A.Trắc nghiệm: chọn câu đúng ( mỗi câu chọn đúng 1đ)
+ Câu 1: Vônkế có công dụng:
a) Đo cường độ dòng điện. b) Đo hiệu điện thế.
c) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. d) Đo công suất dòng điện.
+ Câu 2: Ampekế có công dụng:
a) Đo cường độ dòng điện. b) Đo hiệu điện thế.
c) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. d) Đo công suất dòng điện.
+ Câu 3: Có các chất sau : nhôm, sắt, thủy tinh, chất dẻo, gỗ khô, than chì, những chất dẫn điện là:
a) nhôm, sắt, thủy tinh. b) nhôm, sắt, chất dẻo.
c) nhôm, sắt, than chì, d) nhôm, sắt, gỗ khô.
43 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1088 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kiểm tra chất lượng đầu năm môn Vật lí 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM môn VẬT LÍ 8
Thời gian 15 phút .(đề 1)
A.Trắc nghiệm: chọn câu đúng ( mỗi câu chọn đúng 1đ)
+ Câu 1: Vônkế có công dụng:
a) Đo cường độ dòng điện. b) Đo hiệu điện thế.
c) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. d) Đo công suất dòng điện.
+ Câu 2: Ampekế có công dụng:
a) Đo cường độ dòng điện. b) Đo hiệu điện thế.
c) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. d) Đo công suất dòng điện.
+ Câu 3: Có các chất sau : nhôm, sắt, thủy tinh, chất dẻo, gỗ khô, than chì, những chất dẫn điện là:
a) nhôm, sắt, thủy tinh. b) nhôm, sắt, chất dẻo.
c) nhôm, sắt, than chì, d) nhôm, sắt, gỗ khô.
+ Câu 4: Có các dụng cụ sau: Bóng đèn dây tóc, quạt điện, bếp điện , máy thu hình ( Tivi), bàn là (bàn ủi), tủ lạnh, ấm điện, đèn huỳnh quang.
Những dụng cụ đốt nóng bằng điện là:
a) Bóng đèn dây tóc, quạt điện, bếp điện ,đèn huỳnh quang,
b) Quạt điện, bếp điện , máy thu hình ( Tivi), tủ lạnh.
c) Tủ lạnh, ấm điện, đèn huỳnh quang, bóng đèn dây tóc.
d)Bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là (bàn ủi), ấm điện.
+ Câu 5 : Đơn vị đo cường độ dòng điện là:
a) am pe (A) b) vôn( V) c)mét (m) d) kilôgam( Kg)
+ Câu 6: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Sau khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải, thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm ,
Mảnh vải nhiễm điện dương do electrôn
B.Tự luận (4đ)
+ Câu 7: Nếu đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau thì khi nào chúng hút nhau?. Khi nào chúng đẩy nhau?
+ Câu 8: Nêu một thí dụ minh họa cho thấy chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM môn VẬT LÍ 8
Thời gian 15 phút .(đề 2)
A.Trắc nghiệm: chọn câu đúng ( mỗi câu chọn đúng 1đ)
+ Câu 1: Vônkế có công dụng:
a) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. b) Đo công suất dòng điện.
c) Đo cường độ dòng điện. d) Đo hiệu điện thế.
+ Câu 2: Ampekế có công dụng:
a) Đo hiệu điện thế. b) Đo cường độ dòng điện.
c) Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. d) Đo công suất dòng điện.
+ Câu 3: Có các chất sau : nhôm, sắt, thủy tinh, chất dẻo, gỗ khô, than chì, những chất dẫn điện là:
a) nhôm, sắt, thủy tinh. b) nhôm, sắt, than chì,
c) nhôm, sắt, chất dẻo. d) nhôm, sắt, gỗ khô.
+ Câu 4: Có các dụng cụ sau: Bóng đèn dây tóc, quạt điện, bếp điện , máy thu hình ( Tivi), bàn là (bàn ủi), tủ lạnh, ấm điện, đèn huỳnh quang.
