Khung phân phối chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 8

1. Kiến thức:

1.1. Kiến thức trọng tâm

- Nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. Vận dụng vào bài tập tính giá trị bểu thức, bài tập rút gọn, bài tập tìm x.

- Nắm vững 7 hằng đẳng thức đáng nhớ.

- Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. ( Bốn phương pháp cơ bản).

- Phép chia đa thức cho đa thức.

1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao.

- Nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức với các đa thức có nhiều hạng tử, các đa thức có hệ số bằng chữ, các bài tập tính giá trị biểu thức đòi hỏi tính nhanh tính hợp lý.

 

doc14 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung phân phối chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHUNG PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN TOÁN 8 PHẦN 1. KIẾN THỨC, KỸ NĂNG CHƯƠNG 1: NHÂN VÀ CHIA ĐA THỨC 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm - Nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức. Vận dụng vào bài tập tính giá trị bểu thức, bài tập rút gọn, bài tập tìm x. - Nắm vững 7 hằng đẳng thức đáng nhớ. - Nắm vững các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. ( Bốn phương pháp cơ bản). - Phép chia đa thức cho đa thức. 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao. - Nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức với các đa thức có nhiều hạng tử, các đa thức có hệ số bằng chữ, các bài tập tính giá trị biểu thức đòi hỏi tính nhanh tính hợp lý. - Nắm vững thêm một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ngoài các phương pháp trong SGK như: + Phương pháp tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử. + Phương pháp thêm bớt cùng 1 hạng tử. + Phương pháp đổi biến. + Phương pháp hệ số bất định. - Bài tập về hằng đẳng thức ở dạng nâng cao. - Bài tập về phép chia đa thức với các bài tập xác định dư, xác định tham số để phép chia hết, xác định tham số để dư bằng 1 đại lượng cho trước. 2. Kỹ năng - Vận dụng thành thạo tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng. - Hiểu và vận dụng thành thạo các hằng đẳng thức ở dạng xuôi và ngược, vận dụng vào các bài tập nâng cao như bài toán chứng minh đẳng thức, tìm x, tính giá trị biểu thức ở dạng nâng cao. - Vận dụng thành thạo các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. - Vận dụng thành thạo phép chia hai đa thức 1 biến đã sáp xếp với hệ số là các tham số. - Biết chia theo sơ đồ hoocner. CHƯƠNG II: PHÂN THỨC ĐẠI SỐ. 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm - Hiểu các định nghĩa phân thức đại số, hai phân thức bằng nhau, nắm vững các tính chất cơ bản của phân thức. - Nắm vững các quy tắc cộng trừ, nhân, chia các phân thức. - Hiểu thực chất các biểu thức hữu tỉ là các biểu thức chứa các phép tính cộng , trừ, nhân chia các phân thức đại số. - Nắm vững các bài toán rút gọn biểu thức có liên quan đến tính giá trị biểu thức ta cần tìm điều kiện xác định. 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao. - Bài tập tìm giá trị nguyên để biểu thức có giá trị nguyên. - Bài tập rút gọn phân thức, chứng minh biểu thức ở dạng nâng cao. 2. Kỹ năng. - Vận dụng các tính chất cơ bản của phân thức để rút gọn và quy đồng mẫu thức. - Vận dụng quy tắc đổi dấu khi rút gọn và quy đồng. - Vận dụng thành thạo các quy tắc cộng trừ nhân chia phân thức. CHƯƠNG III: PHƯƠNG TRÌNH. 