Kiểm tra HKI Môn: Công nghệ 12 Thời gian: 45 phút

THI HKI

I/ MỤC TIÊU:

- Nhằm hệ thống lại kiến thức cho HS. Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu các nội dung trong phần kĩ thuật ĐIỆN TỬ.

II/ CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị nội dung:

 Đề kiểm tra gồm 2 đề.

2. Chuẩn bị dụng cụ:

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp:(1 phút).

Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp.

2. Kiểm tra 1 tiết

3. Nội dung đề và đáp án.

 

doc7 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 710 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra HKI Môn: Công nghệ 12 Thời gian: 45 phút, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19 Tiết PPCT: 19 Ngày soạn: 30/11/2009 Ngày dạy: 16/12/09-21/12/2009 Tổ: Sinh kỹ thuật Môn: Kỹ Thuật Điện 12 Thời gian:45 phút THI HKI I/ MỤC TIÊU: Nhằm hệ thống lại kiến thức cho HS. Kiểm tra đánh giá mức độ tiếp thu các nội dung trong phần kĩ thuật ĐIỆN TỬ. II/ CHUẨN BỊ Chuẩn bị nội dung: Đề kiểm tra gồm 2 đề. Chuẩn bị dụng cụ: III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP Ổn định lớp:(1 phút). Giáo viên yêu cầu Lớp Trưởng báo cáo sĩ số lớp. Kiểm tra 1 tiết Nội dung đề và đáp án. Kiểm tra HKI Môn: Công nghệ 12 Thời gian: 45 phút ĐỀ 1 I. Lý thuyết (7 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng được chọn. 1. Cho các khối sau: khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn. Hãy sắp xếp các khối theo thứ tự đúng với sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều! A. tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ B. khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn. C. khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp D. khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị 2. Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì có bao nhiêu loại? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 3. Trên thân tụ điện có ghi: 25V-10μF-50oC cho ta biết là: A. Uđm=25V, C=50oC, ZL=10 μF B. Uđm=25V, C=10μF, R=10 μF C. Uđm=25V, C=10 μF, to=50oC D. Uđm=25V, C=50oC, ZC=10 μF 4. Khi nào thì triac dẫn điện từ A2 sang A1? A. khi A1 và G cùng âm B. khi A2 và G cùng dương C. khi A2 và G cùng âm. D. khi A1 và G cùng dương 5. Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu có bao nhiêu khối cơ bản? A. 5 B. 6 C. 4 D. 3 6. Linh kiện có công dụng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch là: A. cuộn cảm B. điện trở. C. điốt D. tranzito 7. Trong các linh kiện như: điốt, tranzito, tirixto, triac, diac, điốt phát quang, quang điện trở, cuộn cảm linh kiện nào phát ra ánh sáng? A. quang điện trở, điốt phát quang B. điốt phát quang C. quang điện trở D. tirixto 8. Cho cuộn cảm có L=103H, được nối và nguồn điện một chiều I=10A. Hãy cho biết cảm kháng của cuộn cảm trong trường hợp này là bao nhiêu? A. ZL=3,14 (Ω) B. ZL=314 (Ω) C. ZL=0 (Ω) D. ZL=31,4 (Ω) 9. Để điều khiển tốc độ động cơ điện 1 pha ta điều khiển linh kiện điện tử nào trong mạch điều khiển tốc độ động cơ bằng triac và diac? A. biến trở B. diac C. triac D. tụ điện 10. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm là các linh kiện thuộc nhóm linh kiện A. đa năng B. tích cực. C. thụ động. D. bán tích cực. 11. Một mêga ôm (MΩ) bằng bao nhiêu ôm (Ω)? A. 104(Ω) B. 105(Ω) C. 103(Ω) D. 106(Ω) 12. Trong nguyên lí của mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha dùng triac và diac thì khi đóng khoá K thứ tự dẫn điện của các linh kiện như: điện trở, tụ điện, triac, diac, biến trở và động cơ sẽ là: A. tụ điện, biến trở, điện trở, triac, diac, động cơ. B. điện trở, biến trở, tụ điện, diac, triac, động cơ. C. biến trở, điện trở, tụ điện, diac, triac, động cơ. D. tụ điện, biến trở, điện trở, diac, triac, động cơ. 13. 