Những dụng cụ đốt nóng bằng điện là:
a) Bóng đèn dây tóc, quạt điện, bếp điện ,đèn huỳnh quang,
b)Bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là (bàn ủi), ấm điện.
c) Quạt điện, bếp điện , máy thu hình ( Tivi), tủ lạnh.
d) Tủ lạnh, ấm điện, đèn huỳnh quang, bóng đèn dây tóc.
+ Câu 5 : Đơn vị đo hiệu điện thế là:
a) am pe (A) b) vôn( V) c)mét (m) d) kilôgam( Kg)
+ Câu 6: Điền từ phù hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Sau khi cọ xát thước nhựa vào mảnh vải, thước nhựa nhiễm điện âm do nhận thêm ,
Mảnh vải nhiễm điện dương do electrôn
B.Tự luận (4đ)
+ Câu 7: Nếu đưa hai vật nhiễm điện lại gần nhau thì khi nào chúng hút nhau?. Khi nào chúng đẩy nhau?
+ Câu 8: Nêu một thí dụ minh họa cho thấy chuyển động và đứng yên có tính tương đối.
ĐÁP ÁN:
ĐỀ I:
Câu 1: b Câu 2: a Câu 3: c Câu 4: d Câu 5:a
Câu 6: electron (0,5đ) mất bớt (0,5đ)
Câu 7: Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. (1đ)
Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. (1đ)
Câu 8: Một chiếc xe khách đang rời bến, chiếc xe chuyển động so với bến xe, nhưng lại đứng yên so với người lái xe. .(2đ)( nêu những ví dụ tương tự đều đúng, nếu chưa rõ tùy mức độ trừ điểm)
ĐÁP ÁN:
ĐỀ 2:
Câu 1: d Câu 2: b Câu 3: b Câu 4: b Câu 5:b
Câu 6: electron (0,5đ) mất bớt (0,5đ)
Câu 7: Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau. (1đ)
Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau. (1đ)
Câu 8: Một chiếc xe khách đang rời bến, chiếc xe chuyển động so với bến xe, nhưng lại đứng yên so với người lái xe. .(2đ)( nêu những ví dụ tương tự đều đúng, nếu chưa rõ tùy mức độ trừ điểm)
CHƯƠNG I CƠ HỌC
Ngày soạn: 10/8/2008 Tiết 1 : CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC
A/ MỤC TIÊU:
-Kiến thức: Nêu được những ví dụ về chuyển động cơ học trong đời sống hằng ngày.
Nêu được ví dụ về tính tương đối của chuyển động và đứng yên, biết xác định trạng thái của vật đối với mỗi vật được chọn làm mốc.
Nêu được vd về các dạng của chuyển động cơ học thường gặp: chuyển động thẳng ,chuyển động cong, chuyển động tròn
-Kỹ năng: phân biệt được các dạng của chuyển động cơ học.
-Thái độ: Có tinh thần tự giác cao, tích cực học tập.
B/ CHUẨN BỊ: GV:Tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 , 1.4 sgk tr 5,6
HS: các hình vẽ , tranh ảnh, sgk, sbt, vở
C/ TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị DỤNG CỤ HỌC TẬPø của hs
3. Bài mới: Hằng ngày Mặt Trời mọc đằng đông, lặn đằng Tây. Vậy có phải Mặt Trời chuyển động còn Trái Đất đứng yên không?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Hđ của gv
Hđ của hs
I/Làm thế nào để biết một vật chuyển động hay đứng yên?
-Để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên người ta dựa vào sự thay đổi vị trí của vật đó so với vật khác được chọn làm mốc (vật mốc)
C1. So sánh vị trí các vật ô tô, thuyền , đám mây với một vật nào đó đứng yên bên đường bờ sông
C2.
C3. Vật không thay đổi vị trí đối với vật khác được chọn làm mốc.
* Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học
II/ Tính tương đối của chuyển động và đứng yên:
C4. So với nhà ga thì hành khách đang ch/đ vì vị trí người đó thay đổi so với nhà ga.
C5.
C6.
