Kiểm tra 45' môn Địa lý khối 12 học kỳ 1 ban NC

KIỂM TRA 45' MÔN ĐỊA LÝ K12 HỌC KỲ 1 BAN NC

I. Mục tiêu bài kiểm tra

 + Kiểm tra mức độ nhận thức kiến thức cơ bản của học sinh từ bài 1 đến bài 15.

 + Rèn luyện và củng cố các kỹ năng tư duy, thực hành cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng sử dụng Atlát.

II. Chuẩn bị

 + GV : Ra đề kiểm tra.

 + Học sinh : Các dụng cụ cần thiết để làm bài kiểm tra.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra 45' môn Địa lý khối 12 học kỳ 1 ban NC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 8 Ngày soạn 19/ 10 /2008 Ngày kiểm tra 22/10/2008 KIỂM TRA 45' MÔN ĐỊA LÝ K12 HỌC KỲ 1 BAN NC I. Mục tiêu bài kiểm tra + Kiểm tra mức độ nhận thức kiến thức cơ bản của học sinh từ bài 1 đến bài 15. + Rèn luyện và củng cố các kỹ năng tư duy, thực hành cho học sinh, đặc biệt là kĩ năng sử dụng Atlát. II. Chuẩn bị + GV : Ra đề kiểm tra. + Học sinh : Các dụng cụ cần thiết để làm bài kiểm tra. III.Nội dung đề kiểm tra. A . Phần bắt buộc ( 6,0 điểm) Câu 1 : ( 3,0 điểm) Dựa vào bảng số liệu sau: Tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta thời kỳ 1975-2005 ( đơn vị %) Năm 1979 1988 1995 1997 2005 Tỉ lệ tăng trưởng 0,2 5,1 9,5 4,8 8,4 a/ Vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta thời kỳ 1975-2005. b/ Từ biểu đồ và bảng số liệu nhận xét và giải thích. Câu 2: Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm. Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) Nhiệt độ trung bình năm Lạng Sơn 13,3 27,0 21o2C Hà Nội 16,4 28,9 23o5C Vinh 17,6 29,6 23o9C Huế 19,7 29,4 25o1C Quy Nhơn 23,0 29,7 26o8C Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26o9C Hãy nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam. Giải thích nguyên nhân. B. Phần tự chọn: (5 Điểm) Chọn 1 trong 2 đề sau: ĐỀ I: Câu 1: ( 2.5 điểm) Chứùng minh tính chất khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta. Câu 2 : ( 2.5 điểm) Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lý tự nhiên. Những thuận lợi và khĩ khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền. ĐỀ II: Câu 1: Dựa vào bản đồ Đất, Thực vật và Động vật trong Atlat Địa lý Việt nam, điền vào bảng theo mẫu sau : Các nhóm đất và loại đất chính Nơi phân bố tập trung Đát phù sa Đất xám Đất phù sa Đất phèn Đất mặn Đất cát ven biển Đất feralit Đát feralit trên đá badan và đá mắc ma Đất feralit trên đá vôi Đất feralit trên các loại đá khác Đất khác Các loại đất khác Câu 2: Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam, hãy nhận xét đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Câu 3: Dựa vào Atlát địa lí Việt Nam, hãy kể tên các đỉnh núi cao trên 2000m ở khu vực núi Tây Bắc. Đầm Dơi, ngày 19 tháng 10 năm 2008 Tổ trưởng Mã Thị Xuân Thu Câu Nội dung chính Điểm 1 a/ Vẽ biểu đồ + Chọn dạng : Biểu đồ đường + Vẽ các loại biểu đồ khác không cho điểm. + Thiếu : Tên BĐ, Đơn vị, Số liệu trên BĐ trừ 0,25 điểm. + Vẽ không chính xác về khoảng cách năm trừ 0,5 điểm. % 100 8,4 4,8 9,5 5,1 Năm 2005 1997 1995 1988 1979 0 8 6 4 2 Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta thời kỳ 1979-2005 b/ Nhận xét và giải thích : + Nhận xét : Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta từ 1979 đến 2005 tăng nhưng không ổn định. Năm 1995 có tốc độ tăng trưởng cao nhất (9,5%) năm 1979 có tốc độ tăng trưởng thấp nhất (0,2%) + Giải thích : Năm 1979 tốc độ tăng trưởng KT thấp do nền KT nước ta trong thời kỳ khủng hoảng KT. Từ năm 1988 đến năm 2005 tốc độ tăng trưởng KT cao và nhanh là kết quả của công cuộc đổi mới toàn diện nền KT-XH, Tuy nhiên năm 1997 có tốc độ tăng trưởng KT giảm so với năm 1995 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Tài chính của khu vực ( Thái lan ) 1,5 Đ 0,25 Đ 0,5 Đ 0,25 Đ 0,5 Đ 2 Đặc điểm chung của địa hình Việt nam a/ Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. + Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ. + Đồi núi thấp chiếm ưu thế với > 60% diện tích cả nước. Núi cao >2000m chỉ chiếm 1%. + Đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích, tạo thành giải hẹp ở TrungBộ và mở rộng ở Bắc Bộ và Nam Bộ. b/ Hướng địa hình Tây Bắc – Đông nam và hướng vòng cung + Tây Bắc – Đông nam làø hướng nghiêng chung của địa hình, là hướng chính của các dãy núi vùng Tây Bắc, Bắc trường sơn và các hệ thống sông lớn. + Hướng vòng cung là hướng của các dãy núi, các sông của vùng núi Đông bắc và hướng chung của địa hình Nam Trường sơn. c/ Cấu trúc của địa hình Việt nam rất đa dạng và phân chia thành các khu vực. + Gồm nhiều kiểu địa hình khác nhau: Địa hình đồi núi gồm các kiểu địa hình núi cao, núi trung bình, núi thấp, Sơn-Cao nguyên đá vôi, cao nguyên bazan, đồi và bán bình nguyên.. Địa hình Đồng bằng gồm Đồng bằng Châu thổ Sông và Đồng băng ven biển. + Các khu vực khác nhau có cấu trúc địa hình khác nhau. + Địa hình đồi núi gồm 4 vùng đồi núi chính với đặc điểm khác nhau : Vùng đồi núi Đông Bắc, Vùng đồi núi Tây Bắc, vùng đồi núi Bắc Trường Sơn và vùng đồi núi Nam Trường Sơn. 0,25 Đ 0,25 Đ 0,5 Đ 0,5 Đ 0,5 Đ 0,25 Đ 0,25 Đ 0,25 Đ 0,25 Đ

File đính kèm:

  • docKT 1 Tiet NC Tiet 18.doc