Khung ma trận đề kiểm tra học kì I Vật lý 12

- Giải được những bài toán về dao động của CLLX nằm ngang và treo thẳng đứng

- Biết cách lập pt dao động chứng minh dao động của CLLX là một dao động điều hòa

- Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của CLLX

- Liên hệ bài toán với thực tiễn

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung ma trận đề kiểm tra học kì I Vật lý 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3. Thiết lập khung ma trận KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I (Bảng mô tả các tiêu chí của đề kiểm tra) Môn Vật lí lớp 12 – Chương trình Chuẩn Thời gian kiểm tra: 60 phut Phạm vi kiểm tra: Chương I. Dao động cơ + Chương II. Sóng cơ + Chương III. Dòng điện xoay chiều Phương án kiểm tra: TỰ LUẬN Tên chủ đề Nhận biết (Cấp độ 1) Thông hiểu (Cấp độ 2) Vận dụng Cộng Cấp độ thấp (Cấp độ 3) Cấp độ cao (Cấp độ 4) Chủ đề 1: DAO ĐỘNG CƠ (11 tiết) 1. Dao động điều hòa (1 tiết) = 3,0% Nêu được li độ, biên độ, tần số, chu kì, pha, pha ban đầu là gì Phát biểu được định nghĩa dao động điều hòa 2. Con lắc lò xo (2 tiết) = 5,9% Nêu được quá trình biến đổi năng lượng trong dao động điều hòa - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của CLLX - Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật - Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của CLLX - Giải được những bài toán về dao động của CLLX nằm ngang và treo thẳng đứng - Biết cách lập pt dao động chứng minh dao động của CLLX là một dao động điều hòa - Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của CLLX - Liên hệ bài toán với thực tiễn 3. Con lắc đơn (2 tiết) = 5,9% - Viết được công thức tính chu kì (hoặc tần số) dao động điều hòa của CLĐ. - Viết được phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc đơn - Nêu được ứng dụng của CLĐ trong việc xác định gia tốc rơi tự do. - Biết cách chọn hệ trục tọa độ, chỉ ra được các lực tác dụng lên vật - Vận dụng tính được chu kì dao động và các đại lượng trong các công thức của CLĐ - Giải được những bài toán về dao động của CLĐ - Biết cách lập pt dao động chứng minh dao động của CLĐ là một dao động điều hòa - Xét các yếu tố ảnh hưởng đến chu kì dao động của CLĐ - Liên hệ bài toán với thực tiễn 4. Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức (1 tiết) = 3,0% - Nêu được dao động riêng, dao động tắt dần, dao động cưỡng bức là gì - Nêu được các đặc điểm của dao động tắt dần, dao động cưỡng bức, dao động duy trì - Nêu được điều kiện để hiện tượng cộng hưởng xảy ra 5. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. Phương pháp giản đồ Fre-nen (3 tiết) = 8,8% - Trình bày được nội dung của pp giản đồ Fre-nen - Nêu được cách sử dụng pp giản đồ Fre-nen để tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số - Biểu diễn được một dao động điều hòa bằng vectơ quay - Vận dụng tính toán được các đại lượng trong dao động tổng hợp - Giải được các bài toán về tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số. - Viết được phương trình của dao động tổng hợp - Xét các trường hợp dao động cùng pha, ngược pha và vuông pha - Liên hệ bài toán với thực tiễn 6. Xác định chu kì dao động của con lắc đơn và gia tốc rơi tự do bằng thí nghiệm (2 tiết) = 5,9% - Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm - Biết cách tiến hành thí nghiệm - Biết tính toán các số liệu thu được để đưa ra kết quả thí nghiệm Số câu Điểm Tỉ lệ % 1 câu 1,25 đ 12,5% 1 câu 2,0đ 20,0% 2 câu 3,25 đ 32,5% Chủ đề 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM (8 tiết) 1. Sóng cơ (1 tiết) = 3,1% - Nêu được các định nghĩa về sóng cơ, sóng dọc, sóng ngang là gì - Nêu được ví dụ về sóng dọc, sóng ngang - Phát biểu được các định nghĩa về tốc độ truyền sóng, bước sóng, tần số sóng, biên độ sóng và năng lượng sóng - Viết được phương trình sóng 2. Sự giao thoa (2,5 tiết) = 7,85% - Mô tả được hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và Nêu được các điều kiện để có sự giao thoa của hai sóng - Giải thích được sơ lược hiện tượng giao thoa sóng mặt nước - Biết dựa vào công thức để tính bước sóng, số lượng các cực đại giao thoa, cực tiểu giao thoa - Giải được các bài toán về giao thoa - Biết cách tổng hợp hai dao động cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ để tính vị trí cực đại và cực tiểu giao thoa, năng lượng sóng - Liên hệ bài toán với thực tiễn 3. Sóng dừng (2,5 tiết) = 7,85% - Mô tả được hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây và Nêu được điều kiện để có sóng dừng - Giải thích được sơ lược hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây - Vận dụng tính được bước sóng hoặc tốc độ truyền sóng bằng pp sóng dừng Giải được các bài toán về sóng dừng - Bài toán xác định số nút, bụng sóng, tính chu kì, tần số, năng lượng sóng - Liên hệ bài toán với thực tiễn 4. Đặc trưng vật lí của âm (1 tiết) = 3,1% - Nêu được sóng âm, âm thanh, hạ âm, siêu âm là gì - Nêu được cường độ âm và mức cường độ âm là gì - Nêu được các đặc trưng vật lí (tần số, mức cường độ âm và các họa âm) của âm - Trình bày được sơ lược về âm cơ bản, các họa âm 5. Đặc trưng sinh lí của âm (1 tiết) = 3,1% - Nêu được các đặc trưng sinh lí (độ cao, độ to và âm sắc) của âm - Nêu được ví dụ để minh họa cho khái niệm âm sắc - Nêu được tác dụng của hộp cộng hưởng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 câu 1,25 đ 12,5% 1 câu 1,25 đ 12,5% 2 câu 4,2 đ 42% Chủ đề III: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU (14 tiết) 1. Đại cương về dòng điện xoay chiều = 3,0% - Viết được biểu thức của cường độ dòng điện và điện áp tức thời - Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện, của điện áp 2. Mạch có R, L, C mắc nối tiếp (4 tiết) = 12,3% - Viết được các hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch RLC nối tiếp (đối với giá trị hiệu dụng và độ lệch pha) - Nêu được những đoạn mạch RLC nối tiếp khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện - Vẽ được giản đồ Fre-nen cho đoạn mạch RLC nối tiếp - Viết các công thức tính cảm kháng, dung kháng và tổng trở của đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp và Nêu được đơn vị đo các đại lượng này - Biết cách tính các đại lượng trong công thức của định luật Ôm cho mạch điện RLC nối tiếp và trường hợp trong mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện Giải được các BT đối với đoạn mạch RLC nối tiếp: - Biết cách lập biểu thức của cường độ dòng điện tức thời hoặc điện áp tức thời cho mạch RLC nối tiếp - Bài toán về cộng hưởng điện - Bài toán liên hệ thực tiễn 3. Công suất điện tiêu thụ của mạch điện xoay chiều. Hệ số công suất (3 tiết) = 9,1% - Viết được công thức tính công suất điện và công thức tính hệ số công suất của mạch RLC nối tiếp - Nêu lí do tại sao cần phải tăng hệ số công suất ở nơi tiêu thụ điện Biết cách tính các đại lượng trong công thức công suất điện Giải được các bài tập đối với đoạn mạch RLC nối tiếp: - Bài toán công suất - Bài toán liên hệ thực tiễn 4. Máy biến áp (2 tiết) = 6,0% Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy biến áp - Biết cách tính các đại lượng trong các công thức của máy biến áp - Bài toán truyền tải điện năng đi xa. Liên hệ thực tiễn 5. Máy phát điện xoay chiều (1 tiết) - 3,0% Giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều 6. Động cơ không đồng bộ ba pha (1 tiết) = 3,0% Giải thích được nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha 7. Khảo sát mạch RLC nối tiếp (2 tiết) = 6,1% - Biết cách sử dụng các dụng cụ và bố trí thí nghiệm - Biết cách tiến hành thí nghiệm Biết tính toán các số liệu thu được từ thí nghiệm để đưa ra kết quả Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1,75 đ 17,5% 1 2,5 đ 25% 2 4,25 đ 42,5% Tổng câu Tổng điểm Tỉ lệ 3 câu 4,25 đ 42,5% 3 câu 5,75 đ 57,5% 6 câu 10 đ 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – LỚP 12 – Chương trình CHUẨN Thời gian làm bài: 60 phút – TỰ LUẬN Câu 1. (1,25 điểm) a) Phát biểu định nghĩa dao động điều hòa. Cho một ví dụ. b) Viết phương trình động lực học và phương trình dao động điều hòa của con lắc lò xo. Câu 2. (1,25 điểm) Hãy mô tả hiện tượng giao thoa của hai sóng mặt nước và nêu các điều kiện để có được giao thoa của hai sóng. Câu 3. (1,75 điểm) Hãy giải thích nguyên tắc hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha. Câu 4. (2,0 điểm) Một lò xo có độ cứng k = 20 N/m, có chiều dài tự nhiên 20 cm treo thẳng đứng. Treo vào lò xo một vật có khối lượng m = 100 g. Từ vị trí cân bằng nâng vật lên một đoạn 5 cm rồi buông nhẹ. Chọn chiều dương hướng xuống, lấy g = π2 = 10 m/s2. a) Viết phương trình dao động điều hòa của vật. b) Tính chiều dài lớn nhất và nhỏ nhất khi vật dao động. c) Tính lực cực đại và cực tiểu tác dụng lên điểm treo lò xo. Câu 5. (1,25 điểm) Một sợi dây đàn hồi dài 2 m có hai đầu cố định. Khi kích thích cho một điểm trên sợi dây dao động với tần số 100 Hz thì trên dây có sóng dừng, người ta thấy ngoài hai đầu dây cố định còn có 3 điểm khác luôn đứng yên. Tốc độ truyền sóng trên dây là bao nhiêu? Câu 6. (2,5 điểm) Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. Biết L = H, C = μF. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp u = 75cos100πt (V). Công suất trên toàn đoạn mạch là P = 45 W. Điện trở R có giá trị bằng bao nhiêu? ----- Hết ----- 5. Đáp án và hướng dẫn chấm a) Đáp án Câu Ý Nội dung kiến thức Điểm 1 (1,25 đ) a) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,25 b) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,25 2 (1,25 đ) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,45 3 (1,75 đ) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,55 4 (2,0 đ) a) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,2 b) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0 c) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,2 5 (1,25 đ) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,5 6 (2,5 đ) - - - - - - Phương pháp tư duy, kỹ năng trình bày 0,5 b) Hướng dẫn chấm - Người chấm cần phải thống nhất các ý cho điểm của từng câu về kiến thức, kỹ năng và phương pháp tư duy của HS. - Nên tổ chức chấm chung 5 đến 10 bài làm căn cứ để thống nhất cho điểm.

File đính kèm:

  • docFILE5 Vidu2-KhungMT-KTHK1 -12-Chuan-TuLuan.doc
Giáo án liên quan