Câu 1: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?
a. Nơtron b. Proton c. Electron d.Cả b và c đều đúng
Câu 2: Nguyên tố hoá học nào có khối lượng lớn nhất vỏ trái đất?
a. Nhôm b. Sắt c. Oxi d. Silic
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 1 tiết môn: hoá học đề số 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lê Hồng Phong
Lớp: 8.....
Họ và tên:...............................................
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Hoá học
Đề số 1
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?
a. Nơtron b. Proton c. Electron d.Cả b và c đều đúng
Câu 2: Nguyên tố hoá học nào có khối lượng lớn nhất vỏ trái đất?
a. Nhôm b. Sắt c. Oxi d. Silic
Câu 3: Định nghĩa nào sau đây là đúng nhất? Nguyên tố hoá học là:
Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng nguyên tử khối
Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số nơtron trong hạt nhân
Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng kí hiệu hoá học
Câu 4: Cho các chất: Oxi, lưu huỳnh, sắt, nước. Chọn câu trả lời đúng:
Tất cả các chất trên đều là đơn chất
Tất cả các chất trên đều là hợp chất
Có 3 đơn chất và 1 hợp chất
Có 2 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 5: Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là .......đvC
a. 96 b. 98 c. 94 d. 102
Câu 6: Cho biết sắt có hoá trị III, công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
a. FeSO4 b. Fe(SO4)2 c. Fe2SO4 d. Fe2(SO4)3
Câu 7: Chọn công thức khác loại trong các công thức hoá học sau:
a. H2O b. CaO c. H2 d. MgO
Câu 8: Điền từ còn thiếu vào câu sau:
“Nguyên tử khối là ....................................của.......................................tính bằng ........................................”
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2đ) Áp dụng quy tắc hoá trị, hãy xác định hoá trị của các nguyên tố Cu, Zn, Mg, Fe trong các hợp chất sau: CuSO4, Zn(OH)2, MgCl2, Fe2O3
Câu 2: (2đ) Lập công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi:
Ca (II) và nhóm PO4 (III)
Mg (II) và nhóm OH (I)
Câu 3: (3đ) Một hợp chất có công thức hoá học là X2O3. Phân tử X2O3 nặng gấp 80 lần phân tử hiđro.
Hãy cho biết ý nghĩa của CTHH trên
Tính phân tử khối của hợp chất
Tính nguyên tử khối của X
Trường THCS Lê Hồng Phong
Lớp: 8.....
Họ và tên:...............................................
Kiểm tra 1 tiết
Môn: Hoá học
Đề số 2
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1:Điền từ còn thiếu vào câu sau:
“Phân tử khối là ....................................của.......................................tính bằng ........................................”
Câu 2: Cho các chất: Oxi, lưu huỳnh, sắt, nước. Chọn câu trả lời đúng:
Tất cả các chất trên đều là đơn chất
Tất cả các chất trên đều là hợp chất
Có 3 đơn chất và 1 hợp chất
Có 2 đơn chất và 2 hợp chất
Câu 3: Phân tử khối của axit sunfuric H2SO4 là .......đvC
a. 96 b. 98 c. 94 d. 102
Câu 4: Cho biết sắt có hoá trị III, công thức hoá học nào sau đây viết đúng?
a. FeSO4 b. Fe(SO4)2 c. Fe2SO4 d. Fe2(SO4)3
Câu 5: Nguyên tố hoá học nào có khối lượng lớn nhất vỏ trái đất?
a. Nhôm b. Sắt c. Oxi d. Silic
Câu 6: Định nghĩa nào sau đây là đúng nhất? Nguyên tố hoá học là:
a. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng nguyên tử khối
b. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân
c. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số nơtron trong hạt nhân
d. Tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng kí hiệu hoá học
Câu 7: Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào sau đây?
a. Nơtron b. Proton c. Electron d.Cả b và c đều đúng
Câu 8: Chọn công thức khác loại trong các công thức hoá học sau:
a. H2O b. CaO c. H2 d. MgO
II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2đ) Áp dụng quy tắc hoá trị, hãy xác định hoá trị của các nguyên tố Ca, Ba, Mg, Fe trong các hợp chất sau: CaSO4, Ba(OH)2, MgCl2, FeO
Câu 2: (2đ) Lập công thức hoá học của các hợp chất tạo bởi:
Na (I) và nhóm PO4 (III)
Al (III) và nhóm OH (I)
Câu 3: (3đ) Một hợp chất có công thức hoá học là X2O3. Phân tử X2O3 nặng gấp 51 lần phân tử hiđro.
