1. Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, vỏ nhẵn và thân cao là trội hoàn toàn so với quả vàng, vỏ có lông tơ và thân thấp. Mỗi gen quy định một tính trạng.
Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Minh hoạ bằng sơ đồ lai.
2. So sánh những điểm khác nhau giữa di truyền phân li độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
3. Những điều kiện nào đúng cả ba định luật của Menđen.
3 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2990 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Năm học 2008-2009 Môn thi: Sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Ò ChÝnh thøc
Së GD&§T hµ nam
K× thi chän häc sinh giái l¬p 9 THCS
N¨m häc 2008-2009
M«n thi: Sinh häc
(Thêi gian: 150 phót kh«ng kÓ thêi gian giao ®Ò)
Câu I. (4,5 điểm)
1. Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, vỏ nhẵn và thân cao là trội hoàn toàn so với quả vàng, vỏ có lông tơ và thân thấp. Mỗi gen quy định một tính trạng.
Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào? Minh hoạ bằng sơ đồ lai.
2. So sánh những điểm khác nhau giữa di truyền phân li độc lập với di truyền liên kết của hai cặp tính trạng.
3. Những điều kiện nào đúng cả ba định luật của Menđen.
Câu II. (2,0 điểm)
1. Giảm phân là gì? Vì sao gọi là giảm phân?
2. Muốn gây đột biến gen thì tác động vào giai đoạn nào của chu kỳ tế bào sẽ đạt hiệu quả cao nhất? Vì sao?
Câu III. (2,5 điểm)
1. Nêu mối quan hệ giữa ADN và Prôtêin trong quá trình truyền thông tin di truyền.
2. Vì sao nói Prôtêin thực hiện chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất?
Câu IV. (2,0 điểm)
1. Thường biến là gì? Nêu các đặc điểm của thường biến?
2. Nêu các phương pháp tạo ưu thế lai trong chọn giống cây trồng? Phương pháp nào được dùng phổ biến nhất? Tại sao?
CâuV. (4,0 điểm)
1. Nêu tên các mối quan hệ khác loài? Lấy ví dụ và cho biết đặc điểm của các mối quan hệ nêu trên?
2. Giả sử một quần xã sinh vật gồm các quần thể sinh vật sau:
Sâu hại thực vật; chuột; thực vật; rắn; ếch; chim ăn sâu; vi sinh vật; ong mắt đỏ.
- Hãy lập thành lưới thức ăn có các sinh vật trên.
- Nêu các điều kiện để những quần thể đó tạo thành một quần xã sinh vật.
CâuVI. (2,0 điểm)
Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái của một loài nguyên phân một số lần bằng nhau. Các tế bào mới được tạo thành đều giảm phân tạo ra 160 giao tử. Số nhiễm sắc thể trong các tinh trùng nhiều hơn ở các trứng được tạo thành là 576 nhiễm sắc thể. Hiệu suất thụ tinh của trứng là 6,25%.
1. Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng, số hợp tử được tạo thành.
2. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, số Crômatít và số tâm động có trong các hợp tử được tạo thành khi chúng đều ở kỳ giữa.
CâuVII. (3,0 điểm)
Ở Bò tính trạng có sừng và không sừng đều nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một Bò cái không sừng (1) giao phối với Bò đực có sừng (2), năm đầu tiên đẻ được một con Bê có sừng (3) và năm sau đẻ được một con Bê không sừng (4). Con Bê không sừng này lớn lên cho giao phối với Bò đực không sừng (5) đẻ được Bê có sừng (6).
1. Xác định tính trạng trội lặn.
2. Xác định kiểu gen của mỗi cá thể nói trên.
3. Lập sơ đồ lai minh hoạ.
-----------HÕt------------
Hä vµ tªn thÝ sinh ………………………...... Sè b¸o danh …………………............
Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 1 …………………....... Ch÷ ký cña gi¸m thÞ 2 …………........
së gi¸o dôc - ®µo t¹o
hµ nam
híng dÉn chÊm kú thi chän HSG líp 9 - THCS
M«n thi: Sinh häc - N¨m häc 2008 - 2009
CâuI
4,5
1
-Sử dụng phép lai phân tích.
-Sơ đồ lai:
Trường hợp2
P: AaBbCc x aabbcc
GP: ABC, AbC,Abc, abc
aBC,abC,abc
F1: 1AaBbCc; 1AabbCc; 1Aabbcc;
1aaBbCc; 1aabbCc; 1aabbcc
-->F1 phân tính --> P không thuần chủng
Quy ước gen : A - đỏ; a - vàng; B-nhẵn; b-lông tơ; C-cao; c-thấp
Trường hợp1
P: AABBCC x aabbcc
GP: ABC abc
F1: AaBbCc
-->F1 đồng tính--> P thuần chủng
1,5
2
Sự khác nhau:
Di truyền Phân li độc lập
Di truyền liên kết
-Hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau.
-2 cặp T2 di truyền độc lập và không phụ thuộc với nhau.