C7.
C8.
*Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tuỳ thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với mặt đất làm vật mốc.
C8.
III/ Một số chuyển động thường gặp: H1.3 sgk tr 6
C9. VD
*Các dạng ch/đ thường gặp là ch/đ thẳng ,ch/đ cong.
IV/ Vận dụng:
C10
C11.
Làm thế nào để nhận biết một vật chuyển động hay đứng yên?
Có thể nhận biết một vật ch/đ hay đứng yên bằng nhiều cách khác nhau: vd :(HS cho vd)
Nhưng trong VL để nhận biết một vật ch/đ hay đứng yên ta dựa vào điều gì?
Thông thường người ta chọn vật mốc là gì?
Sự thay đổi vị trí đó là gì?
Yêu cầu HS lấy vd về ch/đ cơ học, chỉ rõ vật được chọn làm mốc – C2
So với vật này thì vật đó ch/đ nhưng so với vật khác thì vật đó đứng yên. Vậy ch/đ và đứng yên có tính chất gì?
Hãy q/s H.1.2 sgk tr5 - thảo luận - trả lời C4,C5,C6
C5. So với toa tàu thì hành khách đang đứng yên. Vì vị trí người đ/v toa tàu không đổi.
C6. (1) đối với vật này
đứng yên
C7.Hành khách ch/đ so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
C8. Mặt Trời thay đổi vị trí so với một điểm mốc gắn với Trái Đất . Vì thế có thể coi Mặt Trời ch/đ khi lấy mốc là Trái Đất.
GV giới thiệu một số ch/đ thường gặp.
C9. VD
C11. Nói thế không phải lúc nào cũng đúng .Có trường hợp sai , vd vật ch/đ tròn quanh vật mốc.
HS : Các vật gắn với Trái Đất như nhà cửa , cây cối
là chuyển động cơ học
Hs lấy vd về chuyển động cơ học
HS: Làm C4, C5, C6 vào vở
HS lấy vd về các loại ch/đ thẳng ,cong .tròn
HS trả lời C10
HS đọc “ có thể em chưa biết”
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Củng cố: Phát biểu về ch/đ cơ học
Tính tương đối của ch/đ và đứng yên
Lấy vd về các loại ch/đ cơ học
2.Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: Học ghi nhớ tr 7
Trả lời lại từ C1 đến C7
L àm bài tập từ 1.1 đến 1.6 sbt
* Bài sắp học: Bài “VẬN TỐC”
Chuẩn bị dụng cụ : đồng hồ bấm giây, tranh vẽ tốc kế xe máy
Nội dung: Tìm hiểu vận tốc là gì?
Công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc, áp dụng công thức vào bài tập.
E. KIỂM TRA
Ngày: 17/ 8/ 2008
Tiết 2 Bài 2 VẬN TỐC
A/MỤC TIÊU:
-KT: Nắm được vd, so sánh quãng đường ch/đ trong 1s của mỗi ch/đ để rút ra cách nhận biết sự nhanh , chậm của ch/đ đó (gọi là vận tốc)
Nắm vững công thức tính vận tốc v = s/t và ý nghĩa của khái niệm vận tốc, đơn vị hợp pháp của vận tốc và cách đổi đơn vị vận tốc. Ap dụng công thức tính v,s ,t
-KN: V ận dụng công thức để tính s, v , t.
Thao tác làm TN , nhẹn, cẩn thận , trung thực ,chính xác
B/ CHUẨN BỊ: GV: đồng hồ bấm giây, tranh vẽ tốc kế xe máy
HS: kẽ sẵn bảng 2.1; 2.2 vào vở
C/ TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
3. Bài mới: ĐVĐ: Ở bài 1 các em biết một có thể ch/đ hay đứng yên , trong ch/ đ thì có sự nhanh , chậm khác nhau . VD: các em đi xe đạp từ nhà đến trường thì có lúc em đi nhanh và có lúc em đi chậm. Dựa vào yếu tố nào để biết ?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Hđ của gv
Hđ của hs
I/Vận tốc là gì?:
C1. Cùng chạy một q/đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ chạy nhanh hơn.