1 nanô fara (nF) bằng bao nhiêu fara (F)? A. 10-6(F) B. 10-8(F) C. 10-9(F) D. 10-5(F) 14. Cho 1 điện trở có vòng 1 màu cam, vòng 2 màu đỏ, vòng 3 màu xanh lam, vòng 4 màu đỏ vậy giá trị điện trở R là: A. R=32000000 (Ω) sai số +/- 10% B. R=320000000 (Ω) sai số +/- 5% C. R=3200000 (Ω) sai số +/- 2% D. R=32000000 (Ω) sai số +/- 2% 15. Mạch điện tử điều khiển có bao nhiêu công dụng chính? A. 5 B. 7 C. 4 D. 6 16. Theo qui ước về các vòng màu trên thân điện trở thì vòng 4 chỉ: A. chữ số thứ 1 B. số mũ của cơ số 10 C. chữ số thứ 2 D. sai số của điện trở 17. Điốt nào sau đây dùng để ổn định điện áp 1 chiều? A. điốt tiếm điểm. B. điốt zêne. C. LED. D. điốt tiếp mặt. 18. Trong nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu thì ở nửa chu kì dương thì: A. Điốt D1 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D3. B. Điốt D3dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D4. C. Điốt D2 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D3. D. Điốt D1 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D2. 19. Điện trở nhiệt loại hệ số nhiệt dương khi nhiệt độ tăng thì: A. thì giá trị điện trở R tăng B. thì giá trị điện trở R giảm C. thì giá trị điện trở tăng, sau đó giảm xuống D. thì giá trị điện trở R không thay đổi 20. Trong mạch tạo xung, 2 tranzito T1 và T2 đồng dẫn điện khi : A. ta đóng khóa K khoản 5 phút. B. ta đóng khóa K khoản 1 phút. C. ta chưa đóng khóa K D. ta mới đóng khóa K 21. Đối với một điốt khi ta nối cực dương của nguồn điện với cực anốt (A) của điốt và cực âm của nguồn điện với cực catốt (K) của điốt thì lúc này điốt sẽ được phân cực như thế nào? A. không phân cực B. điốt sẽ bị cháy (hư ,hỏng). C. phân cực ngược D. phân cực thuận 22. Một điốt được phân cực như thế nào mới dẫn điện? A. phân cực thuận B. phân cực ngược C. không cần phân cực D. anot nối (+),catot nối (+) 23. Quang điện trở: khi cường độ ánh sáng rọi và điện trở tăng thì: A. thì giá trị điện trở tăng, sau đó giảm xuống B. thì giá trị điện trở R giảm C. thì giá trị điện trở R không thay đổi D. thì giá trị điện trở R tăng 24. Mạch điện tử điều khiển tín hiệu là: A. mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu B. mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển một đối tượng điều khiển. C. mạch điện tử điều khiển máy giặt. D. mạch điện tử điều khiển trò chơi lái tàu thuỷ 25. Điốt nào sau đây dùng để chinh lưu? A. điốt zêne. B. điốt tiếp mặt. C. điốt tiếm điểm. D. LED. 26. Linh kiện có các điện cực như coléctơ, bazơ, êmitơ là linh kiện: A. tirixto B. tranzito C. diac D. triac 27. Tranzito có bao nhiêu điện cực? A. 5 điện cực B. 3 điện cực C. 2 điện cực D. 4 điện cực 28. Trong nguyên lí chung của mạch điện tử điều khiển tín hiệu thì sau khối khuếch đại là khối: A. chấp hành B. nhận lệnh C. nhận lệnh và chấp hành D. xử lí II. Tự luận (3 điểm) Hãy vẽ mạch điện và nêu nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu (dùng 4 điốt). Kiểm tra HKI Môn: Công nghệ 12 Thời gian: 45 phút Đề 2 I. Lý thuyết (7 điểm) Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng được chọn. 1. Mạch điện tử điều khiển tín hiệu là: A. mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển một đối tượng điều khiển. B. mạch điện tử thực hiện chức năng điều khiển sự thay đổi trạng thái của tín hiệu C. mạch điện tử điều khiển máy giặt. D. mạch điện tử điều khiển trò chơi lái tàu thuỷ 2. Cho 1 điện trở có vòng 1 màu cam, vòng 2 màu đỏ, vòng 3 màu xanh lam, vòng 4 màu