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm. - Nắm vững định nghĩa về phương trình, phương trình tương đương. - Phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Giải bài toán bằng cách lập phương trình. 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao. - Một số phương trình bậc cao: Phương trình đối xứng bậc chẵn, phương trình đối xứng bậc lẻ, phương trình có tổng hệ số bằng 0, phương trình có tổng hệ số bậc chẵn bằng tổng hệ số bậc lẻ… 2. Kỹ năng. - Có kỹ năng biến đổi phương trình đã cho về dạng ax + b = 0 - Nắm vững các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Có kỹ năng giải các phương trình tích ở dạng phức tạp và nâng cao. CHƯƠNG III: BẤT PHƯƠNG TRÌNH. 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm. - Nắm vững được liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân. - Nắm vững định nghĩa về bất phương trình bậc nhất 1 ẩn và cách giải, hiểu tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. - Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao - Bất phương trình tích, bất phương trình thương. - Phương trình chứa 2 dấu giá trị tuyệt đối trở lên. - Bất đẳng thức Côsi, Bunhia… - Một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức + Dùng định nghĩa. + Dùng phép biến đổi tương đương. + Dùng các tính chất của bất đẳng thức. + Dùng phương pháp phản chứng. 2. Kỹ năng. - Sử dụng 1 số tính chất của bất đẳng thức để chứng minh đẳng thức. - Nắm vững một số bất đẳng thức cơ bản để chứng minh bất đẳng thức, - Vận dụng bất đẳng thức vào giải phương trình và các bài toán về cực trị. - Biết lập bảng xét dấu để giải bất phương trình tích, thương và giải phương trình có từ 2 dấu giá trị tuyệt đối trở lên. CHƯƠNG IV: TỨ GIÁC 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm - Tứ giác, tổng các góc trong 1 tứ giác. - Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. - Đối xứng trục, đối xứng tâm. - Đường trung bình của tam giác của hình thang. 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao Vận dụng định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình vào chứng minh bài tập hình học ở dạng nâng cao. 2. Kỹ năng. - Kỹ năng vẽ hình - Kỹ năng phân tích đề bài tìm cách dựng hình tìm hướng chứng minh. CHƯƠNG V: TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG 1. Kiến thức: 1.1. Kiến thức trọng tâm - Định lý Talét thuận, đảo và hệ quả. - Tính chất đuờng phân giác trong tam giác. - Các trường hợp bằng nhau của tam giác thường và tam giác vuông. 1.2. Kiến thức mở rộng, nâng cao 2. Kỹ năng. - Kỹ năng vẽ hình - Kỹ năng phân tích đề bài tìm cách dựng hình tìm hướng chứng minh. PHẦN 2. CHUYÊN ĐỀ. CHUYÊN ĐỀ 1: HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ. RÚT GỌN BIỂU THỨC 1. Kiến thức cần đạt - Nắm vững quy tắc nhân đa thức với đa thức. - Nắm vững 7 hằng đẳng thức đáng nhớ, biết sử dụng tam giác Pascan để khai triển hằng đẳng thức. - Nắm vững được dạng tổng quát của các hằng đẳng thức hiệu hai bình phương, hiệu hai lập phương, tổng hai lập phương. 