A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Công thức tính vận tốc trong chuyển động là:
A. S = v.t B. S = C. S = D. S = vt
2. Đặt 1 thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều tăng.
D. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều giảm.
3. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu:
A. Chỉ chất khí. B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng. D. Cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
4 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì 2 môn: Vật lí - lớp: 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ II
Lớp: NĂM HỌC 2008 - 2009
Mã phách
Môn: Vật Lí - Lớp: 8
Số báo danh: ĐỀ SỐ 1 Thời gian: 45 phút
Mã phách
Điểm
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Công thức tính vận tốc trong chuyển động là:
A. S = v.t B. S = C. S = D. S = vt
2. Đặt 1 thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều tăng.
D. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều giảm.
3. Chất nào dưới đây có thể truyền nhiệt bằng đối lưu:
A. Chỉ chất khí. B. Chỉ chất khí và chất lỏng.
C. Chỉ chất lỏng. D. Cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
4. Đơn vị của công suất là:
A. Jun B. Oat C. N.m D. kg.m/s
5. Một học sinh kéo 1 gàu nước có trọng lượng 60N dưới giếng sâu 6m lên. Công của bạn phải thực hiện là:
A. 60 J B. 360 J C. 36 J D. Một kết quả khác
6. Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 vào một lượng nước có thể tích V2. Thể tích V của hỗn hợp như sau:
A. V=V1+V2 B. V=V1=V2 C. V > V1 + V2 D. V < V1 + V2
II. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống:
1. Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách là
...
2. Nhiệt lượng là ...
...
B/ PHẦN TỰ LUẬN:
1. Pha một lượng nước ở 850C vào bình chứa 12 lít nước đang có nhiệt độ 150C. Nhiệt độ cuối cùng khi có cân bằng nhiệt là 380C.Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.độ.
a) Xác định chất thu nhiệt, chất tỏa nhiệt.
b) Tính nhiệt lượng thu vào.
c) Tính lượng nước đã pha thêm vào bình.
2. Tại sao khi đun nước người ta thường đun từ phía dưới ?
Họ và tên: KIỂM TRA HỌC KÌ II
Lớp: NĂM HỌC 2008 - 2009
Mã phách
Môn: Vật Lí - Lớp: 8
Số báo danh: ĐỀ SỐ 2 Thời gian: 45 phút
Mã phách
Điểm
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:
I. Khoanh tròn vào một chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
1. Công thức tính quãng đường trong chuyển động là:
A. v = S.t B. v = C. v = D. v = St
2. Đặt 1 thìa nhôm đã đun nóng vào một cốc nước lạnh thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào ?
A. Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B. Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều giảm.
D. Nhiệt năng của thìa và nước trong cốc đều tăng.
3. Chất khí và chất lỏng có thể truyền nhiệt chủ yếu bằng hình thức nào ?
A. Dẫn nhiệt. B. Đối lưu.
C. Bức xạ nhiệt . D. Hình thức khác.
4. Đơn vị của công là:
A. Oat B. Jun C. N/m D. kg.m/s
5. Một học sinh kéo 1 gàu nước từ giếng lên mất 30 giây, phải phải thực hiện một công là 360J, công suất của bạn là:
A. 360W B. 120W C. 12W D. 36W
6. Trộn lẫn một lượng nước có thể tích 3 lít vào một lượng rượu có thể tích 2 lít. Thể tích V của hỗn hợp như sau:
A. V = 5 lít B. V = 3 lít C. V > 5 lít D. V < 5 lít
II. Điền từ (cụm từ) thích hợp vào ô trống:
1. Nhiệt năng của vật là
...
2. Công cơ học phụ thuộc hai yếu tố là
...
B/ PHẦN TỰ LUẬN:
1. Pha một lượng nước ở 150C vào bình chứa 5,87 lít nước đang có nhiệt độ 850C. Nhiệt độ cuối cùng lúc cân bằng là 380C. Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4200J/kg.độ.
a) Xác định chất thu nhiệt, chất tỏa nhiệt.
b) Tính nhiệt lượng tỏa ra.
c) Tính lượng nước đã pha thêm vào bình.