đỏ vậy giá trị điện trở R là: A. R=32000000 (Ω) sai số +/- 2% B. R=320000000 (Ω) sai số +/- 5% C. R=32000000 (Ω) sai số +/- 10% D. R=3200000 (Ω) sai số +/- 2% 3. Để điều khiển tốc độ động cơ điện 1 pha ta điều khiển linh kiện điện tử nào trong mạch điều khiển tốc độ động cơ bằng triac và diac? A. biến trở B. tụ điện C. diac D. triac 4. Điện trở nhiệt loại hệ số nhiệt dương khi nhiệt độ tăng thì: A. thì giá trị điện trở R tăng B. thì giá trị điện trở R giảm C. thì giá trị điện trở R không thay đổi D. thì giá trị điện trở tăng, sau đó giảm xuống 5. Linh kiện có công dụng hạn chế hoặc điều chỉnh dòng điện và phân chia điện áp trong mạch là: A. cuộn cảm B. điện trở. C. điốt D. tranzito 6. Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu có bao nhiêu khối cơ bản? A. 6 B. 3 C. 5 D. 4 7. Trong nguyên lí hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu thì ở nửa chu kì dương thì: A. Điốt D2 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D3. B. Điốt D1 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D3. C. Điốt D1 dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D2. D. Điốt D3dẫn điện qua Rt rồi qua điốt D4. 8. Cho các khối sau: khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn. Hãy sắp xếp các khối theo thứ tự đúng với sơ đồ khối chức năng của mạch nguồn một chiều! A. tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ B. khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp C. khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị, khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn. D. khối biến áp nguồn, khối chỉnh lưu, khối lọc nguồn, khối mạch ổn áp, khối mạch bảo vệ, tải tiêu thị 9. Trong nguyên lí của mạch điều khiển tốc độ động cơ một pha dùng triac và diac thì khi đóng khoá K thứ tự dẫn điện của các linh kiện như: điện trở, tụ điện, triac, diac, biến trở và động cơ sẽ là: A. biến trở, điện trở, tụ điện, diac, triac, động cơ. B. tụ điện, biến trở, điện trở, triac, diac, động cơ. C. tụ điện, biến trở, điện trở, diac, triac, động cơ. D. điện trở, biến trở, tụ điện, diac, triac, động cơ. 10. 1 nanô fara (nF) bằng bao nhiêu fara (F)? A. 10-5(F) B. 10-6(F) C. 10-8(F) D. 10-9(F) 11. Trong các linh kiện như: điốt, tranzito, tirixto, triac, diac, điốt phát quang, quang điện trở, cuộn cảm linh kiện nào phát ra ánh sáng? A. tirixto B. qung điện trở, điốt phát quang C. điốt phát quang D. quang điện trở 12. Cho cuộn cảm có L=103H, được nối và nguồn điện một chiều I=10A. Hãy cho biết cảm kháng của cuộn cảm trong trường hợp này là bao nhiêu? A. ZL=31,4 (Ω) B. ZL=0 (Ω) C. ZL=3,14 (Ω) D. ZL=314 (Ω) 13. Điốt nào sau đây dùng để chinh lưu? A. điốt tiếm điểm. B. điốt zêne. C. điốt tiếp mặt. D. LED. 14. Một mêga ôm (MΩ) bằng bao nhiêu ôm (Ω)? A. 105(Ω) B. 103(Ω) C. 104(Ω) D. 106(Ω) 15. Điện trở, tụ điện, cuộn cảm là các linh kiện thuộc nhóm linh kiện A. tích cực. B. bán tích cực. C. thụ động. D. đa năng 16. Trên thân tụ điện có ghi: 25V-10μF-50oC cho ta biết là: A. Uđm=25V, C=10 μF, to=50oC B. Uđm=25V, C=50oC, ZC=10 μF C. Uđm=25V, C=50oC, ZL=10 μF D. Uđm=25V, C=10μF, R=10 μF 17. Trong mạch tạo xung, 2 tranzito T1 và T2 đồng dẫn điện khi : A. ta đóng khóa K khoản 5 phút. C. ta mới đóng khóa K B. ta chưa đóng khóa K D. ta đóng khóa K khoản 1 phút. 18. Đối với một điốt khi ta nối cực dương của nguồn điện với cực anốt (A) của điốt và cực âm của nguồn điện với cực catốt (K) của điốt thì lúc này điốt sẽ được phân cực như thế nào? A. phân cực thuận B. điốt sẽ bị cháy (hư ,hỏng). C. không phân cực D. phân cực ngược 19. Một điốt được phân cực như thế nào mới dẫn điện? A. phân cực