Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ sâu sắc với các môn khoa học khác.Những kiến thức Vật lý thể hiện trong các Định lý, định luật về những sự vật , hiện tượng diễn ra trong đời sống hằng ngày.
Trong dạy học Vật lý ngày nay phương châm dạy học là “lấy học sinh làm chủ”,người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức.Trong sách giáo khoa Vật lý lớp 11 bộ 2 dành cho chương trình phân ban,việc giúp học sinh liên hệ những kiến thức trong bài với thực tế cuộc sống đã được thể hiện rất rõ.Nhưng để nắm vững được bản chất dòng điện trong các môi trường đối với học sinh lớp 11 THPT không phải là vấn đề đơn giản.Do đó với việc đề ra phương pháp giảng dạy Chương V:”Dòng điện trong các môi trường” một cách phù hợp và đạt hiệu quả thì việc nghiên cứu khả năng nắm vững về dòng điện trong các môi trường là việc làm cần thiết.
Được sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Phúc một thầy giáo có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và cácthầy cô giáo trong tổ Vật lý cùng sự giúp đỡ của học sinh các lớp11 ,11 và 11 trường THPT Lý Thường Kiệt tôi đã thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học: “Khả năng nắm vững Dòng điện trong các môi trường của học sinh lớp 11 trường THPT Lý Thường KiệtuHuH”
18 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 903 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khả năng nắm vững dòng điện trong cácmôi trường của học sinh lớp 11 - Trường THPT Lý Thường Kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ giáo dục và đào tạo
Trường đại học sư phạm hà nội 2
bài tập nghiên cứu khoa học
Đề tài: Khả năng nắm vững Dòng điện
trong cácmôi trường của học sinh
lớp 11 trường Thpt lý THường kiệt.
Giáo viên hướng dẫn: Lê Văn Phúc
Giáo sinh thực tập : Vũ Thị Thoa
Lớp : K29A
Khoa :Vật Lý
Thực hiện tại trường THPT Lý Thường Kiệt
Thành phố Yên Bái, Tỉnh Yên Bái năm 2007
Lời nói đầu
Vật lý học là một môn khoa học tự nhiên có mối quan hệ sâu sắc với các môn khoa học khác.Những kiến thức Vật lý thể hiện trong các Định lý, định luật về những sự vật , hiện tượng diễn ra trong đời sống hằng ngày.
Trong dạy học Vật lý ngày nay phương châm dạy học là “lấy học sinh làm chủ”,người giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn học sinh nắm bắt kiến thức.Trong sách giáo khoa Vật lý lớp 11 bộ 2 dành cho chương trình phân ban,việc giúp học sinh liên hệ những kiến thức trong bài với thực tế cuộc sống đã được thể hiện rất rõ.Nhưng để nắm vững được bản chất dòng điện trong các môi trường đối với học sinh lớp 11 THPT không phải là vấn đề đơn giản.Do đó với việc đề ra phương pháp giảng dạy Chương V:”Dòng điện trong các môi trường” một cách phù hợp và đạt hiệu quả thì việc nghiên cứu khả năng nắm vững về dòng điện trong các môi trường là việc làm cần thiết.
Được sự hướng dẫn của thầy Lê Văn Phúc một thầy giáo có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và cácthầy cô giáo trong tổ Vật lý cùng sự giúp đỡ của học sinh các lớp11 ,11 và 11 trường THPT Lý Thường Kiệt tôi đã thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học: “Khả năng nắm vững Dòng điện trong các môi trường của học sinh lớp 11 trường Thpt Lý Thường KiệtuHuH”
Nội dung của Bài tập nghiên cứu khoa học gồm 3 phần:
A_Phần mở đầu:
Đưa ra lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu chính.
B_Phần nội dung.
Gồm:
Chương I:Cơ sở lí luận.
Chương II: Kết quả điều tra,khảo sát thực tiễn.
Chương III:Giải pháp.
C_Phần kết luận
Trong quá trình thực hiện bài tập nghiên cứu khoa học này do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót.Chính vì vậy rất mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để bài tập nghiên cứu khoa học được đầy đủ và chính xác hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
A-Mở đầu
1.Lý do chọn đề tài.
Nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng giáo dục ở nước ta hiện nay đã chỉ ra rằng: Chất lượng nắm vững kiến thức nói chung, kiến thức Vật lý nói riêng của học sinh trung học phổ thông bị giảm sút nghiêm trọng.Thực tế này dã đề ra cho khoa phương pháp dạy học Vật lý một nhiệm vụ cấp thiết: “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp, bậc học.áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy,sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.”
(Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN khoá VII về giáo dục và đào tạo).
Trong những năm gần đây cũng đã có rất nhiều Hội nghị, những cuộc bàn luận về phương pháp dạy học.Nhưng để có phương pháp tối ưu thì phải xuất phát từ thực tế.
Thực tế trong những năm qua nhiều phương pháp và biện pháp dạy học dược đề xuất, vận dụng và thử nghiệm nhằm kích thích tính tích cực, khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh với phương châm “lấy học sinh làm trung tâm”.
Mặt khác nhằm đảm bảo nguyên tắc của lí luận dạy học , yêu cầu của giáo dục_Giáo dục phải đảm bảo sát đối tượng (học sinh khá giỏi, trung bình , yếu), phù hợp với khả năng và trình độ nhận thức của học sinh.
Chương V:“Dòng điện trong các môi trường” là một chương khá khó với học sinh,đòi hỏi phải có sự đầu tư về thời gian tự học, vốn kiến thức cũ cũng như khả năng suy luận lôgic mới có thể nắm bắt được bản chất của dòng điện trong các môi trường.Với mong muốn đưa ra biện pháp giảng dạy phù hợp chương học này,tôi chọn đề tài: “Khả năng nắm vững Dòng điện trong các môi trường của học sinh lớp 11 trường Thpt Lý Thường KiệtuHuH”
2.Mục đích nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tế khả năng nắm vững về dòng điện trong các môi trường của học sinh để đề ra biện pháp giảng dạy phù hợp,giúp học sinh có cách nắm vững kiến thức hơn, đồng thời vận dụng kiến thức giải thích dược một số hiện tượng đơn giản.
3.Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là học sinh các lớp11 ,11 và 11 trường THPT Lý Thường Kiệt .
Phạm vi nghiên cứu: Khả năng nắm vững dòng điện trong các môi trưòng của học sinh các lớp11 ,11 và 11 trường THPT Lý Thường Kiệt .
4.Nhiệm vụ nghiên cứu:
_ Điều tra khả năng nắm vững của học sinh về:
+Các hạt tải điện trong các môi trường và sự hình thành của chúng.
+Sự thay đổi mật độ hạt tải điện, độ linh động, điện dãn suất của các môi trường theo nhiệt độ và mối quan hệ giữa chúng.
+Chiều chuyển động của các hạt tải điện trong các môi trường.
+Một số ứng dụng.
_Phân tích, đánh giá kết quả điều tra.
_Đề ra giải pháp phù hợp.
5.Các phương pháp nghiên cứu chính.
_Điều tra:
+Thông qua việc kiểm tra bài cũ,các kiến thức liên quan đến dòng điện trong khi giảng dạy.
+Cho kiểm tra 15 phút dạng trắc nghiệm về lý thuyết cũng như bài tập đơn giản vào tiết bài tập (tiết 57).
_Chấm bài tổng hợp, thống kê kết quả:
+Lập bảng thống kê:
Lớp 11
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
Lớp 11
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
Lớp 11
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
+Tính phần trăm số học sinh đạt điểm loại giỏi,khá,trung bình,yếu kém.
_Phân tích,đánh giá kết qủa thu được.
_Kết luận.
B_nội dung
Chương I:cơ sở lí luận.
I.Vật lý với sự phát triển tư duy của học sinh.
Bộ môn Vật lý có thể nói là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên và thực tiễn cuộc sống nhất nó bao gồm các định luật, định lý, những qui luật của tự nhiên
Nắm vững chương trình Vật lý học có nghĩa là hiểu được một cách sâu sắc và đầy đủ những kiến thức qui định của chương trình.Biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập và những vấn đề cần phải nắm vững, những kĩ năng, kĩ xảo thực hành như :làm thí nghiệm, vẽ đồ thị, vẽ hình, biểu điểm,tính toánKỹ năng vận dụng kiến thức trong học tập và trong thực tiễn đời sống chính là thước đo mức độ sâu sắc và vững vàng của kiến thức mà học sinh nắm được.Và qua đó phát triển ở học sinh khả năng tự giác vận dụng, suy nghĩ lôgic, cách tư duy sáng tạo.
