Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi ?
A. Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân sáp nhập đất đai của Âu Lạ vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
B. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại Âu Lạc và chia làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
C. Năm 37, Tô Định được cử sanh làm thái thú quận Giao Chỉ.
Câu 2: Những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường là:
A. Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc, nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường.
B. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
C. Nhà Đường không chú trọng đến việc sửa sang các đường giao thông thuỷ, bộ.
Câu 3: Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ đối với Giao Châu như thế nào?
A. Đầu thế kỉ VII nhà Lương đô hộ Giao Châu.
B. Chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
C. Nhà Lương chủ trương: Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
20 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra định kì môn Lịch sử 6 - Trường THCS Luận Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LUẬN THÀNH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
Họ tên :................................Lớp 6.... Môn : Lịch sử - Thời gian : 45 phút
Ngày ........tháng........năm 2013 Người duyệt đề: ...............................................
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng.
Câu 1: Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi ?
A. Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân sáp nhập đất đai của Âu Lạ vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
B. Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm lại Âu Lạc và chia làm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.
C. Năm 37, Tô Định được cử sanh làm thái thú quận Giao Chỉ.
Câu 2: Những thay đổi của nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường là:
A. Năm 618, nhà Đường được thành lập ở Trung Quốc, nước ta lại chịu sự thống trị của nhà Đường.
B. Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ.
C. Nhà Đường không chú trọng đến việc sửa sang các đường giao thông thuỷ, bộ.
Câu 3: Nhà Lương xiết chặt ách đô hộ đối với Giao Châu như thế nào?
A. Đầu thế kỉ VII nhà Lương đô hộ Giao Châu.
B. Chính quyền đô hộ nhà Lương chia nước ta thành: Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu và Hoàng Châu.
C. Nhà Lương chủ trương: Chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Nêu nguyên nhân, mục tiêu, kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?
Câu 2: Sau khi đánh bại quân Lương xâm lược, Triệu Quang Phục đã làm gì?
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã diễn ra như thế nào?
BÀI LÀM
Câu 1: Phong trào Cần Vương chia làm mấy giai đoạn?
A. Hai giai đoạn B. Ba giai đoạn
C. Bốn giai đoạn D. Năm giai đoạn
Câu 2: Đánh dấu X vào Ô trống trước ý trả lời về cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858- 1873.
Từ thế kỉ XVIII, các nước tư bản phương Đông đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Tây.
Chiều ngày 31/8/1858, 3000 quân Pháp, Tây Ban Nha dàn trận trước biển Đà Nẵng .
Rạng sáng ngày 01/9/1958, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.
Câu 3: Điền từ thích hợp sau (Tư tưởng, thế kỉ XIX, trình độ, Việt Nam)vào dấu(...)
để hoàn thành ý về kết cục của cải cách Duy Tân ở Việt Nam.
Những cải cách cuối ............... đã gây tiếng vang lớn, đã dám tấn công vào những ................... bảo thủ và phản ánh..........................vào nhận thức của những người ........................hiểu biết thức thời.
Phần II: Tự luận
Câu 1: Nêu nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc phản công của phái chủ chiến ở Huế(7/ 1885).
Câu 2: Chiến sự ở Gia Định năm 1859 đã diễn ra như thế nào? Cho biết hậu quả của nó?
Câu 3: Cho biết tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam giai đoạn nửa sau thế kỉ XIX?
BÀI LÀM
Câu 1: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào không phải là câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ?
A. Nhất thì nhì thục. B. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
C. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư. D. Tấc đất, tấc vàng
Câu 2: Câu tục ngữ nào dưới đây đồng nghĩa với câu “Giấy rách phải giữ lấy lề ” ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. B. Thương người như thể thương thân.
C. Đói cho sạh rách cho thơm. D. Học thầy không tày học bạn.
Câu 3: Văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” thuộc thể loại nghị luận gì ?
A. Chứng minh B. Giải thích
C. Bình luận D. Phân tích
Câu 4: Tại sao trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Bác Hồ lại lấy dẫn chứng về lòng yêu nước cả trong lịch sử và cuộc kháng chiến hiện tại ?
A. Để chứng minh lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta.
B. Để chứng minh sức mạnh của lòng yêu nước
C. Để chứng minh nhân dân ta rất yêu nước trong các cuộc kháng chiến
D. Để chứng minh lòng yêu nước là truyền thống quý báu của nhân dân ta.
Câu 5: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” là của tác giả nào?
