Câu 1: (2 điểm)
a) Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? (1 điểm)
b) Xác định từ đơn, từ phức trong câu sau: (1 điểm)
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(Con Rồng, cháu Tiên)
- Từ đơn: .
- Từ phức: .
Câu 2: (1 điểm)
Cho các tiếng sau: xanh, sạch.
Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng.
- Từ láy chứa tiếng xanh:
Câu: .
- Từ láy chứa tiếng sạch:
Câu: .
Câu 3: (7 điểm)
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2140 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng đầu năm môn: Ngữ văn 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU TP SƠN LA
Ngày 28 tháng 8 năm 2013
Họ và tên:……………..……...
Lớp: 6…………….
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn 6
Thời gian: 90 phút
(không kể thời giao giao đề)
Điểm
Lời phê của giáo viên
Đề bài
Câu 1: (2 điểm)
Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? (1 điểm)
b) Xác định từ đơn, từ phức trong câu sau: (1 điểm)
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(Con Rồng, cháu Tiên)
- Từ đơn: ………………………………………………………………….
- Từ phức: ………………………………………………………………..
Câu 2: (1 điểm)
Cho các tiếng sau: xanh, sạch.
Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng.
- Từ láy chứa tiếng xanh: …………………………………………………
Câu:………………………………………………………………………..
- Từ láy chứa tiếng sạch: …………………………………………………
Câu:………………………………………………………………………..
Câu 3: (7 điểm)
Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên?
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU TP SƠN LA
Ngày soạn: 9 /9/2013
Ngày kiểm tra:…../9/2013
Kiểm tra lớp: 6A. 6B
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Môn: Ngữ văn lớp 6
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời giao giao đề)
Mục tiêu bài kiểm tra.
Về kiến thức: Kiểm tra kiến thức cơ bản về từ và cấu tạo từ tiếng Việt; Vận dụng kiểu bài văn tự sự kể được một câu chuyện có ý nghĩa.
Về kĩ năng: Tổng hợp, vận dụng kiến thức cơ bản trong một bài kiểm tra 90 phút.
Về thái độ: Rèn tính tự lập, ý thức tự giác trong học tập.
2. Hình thức kiểm tra: Tự luận
3. Thiết lập ma trận đề:
Mức độ
Tên
chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
1. Tiếng Việt:
Từ và cấu tạo từ
Từ là gì? Cấu tạo của từ đơn, từ phức.
Xác định được từ đơn và từ phức trong câu.
Tạo từ láy với các từ có sẵn; đạt câu với các từ láy đã tạo được
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu: 1a
Số điểm: 1
10%
Số câu:1b
Số điểm: 1
10%
Số câu: 1
Số điểm: 1
10%
Số câu: 2
Số điểm: 3
30%
2. Tập làm văn:
Tự sự
Nhận diện và xác đinh được đề thuộc kiểu bài văn tự sự
Học sinh làm bài theo đúng yêu cầu của đề văn tự sự (kể lại câu chuyện đã học)
- Viết bài đảm bảo theo bố cục ba phần
- Đúng, đủ nội dung theo yêu cầu, đúng phương pháp
- Bố cục chặt chẽ, văn phong sáng sủa, có tính sáng tạo
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
Số câu:
Số điểm: 1
10%
Số câu:
Số điểm: 3
20%
Số câu:
Số điểm: 2
20%
Số câu:
Số điểm: 2
20%
Số câu: 1
Số điểm: 10
100%
Cộng
Số câu:
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu:
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30%
Số câu:
Số điểm: 2
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 3
Số điểm: 10
100%
4. Biên soạn đề kiểm tra.
Câu 1: (2 điểm)
Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? (1 điểm)
b) Xác định từ đơn, từ phức trong câu sau: (1 điểm)
Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
(Con Rồng, cháu Tiên)
- Từ đơn: ………………………………………………………………….
- Từ phức: ………………………………………………………………..
Câu 2: (1 điểm)
Cho các tiếng sau: xanh, sạch.
Hãy tạo ra các từ láy và đặt câu với chúng.
- Từ láy chứa tiếng xanh: …………………………………………………
Câu:………………………………………………………………………..
- Từ láy chứa tiếng sạch: …………………………………………………
Câu:………………………………………………………………………..
Câu 3: (7 điểm)
Em hãy kể câu chuyện để giải thích vì sao người Việt Nam tự xưng là Con Rồng, cháu Tiên?
5. Hướng dẫn chấm điểm.
Câu 1: (2 điểm)
a) Học sinh trả lời được các ý:
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu. (0,5 đ)
- Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức. (0,5 đ)
b) Học sinh xác định được từ đơn, từ phức như sau:
- Từ đơn: Thần, dạy, dân, cách, trồng trọt, và, cách. (0,5 đ)
- Từ phức: trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. (0,5 đ)
Câu 2: (1 điểm)
Học sinh ghép được các tiếng và đặt câu theo đúng yêu cầu. Ví dụ:
- Từ láy chứa tiếng xanh: Xanh xanh (0,25 đ)
Câu: Chiếc lá xanh xanh đung đưa trước gió. (0,25 đ)
- Từ láy chứa tiếng sạch: Sạch sẽ. (0,25 đ)
Câu: Chúng em luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. (0,25 đ)
Câu 3: (7 điểm)
Yêu cầu:
- Kiểu bài: Tự sự (kể chuyện)
- Nội dung: Truyện Con Rồng, cháu Tiên
- Phạm vi tư liệu: Văn bản Con Rồng, cháu Tiên đã được học
Đáp án – biểu điểm:
* Về hình thức: (1đ)
- Viết đúng yêu cầu thể loại tự sự (kể chuyện)
- Đảm bảo bố cục ba phần; có sự liên kết giữa các đoạn, các phần trong bài viết.
* Về nội dung:
a) Mở bài: Dẫn dắt câu chuyện: (1đ)
Người Việt Nam luôn tự hào mình là Con Rồng, cháu Tiên.
Thân bài: Kể lại câu chuyện Con Rồng, cháu Tiên với những ý chính sau:
- Lạc Long Quân nòi rồng, con trai thần Long Nữ, thường sống ở dưới nước, có sức khỏe vô địch, tài giỏi, hay giúp dân diệt trừ yêu quái, cách trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở. (0,5đ)
- Lạc Long Quân gặp Âu Cơ vốn là Tiên ở chốn non cao, trở thành vợ chồng sống ở cung điện Long Trang. (0,5đ)
- Âu Cơ có mang, sinh một trăm trứng nở ra một trăm con, con nào cũng đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khoẻ mạnh như thần. (1đ)
- Lạc Long Quân vốn quen sống ở dưới nước đành từ biệt Âu Cơ trở về với thủy cung. Họ chia tay, 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi, chia nhau cai quản các phương. (1đ)
- Người con trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. (1đ)
c) Kết bài : Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt Nam:
Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta khi nhắc đến nguồn gốc của mình, thường xưng là Con Rồng, cháu Tiên. (1đ)
* Lưu ý: Đáp án - Biểu điểm chỉ là những gợi ý cơ bản, trong quá trình chấm GV cần linh hoạt và tôn trọng ý riêng, sáng tạo của HS, hợp lí là được.
* Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra.
- Về kiến thức:
- Về kĩ năng:
- Lỗi điển hình:
Người ra đề
Tổ chuyên môn duyệt Ngày .... tháng 9 năm 2013
Chuyên môn nhà trường duyệt
Ngày .... tháng 9 năm 2013
File đính kèm:
- de kiem tra chat luong NV 6.doc