Với những phần học chủ yếu là lý thuyết đã được thực nghiệm chứng minh, nhất là những thí nghiệm mang tính chất mô tả được đưa ra nhằm giúp cho học sinh có cơ sở tư duy cho những phần học sau này thì chủ yếu phải dùng tới phương pháp vấn đáp, khắc sâu trí nhớ của học sinh và phương pháp thực nghiệm nhằm củng cố và chứng minh tính đúng đắn khoa học của những kiến thức mà các em vừa học.
Phương pháp vấn đáp và thực nghiệm trong dạy học Vật lý có mối quan hệ mật thiết: Từ tình huống của câu hỏi mà giáo viên đưa ra, hay từ những vấn đề nảy sinh trong giờ học buộc học sinh phải vận dụng những kiến thức cũ để giải quyết vấn đề nhằm tạo khả năng tư duy lôgic cho học sinh, sau đó thông qua một số bài thực nghiệm minh hoạ hoặc chứng minh vấn đề sẽ rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành,đồng thời củng cố niềm tin của học sinh vào Vật lý học.
II:Những kiến thức cần đạt được về dòng điện trong các môi trường.
1.Hiểu biết chung về môi trường dẫn điện.
Môi trường dẫn điện là môi trường có hạt tải điện.
Hạt tải điện là các điện tích tự do tham gia dẫn điện :có thể là electron ,ion âm, ion dương.
Môi trường dẫn điện đồng nhất: là môi trường có các thông số Vật lý (mật độ hạt tải điện,nhiệt độ) như nhau tại mọi điểm.Môi trường dẫn điện đồng nhất trung hoà về điện(tổng điện tích bằng không).
Môi trường dẫn điện không đồng nhất : là môi trường mà các thông số Vật lý tại những điểm khác nhau thì khác nhau.
Trong môi trường dẫn điện không đồng nhất có các vùng tích điện địa phương (vùng nhỏ có tổng điện tích khác không).Giữa các vùng tích điện địa phương có một hiệu điện thế tạo điều kiện sinh ra dòng điện.
Trong môi trường dẫn điện không đồng nhất các hạt tải điện chuyển động từ nơi có mật độ cao về nơi có mật độ thấp hơn.
Điện dẫn suất của môi trường bằng tổng điện dẫn suất do từng loại hạt tải điện đóng góp.
2.Môi trường kim loại.
Hạt tải điện là :electron tự do.
Hạt tải điện hình thành do chuyển động nhiệt các electron kim loại bứt khỏi liên kết trở thành electron tự do có thể tham gia quá trình dẫn điện.
Khi chưa có điện trường các electron tự do chuyển động hỗn loạn.
Khi có điện trường các electron tự do chuyển động ngược chiều điện trường.
Độ linh động của electron không phụ thuộc vào điện trường.Khi nhiệt độ tăng thì độ linh động giảm, điện trở tăng và điện dẫn suất giảm.
Khi nhiệt độ không đổi thì R= const và dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
Khi nhiệt độ biến đổi R=(1+t) :hệ số nhiệt điện trở.
3.Môi trường bán dẫn.
ở 0K chất bán dẫn không có hạt tải điện và các eletron liên kết khá chặt chẽ với hạt nhân.
Hạt tải điện là: electron (mật độ n,điên tích âm)và lỗ trống(mật độ p,điện tích dương bằng độ lớn của điện tích của electron).
Hạt tải điện hình thành do các tác nhân(pha tạp chất,ánh sáng) và do chuyển động nhiệt các electron bứt khỏi liên kết tạo thành electron tự do và lỗ trống.
Bán dẫn gồm: Bán dẫn riêng có mật độ electron bằng mật độ lỗ trống n=p
Bán dẫn loại n(đonơ): có mật độ electron lớn hơn n > p.
Bán dẫn loại p(axeptơ):có mật độ lỗ trống lớn hơn p > n.