A. Đặng Thai Mai B. Phạm Văn Đồng
C.Hoài Thanh D. Tố Hữu
Câu 6: Theo Hoài Thanh thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
A. Là tình yêu thiên nhiên cây cỏ.
B. Là tình thương đối với các loài vật.
C. Là tình thương yêu con người.
D. Là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài.
PhầnII: Tự luận)
Câu 7:
Nêu rõ hoàn cảnh sáng tác của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Văn bản ra đời trong hoàn cảnh đó có tác dụng gì ?
Câu 8:
Qua văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ ” em hãy viết đoạn văn ngắn trình bày sự hiểu biết của mình về đức tính giản dị của Bác Hồ và việc học tập đức tính ấy của bản thân em.
Phần I: Trắc nghiệm ( 3 điểm )
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất .
Câu 1: Câu đặc biệt là câu :
A. Có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
B. Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.
C. Lược bỏ bớt chủ ngữ - vị ngữ.
D. Lược bỏ thành phần phụ.
Câu 2: Câu rút gọn nhằm mục đích ngụ ý, hành động, đặc điểm nói trong câu là chung của mọi người có thể lược bỏ thành phần nào trong các thành phần sau:
A. Chủ ngữ B. Vị ngữ. C. Trạng ngữ D. Bổ ngữ
Câu 3: Trạng ngữ là:
A. Thành phần không thể thiếu trong câu.
B. Thành phần chính của câu.
C. Thành phần phụ của câu.
D. Thành phần giải thích trong câu
Câu 4: Trạng ngữ trong câu:“ Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim chóc ” là:
A. Mùa xuân B. Cây gạo
C. Gọi đến D. Bao nhiêu là chim chóc
Câu 5: Câu đặc biệt in đậm sau dùng để làm gì : “Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. ”
A. Hỏi đáp. B. Bộc lộ cảm xúc.
C.Liệt kê D. Cả A,B,C
Câu 6: Trong các câu trả lời cho câu hỏi sau, câu nào là câu rút gọn?
“ Cậu đã làm bài tập chưa ? ”
A. Tớ chưa làm bài tập. B. Tớ chưa kịp làm bài tập.
C. Chưa. D. Tớ làm bài tập rồi.
PhầnII: Tự luận ( 7 điểm )
Câu 7: Xác định câu rút gọn và thành phần được rút gọn trong các câu sau:
a. A: Bạn đã chép bài chưa?
B. Rồi
b. Mỗi đảng viên cán bộ phải thấm nhuần đạo đức cách mạng... Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch.
(Hồ Chí Minh)
Câu 8: Thêm trạng ngữ vào các câu sau:
a, Cây cối đâm chồi nảy lộc.
b. Lúa đã chín vàng.
Câu 9: ( 3 điểm )
Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất một câu đặc biệt
( gạch chân dưới câu đặc biệt )
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất( câu1,3,4)
Câu1:Trong những cách hiểu sau đây về văn biểu cảm, theo em cách hiểu nào là không đúng.
A. Mỗi bài văn biểu cảm chỉ được bộc lộ một tình cảm nào đó; yêu hoặc ghét; buồn hoặc vui.
B. Mỗi bài văn biểu cảm có thể bộc lộ nhiều cảm xúc, tâm trạng khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng tất cả đều nhằm biểu đạt tình cảm chủ đạo xuyên suốt văn bản.
C. Chỉ có thể biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp:
D. Kết hợp cả biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 2: Điền đúng ( Đ), sai (S) vào ô trống .
A. c Yếu tố miêu tả, tự sự trong văn biểu cảm do cảm xúc chi phối .
B. c Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm thường là những hồi tưởng, liên tưởng, những kỉ niệm.
C. c Nói chung không cần miêu tả và tự sự trong văn biểu cảm và ngược lại cũng không cần biểu cảm trong văn tự sự và miêu tả.
Câu 3: Theo em, quan sát trong văn biểu cảm có tác dụng gì?
A. Giúp biểu hiện tình cảm
B. Giúp tái hiện đối tượng
C. Giúp gợi nhớ về đối tượng
D. Giúp miêu tả cụ thể đối tượng
Câu 4: Thân bài của bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có nhiệm vụ gì?
A. Giới thiệu về tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm
B. Trình bày ấn tượng về tác phẩm
C. Trình bày những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên
D. Cả 3 nhiệm vụ trên
Phần II: Tự luận
Tình cảm của em đối với người mẹ thân yêu
BÀI LÀM
TRƯỜNG THCS LUẬN THÀNH VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
Môn : Ngữ văn Thời gian : 90phút
Họ tên :................................Lớp 7.... Năm học :2012- 2013
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu1 : Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm văn nghị luận?
A. Ý kiến, quan điểm nhận xét nêu lên trong văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
B. Nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một ý kiến, một quan điểm, một nhận xét nào đó.
C. Có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.
D. Nhằm tái hiện sự việc, người, vật, cảnh một cách sinh động.
Câu 2: Chứng minh trong văn nghị luận là gì ?