2. Kĩ năng cần đạt - Vận dụng thành thạo phép nhân đa thức với đa thức. - Sử dụng thành thạo các hằng đẳng thức theo 2 chiều xuôi và ngược. - Vận dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng để áp dụng vào tính giá trị biểu thức với các bài tính nhanh. 3. Các dạng bài. - Tính giá trị biểu thức bằng cách hợp lý. Tính giá trị biểu thức theo số - Tìm x. - Thực hiện phép tính, rút gọn biểu thức. - Chứng minh đẳng thức, biểu thức không phụ thuộc vào biến. - Chứng minh biểu thức luôn âm, luôn dương. 4. Thời điểm dạy: Tháng 9 5. Tổng số buổi dạy: 3 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Nhân đa thức với đa thức. Lưu ý với bài tính giá trị biểu thức không phải khi nào ta cũng nhân và thu gọn đa thức, cần lưu ý có thể vận dụng tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng vào tính nhanh. 2 Hằng đẳng thức đáng nhớ Lưu ý với mỗi yêu cầu bài toán mà ta có thể vận dụng hằng đẳng thức ở dạng khai triển hoặc thu gọn thích hợp. 3 Hằng đẳng thức đáng nhớ Bài tập chứng minh đẳng thức Với các hằng đẳng thức bình phuơng một tổng, 1 hiệu, lập phương 1 tổng, 1hiệu biểu thức có ba hạng tử ta linh hoạt nhóm 2 hạng tử thành 1 biểu thức và thực hiện bình thường CHUYÊN ĐỀ 2: PHÂN TÍCH ĐA THỨC THÀNH NHÂN TỬ 1. Kiến thức cần đạt Nắm vững thêm một số phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử ngoài các phương pháp trong SGK như: + Phương pháp tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử. + Phương pháp thêm bớt cùng 1 hạng tử. + Phương pháp đổi biến. + Phương pháp hhệ số bất định. 2. Kĩ năng cần đạt - Phân tích được các đa thức thành nhân tử bằng cách thông thường với các dạng bài từ trung bình đến phức tạp đòi hởi phối hợp nhiều phương pháp. - Kỹ năng vận dụng thành thạo, linh hoạt các hằng đẳng thức vào phân tích đa thức thành nhân tử. - Vận dụng thành thạo phân tích đa thức thành nhân tử vào tính giá trị biểu thức, chứng minh tính chia hết. - Kỹ năng đổi dấu của các hạng tử trong đa thức để tạo ra nhân tử chung. - Đối với tam thức bậc hai vận dụng thành thạo tích a,c để tách hạng tử. 3. Các dạng bài - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp thông thường, - Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp + Phương pháp tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử. + Phương pháp thêm bớt cùng 1 hạng tử. + Phương pháp đổi biến. + Phương pháp hệ số bất định. - Bài tập chứng minh đẳng thức, tính giá trị biểu thức và chứng minh tính chia hết. 4. Thời điểm dạy: Tháng 10 5. Tổng số buổi dạy: 3 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp thông thường, Nắm vững kỹ năng đổi dấu hạng tử để tạo nhân tử chung, nhóm các hạng tử phù hợp để có nhân tử chung. 2 Phân tích đa thức thành nhân tử bằng các phương pháp + Phương pháp tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử. + Phương pháp thêm bớt cùng 1 hạng tử. + Phương pháp đổi biến. + Phương pháp hệ số bất định. -Với mỗi đa thức cần xem xét có nhân tử chung hay không, có thể nhóm theo các cách thông thường được hay không, nếu không ta cần linh hoạt các phương pháp tách 1 hạng tử thành nhiều hạng tử nhàm mục đích tạo ra nhân tử chung, tạo ra hằng đẳng thức. - Phương pháp đổi biến cần lưu ý sau khi đổi biến ta cần đổi lại biến sau khi đã viết đa thức dưới dạng tích. 3 Bài tập vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử - Lưu ý với các đa thức 1 biến có bậc 3 trở lên