-Các gen phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
-Làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp.
-Hai cặp gen nằm trên 1cặp NST tương đồng .
-2 cặp T2 di truyền độc lập và không phụ thuộc với nhau.
-Các gen phân li cùng nhau trong quá trình GP tạo giao tử.
-Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
2,0
3
Điều kiện nghiệm đúng cả 3 định luật:
-Bố mẹ phải thuẩn chủng về cặp T2 đem lai. T2 trội phải trội hoàn toàn.
-Số cá thể phải đủ lớn. Mỗi gen quy định một tính trạng.
1,0
Câu II
2,0
1
-Khái niệm giảm phân: (SGK).
-Vì: Gồm 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 TB con đều mang bộ NST đơn bội (n NST), số lượng NST trong các TB con đã giảm đi một nửa so với TB mẹ nên gọi đó là GP.
1,0
2
Gây đột biến gen: tác động vào pha S (kỳ trung gian) vì pha S là giai đoạn tổng hợp ADN và nhân đôi NST.
1,0
CâuIII
2,5
1
Gen (1đoạn ADN) --> mARN --> Prôtêin .
Các Nu trong ptử ADN quy định trình tự Nu trong mạch mARN, các Nu trong mARN quy định trình tự các aa trong cấu trúc bậc 1 của Prôtêin.
1
2
-Các hoocmôn phần lớn là các Prôtêin có hoạt tính sinh học cao. Các hoocmôn có vai trò điều hoà các quá trình TĐC trong TB và cơ thể.
-Bảo vệ cơ thể (khángthể), vận động của TB và cơ thể.
-Có thể phân giải Prôtêin cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của TB và cơ thể
1,5
CâuIV
2,0
1
-Khái niệm thường biến: (SGK).
-Đặc điểm: Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh.Không di truyền được.
1,0
2
-Phương pháp tạo ưu thế lai: Lai khác dòng, lai khác thứ.
-PP phổ biến nhất là lai khác dòng.
-Vì lai khác dòng đa số các gen ở trạng thái dị hợp trong đó chỉ có gen trội (thường có lợi) được biểu hiện.Cơ thể lai có độ đồng đều cao về năng suất, pc..
1,0
Câu V
4,0
1
- Nêu tên, ví dụ : .......
Quan hệ
Đặc điểm
Hỗ trợ
Cộng sinh
Sự hợp tác hai bên cùng có lợi
Hội sinh
Sự hợp tác giữa 2 SV, 1 bên có lợi, bên kia không có lợi và có hại.
Đối địch
Cạnh tranh
SV cạnh tranh TA, nơi ở, ĐKS, kìm hãm sự phát triển.
Ký sinh
nửa ký sinh
SV sống nhờ trên cơ thể SV khác, lấy chất dd ...
Sinh vật
ăn SV khác
ĐV ăn TV, ăn thịt...
2,5
2
-Lưới TA: Ong mắt đỏ
Sâu hại TV Chim ăn sâu VSV
Thực vật Ếch
Chuột Rắn
-ĐK: + Cùng chung sống trong một sinh cảnh.
+ Được hình thành trong trong một quá trình lịch sử lâu dài.
+ Có mối quan hệ tương hỗ, gắn bó với nhau...
1,5
CâuVI
2,0
1
-Gọi a là số TB sinh tinh--> số Tb sinh trứng là a (TB)
Ta có : 4a+a = 160 --> a = 32 (TB)
-Số hợp tử được tạo thành = số trứng được thụ tinh = 32 x = 2 (hợp tử)
1,0
2
- Gọi 2n là bộ NST lưỡng bội của loài.
Ta có: 4.32.n - 32.n = 576 --> n = 6 --> 2n = 12 (NST)
- Ở kỳ giữa : Số tâm động = 2.2n = 24
Số Crômatít = 2.24 = 48
1,0
CâuVII
3,0
1
Xét phép lai: Bê không sừng (4) lớn lên x Bò đực không sừng (5)
Bê có sừng (6)
--> Vì bố mẹ không sừng đẻ con có sừng --> T2 có sừng là T2 lặn và T2 không sừng là T2 trội .
0,5
2
Qui ước: Gen A qui định tính trạng không sừng, gen a qđtt có sừng
--> (2);(3);(6) có kiểu gen: aa
(6) có kiểu gen : aa --> nhận 1 giao tử a từ (4) và 1 giao tử a tử (5)
--> (4) và (5) có kiểu gen là Aa.
(3) có kiểu gen : aa --> nhận 1 giao tử a từ (1) --> (1) có kiểu gen là Aa.
1,5
3
(1) x (2) (4) x (5)
P: Aa x aa Aa x Aa
GP A,a a G: A;a A;a
F1 1Aa : 1aa F: 1AA : 2Aa : 1aa
(4) (3) (6)
1
*L ưu ý: CâuVI, CâuVII thí sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa.
File đính kèm:
- Môn Sinh.doc