a. Hãy cho biết ý nghĩa của CTHH trên
b. Tính phân tử khối của hợp chất
c. Tính nguyên tử khối của X
Ma trận đề:
Đề số 1:
Nội dung
Mức độ nội dung
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chất
Đơn chất Hợp chất
4(0,3)
7(0,15)
2(0,45đ)
Nguyên tử Phân tử Nguyên tố hoá học
1(0,3)
2(0,3)
3(0,3)
8(0,9)
5(0,3)
5(2,1đ)
CTHH Hoá trị
6(0,3)
7(0,15)
1(1)
2(1)
3(0,5)
1(1)
2(1)
3(0,5)
8(5,45đ)
Tính toán hoá học
3(1)
3(1)
2(2đ)
Tổng
5(2,1đ)
2(0,6đ)
4(3,5đ)
1(0,3đ)
4(3,5đ)
11
(10đ)
Đề số 2:
Nội dung
Mức độ nội dung
Tổng
Biết
Hiểu
Vận dụng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Chất
Đơn chất Hợp chất
2(0,3)
8(0,15)
2(0,45đ)
Nguyên tử Phân tử Nguyên tố hoá học
1(0,9)
5(0,3)
6(0,3)
7(0,3)
3(0,3)
5(2,1đ)
CTHH Hoá trị
4(0,3)
8(0,15)
1(1)
2(1)
3(0,5)
1(1)
2(1)
3(0,5)
8(5,45đ)
Tính toán hoá học
3(1)
3(1)
2(2đ)
Tổng
5(2,1đ)
2(0,6đ)
4(3,5đ)
1(0,3đ)
4(3,5đ)
11
(10đ)
Lưu ý: Những số có gạch dưới chỉ một phần câu
Đáp án:
Đề số 1:
Phần trắc nghiệm: 0,3 x 10 = 3đ
Câu 1: d Câu 5: b
Câu 2: c Câu 6: d
Câu 3: b Câu 7: c
Câu 4: c Câu 8: khối lượng, nguyên tử, đơn vị cacbon
Phần tự luận:
Câu 1: Gọi a là hoá trị của nguyên tố cần tìm, áp dụng quy tắc hoá trị cho các CTHH ta có:
CuSO4 → a.1=II.1 → a=II. Vậy hoá trị của Cu là II
Zn(OH)2 → a.1=I.2 → a=II. Vậy hoá trị của Zn là II
MgCl2 → a.1=I.2 → a=II. Vậy hoá trị của Mg là II
Fe2O3 → a.2=II.3 → a=III. Vậy hoá trị của Fe là III
Câu 2:
Công thức dạng chung: Cax(PO4)y
Biểu thức quy tắc hoá trị: II.x = III.y
Chuyển thành tỉ lệ = =
Công thức đúng là Ca3(PO4)2
b) Công thức dạng chung: Mgx(OH)y
Biểu thức quy tắc hoá trị: II.x = I.y
Chuyển thành tỉ lệ = =
Công thức đúng là Mg(OH)2
Câu 3:
Ý nghĩa: - Phân tử hợp chất trên tạo bởi 2 nguyên tố là X và oxi
- X có 2 nguyên tử và oxi có 3 nguyên tử
- Phân tử khối là: 2X + 16.3
b) Phân tử khối của hợp chất là: 80.2 = 160 đvC
c) Nguyên tử khối của X = (160 – 48) : 2 = 56 đvC
Đề số 2:
I. Phần trắc nghiệm: 0,3 x 10 = 3đ
Câu 1: khối lượng, phân tử, đơn vị cacbon Câu 5: c
Câu 2: c Câu 6: b
Câu 3: b Câu 7: d
Câu 4: d Câu 8: c
II. Phần tự luận:
Câu 1: Gọi a là hoá trị của nguyên tố cần tìm, áp dụng quy tắc hoá trị cho các CTHH ta có:
CaSO4 → a.1=II.1 → a=II. Vậy hoá trị của Ca là II
Ba(OH)2 → a.1=I.2 → a=II. Vậy hoá trị của Ba là II
MgCl2 → a.1=I.2 → a=II. Vậy hoá trị của Mg là II
FeO → a.1=II.1 → a=II. Vậy hoá trị của Fe là II
Câu 2:
a)Công thức dạng chung: Nax(PO4)y
Biểu thức quy tắc hoá trị: I.x = III.y
Chuyển thành tỉ lệ = =
Công thức đúng là Na3PO4
b) Công thức dạng chung: Alx(OH)y
Biểu thức quy tắc hoá trị: III.x = I.y
Chuyển thành tỉ lệ = =
Công thức đúng là Al(OH)3
Câu 3:
a)Ý nghĩa: - Phân tử hợp chất trên tạo bởi 2 nguyên tố là X và oxi
- X có 2 nguyên tử và oxi có 3 nguyên tử
- Phân tử khối là: 2X + 16.3
b) Phân tử khối của hợp chất là: 51.2 = 102 đvC
c) Nguyên tử khối của X = (102 – 48) : 2 = 27 đvC
File đính kèm:
- bai kt so 1.doc