C2
Quãng đường chạy được trong một giây gọi là vận tốc..
C3.(1) nhanh , (2) chậm
q/đường đi được ,
đơn vị
II/Công thức tính vận tốc:
Độ lớn của vận tốc cho biết mức độ nhanh hay chậm của ch/đ và được x/định bằng độ dài q/đ đi được trong 1 đơn vị th/g.
- Công thức tính vận tốc: v = s/t
trong đó: s:độ dài q/đ đi được
t: th/g ; v: vận tốc
III/Đơn vị vận tốc::
C4. Bảng 2.2
Đơn vị vận tốc là :m/s ; m/ph ; km/h ; km/s ; cm/s.
* Đơn vị hợp pháp là :m/s ; km/h
* Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian.
C5. cho v = 36 km/h, v = 10,8 km/h ; v = 10 m/s - a/ nêu ý nghĩa?
b/ ô tô: v = 36km/h = 10m/s
xe đạp: v = 10,8km/h = 3m/s
tàu hoả: v = 10m/s
vậy ô tô, tàu hoả ch/đ nhanh như nhau, xe đạp ch/đ chậm nhất
C6. v = s/t = 81/1,5 = 54km/h = 15m/s
C7. t = 40 phút = 2/3 h
v = 12km/h - s = ?
s = v.t = 12. 2/3 = 8km.
C8. v = 4km/h
t = 30ph = 1/2h
s = v.t = 4.1/2 = 2km
Làm C2 vào vở
Họ,tên HS
Xếp hạng
q/đ chạy trong 1s
1
3
2
2
6,32m
3
5
5,45m
4
1
6,67m
5
4
5,71m
Quãng đường chạy trong 1s gọi là gì?
GV: cho HS đọc C3, thảo luận điền chỗ trống.
Như vậy,độ lớn của vận tốc cho biết sự nhanh hay chậm của ch/đ và được tính ntn? - II/
GV cho HS nêu ý nghĩa các đại lượng trong công thức
Đơn vị vận tốc là gì? - III/
- Đơn vị vận tốc phụ thuộc gì?
GV: Nếu đơn vị chiều dài là m, th/g tính bằng s, thì v tính bằng gì?
GV:tương tự,
Điền vào bảng 2.2 ở C4.
GV: Độ lớn của vận tốc được đo bằng dụng cụ gì? -
GV : cho HS đọc – làm C5 vào vở
Để biết ch/đ nhanh, chậm ta cần làm gì?
GV: cho HS đọc làm C6, C7, C8.
C6: HS lên bảng tóm tắt, tính nhanh
C7.HS làm vào vở
C8. HS làm vào vở
HS q/s bảng 2.1 ,ghi kết quả cuộc chạy 60m trong tiết TD của 1 nhóm HS vào bảng 2.1 , để biết ai nhanh, ai chậm, trả lời C1
HS: Từ kinh nghiệm hằng ngày, sắp xếp ch/đ nhanh ,chậm của các bạn nhờ số đo q/đường ch/đ trong 1 đơn vị th/gian.
Hs: vận tốc
Thảo luận , làm C3
HS: Tính bằng q/đ đi được trong 1 đơn vị th/g
CT: v = s/t
m/s, km/h; m/ph.
: Phụ thuộc vào s,t
-HS : m/s
Làm tiếp km/h ; m/ph
Tốc kế
Cần đổi ra cùng một đơn vị đo
Hs làm C6,C7,C8
Đọc ghi nhớ và có thể em chưa biết
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Củng cố: Nêu KN vận tốc, công thức tính , đơn vị , áp dụng C7,C8
2.Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: học ghi nhớ , làm C1 đến C8, áp dụng giải bài tập 2.1 đến 2.5 sbt
* Bài sắp học: Bài 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU- CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
Dụng cụ: đồng hồ điện tử, máng nghiêng , bánh xe
Nội dung : ĐN ch/đ đều, ch/đ không đều, vận tốc trung bình của ch/đ không đều.