Bán dẫn bù trừ là bán dẫn pha đồng thời tạp cho và tạp nhận có mật độ electron bằng mật độ lỗ trống n= p.
Chuyển động của các hạt tải điện có thể theo cả hai chiều với các hạt tải điện đa số và với các hạt thiểu số.
Độ linh động của hạt tải điện không phụ thuộc vào điện trường và giảm khi nhiệt độ tăng.
4.Môi trường chân không.
Môi trường chân không không có hạt tải điện.
Muốn có hạt tải điện phải có nguồn phát xạ nhiệt (thường là dây tóc được đốt nóng bởi nguồn điện).Hạt tải điện là các electron tự do được sinh ra do chuyển động nhiệt từ nguồn phát xạ nhiệt.
Các electron tự do chuyển động ngược chiều điện trường.Dòng điện trong chân không đi từ Anốt tới Catốt
Dòng electron chuyển đồng gọi là tia Catôt(ứng dụng trong ống Catốt, đèn hình).
Độ linh động của electron phụ thuộc nhiệt độ.
5.Môi trường chất khí.
Môi trường chất khí không có hạt tải điện vì các phân tử khí trung hoà.
Hạt tải điện được sinh ra do ion hoá các phân tử khí bằng nhiệt độ,tia lửa điện khi đó các phân tử trung hoà bị tách thành electron tự do và ion dương.
Hạt tải điện là electron và ion.
Dẫn điện trong chất khì gồm:
Dẫn điện không tự lực: Hạt tải điện biến mất khi ngừng phun electron hoặc ion vào(ngừng các tác động để sinh hạt tải điện)
Dẫn điện tự lực: Hạt tải điện vẫn được duy trì khi ngừng phóng hạt tải điện.
Phóng điện ẩn:Do các ion dương đập vào Catốt sinh ra electron .
Hồ quang:Catốt được đốt nóng bằng dòng điện phát xạ nhiệt ra electron.
Tia điện:Điện trường mạnh sẽ ion hoá chất khí tạo ra electron và ion .
Các hạt tải điện chuyển động trong từ trường theo qui ước chiều chuyển động của dòng điện.
Độ linh động của các hạt tải điện phụ thuộc vào mật độ số hạt và nhiệt độ.
6.Môi trường chất điện phân.
Hạt tải điện là các ion âm và ion dương
Các hạt tải điện dược sinh ra do dược tách ra từ phân tử chất điện phân.
Các hạt tải điện chuyển động về các điện cực tạo môi trường dẫn điện không đồng nhất xung quanh các điện cực.
Định luật Faraday m=
ứng dụng làm pin diện hoá, mạ điện, luyện kim
7.Một số hiện tượng quan trọng.
a, Hiện tượng suất điện động nhiệt điện.
Là hiện tượng suất điện động sinh ra trong mạch điện gồm hai vật dẫn và hai mối hàn được giữ ở hai nhiệt độ khác nhau.
Do sự không đồng nhất về nhiệt độ tạo ra môi trường dẫn điện không đồng nhất và trong mạch kín tạo ra dòng điện.
b,Hiệu ứng trường
Hiệu ứng trường là hiện tượng thay đổi điện dẫn suất của lớp mặt ngoài của bán dẫn dưới tác dụng của điện trường vuông góc với bề mặt chất bán dẫn.
Điện trường làm bề mặt chất bán dẫn tích điện do hưởng ứng làm mật độ hạt tải điện tăng lên dẫn đến thay đổi điện dẫn suất.
c,Lớp chuyển p-n
Là miền tiếp xúc giữa miền mang tính dẫn n và một miền mang tính dẫn p trên cùng một tinh thể bán dẫn.
Dòng điện chỉ đi qua lớp chuyển theo chiều từ p đến n.
d, Hiện tượng dương cực tan;
Là hiện tương Anôt tan nhằm duy trì nồng độ dung dịch điện phân.
Điều kiện của hiện tượng dương cực tan là dung dịch chất điện phân phải là muối của kim loại dùng làm Anốt
8.Một số hệ quả:
a, Sự hình thành môi trường dẫn điện không đồng nhất.
Do nhiệt độ khác nhau:hiện tượng suất điện động nhiệt điện.