nếu có tổng hệ số bậc chẵn bằng tổng hệ số bậc lẻ thì đa thức có nhân tử chung là x-1. - các đa thức 1 biến có bậc 3 trở lên nếu có tổng hệ bằng 0 thì đa thức có nhân tử chung là x+1. - Ngoài ra ta có thể nhẩm nghiệm nguyên của đa thức để tìm nghiệm và từ nghiệm đó ta có thể tìm ra nhân tử chung của đa thức. CHUYÊN ĐỀ 3: CHIA ĐA THỨC 1. Kiến thức cần đạt. - Chia đơn thức A cho đơn thức B - Chia đa thức A cho đơn thức B - Chia đa thức A cho đa thức B ( Trường hợp R= 0 phép chia hết, truờng hợp R khác 0 phép chia có dư.) - Nắm được định lý và hệ quả của định lý Bê- du. - Biết chia đa thức theo sơ đồ Hooc-ne 2. Kĩ năng cần đạt. -Vận dụng thành thạo phép chia đa thức vào các bài toán tìm dư của đa thức, tìm tham số để phép chia hết, phép chia có dư. - Áp dụng hệ quả của định lý Bê- du vào việc phân tích đa thức thành nhân tử. - Vận dụng thành thạo phân tích đa thức thành nhân tử để chia đa thức đó là phân tích đa thức bị chia thành tích trong đó có thừa số chứa đa thức bị chia. 3. Các dạng bài - Xác định tham số để đa thức chia hết. - Tìm dư trong phép chia đa thức. - Xác định tham số để đa thức A chia cho đa thức B, C.. đều có cùng số dư. - Chứng minh đa thức A chia hết cho đa thức B 4. Thời điểm dạy: Tháng 10 5. Tổng số buổi dạy: 2 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập xác định hằng số để đa thức A chia hết cho đa thức B. Vận dụng vào phân tích đa thức thành nhân tử - Cách1; Có thể chia đa thức sau đó cho dư của đa thức bằng 0. - Cách2; Viết đa thức chia dứoi dạng Ax = Bx. Qx + Rx sau đó áp dụng nghiệm của đa thức vào để tìm tham số. 2 Bài tập xác định hằng số để đa thức A chia đa thức B còn dư. Viết đa thức chia dứoi dạng Ax = Bx. Qx + Rx sau đó áp dụng nghiệm của đa thức vào để tìm tham số. CHUYÊN ĐỀ 4: PHÂN THỨC 1. Kiến thức cần đạt - Nắm vững tính chất cơ bản của phân thức, quy đồng mẫu thức nhiều phân thức, rút gọn phân thức. - Cộng, trừ các phân thức cùng mẫu, khác mẫu với các phân thức phức tạp. - Nhân chia các phân thức và các tính chất của phép nhân phân thức. -Biến đổi biểu thức hữu tỉ thành phân thức 2. Kĩ năng cần đạt. - Kỹ năng rút gọn và quy đồng mẫu thức nhiều phân thức 1 cách thành thạo. - Kỹ năng đổi dấu của phân thức, tìm nhân tử chung của mẫu thức để tìm mẫu thức chung đơn giản nhất. - Khi cộng các phân thức không cùng mẫu ta phải viết chúng dưới dạng có cùng mẫu rồi cộng các phân thức. - Thực hiện thành thạo phép cộng, trừ, nhân , chia phân thức để biến đôpỉ biểu thức. - Với dạng bài liên quan đến tính giá trị lưu ý phải có điều kiện xác định. 3. Các dạng bài - Rút gọn biểu thức - Tính giá trị biểu thức. 4. Thời điểm dạy: Tháng 11. 5. Tổng số buổi dạy: 3 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập về rút gọn phân thức Lưu ý vận dụng thành thạo phân tích đa thức thành nhân tử để tìm mãu thức chung, vận dụng quay tắc đổi dấu. 2 Bài tập về rút gọn phân thức Vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng phân thức vào tính nhanh 3 Bài tập về rút gọn phân thức Lưu ý: Khi đổi dấu các hạng tử trong phân thức. Nếu trong 1 phân thức nếu ta đổi dấu chẵn lần các nhân tử trong phân thức thì dấu phân thức không đổi. Nếu ta đổi dấu lẻ lần các nhân tử trong phân thức thì dấu của phân thức đổi từ + thành -, từ - thành +. CHUYÊN ĐỀ 