E. KIỂM TRA
Ngày 24 – 8 - 2008
TIẾT 3 CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU – CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
A/ MỤC TIÊU : Giúp HS:
KT: Phát biểu được định nghĩa ch/đ đều , ví dụ về ch/đ đều .Nêu được những vd về ch/đ không đều thường gặp ,xác định được dấu hiệu đặc trưng của ch/đ không đều là vận tốc thay đổi theo thời gian.
KN: Vận dụng để tính vận tốc trung bình trên một đoạn đường. Mô tả TN H3,1 (sgk – 11) và dựa vào các dự kiện đã ghi ở bảng 3.1 trong TN để trả lời được các câu hỏi trong bài.
TĐ: Có ý thức , thái độ học tập nghiêm túc, đoàn kết, hợp tác các nhóm.
B/ CHUẨN BỊ: vở bài tập
chuẩn bị dụng cụ: máng nghiêng, bánh xe macxoen , máy gõ nhịp.
C/ TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: HS1 Vận tốc là gì? - công thức tính vận tốc, đơn vị vận tốc, bt 2.2 sbt HS2:bt3,4
3. Bài mới : vào bài như SGK
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Hđ của gv
Hđ của hs
I/ Định nghĩa:
* Chuyển động đều là ch/đ mà độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.
* Chuyển động không đều là ch/đ mà độ lớn vận tốc thay đổi theo thời gian.
C1. Bảng 3.1
Ch/đ của trục bánh xe trên máng nghiêng là ch/đ không đều.
Vì t như nhau ( t = 3s), còn s khác nhau (đoạn AB, BC, CD)
Trên đoạn DE, FE là ch/đ đều. Vì trong cùng t = 3s , trục lăn được s như nhau
C2. a/ ch/đ đều
b; c; d / là ch/đ không đều
II/ Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
Vận tốc trung bình của một ch/đ không đều trên một q/đường được tính bằng công thức: VTB = s/t
C3.Tính VTB trên q/đường AB, BC, CD.
VAB = s1/t1 = 0,05/ 3,0 = 0,017m/s
VBC = s2/t2 = 0,15/3,0 = 0,05m/s
VCD = s3/t3 = 0,25/3,0 = 0,08m/s
Từ A đến D: ch/đ của trục bánh xe là nhanh dần
III/ Vận dụng:
C4. Ch/đ của ô tô từ HN - HP là ch/đ không đều , 50 km/h là v/tốc tr/bình
C5. VTB1 = 120/30 = 4 m/s.
VTB2 = 60/24 = 2,5 m/s
VTB trên cả 2 q/đường là:
VTB = s1 + s2/t1 + t2 = 120 + 60 / 30 + 24 = 3,3 m/s.
C6. s = VTB.t = 30 . 5 = 150 km.
C7.
GV: Cung cấp thông tin về dấu hiệu của ch/đ đều , ch/đ không đều để rút ra định nghĩa về mỗi loại ch/đ này
Ch/đ không đều là ch/đ thường gặp hằng ngày của các vật
Để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của ch/đ không đều phải dùng vận tốc tưc thời
- vận tốc của ch/đ không đều thay đổi theo gì?
* Tìm hiểu về ch/đ đều, ch/đ không đều.
GV yêu cầu HS q/s H 3.1 - làm TN theo h 3.1
- Hãy q/s ch/đ của trục bánh xe và ghi các q/đường nó lăn được sau những khoảng th/g 3s liên tiếp trên mặt nghiêng AD, DF (bảng 3.1 sgk tr 12) - Từ kết quả TN thảo luận trả lời C1, C2
GV: Khi đề cập đến ch/đ không đều , thường đưa ra khái niệm gì? -
GV: vận tốc trung bình trên mỗi q/đường khác nhau thường có giá trị khác nhau. Vì vậy phải nêu rõ Vtb trên doạn dường cụ thể (hay thời gian x/đ cụ thể) - II/
Vận tốc trung bình được tính theo công thức nào?
