A. Từ câu 1 đến câu 4 hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.
Câu 1.( 0,5 điểm): Máy cơ đơn giản không cho lợi về lực là
A. Palăng B. Ròng rọc cố định C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2.( 0,5 điểm) Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 lần lượt ghi 110 V- 40 W; 110 V- 60 W và 110 V- 100 W được mắc nối tiếp vào nguồn điện 220 V thì dộ sáng của các đèn giảm dần theo thứ tự là:
A. Đ1, Đ2, Đ3 B. Đ3, Đ2, Đ1 C. Đ2, Đ3, Đ1 D. Đ3, Đ1, Đ2
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 864 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi học sinh giỏi môn: Vật lý thời gian làm bài: 120 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÌ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: VẬT LÝ
Thời gian làm bài: 120'
Ngày thi: 11/12/2004
----------------------------------------
A. Từ câu 1 đến câu 4 hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng.
Câu 1.( 0,5 điểm): Máy cơ đơn giản không cho lợi về lực là
A. Palăng B. Ròng rọc cố định C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2.( 0,5 điểm) Ba bóng đèn Đ1, Đ2, Đ3 lần lượt ghi 110 V- 40 W; 110 V- 60 W và 110 V- 100 W được mắc nối tiếp vào nguồn điện 220 V thì dộ sáng của các đèn giảm dần theo thứ tự là:
A. Đ1, Đ2, Đ3 B. Đ3, Đ2, Đ1 C. Đ2, Đ3, Đ1 D. Đ3, Đ1, Đ2
Câu 4.( 0,5 điểm) Trong trường hợp nào dưới đây có sự chuyển hoá từ động năng thành thế năng và ngược lại?
A. Vật chuyển động trên mặt bàn nằm ngang.
B. Vật rơi từ trên cao xuống.
C. Vật được ném lên cao rồi rơi xuống.
D. Vật lăn từ đỉnh dốc xuống.
B. Giải các bài tập sau:
Câu 5.( 3 điểm)
Hai vật chuyển động thằng đều từ hai đầu trên cũng một đường thẳng. Nếu chúng đi ngược chiểu nhau thì cứ sau 10 giây khoảng cách giữa chúng giảm đi 16 m. Nếu chúng đi cùng chiều nhau( cùng xuất phát và vẫn đi với vận tốc cũ) thì cứ sau 5 giây khoảng cách giữa chúng lại tăng thêm 3 m. Tìm vận tốc của mỗi vật.
Câu 6.( 4 điểm)
Có thiết bị như hình vẽ bên. Vật A có trọng lượng 400 N, mỗi ròng rọc có trọng lượng 12 N.
a) Cần phải kéo đầu dây tự do một lực F bằng bao nhiêu để vật A chuyển động đều lên cao? Bỏ qua ma sát.
b) Khi vật A lên cao được 0,8 mthì ròng rọc 2 lên cao bao nhiêu?
c) Tính hiệu suất của thiết bị khi bỏ qua ma sát.
Câu 7.( 2 điểm)
Người ta nhúng chìm một thỏi nước đá hình trụ vào một cốc nước sâu như hình vẽ bên. Trong quá trình thỏi nước đá tan thì nó có hình dạng như thế nào? Tại sao?
Câu 8.( 3 điểm)
Có một số dụng cụ sau: một chậu thuỷ tinh đựng nước, hai ống nghiệm mỏng khối lượng không đáng kể hoàn toàn giống nhau có vạch chia thể tích, chất lỏng A có khối lượng riêng DA
đã biết, chất lỏng B có khối lượng riêng DB chưa biết. Hãy trình bày cách làm để xác định khối lượng riêng DB của chất lỏng B.
Câu 9.( 3 điểm)
Để mắc đèn 110 V vào mạng điện 220 V ta có thể mắc thêm với biến trở R. Có thể mắc theo những sơ đồ nào để đèn sáng bình thường? Xác định vị trí con chạy của biến trở ở mỗi sơ đồ để đèn sáng bình thường biết R= 2.Rđ . Trong các cách mắc thì cách nào có lợi hơn? Tại sao?
Câu 10.( 3 điểm)
Một học sinh mắc sơ đồ mạch điện như hình vẽ bên rồi dùng một vôn kế lần lượt đo hiệu điện thế giữa các điểm A, B; B, C; A, C thì được các kết quả U1= 4 V, U2= 6 V, U= 12 V.( coi hiệu điện thế U không đổi). Tại sao lại có kết quả như vậy? Hiệu điện thế thực tế giữa các điểm A, B và B, C là bao nhiêu?
Hết
File đính kèm:
- DE THI HSG(2).doc