5: TỨ GIÁC 1. Kiến thức cần đạt - Tứ giác, tổng các góc trong 1 tứ giác. - Nắm vững định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. - Đối xứng trục, đối xứng tâm. - Đường trung bình của tam giác của hình thang. - Vận dụng định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết các hình vào chứng minh bài tập hình học ở dạng nâng cao. 2. Kĩ năng cần đạt - Kỹ năng vẽ hình - Kỹ năng phân tích đề bài tìm cách dựng hình tìm hướng chứng 3. Các dạng bài - Bài tập chứng minh 1 tứ giác là: Hình thang, hình thang cân, hình bình hành, hình thoi, hình chữ nhật, hình vuông. Vận dụng chứng minh góc vuông, chứng minh đoạn thẳng bằng nhau, vuông góc, chứng minh đồng quy, thẳng hàng, … - Bài tập Xác định vị trí của điểm để tứ giác trở thành các hình đặc biệt hoặc đoạn thẳng có độ dài ngắn nhất. 4. Thời điểm dạy: Tháng 12 5. Tổng số buổi dạy: 3 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập tổng hợp về tứ giác 2 Bài tập tổng hợp về tứ giác 3 Bài tập tổng hợp về tứ giác CHUYÊN ĐỀ 6: PHƯƠNG TRÌNH 1. Kiến thức cần đạt - Nắm vững định nghĩa về phương trình, phương trình tương đương. - Phương trình bậc nhất 1 ẩn, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Giải bài toán bằng cách lập phương trình. - Nắm đựợc phương pháp giải một số phương trình bậc cao: Phương trình đối xứng bậc chẵn, phương trình đối xứng bậc lẻ, phương trình có tổng hệ số bằng 0, phương trình có tổng hệ số bậc chẵn bằng tổng hệ số bậc lẻ… 2. Kĩ năng cần đạt - Có kỹ năng biến đổi phương trình đã cho về dạng ax + b = 0 - Nắm vững các bước giải phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Có kỹ năng giải các phương trình tích ở dạng phức tạp và nâng cao 3. Các dạng bài. - Phương trình đưa về dạng ax+ b = 0 - Phương trình tích. - Phương trình chứa ẩn ở mẫu. - Một số phương trình bậc cao. - Giải bài toán bằng cách lập phương trình : + Dạng toán chuyển động. + Dạng toán tính tuổi. + Dạng toán về hóa học. + Dạng toán tăng giảm. + dạng toán về công việc. + Dạng toán về số, chữ số + Dạng toán về diện tích. … 4. Thời điểm dạy: Tháng 12- tháng1 5. Tổng số buổi dạy: 3 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Phương trình đưa về dạng ax + b= 0, phương trình tích, phương trình chứa ẩn ở mẫu. Lưu ý với phương trình chứa ẩn ở mẫu cần tìm ĐKXĐ và đối chiếu nghiệm. Vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để đưa phương trình về phuơng trình tích 2 Một số phương trình bậc cao Vận dụng các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử để đưa phương trình về phương trình tích 3 Giải bài toán bằng cách lập phương trình Bài toán chuyển động nên vẽ sơ đồ, lập bảng tìm cách chọn ẩn và biểu diễn qua ẩn. Lập bảng và chọn ẩn, tìm điều kiện cho ẩn CHUYÊN ĐỀ 7: .TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG 1. Kiến thức cần đạt - Định lý Talét thuận, đảo và hệ quả. - Tính chất đuờng phân giác trong tam giác. - Các trường hợp bằng nhau của tam giác thường và tam giác vuông. 