GV: Trong ch/đkhông đều , trung bình mỗi giây vật ch/đ được bao nhiêu mét thì ta nói VTB của ch/đ này là bấy nhiêu m/s
GV: tóm lại: v/t trung bình trên các q/đ của ch/đ không đều thường khác nhau . Vận tốc tr/b trên cả đoạn dường thường khác trung bình cộng của các vận tốc tr/b trên các q/đường liên tiếp của cả q/đường đó.
Hãy vận dụng để tính C4,C5,C6,C7
GV hướng dẫn HS trả lời C4.
GV yêu cầu HS đọc , làm C5
Tương tự, làm C6
C7. HS tự đo thời gian chạy cự li 60 m và tính VTB = ?
Hs nêu định nghĩa về chuyển động đều, chuyển động không đều
Lấy vd về các loại chuyển động
Ch/đ đều ít gặp trong thực tế . vd: ch/đ của vệ tinh địa tĩnh quanh Trái Đất.
Làm C1,C2 vào vở
HS: Vận tốc trung bình
HS : VTB = s/t
HS: tính , ghi kết quả và trả lời C3
HS: làm C4 vào vở
VTB = s1 + s2 +/ t1 + t2 + .
Làm C5,C6
HS đọc “ có thể em chưa biết”
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Củng cố: Ch/đ đều, ch/đ không đều
Vận tốc trung bình : BT3.3(sbt – tr 7)
2.Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: Học ghi nhớ sgk + làm bt 3.1 đến 3.7 sbt –tr 6,7.
* Bài s ắp học: bài 4 BIỂU DIỄN LỰC
Xem lại KN lực đã học ở lớp 6 và cách biểu diễn lực
E. KIỂM TRA
Ngày soạn: 31 / 8 / 2008
Tiết 4 BIỂU DIỄN LỰC
A/ MỤC TIÊU:
-KT: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc ;
Nhận biết được lực là đại lượng vectơ ; Biểu diễn được vectơ lực
- KN: Rèn kỷ năng biểu diễn được vectơ lực
- TĐ: Nghiêm túc, hợp tác học tập, nhanh nhẹn, can thận
B/ CHUẨN BỊ: thước thẳng , bút chì
C/ TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các tác dụng của lực ?
3. Bài mới: GV:cho hs đọc phần chữ in nghiêng ở trang 15 sgk
Làm thế nào để biểu diễn lực tác dụng vào vật ?
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Hđ của gv
Hđ của hs
I/ Ôn lại khái niệm lực:
C1. H4.1: Lực hút của nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe, do đó xe ch/động nhanh lên
H4.2: Lực tác dụng của vợt lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại
II/ Biểu diễn lực :
Lực là một đại lượng véctơ:
Lực có 3 yếu tố: điểm đặt, phương ,chiều , độ lớn
Lực là một đại lượng véctơ
Cách biểu diễn và kí hiệu vectơ lực:
Biểu diễn lực bằng một mũi tên có:
Gốc là điểm mà lực tác dụng lên vật (điểm đặt của lực )
Phương và chiều là phương và chiều của lực
Độ dài biểu diễn cường độ của lực theo một tỉ xích cho trước
* Kí hiệu: vectơ lực F
Cường độ lực F
VD: sgk/16
III/ Vận dụng:
C2.
C3. H4.4
F1: điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên , độ lớn F1 = 20N
F2: điểm đặt B, phưong nằm ngang, chiều từ trái -> phải, độ lớn F2 = 30N
F3: Điểm đặc C, phương nghiêng một góc 300 so với phương nằm ngang, chiều hướng lên, độ lớn F3 = 30N
Ghi nhớ (sgk/16)
HĐ1(5’) - TCTHHT
Ở lớp 6 ta biết ,lực làm biến dạng, thay đổi chuyển động của vật
Y/c hs nêu 1 số vd
Lực làm thay đổi ch/động của vật ntn ?