Do tạp chất: lớp chuyển p-n
Do điện trường: hiệu ứng trường
Do tương tác điện cực: điện phân,pin
b,Sự phụ thuộc của điện trở suất vào môi trường:
Phụ thuộc vào nhiệt độ:
Hệ số nhiệt điện trở dương khi mật độ hạt tải không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Hệ số nhiệt điện trở âm khi mật độ hạt tải phụ thuộc vào nhiệt độ.
Cường độ chiếu sáng: như chất bán dẫn khi được chiếu sáng thì mật độ hạt tải điện tăng lên.
9.Một số linh kiện bán dẫn.
a.Linh kiện chế tạo từ bán dẫn đồng nhất
Điện trở nhiệt:là linh kiện có điện trở biến đổi theo nhiệt độ.
Điện trở quang: là linh kiện có điện trở biến đổi theo cường độ chiếu sáng.
b,Linh kiện chế tạo từ lớp chuển p-n:
Điốt chỉnh lưu;cho dòng điện đi qua theo một chiều từ p đến n.Có tác dụng chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
Phôtôđiốt:Là điôt có một trong hai lớp p hoặc n mỏng,điện trở biến đổi khi được chiếu sáng.
Pin quang điện(pin mặt trời): là photođiot có diện tích chiếu sáng lớn.
Điôt phát quang: là linh kiện biến năng lượng điện thành ánh sáng(hiệu ứng ngược với pin quang điện).
c,Tranzito:là linh kiện chế tạo từ hai lớp chuyển p-n
Tranzito lưỡng cực:Tranzito n-p-n
Tranzito p-n-p.
Tranzito trường: Tranzito trường kênh khuếch tan.
Tranzito trường kênh cảm ứng.
Bộ khuếch đại thuật toán:được chế tạo từ nhiều tranzito được nối với nhau trên cùng một tinh thể bán dẫn.
Bộ vi xử lý:được xây dựng từ nhiều bộ khuếch đại thuật toán tạo thành tổ hợp có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra.
Chương II: Kết quả điều tra và khảo sát thực tiễn.
Việc đi sâu tìm hiểu lý luận phương pháp giảng dạy Vật lý mở ra cho người giáo viên nhiều cách giảng dạy sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh,từng đối tượng người học.Chính vì vậy việc tìm hiểu khả năng nắm vững kiến thức của học sinh là một vấn đề cần thiết từ đó mới tìm ra được phương pháp giảng dạy phù hợp.
Để tìm hiểu: “Khả năng nắm vững Dòng điện trong các môi trường của học sinh lớp 11 trường Thpt Lý thường Kiệt” tôi tổ chức điều tra theo nhiều cách:
1.Thông qua giờ giảng dạy trên lớp:
Ttôi sử dụng phương pháp vấn đáp về những kiến thức cơ bản về dòng điện :Dòng điện là gì? Qui ước về chiều của dòng điện? Dòng điện chuyển dời giữa các mức điện thế như thế nào?....Từ đó đưa ra một qui luật khi giảng dạy bài học về dòng điện trong từng môi trường: Trong môi trường có hạt tải điện nào? Chúng hình thành như thế nào?Chúng chuyển động ra sao? Tương ứng với nó thì chiều dòng điện như thế nào?....Điều đó cho thấy học sinh nắm được các điểm cơ bản của bài học.
2.Thông qua việc kiểm tra bài cũ:
Vì chương này hầu hết là lý thuyết, bài tập dạng định tính con bài tập định lượng mà sách giáo khoa đưa ra khá khó so với khả năng của các em.Do đó tôi sử dụng các câu hỏi giải thích ,các hiện tượng đơn giản mà chỉ cần vận dụng những kiến thức cơ bản là các em có thể giải thích được:
VD:Có một thanh kim loại hai đầu để ở hai nhiệt độ khác nhau thì đầu nào tích điện âm, đầu nào tích điện dương?
Khi đặt câu hỏi cho thấy ở hai lớp thì số học sinh suy luận ra kết quả đầu nóng tích điện dương là nhiều.Học sinh có thể tranh luận ra ngay vấn đề đúng nếu gợi ý cho học sinh thấy môi trường dẫn điện là không đồng nhất.
