Kiểm tra chất lượng học sinh môn: Văn – Tiếng Việt

Câu 1: (2 điểm) Căn cứ vào nghĩa của từ hãy xếp từ sau thành nhóm, vì sao xếp như vậy?

Mênh mông; Anh hùng; Can đảm; Thênh thang; Bát ngát; Bao la; Dũng cảm; Gan góc; Mênh mang; Gan dạ.

Câu 2: (2 điểm) Em hãy phân các từ sau thành hai nhóm: Từ ghép và Từ láy?

Chật chội; Xem xét; Miệt mài; Mệt mỏi; Lung linh; Lỏng lẻo; Thong thả; Giặt duc; Mong muốn.

Câu 3: (3 điểm) Tự chọn nội dung viết hai câu ghép thể hiện các mối quan hệ:

- Điều kiện – Kết quả?

- Quan hệ tương phản?

Câu 4: (4 điểm)

“Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực Người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.”

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2500 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra chất lượng học sinh môn: Văn – Tiếng Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC SINH Môn: Văn –Tiếng Việt (Thời gian: 60 Phút) Câu 1: (2 điểm) Căn cứ vào nghĩa của từ hãy xếp từ sau thành nhóm, vì sao xếp như vậy? Mênh mông; Anh hùng; Can đảm; Thênh thang; Bát ngát; Bao la; Dũng cảm; Gan góc; Mênh mang; Gan dạ.. Câu 2: (2 điểm) Em hãy phân các từ sau thành hai nhóm: Từ ghép và Từ láy? Chật chội; Xem xét; Miệt mài; Mệt mỏi; Lung linh; Lỏng lẻo; Thong thả; Giặt duc; Mong muốn.. Câu 3: (3 điểm) Tự chọn nội dung viết hai câu ghép thể hiện các mối quan hệ: Điều kiện – Kết quả? Quan hệ tương phản? Câu 4: (4 điểm) “Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành, phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực…Người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.” (Trích Hoa học trò – Xuân Diệu) Tập làm văn: (8 điểm) Trong ngôi trường thân yêu của mình, dưới sự dìu dắt của thầy cô, tình cảm ấm áp, thân thiện của bạn bè, em luôn cảm nhận được sự thoải mái và hứng thú trong các hoạt động học tập cũng như vui chơi. Em hãy tả lại ngôi trường và nêu cảm nghĩ của em khi được học trong môi trường thân yêu ấy? (Chữ đẹp và trình bày sạch: cho 1 điểm) ĐÁP ÁN CHI TIẾT Câu 1: Học sinh xếp đúng 2 nhóm – Mỗi nhóm 0,75 điểm. Mênh mông; Thênh thang; Bát ngát; Bao la; Mênh mang… Anh hùng; Can đảm; Dũng cảm; Gan góc; Gan dạ… Nêu lý do xếp được như vậy (cho 0,5 điểm) (Các từ trên là đồng nghĩa) Câu 2: Học sinh xếp đúng các từ thành 2 nhóm – Mỗi nhóm cho 1 điểm. Từ ghép: Xem xét; Mệt mỏi; Giặt giũ; Mong muốn. Từ láy: Chật chội; Miệt mài; Lung linh; Lỏng lẻo; Thong thả… Câu 3: Học sinh tự chọn nội dung viết được các câu ghép thể hiện đúng mối quan hệ theo yêu cầu – Mỗi câu cho 1 điểm. Vì trời mưa nên đường rất trơn. Nếu em bị ốm thì em phải nghỉ học. Tuy gia đình gặp nhiều khó khăn nhưng Hà vẫn học giỏi. Câu 4: * Về nghệ thuật: -Tác giả sử dụng những điệp từ, điệp ngữ có tính chất gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc: Phượng không phải một đõa, không phải vài cành mà phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. (cho 0,5 điểm) -Tác giả còn dùng câu khẳng định nhằm diễn tả phượng ở đây nhiều vô kể đến nỗi người ta quên đi đóa hoa mà chỉ nghĩ đến cây, hàng, những tán lớn. Nhị của cánh hoa phượng trên cây xen kẽ mà tác giả đã tưởng tượng và ví như có hàng ngàn con bướm lấp lánh trên ngọn cây. (cho 0,5 điểm) * Về nội dung: -Học sinh có thể bày tỏ cảm nghĩ theo nhiều hướng khác nhau miễn sao đảm bảo về nội dung và cách diễn đạt. -Nói đến hoa phượng là ta nghĩ ngay đến tuổi học trò. Hoa phượng nở là báo hiệu mùa thi cử đã đến. Hoa phượng nở đó là kết quả tốt đẹp của chúng em sau bao ngày học tập vất vả. Hoa phượng nở, chúng em sẽ được nghỉ hè với những cuộc chia tay đầy lưu luyến cùng các bạn và thầy cô giáo…(1,5 điểm) -Diễn đạt: Văn viết mạch lạc, cảm xúc. (0,5 điểm) * Về hình thức: (cho 1 điểm) Học sinh trình bày thành một đoạn văn hoàn chỉnh. Tập làm văn: * Yêu cầu chung: - Đề bài yêu cầu tả ngôi trường nhưng không phải tả ngôi trường chung chung, đó phải là một ngôi trường thân thiện, trong ngôi trường này các em cảm nhận được sự thoải mái trong việc học tập của mình, vừa gắn với kiến thức sách vở, với trải nghiệm của bản thân trong các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Thầy cô, bạn bè thân thiện, hòa đồng và đối xuer công bằng. Biết tả bao quát cảnh cũng như tả từng cảnh bộ phận của ngôi trường đồng thời phải tả được một số hoạt động thể hiện sự thân thiện giữa thầy, cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh. - Văn viết đúng ngữ pháp, chính tả; diễn đạt trong sáng, biết dùng các từ ngữ có hình ảnh, chú ý yếu tố kể và tả đan xen; sử dụng các biện pháp tu từ để bài văn thêm sinh động. * Yêu cầu cụ thể: Mở bài: 1,5 điểm: Học sinh giới thiệu về ngôi trường thân thiện, gần gũi nơi em học tập, nêu một số cảm nghĩ của bản thân. Thân bài: 5 điểm: Tả bao quát về ngôi trường (1 điểm) Tả từng bộ phận của ngôi trường ấy (lớp học; sân trường; vườn trường…) 2 điểm Tả các hoạt động của thầy cô (thể hiện sự gần gũi, thân mật…) 2 điểm Kết bài: 1,5 điểm: Nêu được cảm nghĩ của bản thân về ngôi trường thân yêu, khẳng định được “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”

File đính kèm:

  • docKIEM TRA CHAT LUONG HOC SINH LOP 5 LEN 6.doc
Giáo án liên quan