* Mục tiêu:
- Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chương Kim loại.
- HS có thái độ ôn tập tích cực, trung thực khi làm bài kiểm tra.
- Giúp GVBM đánh giá mức độ học tập của HS, từ đó có biện pháp thích hợp.
* Nội dung đề kiểm tra:
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3825 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 15 phút hóa 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA 15 PHÚT
* Mục tiêu:
Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong chương Kim loại.
HS có thái độ ôn tập tích cực, trung thực khi làm bài kiểm tra.
Giúp GVBM đánh giá mức độ học tập của HS, từ đó có biện pháp thích hợp.
* Nội dung đề kiểm tra:
ĐỀ 1:
A – TRẮC NGHIỆM (7đ)
Câu 1:(4đ)Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Những tính chất vật lý nào sau đây đặc trưng cho kim loại?
Có tính dẻo.
Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
Có ánh kim.
Tất cả các tính chất trên.
Trong các kim loại sau, kim loại nào dẫn điện tốt nhất?
Al
Zn
Cu
Ag
Do có tính dẫn điện tốt nên đồng và nhôm được dùng làm:
Đồ trang sức.
Dây dẫn điện.
Dụng cụ nấu ăn.
Vật trang trí.
Theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học, một số kim loại được xếp theo thứ tự sau:
Al, Na, Cu, Fe, Ag.
Na, Al, Fe, Cu, Ag.
Ag, Cu, Fe, Al, Na.
Fe, Al, Cu, Na, Ag.
Cặp chất nào xảy ra phản ứng trong các cặp chất sau?
Fe + H2SO4 đặc, nguội.
Cu + FeCl3
Al + CuSO4
Zn + H2O
Kim loại nào sau đây có thể tác dụng với một số axit giải phóng khí hiđro?
Cu
Ag
Zn
Au
Hiện tượng gì xảy ra khi cho một mảnh kẽm vào dd CuSO4 ?
Có một lớp kim loại màu đỏ bám ngoài mảnh kẽm, dung dịch ban đầu nhạt dần.
Có khí thóat ra ở miệng ống nghiệm.
Có chất không tan màu xanh tạo thành.
Không có hiện tượng gì.
Nhôm có tính chất hóa học nào khác so với tính chất chung của kim loại ?
Tác dụng với dd kiềm.
Tác dụng với phi kim tạo ra muối hoặc oxit.
Tác dụng với một số dd axit tạo muối và giải phóng khí hiđro.
Tác dụng với muối tạo muối mới và kim loại mới
Câu 2:(3đ) Đánh dấu X vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) cho thích hợp:
NỘI DUNG
Đ
S
Các kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau.
Sắt là một kim loại nặng vì có khối lượng riêng là 7,86g/cm3.
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại tăng dần từ trái sang phải trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Nhôm có thể tác dụng với dd Na2SO4 tạo ra muối nhôm sunfat và natri.
Nhôm và hợp kim của nhôm có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong đời sống.
Sắt là kim loại luôn luôn có hóa trị (II)
B – TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1:(2,5đ) Cho biết trong các trường hợp sau, trường hợp nào có xảy ra phản ứng hóa học? Nếu có, hãy viết PTHH cho phản ứng xảy ra(ghi rõ điều kiện phản ứng, trạng thái các chất):
Cho Al tác dụng với HNO3 đặc, nguội.
Cho Zn tác dụng với dd AgNO3
Cho Fe tác dụng với dd HCl
Cho Ag tác dụng với dd CuCl2
Đốt Fe trong bình khí Cl2
Cho Al tác dụng với dd CuSO4
Câu 2:(0,5đ) Vì sao cần loại bỏ sắt ra khỏi nước ngầm ?
ĐÁP ÁN:
A – TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5đ
1d – 2d – 3b – 4b – 5c – 6c – 7a – 8a.
Câu 2: Mỗi câu đúng được 0,5đ
1Đ – 2Đ – 3S – 4S – 5Đ – 6S.
B – TỰ LUẬN.
Câu 1:
Không xảy ra. 0,25đ
Zn(r) + 2AgNO3(dd) à Zn(NO3)2(dd) + 2Ag(r) 0,5đ
Fe(r) + 2HCl(dd) à FeCl2(dd) + H2(k) 0,5đ
Không xảy ra. 0,25đ
2Fe(r) + 3Cl2(k) à 2FeCl3(r) 0,5đ
2Al(r) + 3CuSO4(dd) à Al2(SO4)3(dd) + 3Cu(r) 0,5đ
Câu 2:(0,5đ)Cần phải loại bỏ sắt ra khỏi nguồn nước ngầm vì sắt trong nước ngầm thường ở dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
ĐỀ 2:
A – TRẮC NGHIỆM (7đ)
Câu 1:(4đ)Khoanh tròn vào đầu câu trả lời đúng trong các câu sau:
Tính chất vật lý nào sau đây không phải của kim loại?