Muốn biết phải xét sự liên quan giữa lực với vận tốc
HĐ2(5’) – ôn lại khái niệm lực
Y/c hs hoạt động nhóm, làm C1
Y/c hs ghi vở C1
HĐ3(15’) – Biểu diễn lực
GV thông báo đặc điểm của lực và cách biểu diễn lực bằng véctơ
Lực là một đại lượng véctơ(điểm đặt, phương, chiều , độ lớn)
Thông báo cách biểu diễn lực , vectơ lực phải thể hiện đủ 3 yếu tố đó
GV cùng hs phân tích h4.3 sgk
GV: h/dẫn biểu diễn lực
GV thông báo kí hiệu vectơ lực F và cường độ lực F
GV : vd biểu diễn lực F tác dụng vào xe lăn theo phương ngang có:
Điểm đặt tại A
Phương nằm ngang, chiều từ trái -> phải
Cường độ F = 15N
HĐ4(10) vận dụng – củng cố
y/c hs nhắc lại khái niệm cơ bản của bài học
GV chốt lại kt cơ bản cần ghi nhớ
GV y/c hs vận dụng làm C2
Cho hs q/s h4.4 – trả lời C3
HS: trả lời bài cũ
Đọc tài liệu
Nêu 1 số vd về lực tác dụng làm thay đổi vận tốc và làm vật biến dạng
Trả lời C1 :
Với H4.1
Với H4.2 : .
HS nêu cách biểu diễn lực
làm việc cá nhân
Nhắc lại KT cơ bản
HS : ghi vở
HS làm việc cá nhân C2
HS: q/s H4.4 –trả lời C3 vào vở
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Củng cố: HĐ 4
2.Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: Học ghi nhớ sgk + làm bt ở sbt
* Bài s ắp học: bài 5 - Tìm hiểu 2 lực can bằng ? quán tính ?
E. KIỂM TRA
NS: 7 / 9 / 2008
Tiết 5 SỰ CÂN BẰNG LỰC – QUÁN TÍNH
A/ MỤC TIÊU:
- KT: Nêu được một số vd về 2 lực cân bằng. Nhận biết được đặc điểm của hai lực cân bằng và biểu diễn bằng vectơ lực
Từ dự đoán (về t/d 2 l cân bằng lên vật đang chuyển động)và làm TN kiểm tra dự đoán để khẳng định “ vật chiệu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vận tốc không thay đổi, vật sẽ ch/động thẳng đều
- KN: Nêu đọc một số vd về quán tính. Giải thích được hiện tượng quán tính biểu hiện trong một số trường hợp cụ thể . Kỷ năng làm TN kiểm tra, quan sát, phân tích
- TĐ: Thích thú học tập bộ môn
B/ CHUẨN BỊ: Dụng cụ để làm các TN h5.3; h5.4; C8 c,d,e sgk
Bảng 5.1 (điền kq TN); xe lăn, viên phấn, máy A-tút
C/ TIẾN TRÌNH DAỴ HỌC
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của hs
3. Bài mới: GV đọc phần ĐvĐ trong sgk cho hs dự đoán
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
BỔ SUNG
Hđ của gv
Hđ của hs
I/ Lực cân bằng:
1.Hai lực cân bằng là gì ?
C1. L t/d lên quyển sách đặt trên bàn: P , N
Quyển sách nằm yên : P = N
P hương thẳng đứng, chiều ngược nhau
Điểm đặt: đặt vào sách
Quả bóng trên sàn: P,Q(N)
Quả cầu treo ở đầu sợi dây: P,T
2.Tác dụng củahai l cân bằng lên một vật đang chuyển động:
Dự đoán:(sgk /17)
Các lực tác dụng lên một vật cân bằng nhau thì vận tốc của vật sẽ không thay đổi, vật sẽ ch/động đều
Thí nghiệm kiểm tra:
(sgk/18)
C2.Quả can A chịu t/d của 2 lực : PA , T , hai l này can bằng(do T = PB mà PB = PA)
C3. Đặt thêm vật nặng A’ lên A, lúc này PA + PA’ > T nên AA’ch/đ nhanh dần đi xuống, B ch/đ đi lên
C4. Quả can A ch/đ qua lỗ K thì A’ bị giữ lại . khi đó t/d lên A chỉ còn 2 lực PA và T lại can bằng với nhau nhưng vật A vẫn tiếp tục ch/đ. TN cho biết kết quả ch/đ của A là thẳng đều
C5. Bảng 5.1/tr19
KL: Một vật đang ch/đ mà chịu t/d của hai lực can bằng thì sẽ tiếp tục ch/đ thẳng đều
II/ Quán tính:
Nhận xét:
Khi có lực t/d, mọi vật đều không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì mọi vật đều có quán tính
Vận dụng:
C6. Búp bê ngã về phía sau
C7. Búp bê ngã về phía trước
C8.
