Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Năm học 2008-2009 Môn thi: Sử học

Câu 1 (4,0 điểm)

Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi,

Mĩ La Tinh từ sau năm 1945 đến nay.Trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn.

Câu 2 (2,0 điểm)

Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

doc5 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 2334 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Năm học 2008-2009 Môn thi: Sử học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ CHÍNH THỨC ------------------- KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2008 -2009 Môn thi: Lịch sử (Thời gian: 150 phút không kể thời gian giao đề ) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6,0 điểm) Câu 1 (4,0 điểm) Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Á, Phi, Mĩ La Tinh từ sau năm 1945 đến nay.Trình bày các sự kiện lịch sử tiêu biểu của mỗi giai đoạn. Câu 2 (2,0 điểm) Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. B.LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) Câu 1 (5,0 điểm) Chiến dịch Biến giới thu – đông 1950 của ta được mở ra trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả của chiến dịch. Câu 2 (2,0 điểm) Hãy nêu ba sự kiện chính trị lớn trong thời kì 1951 – 1953. Sự kiện nào có tính chất quyết định nhất để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên giành thắng lợi mới? Câu 3 (5,0 điểm) Chủ trương chiến lược và các cuộc tiến công quân sự của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954. Câu 4 (2 điểm) Chọn sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A sau đây: A B 1.1930 - 1931 a. Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. 2.1932 - 1935 b. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. 3.1936 -1939 c. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. 4.1939 - 1945 d. Đấu tranh bí mật để củng cố lực lượng cách mạng ------------------------Hết---------------------- Họ và tên thí sinh:…………………………………Số báo danh:………………… Họ và tên chữ ký giám thị số: 1 Họ và tên chữ ký giám thị số: 2 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO HÀ NAM ĐỀ CHÍNH THỨC ------------------- KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 THCS Năm học 2008 -2009 Môn thi: Lịch sử HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản hướng dẫn chấm gồm 04 trang) A.LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 6,0 điểm) Câu 1 (4,0 đ) Hãy nêu các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước … *Các giai đoạn (3 giai đoạn) +Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỷ XX. 0,25 +Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX. 0,25 +Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. 0,25 *Các sự kiện lịch sử tiêu biểu. +Giai đoạn 1: Ngay khi được tin phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy, tiến hành khởi nghĩa vũ trang, lật đổ ách thống trị của phát xít, thành lập chính quyền cách mạng, tiêu biểu là các nước. In-đô-nê-xi-a 17-8-1945, Việt Nam 2-9-1945, Lào 12-10-1945 0,75 Phong trào đấu tranh lan nhanh sang các nước Nam Á và Bắc Phi : Nhiều nước ở hai khu vực này liên tiếp nổi dậy giành độc lập như Ấn Độ (1946-1950), Ai Cập (1952), An-giê-ri (1954-1962)… Năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập. Ngày 1-1-1959, cuộc Cách mạng nhân dân ở Cu-ba dưới sự lãnh đạo của Phi-đen-Ca-xtơ-rô đã giành thắng lợi. Chế độ độc tài thân Mĩ bị lật đổ. 0,75 +Giai đoạn 2: Từ đầu những năm 60, nhân dân 3 nước Ăng-gô-la,Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao đã tiến hành đấu tranh vũ trang, nhằm lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha. Tháng 4-1974, ở Bồ Đào Nha nổ ra cuộc đấu tranh lật đổ chế độ độc tài (tồn tại từ năm 1926), chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã tuyên bố trao trả độc lập cho Ghi-nê Bít-xao (9-1974), Mô-dăm-bích (6-1975) và Ăng-gô-la (11-1975). 0,75 +Giai đoạn 3: -Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân chỉ tồn tại dưới hình thức cuối cùng của nó là chế độ phân biệt chủng (A-pác-thai), tập trung ở…. -Sau nhiều năm đấu tranh ngoan cường và bền bỉ của người da đen, chính quyền thực dân của các giai cấp thống trị người da trắng đã phải tuyên bố xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, công nhận quyền bầu cử…. Sau khi giành thắng lợi trong các cuộc bầu cử, chính quyền của người da đen đã được thành lập ở Rô-đe-di-a năm 1980 và ở Tây Nam Phi năm 1990… 1,0 Câu 2 (2,0đ) Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai. -Cuộc cách mạng KH-KT có ý nghĩa vô cùng to lớn như một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hoá văn minh của loài người…. 