ngược B. phân cực thuận C. không cần phân cực D. anot nối (+), catot nối (+) 20. Theo qui ước về các vòng màu trên thân điện trở thì vòng 4 chỉ: A. số mũ của cơ số 10 B. chữ số thứ 2 C. sai số của điện trở D. chữ số thứ 1 21. Mạch điện tử điều khiển có bao nhiêu công dụng chính? A. 7 B. 4 C. 6 D. 5 22. Tranzito có bao nhiêu điện cực? A. 5 điện cực B. 2 điện cực C. 3 điện cực D. 4 điện cực 23. Khi nào thì triac dẫn điện từ A2 sang A1? A. khi A2 và G cùng âm. B. khi A2 và G cùng dương C. khi A1 và G cùng âm D. khi A1 và G cùng dương 24. Quang điện trở: khi cường độ ánh sáng rọi và điện trở tăng thì: A. thì giá trị điện trở tăng, sau đó giảm xuống B. thì giá trị điện trở R không thay đổi C. thì giá trị điện trở R giảm D. thì giá trị điện trở R tăng 25. Trong nguyên lí chung của mạch điện tử điều khiển tín hiệu thì sau khối khuếch đại là khối: A. nhận lệnh và chấp hành B. nhận lệnh C. xử lí D. chấp hành 26. Mạch chỉnh lưu 2 nửa chu kì có bao nhiêu loại? A. 4 B. 1 C. 3 D. 2 27. Điốt nào sau đây dùng để ổn định điện áp 1 chiều? A. điốt tiếp mặt. B. LED. C. điốt zêne. D. điốt tiếm điểm. 28. Linh kiện có các điện cực như coléctơ, bazơ, êmitơ là linh kiện: A. diac B. tirixto C. triac D. tranzito II. Tự luận (3 điểm) Hãy vẽ mạch điện và nêu nguyên lí hoạt động của mạch tạo xung. Kiểm tra HKI Môn :Công nghệ Thời gian: 45 phút Đề 1 ĐÁP ÁN I. Lý thuyết (7 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A B C D 1D. 2A. 3C. 4B. 5C. 6B. 7B. 8C. 9A. 10C. 11D. 12C. 13C. 14D. 15C. 16D. 17B. 18A. 19A. 20D. 21D. 22A. 23D. 24A. 25B. 26B. 27B. 28A. II. Tự luận (3 điểm). Mạch chỉnh lưu cầu: A + Đ1 Đ4 U~ Rt Đ3 Đ2 B - Nguyên lý hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu là: + Nửa chu kì đầu ( nửa chu kì dương ): điốt D1 và D3 phân cực thuận nên dẫn điện, điốt D2 và D4 phân cực nghịch nên không dẫn điện. Dòng điện đi từ nguồn dương qua D1, qua tải tiêu thụ Rt, qua D3 về nguồn âm. Dòng điện qua tải Rt có chiều từ A đến B. + Nửa chu kì sau ( nửa chu kì âm ): điốt D1 và D3 phân cực nghịch nên không dẫn điện, điốt D2 và D4 phân cực thuận nên dẫn điện. Dòng điện đi từ nguồn dương qua D2, qua tải tiêu thụ Rt, qua D4 về nguồn âm. Dòng điện qua tải Rt có chiều từ A đến B. + Vây qua 2 nửa chu kì dòng điện qua tải tiêu thụ Rt luôn luôn có chiều từ A đến B đó là dòng điện một chiều. Kiểm tra HKI Môn :Công nghệ Thời gian: 45 phút Đề 2 ĐÁP ÁN I. Lý thuyết (7 điểm): 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 A B C D 1B. 2A. 3A. 4A. 5B. 6D. 7B. 8D. 9A. 10D. 11C. 12B. 13C. 14D. 15C. 16A. 17C. 18A. 19B. 20C. 21B. 22C. 23B. 24D. 25D. 26A. 27C. 28D. II. Tự luận (3 điểm). C2 R1 R1 R1 R1 T2 T1 E1 C1 C1 C2 B1 B2 E2 E + _ K Mạch tạo xung: Nguyên lý hoạt động của mạch tạo xung là: + Khi mới đóng khóa K thì 2 tranzito T1 và T2 đồng dẫn điện. + Nhưng sau 1 khoản thời gian ngắn, giả sử tụ điện C1 có điện dung lớn hơn tụ C2. Nên tụ C2 nạp điện đầy trước và phóng điện trước tụ C1. tụ C2 phóng điện vào chân B1 của tranzito T1 kích mở cho tranzito T1 làm cho tranzito T1 dẫn điện. đồng thời tụ C1 vẫn đang nạp nên chân B2 của T2 không có điện nên T2 không được kích mở, nên không dẫn điện. Khi C2 phóng hết điện thì lại nạp, lúc này chân B1 của T1 không có điện nênt1 khóa, T1 không dẫn điện. đồng thời C1 củng được nạp đầy điện và bắt đầu phóng điện. C1 phóng điện vào chân B2 của T2 kích mở cho T2 làm cho T2 dẫn điện. Khi C1 phóng hết điện thì lại nạp T2 ngưng dẫn đồng thời C2 nạp đày thì lại phóng điện T1 dẫn, quá trình này cứ lập đi lập lại liên tục theo một chu kì nhất định.

File đính kèm:

  • doctiết PPCT19.doc
Giáo án liên quan