A. Là sử dụng các dẫn chứng để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó.
B. Là sử dụng lí lẽ để giải thích một vấn đề nào đó mà người khác chưa hiểu.
C. Là sử dụng các ý kiến để làm sáng tỏ một nhận định, một luận điểm nào đó.
D. Là sử dụng các tác phẩm văn học để làm rõ một vấn đề nào đó.
Câu 3: Trong phần thân bài của bài văn chứng minh, người viết cần phải làm gì ?
A. Chỉ nêu các dẫn chứng được sử dụng trong bài viết .
B. Nêu lí lẽ và dẫn chứng để chứng tỏ luận điểm là đúng đắn.
C. Chỉ cần gọi tên luận điểm đã được chứng minh.
D. Nêu ý nghĩa của luận điểm đã được chứng minh.
Câu 4: Nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho phù hợp
Cột A
Cột B
1, Luận điểm
a, Là cách nêu luận cứ để dẫn đến các luận điểm.
2, Luận cứ
b, Là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm.
3, Lập luận
c, Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn dược nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định.
Phần II: Tự luận
Hãy chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
BÀI LÀM
A. Phần trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng về từ ghép ?
a. Từ ghép có hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ .
b. Từ ghép đẳng lập có các tiếng độc lập về nghĩa.
c. Nghĩa của từ ghép chính phụ rộng nghĩa hơn nghĩa của tiếng chính.
d. Từ ghép chính phụ thuần Việt thường có tiếng chính đứng trước.
Câu 2: Trong các từ sau, từ nào là từ láy ?
A. Cây cỏ B. Mặt mũi C. Tươi tốt D. Nhấp nhô
Câu 3: Đại từ là những từ:
A. Dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm....
B. Dùng để chỉ người, vật, hoạt động, tính chất… được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để hỏi.
C. Giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau
D.Có nghĩa giống nhau hay gần giống nhau.
Câu 4: Trong cặp từ sau, cặp từ nào không phải là cặp từ đồng nghĩa ?
A. Chết – từ trần B. Anh – chị C. Quả - trái D. Ăn – xơi
Câu 5: Câu sau đây mắc lỗi gì về quan hệ từ ?
“Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ”
A. Thừa quan hệ từ.
B.Thiếu quan hệ từ.
C. Dùng quan hệ từ không phù hợp về nghĩa.
D. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
Câu 6: Chọn từ Hán Việt thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
“Các chiến sĩ của quân đội ta đã….......................... để bảo vệ tổ quốc”
A. Quy tiên C. Qua đời B. Từ trần D. Hi sinh
B. Phần tự luận (7đ)
Câu 1: (2đ) Đặt câu với:
a. Cặp quan hệ từ “nếu ………thì” và “dù ……..nhưng”
b. Từ đồng âm: Năm (danh từ), năm (số từ)
Câu 2: (5đ) Viết đoạn văn biểu cảm ngắn (chủ đề tự chọn) trong đó có dùng ít nhất hai quan hệ từ .
TiÕt 42: KiÓm tra v¨n
Đề bài
A. Phần trắc nghiệm
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất
Câu 1: Văn bản “ Cổng trường mở ra” viết về nội dung gì ?
A. Miêu tả quang canh ngày khai trường.
B. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
C. Kể về tâm trạng của một cậu bé trong ngày đầu tiên đến trường.
D. Những tâm tư, tình cảm của người mẹ trong đêm trước khi khai trường vào lớp một của con.
Câu 2: Chủ đề chính mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” muốn gửi tới người đọc là gì ?
A.Không nên để búp bê chia tay.
B. Anh em phải đoàn kết với nhau.
C. Tổ ấm gia đình là vô cùng quí giá, hãy cố gắng bảo vệ và giữ gìn tổ ấm để không làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên, trong sáng của trẻ.
D. Không nên để trẻ em phải bỏ học.
Câu 3: Thể thơ được ca dao sử dụng nhiều nhất là thể thơ nào?
A. Lục bát B. Tự do C. Song thất lục bát D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 4: Bài thơ “ Qua Đèo Ngang ” là của tác giả nào ?
A. Nguyễn Khuyến B. Hồ Xuân Hương
C. Bà Huyện Thanh Quan D. Đoàn Thị Điểm
Câu 5: Sự vật nào trong bài thơ “ Cảm nghĩ trong đếm thanh tĩnh” làm nhà thơ Lí Bạch nhầm với “sương trên mặt đất”?