3.Tiến hành kiểm tra 15 phút dưới dạng trắc nghiệm cho 3 lớp kiểm tra cùng vào tiết 57. Và số câu trong đề được tráo đổi để tạo ra nhiều đề khác nhau nhằm đánh giá chính xác hơn khả năng của từng em.
Đề kiểm tra 15 phút:
Câu 1: (1 điểm)Ghép nội dung trong phần 1,2,3.ở cột bên trái với tên gọi tương ứng trong phần a,b,cở cột bên phải.
1.Những chất dẫn điện tốt và có điện trở a.Hạt tải điện.
suất trong khoảng . b.Vận tốc trôi.
2.Electron sau khi tách khỏi nguyên tử c.Điện dẫn suất.
chuyển động hỗn loạn trong mạng tinh d.Electron tự do.
thể kim loại đ.ion
3.Hạt mang điện tham gia qúa trình dẫn e.Điểm mất trật tự.
điện dưới tác dụng của điện trường. g.Thời gian bay tự do.
4.Vị trí tại đó tính trật tự tuần hoàn của h.Kim loại.
mạng tinh thể bị vi phạm. i.Quãng đường tự do trung bình
5.Khoảng thời gian chuyển động của l.Điện trở.
electron tự do giữa hai va chạm liên tiếp.
6.Vận tốc chuyển động ngược chiều điện
trường của electron trong kim loại.
7.Đại lượng nghịch đảo của điện trở suất
có đơn vị là Simen.
.
Câu 2(1 điểm):Gọi là thời gian bay tự do trung bình,m là khối lượng, e là điện tích của electron, E là cường độ điện trường.Viết công thức của electron.
A. = C. = -
B. = - D. = -
Câu 3(1 điểm):Câu nào dưới đây giải thích không đúng tính chất điện của kim loại ?
A.Mật độ hạt tải điện trong lim loại rất lớn cỡ mật độ nguyên tử trong kim loại(). Vì thế kim loại dẫn điện tốt.
B.ở nhiệt độ xác định,độ mất trật tự của mạng tinh thể kim loại không đổi nên độ linh động cuả electron không đổi và điện trở R của kim loại là hằng số.Vì thế khi nhiệt độ không đổi dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm.
C.Khi nhiệt độ tăng,độ mất trật tự của mạng tinh thể giảm nên độ linh động của electron giảm.Vì thế khi nhiệt độ tăng, điện dẫn suấtcủa kim loại giảm và điện trở suất tăng.
D.ở nhiệt độ rất thấp xấp xỉ không độ tuyệt đối, nếu kim loại tinh khiết thì độ mất trật tự của mang tinh thể rất nhỏ nên độ linh động của các elecron rất lớn.Vì thế điện dẫn suất của kim loại rất lớn và điện trở suất rất nhỏ, gần bằng không.
Câu 4(2 điểm): Một dây bạch kim ở 20có điện trở suất =10,6..Tính điện trở suấtcủa dây này ở 500.Coi rằng điện trở suất của bạch kim trong khoảng này tăng tỉ lệ bậc nhất theo nhiệt độ với hệ số nhiệt điện trở .
A. C. =30,44.
B. = 20,67. D. =34,28.
Câu 5(1 điểm): Ghép các mục cột bên trái và cột bên phải cho phù hợp.
1.Dòng chuyển dời có hướng của các hạt tải a.Chiều dòng điện.
điện. b.Các vùng tích điện địa phương.
2.Các điện tích không chuyển động được trong c.Môi trường dẫn điện đồng nhất.
môi trường dẫn điện. d. Môi trường dẫn điện không đồng nhất.
3.Môi trường dẫn điện có tổng điện tích hạt tải đ. Nguyên tử
điện và điện tích liên kết bằng không. e.Dòng điện
4.Môi trường có các thông số vật lýtại mọi điểm g.Môi trường dẫn điện trung hoà.
là như nhau. h.Điện tích liên kết.
5.Các vùng nhỏ trong môi trường không đồng i.Dòng electron
nhất có tổng điện tích khác không. l.Vùng dẫn điện.
6.Môi trường có các thông số vật lý thay đổi từ
điểm này sang điểm khác.
7.Chiều chuyển động của các hạt tải mang điện
dương hoặc ngược chiều chuyển động của hạt
tải mang điện âm.