a) ôtô đột ngột rẽ phải,do quán tính , hành khách không thể đổi hướng ch/đ ngay mà tiếp tục theo ch/đ cũ nên bị nghiêng người sang trái
e) Do quán tính nên cốc chưa kịp thay đổi vận tốc khi ta giật nhanh giấy ra khỏi đáy cốc
HĐ1(15’) – tìm hiểu 2 lực cân bằng
GV y/c hs đọc sgk 1) trả lời
Mõi vật chịu t/d của các l ực nào?
Y/c hs biểu diễn ,trả lời C1
GV gợi ýcho hs
Y/c hs đọc và nêu dự đoán 2)
GV: để kiểm tra dự đoán ,ta làm TN
Giới thiệu dụng cụ TN và p/án TN
GV làm TN và y/c hs q/s, ghi kết quả TN(bằng cách đánh dấu q/đường )
y/c hs trả lời C2, C3, C4
Từ kết quả TN , y/c hs tính vận tốc và so sánh vận tốc trong 3 g/đoạn
GV y/c hs rút ra KL từ TN
HĐ2(10’) – tìm hiểu về quán tính
GV: TCTH- phát hiện quán tính
Đưa ra 1 số vd về quán tính mà hs thường gặp trong thực tế như ôtô, tàu hỏa đang ch/đ không thể dừng ngay được mà phải trượt tiếp một đoạn
GV thông báo phần nhận xét(ghi bảng)
GV lấy vd: ôtô và xe đạp đang chạy cùng vận tốc. Nếu hãm phanh cùng 1 lúc thì xe nào dừng nhanh hơn ?
Vậy mức quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào?
HĐ3(5’) – vận dụng
GV tổ chức cho hs làm C6, C7, C8
HS lắng nghe và dự đoán
HS đọc và trả lời
Biểu diễn lực vào vở
HS q/s hình vẽ của GV, sửa sai
Nêu dự đoán 2a)
HS: đọc TN
Cùng làm TN với GV
Trả lời C2,C3,C4
Kết quả TN
Hs tính v1 , v2 , v3
Nhận xét :v1 = v2 = v3
Kết luận theo sgk
HS đọc sgk rút ra NX
HS lấy vd thêm
HS: ghi vở NX
HS: xe đạp
- phụ thuộc khối lượng , khối lượng vật càng lớn thì mức quán tính càng lớn
D. CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1.Củng cố: Hai lực cân bằng là gì?
Dưới t/d của 2 lực cân bằng , vật đang ch/đ sẽ ch/đ ntn ?
Quán tính phụ thuộc vào yếu tố nào ?
2.Hướng dẫn tự học:
* Bài vừa học: học bài theo sgk , vở ghi , làm bài tập
* Bài s ắp học: Tìm hiểu về các lực ma sát ? ; khi nào có lực ma sát ?
Lực ma sát có ích , có hại trong đời sống và kĩ thuật
E. KIỂM TRA
NS: 14-9-2008
Tiết 6 LỰC MA SÁT
A/ MỤC TIÊU:
KT: Nhận biết thêm một loại lực cơ học nữa là lực ma sát . Bước đầu phân biệt sự xuất hiện của các loại lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát nghỉ va
File đính kèm:
- Giao an VL8(2).doc