Câu 1 : Có 2 lọ đậy kín, mỗi lọ đựng 1 chất khí đó là khí oxi và khí cacbonic.
a. Làm thế nào để nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ ?
b. Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng khí oxi ?
Câu 2 : Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926 . 10-23g ; nguyên tử khối của C là 12đvC ; nguyên tử khối của Na là 23đvC . Hãy tính khối lượng bằng gam của nguyên tử natri ( Na ) .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kì thi tuyển chọn học sinh lớp 8 trung học cơ sở vòng huyện năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Long Thuận KÌ THI TUYỂN CHỌN HỌC SINH GIỎI
Giáo viên : Nguyễn Hữu Bằng LỚP 8 THCS VÒNG HUYỆN NĂM 2009
ĐỀ THI MÔN : HOÁ HỌC (Đề tham khảo)
Thời gian làm bài : 150 phút ( Không kể phát đề )
--0--
Câu 1 : Có 2 lọ đậy kín, mỗi lọ đựng 1 chất khí đó là khí oxi và khí cacbonic.
a. Làm thế nào để nhận biết được chất khí đựng trong mỗi lọ ?
b. Nếu trộn 2 chất khí trên với nhau, bằng cách nào có thể tách riêng khí oxi ?
Câu 2 : Biết nguyên tử cacbon có khối lượng bằng 1,9926 . 10-23g ; nguyên tử khối của C là 12đvC ; nguyên tử khối của Na là 23đvC . Hãy tính khối lượng bằng gam của nguyên tử natri ( Na ) .
Câu 3 : Dựa vào những tính chất nào để có thể phân biệt được nguyên tố kim loại và nguyên tố phi kim ?
Câu 4 : Trong một phân tử của sắt oxit chứa 2 loại nguyên tử là sắt và oxi, phân tử khối của oxit này là 160đvC, nguyên tử khối của sắt ( Fe ) là 56đvC, của oxi ( O ) là 16đvC. Hãy cho biết số nguyên tử của mỗi loại trong phân tử oxit này .
Câu 5 : Viết công thức hoá học và xác định phân tử khối của các hợp chất sau : Ca(II) và O ; N(III) và H ; Fe(II) và gốc SO4(II) ; Al(III) và gốc SO4(II) ( Biết : Ca = 40 , O = 16 , Fe = 56 , S = 32 , Al = 27 )
Câu 6 : a. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy . Hiện tượng đó là hiện tượng gì ?
b. Rượu để hở lâu ngày trong không khí thường bị chua . Có thể xem hiện tượng trên là sự biến đổi hoá học được không ? Tại sao ?
Câu 7 :Cho 27g nhôm ( Al ) tác dụng với dung dịch axit sunfuric ( H2SO4 ), ta thu được 171g muối nhôm sunfat ( Al2(SO4)3 ) và 3g khí hiđro ( H2 )
a.Viết phương trình phản ứng .
b. Tính khối lượng axit sunfuric đã dùng .
Câu 8 : a. Tính thể tích của hỗn hợp gồm : 14g khí N2 và 4g khí NO .( Biết N = 14 )
b. Tính số mol nước có trong 0,8lít nước ( biết DNước = 1g/cm3 )
Câu 9 : Một hợp chất có 5,88% H về khối lượng, còn lại là lưu huỳnh ( S ) . Xác định công thức hoá học đơn giản của hợp chất .
Câu 10 : Phản ứng phân huỷ kali clorat KClO3 tạo ra kali clorua KCl và khí oxi ( O2 )
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng .
b. Khi phân huỷ 490g KClO3 sẽ thu được bao nhiêu lít khí oxi (đktc )
( Biết K = 39 , Cl = 35,5 , O = 16 )
Hết
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN HOÁ HỌC
Câu 1 :
a. Lọ nào làm mẫu than hồng cháy sáng là lọ đựng oxi ; làm tắt than hồng là lọ đựng cacbonic ( 1đ )
b. Cho hỗn hợp khí đi qua nước vôi trong , khí cacbonic bị giữ lại ,còn khí đi ra là oxi ( 1đ )
Câu 2 :
1đvC = = 0,16605 . 10-23g ( 1đ )
Khối lượng bằng gam của Na = 0,66105 . 10 -23 . 23 = 3,81915 . 10-23g ( 1đ )
Câu 3 :
- Kim loại : Dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, có ánh kim ( 1đ )
- Phi kim : Không dẫn điện, không dẫn nhiệt, giòn, không có ánh kim ( 1đ )
Câu 4 :
Trong một phân tử thì số nguyên tử mỗi loại phải là số nguyên dương và tối giản . gọi x là số nguyên tử sắt ( Fe ) và y là số nguyên tử oxi ( O ) có trong sắt oxit. Ta có phương trình : 56x +16y = 160 ( 1đ )
x 1 2 3
y 6,5 3 -2,66
loại loại
Vậy có 2 nguyên tử sắt ( Fe ), 3 nguyên tử oxi ( O ) trong phân tử sắt oxit trên ( 1đ )
Câu 5 :
- Công thức : CaO ,NH3 , FeSO4 , Al2(SO4)3 ( 1đ )
- Phân tử khối của : CaO = 56; NH3 = 17 ; FeSO4 = 152 ; Al2(SO4)3 = 342 ( 1đ )
Câu 6 :
a. Khi đánh diêm có lửa bắt cháy là hiện tượng hoá học vì chất thuốc đã làm diêm biến đỏi hoá học và kèm theo sự biến đổi đó có sự toả nhiệt , chất thuốc làm diêm cháy thành các chất khí . ( 1đ )
b. Rượu để hở lâu ngày trong không khí bị chua là có sự biến đổi hoá học . Đã xảy ra sự biến đỏi rượu thành giấm ( vị chua ) ( 1đ )
Câu 7 :
a. Phương trình phản ứng : 2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2 ( 1đ )
b. Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có :
mAl + mH2SO4 = mAl2(SO4)3 + mH2 ( 0,5đ )
mH2SO4 = ( 171 +3 ) - 27 = 147g ( 0,5đ )
Câu 8 :
a. VH2 = .22,4 = 11,2l
VNO = .22,4 = 2,98l
VHỗn hợp = 11,2 + 2,98 = 14,18l ( 1đ )
b. 0,8l = 800cm3
mH2O = V.D = 800cm3 . 1g/cm3 = 800g
nH2O = = 44,44mol ( 1đ )
Câu 9 :
%mS = 100 - 5,88 = 94,12%
Đặt công thức hoá học có dạng : HxSy ( 1đ )
x : y = : = 5,88 : 2,94 = 2 : 1
Công thức hoá học đơn giản là : H2S ( 1đ )
Câu 10 :
a. Phương trình hoá học : 2KClO3 2KCl + 3O2 ( 1đ )
b. nKClO3 = = 4mol
nO2 = 6mol
VO2 = 6 . 22,4 = 134,4l ( 1đ )
File đính kèm:
- đề thi HSG H8.doc