2. Một ống nghiệm đựng đầy nước, đốt nóng ở miệng ống, ở giữa hay đáy ống thì tất cả nước trong ống sôi nhanh hơn ? Tại sao ?
Trường THCS Thanh Trạch
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008 - 2009
ĐỀ SỐ 1 Môn: Vật Lí - Lớp: 8
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
I. Chọn đáp án đúng: (2,0 điểm).
Câu
Đáp án
1
A
0,25 đ
2
A
0,25 đ
3
B
0,25 đ
4
B
0,25 đ
5
B
0,5 đ
6
D
0,5 đ
II. Điền từ (cụm từ): (1,0 điểm).
Thực hiện công và truyền nhiệt.
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
B/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)
1. (5,0 điểm).
Tóm tắt:
m1 = 12l = 12 kg.
t1 = 150C
t2 = 850C
t = 380C
c = 4200J/kg.độ
Q1 = ? m2 = ?
0,5 điểm
a) Xác định chất tỏa nhiệt, thu nhiệt.
Lượng nước 12 lít ở 150C là chất thu nhiệt
Lượng nước pha thêm vào ở 850C là chất tỏa nhiệt.
1,0 điểm
b) Tính nhiệt lượng thu vào.
Q1= m1c1(t – t1) = 12.4200.(38 – 15) = 1159200 (J)
2,0 điểm
c) Tính lượng nước pha thêm.
Nhiệt lượng thu vào chính là nhiệt lượng do nước pha thêm tỏa ra:
Q1 = Q2 = m1c1(t2 - t) = m2.4200.(85 – 38) = 1159200
m2 = 5,87 (kg)
1,5 điểm
2. ( 2,0 điểm).
Đun nước từ phía dưới để phần ở dưới nóng lên trước đi lên (vì trọng lượng riêng giảm), phần trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
2,0 điểm
Trường THCS Thanh Trạch
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II
NĂM HỌC 2008 - 2009
ĐỀ SỐ 2 Môn: Vật Lí - Lớp: 8
A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
I. Chọn đáp án đúng: (2,0 điểm).
Câu
Đáp án
1
C
0,25 đ
2
B
0,25 đ
3
B
0,25 đ
4
B
0,25 đ
5
C
0,5 đ
6
D
0,5 đ
II. Điền từ (cụm từ): (1,0 điểm).
Tổng động năng của các phần tử cấu tạo nên vật.
Lực tác dụng và quãng đường dịch chuyển.
B/ PHẦN TỰ LUẬN: ( 7,0 điểm)
1. (5,0 điểm).
Tóm tắt:
m1 = 5,87lít = 5,87 kg.
t1 = 850C
t2 = 150C
t = 380C
c = 4200J/kg.độ
Q1 = ? m2 = ?
0,5 điểm
a) Xác định chất tỏa nhiệt, thu nhiệt.
Lượng nước 5,87 lít ở 150C là chất tỏa nhiệt
Lượng nước pha thêm vào ở 150C là chất thu nhiệt.
1,0 điểm
b) Tính nhiệt lượng thu vào.
Q1= m1c1(t1 - t) = 5,87.4200.(85 – 38) = 1158738 (J)
2,0 điểm
c) Tính lượng nước pha thêm.
Nhiệt lượng thu vào chính là nhiệt lượng do nước pha thêm tỏa ra:
Q2 = Q1 = m2c2(t - t2) = m2.4200.(38 - 15) = 1158738
m2 = 12 (kg)
1,5 điểm
2. ( 2,0 điểm).
Đun ở đáy ống để phần ở dưới nóng lên (vì trọng lượng riêng giảm) trước đi lên, phần ở trên chưa được đun nóng đi xuống tạo thành dòng đối lưu.
2,0 điểm
File đính kèm:
- de kT ki 2.doc