2. Kĩ năng cần đạt - Kỹ năng vẽ hình - Kỹ năng phân tích đề bài tìm cách dựng hình tìm hướng chứng minh. 3. Các dạng bài. - Chứng minh tam giác đồng dạng - Chứng minh các hệ thức hình học. - Chứng minh các cặp đoạn thẳng tỉ lệ, góc bằng nhau - Bài tập về định lý Ta lét, tính chất đường phân giác trong tam giác. 4. Thời điểm dạy: Tháng 2- 3 5. Tổng số buổi dạy : 4 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập về định lý Talét thuận , đảo và hệ quả, tính chất đường phân giác trong tam giác. 2 Bài tập về tam giác đồng dạng 3 Bài tập tổng hợp về tam giác đồng dạng 4 Bài tập tổng hợp về tam giác đồng dạng CHUYÊN ĐỀ 8: BẤT ĐẲNG THỨC 1. Kiến thức cần đạt - Nắm vững được liên hệ giữa thứ tự và phép cộng, phép nhân. - Bất đẳng thức Côsi, Bunhia… - Một số phương pháp chứng minh bất đẳng thức + Dùng định nghĩa. + Dùng phép biến đổi tương đương. + Dùng các tính chất của bất đẳng thức. + Dùng phương pháp phản chứng. 2. Kĩ năng cần đạt - Sử dụng 1 số tính chất của bất đẳng thức để chứng minh dẳng thúức. - Nắm vững một số bất đẳng thức cơ bản để chứng minh bất đẳng thức, - Vận dụng bất đẳng thức vào giải phương trình và các bài toán về cực trị. 3. Các dạng bài: - Chứng minh bất đẳng thức sử dụng phép biến đổi tương đương, phương pháp phản chứng, phương pháp xét các khoảng giá trị của biến, phương pháp quy nạp toán học. - Giải các phương trình bằng phương pháp bất đẳng thức. - Bài toán về cực trị 4. Thời điểm dạy tháng 3 5. Tổng số buổi dạy : 2(mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập bất đẳng thức Côsi và Bunhia Lưu ý về điều kiện để sử dụng bất đẳng thức Côsi và Bunhia 2 Bài tập tổng hợp về bất đẳng thức CHUYÊN ĐỀ 9: BẤT PHƯƠNG TRÌNH PHƯƠNG TRÌNH CHỨA DẤU GIÁ TRỊ TUYỆT ĐỐI 1. Kiến thức cần đạt - Nắm vững định nghĩa về bất phương trình bậc nhất 1 ẩn và cách giải, hiểu tập nghiệm của bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm trên trục số. - Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Bất phương trình tích, bất phương trình thương. - Phương trình chứa 2 dấu giá trị tuyệt đối trở lên. 2. Kĩ năng cần đạt - Biết lập bảng xét dấu để giải bất phương trình tích, thương và giải phương trình có từ 2 dấu giá trị tuyệt đối trở lên. - Kết luận và biểu diễn tập nghiệm của bất phương trình trên trục số. 3. Các dạng bài. - Bài tập về bất phương trình tích, bất phương trình thương - Bài tập về phuơng trình chứa dấu giá trị tuyệt đối 4. Thời điểm dạy; Tháng 3 5. Tổng số buổi dạy: 2 (mỗi buổi 3 tiết). 6. Phân phối chương trình cụ thể cho từng buổi: Buổi Nội dung dạy Những vấn đề lưu ý về kiến thức, kĩ năng Ghi chú 1 Bài tập phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối - Lưu ý về lập bảng xét dấu để xét khoảng và đối chiếu nghiệm với khoảng đang xét để kết luận nghiệm của phương trình. - Khi lập bảng xét dấu các giá trị của phải ghi từ nhỏ đến lớn, các giá trị này là nghiệm của các nhị thức có mặt trong biểu thức. 2 Bài tập bất phương trình tích, bất phương trình thương - Lưu ý với bất phương trình thương cần loại giá trị xác định của mẫu - Khi giải bất phương trình chứa ẩn ở mẫu ta không nên khử mẫu vì ta chưa xác định được chiều của bất phương trình mới . Ta cần làm theo các bước sau: + Chuyển tất cả các hạng tử sang 1 vế (Vế kia là số 0). + Thu gọn vế trái thành 1 phân thức. + Xét dấu phân thức ở vế trái Từ đó tìm được nghiệm của bất phương trình. Thời lượng còn lại dành cho ôn tập một số đề thi. HIỆU TRƯỞNG Mộc nam, ngày 10 tháng 07 năm 2013 TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN

File đính kèm:

  • dockhung ppch hsg toan 8.doc