giữa tên, đặt vấn đề và giải quyết, kết luận vấn đề. Có khảo sát đối chứng, số liệu đầy đủ chính xác và đáng tin...Hình thức của bản SKKN đúng với quy định
- Tiêu chuẩn 4: Đảm bảo tính hiệu quả
Khi áp đụng đảm bảo nâng cao được rõ rệt chất lượng giảng dạy, học tập và công tác. Có khả năng cho đồng nghiệp ứng dụng...
3. Cho điểm và xếp loại:
- Loại xuất sắc: Đạt từ 18 – 20 điểm ;
- Loại Khá: đạt từ 14 – 17,5 điểm;
- Loại trung bình: đạt từ 10 – 13,5 điểm;
- Không xếp loại: Dưới 10 điểm;
III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ
- Từ tháng 9/2011: Đăng kí và triển khai SKKN.
- Từ tháng 10/2011 đến tháng 11/2011: Làm đề cương, thông qua tổ chuyên môn góp ý.
- Từ tháng 12/2011: Hoàn chỉnh và nộp SKKN về Hội đồng Khoa học nhà trường .
Trên đây là kế hoạch viết SKKN của trường THCS Tân Phượng năm học 2011 – 2012. Yêu cầu các tổ chuyên môn và giáo viên nhà trường thực hiện theo đúng kế hoạch./.
Tân Phượng, ngày 01 tháng 09 năm 2011
HIỆU TRƯỞNG
Tống Xuân Bằng
File đính kèm:
- Ke hoach chi dao cong tac viet SKKN.doc