Dẫn điện.
Dẫn nhiệt.
Giòn, dễ vỡ.
Có ánh kim.
Trong các kim loại sau, kim loại nào có tính dẻo lớn nhất?
Ag
Zn
Al
Fe
Vì có ánh kim rất đẹp nên bạc, vàng được dùng để:
Dây tóc bóng đèn.
Dụng cụ nấu ăn.
Dây dẫn.
Đồ trang sức.
Theo chiều giảm dần mức độ hoạt động hóa học, một số kim loại được xếp theo thứ tự sau:
Mg, Na, Zn, Fe, Cu.
Cu, Fe, Zn, Mg, Na.
Mg, Zn, Cu, Na, Fe.
Na, Mg, Zn, Fe, Cu.
Cặp chất nào xảy ra phản ứng trong các cặp chất sau?
Fe + CuSO4
Ag + FeCl3
Cu + H2O
Al + HNO3 đặc, nguội.
Kim loại nào sau đây không thể tác dụng với một số axit giải phóng khí hiđro?
Au
Fe
Al
Zn
Hiện tượng gì xảy ra khi cho một đinh sắt vào dd CuCl2 ?
Có khí thóat ra ở miệng ống nghiệm.
Có chất rắn màu nâu tạo thành.
Không có hiện tượng gì.
Có một lớp kim loại màu đỏ bám ngoài đinh sắt, dung dịch ban đầu nhạt dần.
Tính chất hóa học nào của nhôm sau đây khác so với tính chất chung của kim loại ?
Tác dụng với phi kim tạo ra muối hoặc oxit.
Tác dụng với một số dd axit tạo muối và giải phóng khí hiđro.
Tác dụng với muối tạo muối mới và kim loại mới
Một tính chất khác.
Câu 2:(3đ) Đánh dấu X vào cột Đ (đúng) hoặc S (sai) cho thích hợp:
NỘI DUNG
Đ
S
Tất cả các kim loại đều có tính dẻo và tính ánh kim như nhau.
Nhôm là một kim loại nhẹ vì có khối lượng riêng là 2,7g/cm3.
Mức độ hoạt động hóa học của các kim loại giảm dần từ trái sang phải trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
Nhôm không tác dụng với phi kim tạo ra oxit hoặc muối
Sắt tác dụng với dd CuSO4 tạo ra dd FeSO4 và giải phóng đồng kim loại.
Trong các hợp chất, nhôm có thể có nhiều hóa trị khác nhau.
B – TỰ LUẬN (3đ)
Câu 1:(2,5đ) Cho biết trong các trường hợp sau, trường hợp nào có xảy ra phản ứng hóa học? Nếu có, hãy viết PTHH cho phản ứng xảy ra(ghi rõ điều kiện phản ứng, trạng thái các chất):
Cho Na tác dụng với H2O.
Cho Fe tác dụng với dd AgNO3
Đốt Al trong bình khí Cl2
Cho Fe tác dụng với dd Zn(NO3)2
Cho Zn tác dụng với dd H2SO4
Cho Fe tác dụng với dd H2SO4 dặc, nguội.
Câu 2:(0,5đ) Vì sao cần loại bỏ sắt ra khỏi nước ngầm ?
ĐÁP ÁN:
A – TRẮC NGHIỆM.
Câu 1: Mỗi câu đúng được 0,5đ
1c– 2c – 3d – 4d – 5a – 6a – 7d – 8d.
Câu 2: Mỗi câu đúng được 0,5đ
1S – 2Đ – 3Đ – 4S – 5Đ – 6S.
B – TỰ LUẬN.
Câu 1:
2Na(r) + 2H2O(l) à 2NaOH(dd) + H2(k) 0,5đ
Fe(r) + 2AgNO3(dd) à Fe(NO3)2(dd) + 2Ag(r) 0,5đ
2Al(r) + 3Cl2(k) à 2AlCl3(r) 0,5đ
Không xảy ra. 0,25đ
Zn(r) + H2SO4(dd) à ZnSO4(dd) + H2(k) 0,5đ
Không xảy ra. 0,25đ
Câu 2:(0,5đ)Cần phải loại bỏ sắt ra khỏi nguồn nước ngầm vì sắt trong nước ngầm thường ở dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người.
File đính kèm:
- KT 15'H9(2) - dapan.doc