Câu 6(1 điểm):Câu nào dưới đây nói về chuyển động của các hạt tải điện trong môi trường dẫn điện là không đúng?
A.Trong môi trường dẫn điện, các hạt tải điện đều tham gia chuyển động nhiệt.
B. Trong môi trường dẫn điện đồng nhất,chuyển động nhiệt của các hạt tải điện gây ra các vùng tích điện địa phương và hiệu điện thế giữa các vùng không đồng nhất ,tạo điều kiện sinh ra dòng điện.
C.Trong môi trường dẫn điện đồng nhất ,chuyển động nhiệt của các hạt tải điện không sinh ra dòng điện.
D. Trong môi trường dẫn điện không đồng nhất,chuyển động nhiệt của các hạt tải gây ra các vùng tích điện địa phương và hiệu điện thế giữa các vùng không đồng nhất.
Câu 7(1 điểm):Tại sao khi giữ hai đầu của một sợi dây kim loại ở 2 nhiệt độ khác nhau thì giữa hai đầu dây suất hiện một hiệu điện thế? Đầu nào có địên thế cao hơn ? Vì sao? Hãy chọn câu trả lời đúng.
A.Đầu nóng có điện thế thấp hơn vì mật độ electron lớn hơn.
B.Đầu nóng có điện thế cao hơn vì mật độ electron lớn hơn, các electron chuyển động sang đầu lạnh.
C.Đầu nóng có điện thế cao hơn vì số electron từ đầu nóng sang đầu lạnh nhiều hơn số electron từ đầu lạnh sang đầu nóng.
D.Hai đầu có điện thế như nhau vì nhiệt độ không ảnh hưởng tới mật độ hạt tải điện.
Câu 8(1 điểm):Tại sao chất bán dẫn được dùng nhiều trong công nghệ điện tử hiện đại.
A.Vì chất bán dẫn có một độ hạt tải điện có thể thay đổi bằng các biện pháp vật lý.
B.Vì chất bán dẫn có sẵn trong tự nhiên.
C.Vì dễ chế tạo, giá thành rẻ.
Câu 9(1 điểm):Chọn câu trả lời đúng.
A.Trong chất bán dẫn hạt tải điện là các electron và các ion.
B. Trong chất bán dẫn hạt tải điện là các hạt mang điện.
C. Trong chất bán dẫn hạt tải điện là electron tự do và lỗ trống.
D. Trong chất bán dẫn hạt tải điện là electron và ion âm.
Đáp án kiểm tra 15 phút:
Câu 1: 1.h, 2.d, 3.a, 4.e, 5.g, 6.b, 7.c
Câu 2: B
Câu 3: C
Câu 4: C vì trong đó = 20
Câu 5: 1.e, 2.h, 3.g, 4.c, 5.b, 6.d,7.a.
Câu 6: B
Câu 7:C
Câu 8:A
Câu 9:C
Và kết quả ta thu được điểm của học sinh ở ba lớp như sau:
Lớp 11 (41 hs)
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
17
10
04
06
02
02
0
0
0
0
0
Lớp 11(45 hs)
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
01
10
15
12
02
04
0
0
01
0
0
Lớp 11 (40 hs)
Điểm
10
9
8
7
6
5
4
3
2
1
0
Số học sinh
01
03
11
06
04
08
04
01
01
0
01
Kết quả cho thấy: tổng số học sinh: 126 học sinh.
Số học sịnh đạt điểm giỏi là: 72 học sinh chiếm: 57,1%
Số học sịnh đạt điểm khá là: 24 học sinh chiếm: 19 %
Số học sịnh đạt điểm trung bình là: 22 học sinh chiếm: 17,5%
Số học sịnh đạt điểm yếu, kém là: 08 học sinh chiếm: 6,3%.
*Nhận xét:
Nội dung bài kiểm tra không khó chủ yếu là các khái niệm, định nghĩa có một số câu giải thích đơn giản và chỉ có một bài tập nhỏ.Với đề kiểm tra này yêu cầu học sinh phải nắm được những khái niệm cơ bản về dòng điện trong các môi trường, vận dụng kiến thức giải thích một số hiện tượng đơn giản cũng như sự thay đổi tính dẫn điện của các môi trường theo nhiệt độ, mật độ hạt tải điện, chuyển động của hạt tải điện trong môi trường
Kết quả thu được cho thấy sự nhận thức vượt trội ở lớp chọn.