A. Ánh trăng B. Mưa D. Khói D. Nước
Câu 6: Nghệ thuật đặc sắc nhất của văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” là :
A. Nghệ thuật so sánh B. Sử dụng phép đối
C. Ngôn ngữ giản dị, mộc mạc D. Sử dụng nhiều thành ngữ
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1 (1đ): Chép lại một bài ca dao về chủ đề “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” .
Câu 2: (2đ) Cụm từ “ ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà ” có ý nghĩa gì? Điều đó cho biết quan niệm gì của nhà thơ về tình bạn ?
Câu 3(4đ) : Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về quang cảnh Đèo Ngang qua bài thơ “Qua Đèo Ngang”.
TRƯỜNG THCS LUẬN THÀNH ĐỀ KHẢO SÁT HAI THÁNG ĐẦU NĂM
Môn : Ngữ văn Thời gian : 90phút
Họ tên :................................Lớp 7.... Năm học :2012- 2013
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề bài
Câu 1
a- Cho bài ca dao: Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Bài ca dao trên thuộc nhóm ca dao nào? Nội dung chủ yếu của bài ca dao là gì?
b- Tác giả bài thơ “Bánh trôi nước” là ai? Cụm từ “bảy nổi ba chìm” trong bài thơ chủ yếu nói về cách làm bánh hay số phận của người phụ nữ ?
Câu 2:
a- Từ ghép Hán Việt được chia thành những loại nào ? Mỗi loại lấy một ví dụ để minh hoạ ?
b- Tìm cặp từ trái nghĩa trong bài ca dao sau:
Nước non lận đận một mình,
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay.
Ai làm cho bể kia đầy,
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?
Câu 3: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu của em.
TRƯỜNG THCS LUẬN THÀNH KIỂM TRA HỌC KÌ I
Môn : Ngữ văn Thời gian : 90phút
Họ tên :................................Lớp 7.... Năm học :2012- 2013
Điểm
Lời phê của thầy cô
Đề bài:
Câu 1: Chép lại theo trí nhớ bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Cho biết nhà thơ đã ca ngợi những vẻ đẹp nào của người phụ nữ?
Câu 2: Nêu tác giả và thể thơ của bài thơ “Tiếng gà trưa” ? Mạch cảm xúc của bài thơ được bắt nguồn từ đâu?
Câu 3: a,Từ trái nghĩa là gì ? Tìm cặp từ trái nghĩa trong ví dụ sau:
Bàn tay đã trót nhúng chàm
Dại rồi còn biết khôn làm sao đây.
(Nguyễn Du)
b, Câu ca dao sau đây sử dụng lối chơi chữ nào ?
Đi tu phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được thịt cầy thì không.
Câu 4: Mỗi mùa xuân, hạ, thu, đông đều gợi trong em những cảm nghĩ riêng. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về một mùa nào đó.
BÀI LÀM
Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Liên kết trong văn bản có tác dụng gì?
A. Làm cho văn bản trở nên có nghĩa, dễ hiểu .
B. Làm cho văn bản có bố cục rõ ràng
C. Làm cho văn bản có tính mạch lạc
D. Làm cho văn bản không bị lạc đề
Câu 2: Thế nào là bố cục một văn bản ?
A. Là tất cả các ý được trình bày trong một văn bản.
B. Là ý lớn, ý bao trùm cả văn bản.
C. Là nội dung nổi bật của văn bản.
D. Là sự sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí trong một văn bản.
Câu 3: Trong những yếu tố sau, yếu tố nào không cần thiết khi định hướng để tạo lập văn bản ?
A. Thời gian (văn bản được nói, viết khi nào ?)
B. Đối tượng (nói ,viết cho ai ?)
C. Nội dung (nói ,viết cái gì ?)
D. Mục đích (nói ,viết để làm gì ?)
Câu 4: Văn bản biểu cảm là loại văn bản nào ?
A. Những văn bản viết bằng thơ.
B. Những văn bản thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả.
C. Các văn bản tùy bút.
D. Những tác phẩm kể lại một câu chuyện cảm động.
Câu 5: Trong văn bản biểu cảm, để biểu đạt tình cảm người viết có thể:
A. Trò chuyện với đối tượng biểu cảm.
B. Chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp nhưng nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
C. Đặt vào mình vào vị trí của đối tượng biểu cảm
D. Đánh gia về đối tượng biểu cảm
Câu 6: Đề văn biểu cảm định hướng những gì?
A. Đối tượng biểu cảm
B.Tình cảm cho bài làm
C. Nêu ra đối tượng biểu cảm nhưng không định hướng tình cảm cho bài làm
D. Bao giờ cùng nêu ra đối tượng biểu cảm và định hướng tình cảm cho bài làm.
Phần II: Tự luận (7đ)
Cảm nghĩ về một loài hoa em thích
BÀI LÀM
File đính kèm:
- Đề KT có lời phê.doc