0,25 -Cách mạng KH-KT đã cho phép con người thực hiện những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người… 0,5 -Cách mạng KH-KT đã đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động với xu hướng tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần, tỷ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước phát triển cao. 0,5 -Nhưng mặt khác cách mạng KH-KT cũng đã mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con người tạo nên). Đó là việc chế tạo các loại vũ khí và các phương tiện quân sự có sức tàn phá và huỷ diệt sự sống... 0,75 B.LỊCH SỬ VIỆT NAM (14,0 điểm) Câu 1 (5đ) Chiến dịch Biến giới thu – đông 1950 của ta được mở ra trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Nêu diễn biến, kết quả của chiến dịch. *Hoàn cảnh: -TG: Ngày 1-10-1949 cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra đời, -Tình hình Đông Dương và thế giới thay đổi có lợi cho kháng chiến của ta... 0,5 -Trong nước: Sau chiến dịch Việt Bắc lực lượng kháng chiến của ta đã lớn mạnh. -Thực dân pháp liên tiếp thất bại... 0,5 *Diễn biến -Sáng 16-9-1950, các đơn vị quân đội của ta nổ súng mở đầu chiến dịch bằng trận đánh vào vi trí Đông Khê -Sáng 18-9-1950 ta tiêu diệt cụm cứ điểm Đông Khê, uy hiếp Thất Khê, thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên Đường số 4 bị lung lay. 1,0 -Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo Đường số 4, đồng thời lực lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi. 0,5 -Đoán trước ý định của địch, quân ta mai phục, chặn đánh trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến lượt Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4. 1,0 -Phối hợp với Mặt trận Biên giới, quân ta hoạt động mạnh ở tả ngạn sông Hồng, ở Tây Bắc và trên Đường số 6... 0,5 *Kết quả -Sau hơn một tháng chiến đấu trên Mặt trận Biên giới ( từ 16-9 đến 22-10-1950) ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 8.000 tên, giải phóng vùng biên giới Việt – Trung dài 750 km từ Cao Bằng đến Đình Lập với 35 vạn dân. “Hành lang Đông – Tây” bị chọc thủng ở Hoà Bình -Thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với Căn cứ địa Việt Bắc bị phá vỡ. Kế hoạch Rơ-ve của Pháp bị phá sản. 1,0 Câu 2 (2,0đ) Hãy nêu ba sự kiện chính trị lớn trong thời kì 1951 – 1953? Sự kiện nào có tính chất quyết định nhất để đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tiến lên giành thắng lợi mới? -Đại hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng (2-1951) 0,5 -Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt (3-1951) 0,5 -Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ I (5-1952) 0,5 +Sự kiện có tính chất quyết định nhất là Đai hội đại biểu toàn quốc lần II của Đảng. 0,5 Câu 3 (5,0đ) Chủ trương chiến lược và các cuộc tiến công quân sự của ta trong Đông – Xuân 1953 – 1954. *Chủ trương Tháng 9 năm 1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954 với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận - chính diện và sau lưng địch. -Phương hướng chiến lược của ta là tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta trên những địa bàn xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo cho ta những điều kiện thuận lợi để tiêu diệt thêm sinh lực địch.Phương châm tác chiến của ta là: " Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", "đánh ăn chắc, đánh chắc thắng". 1,0 *Các cuộc tiến công. Thực hiện phương hướng chiến lược trên, trong cuộc tiến công Đông - Xuân 1953 - 1954, quân ta mở một loạt các chiến dịch tiến công địch trên nhiều hướng, ở hầu khắp các chiến trường Đông Dương. 1,0 -Đầu tháng 12 - 1953, bộ đội chủ lực của ta ở Tây Bắc tổ chức một bộ phận bao vây, uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ; bộ phận còn lại mở cuộc tiến công địch, giải phóng toàn tỉnh Lai Châu (trừ Điện Biên Phủ). Na-va buộc phải đưa 6 tiểu đoàn cơ động từ đồng bằng Bắc Bộ lên tăng cường. Như vậy sau đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung quân thứ hai của địch. -Cũng vào đầu tháng 12-1953, liên quân Việt - Lào mở cuộc tiến công địch ở Trung Lào, giải phóng toàn tỉnh Thà Khẹt, đồng thời bao vây, uy hiếp Xê-nô. Na-va tăng cường lực lượng cho Xê-nô để Xê-nô trở thành nơi tập trung quân thứ ba của địch. 1,0 -Cuối tháng 1-1954, để đánh lạc hướng phản đoán của địch, tạo điều kiện đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta phối hợp với quân Pa-thét Lào mở cuộc tiến công địch ở Thượng Lào, giải phóng toàn tỉnh Phong Xa-lì, mở rộng vùng giải phóng Lào. Lo sợ Liên quân Việt - Lào thừa thắng đánh Luông Pha-bang, Na-va cho tăng cường lực lượng để Luông Pha-bang trở thành nơi tập trung quân thứ tư của địch. 1,0 -Đầu tháng 2-1954, quân ta mở cuộc tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng toàn tỉnh Kon Tum, đồng thời bao vây uy hiếp Plây Cu. Na-va buộc phải bỏ dở cuộc tiến công Tuy Hoà để tăng cường lược lượng cho Plây Cu và Plây Cu trở thành nơi tập trung quân thứ năm của địch 1,0 Câu 4 (2 điểm) Chọn sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A sau đây: A B 1.1930 - 1931 c. “Độc lập dân tộc” và “Ruộng đất dân cày”. 0,5 2.1932 - 1935 d. Đấu tranh bí mật để củng cố lực lượng cách mạng. 0,5 3.1936 -1939 b. Đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình. 0,5 4.1939 - 1945 a. Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu. 0,5 ------------Hết----------

File đính kèm:

  • docMôn Sử.doc
Giáo án liên quan