Riêng lớp 11 số học sinh đạt điểm khá giỏi là 31 học sinh chiếm 75,6% với số học sinh đạt điểm tuyệt đối vượt trội.
Đối với lớp 11 và 11 số học sinh đạt điểm khá giỏi chiếm 69,4%
Tổng số học sinh đạt điểm khá giỏi ở cả 3 lớp chiếm 76,2 %.Số học sinh đạt điểm yếu kém chỉ chiếm 6,3 %. Điều đó chứng tỏ việc vận dụng kiến thức đã học vào làm bài kiểm tra đã đạt yêu cầu.
Tuy nhiên bài kiểm tra được tiến hành khi học sinh chưa học hết chương V vì vậy trong hai bài sau đó tôi sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra kiến thức cũ thông qua việc học bài mới đồng thời củng cố thêm lôgic các vấn đề đã được xây dựng từ bài trước.
Chương III: giải pháp
trong phần này tôi xuất phát từ phương pháp giảng dạy một số khái niệm từ đó vận dụng những kết quả thu được từ việc khảo sát thực tế khả năng nắm vững của học sinh về dòng điện trong các môi trường đề ra biện pháp giảng dạy phần :Dòng điện trong các môi trường.
1.Phương pháp giảng dạy một khái niệm Vật lý ở phổ thông:
Phương pháp chung khi giảng dạy một khái niệm Vật lý ở Phổ thông bao gồm năm bước :
Bước 1:Vạch ra đặc điểm định tính:
Đặc điểm định tính của khái niệm về đại lượng Vật lý là bản chất của sự vật, hiện tượng hay tính chất Vật lý.Bằng những ví dụ gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh , những câu hỏi, những bài kiểm tra..giáo viên làm cho học sinh thấy những hiện tượng hay tính chất Vật lý đang thể hiện có những đặc điểm mới mà nội dung của khái niệm cũ không đủ đặc trưng.Từ đó cần thiết phải xây dựng khái niệm mới có đặc điểm định tính như đã nêu.
Bước 2: Làm sáng tỏ đặc điểm định lượng.
Là quá trình tìm mối quan hệ giữa đại lượng mới với các đại lượng đã biết. Mối quan hệ đó thường được thiết lập bằng thực nghiệm,
Bước 3: Định nghĩa khái niệm mới.
Sau khi nghiên cứu khá đầy đủ về khái niệm mới ta tổng kết những kết quả nghiên cứu đó trong một hình thức coo đọng hơn đó chính là định nghĩa khái niệm mới.
Bước này có liên hệ trực tiếp tới sự phát triển tư duy trừu tượng của học sinh.
Định nghĩa giúp hiểu và nhớ tài liệu hơn nhưng thuộc định nghĩa chưa hẳn là đã nắm vững kiến thức.
Bước 4: Xây dựng đơn vị đo.
Xây dựng đơn vị đo dựa vào đơn vị của các đại lượng đã biết.
Bước 5: Vận dụng thực tiễn.
Thông qua các câu hỏi và bài tập yêu cầu học sinh dùng lí luận, vận dụng các công thức từ đó khái niệm dược mở rộng và hoàn thiện hơn.
2.Phương pháp giảng dạy chương: “Dòng điện trong các môi trường”
a,Mục đích yêu cầu:Khi giảng dạy chương này yêu cầu đặt ra là:học sinh phải hiểu được bản chất của dòng điện trong các môi trường,những yếu tố ảnh hưởng tới dòng điện.
b,Phương pháp chủ yếu:
Chương này chủ yếu nghiêng về lý thuyết mang tính giới thiệu và ứng dụng thực tế của các lý thuyết đó.Chính vì vậy khi giảng dạy tôi sử dụng phương pháp vấn đáp và thực nghiệm minh hoạ.
* Vấn đáp là quá trình hoạt động của cả thầy và trò nhưng người thầy đóng vai trò hướng dẫn , dẫn dắt học sinh đi đúng hướng tư duy đến kiến thức cần đạ
File đính kèm:
- Bai tap nghien cuu khoa hoc.doc