Kiểm tra học kì I môn: vật lí 7 (thời gian làm bài 45 phút)

 a. Về kiiến thức

- Kiểm tra được học sinh một số kiến thức trọng tâm của chương trình học kì I: về Quang học và Âm học

b. Về

- Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận

 - Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm kiểm tra

 

doc4 trang | Chia sẻ: haianhco | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kì I môn: vật lí 7 (thời gian làm bài 45 phút), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT MỘC CHÂU TRƯỜNG PTDTBT – THCS lÓNG SẬP KIỂM TRA HỌC KÌ I Môn: Vật lí 7 (Thời gian làm bài 45’) 1. Mục tiêu: a. Về kiÕn thøc - Kiểm tra được học sinh một số kiến thức trọng tâm của chương trình học kì I: về Quang học và Âm học b. Về kü n¨ng - Rèn kĩ năng vẽ hình, suy luận - Rèn tính cẩn thận chính xác khi làm kiểm tra c. Về thái độ -Thấy được sự cần thiết, tầm quan trọng của bài kiểm ra 2. Nội dung đề kiểm tra * Ma trận đề kiểm tra Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng TL TL Cấp độ thấp Cấp độ cao TL TL Quang học - Định luật truyền thẳng ánh sáng - vùng nhìn thấy của các loại gương đã học - Giải thích sự khác biệt về vùng nhìn thấy của GCL và GP - Vẽ được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 1đ 10% 1 2đ 20% 1 1đ 10% 1 2đ 20% 4 6đ 60% Âm học - Khái niệm và đơn vị của tần số - khi nào âm phát ra cao, thấp - khi nào ta nghe thấy tiếng vang? Giải thích Số câu Số điểm Tỉ lệ % 1 2đ 20% 1 2đ 20% 2 4đ 40% Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % 3 5đ 50% 3 5đ 50% 6 10đ 100% PHÒNG GD&ĐT MỘC CHÂU TRƯỜNG PTDTBT – THCS lÓNG SẬP ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I Môn : Vật Lý - Khối 7 Câu 1. (1 điểm): - Phát biểu định luật truyền thẳng ánh sáng? Câu 2. (2 điểm): - So sánh vùng nhìn thấy của gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Hãy nêu một ứng dụng của gương cầu lồi và một ứng dụng của gương cầu lõm. Câu 3. (2 điểm): - Hãy nêu khái niệm và đơn vị đo của tần số? Khi nào thì âm phát ra cao(bổng), khi nào thì âm phát ra thấp(trầm)? Câu 4. (2 điểm): - a) Khi nào tai ta nghe thấy tiếng vang? Những vật phản xạ âm tốt là những vật như thế nào? Nêu ví dụ về 2 vật phản xạ âm tốt mà em biết. - b) Hãy giải thích tại sao: Trong lớp học em lại nghe thấy tiếng thầy (cô) nói rõ hơn so với khi thầy (cô) nói ở ngoài sân trường? Câu 5 (2điểm): Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng như hình vẽ. Dựa vào tính chất về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, em hãy trình bày cách vẽ và vẽ ảnh A'B' của vật AB tạo bởi gương phẳng đó. Câu 6 (1điểm): Tại sao ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường phải đặt một gương cầu lồi lớn mà lại không dùng gương phẳng? Gương đó có thể giúp được ích gì cho người lái xe ? DUYỆT CỦA BGH Người ra đề ĐÀM NGỌC MINH PHÒNG GD&ĐT MỘC CHÂU TRƯỜNG PTDTBT – THCS lÓNG SẬP ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM Môn : Vật Lý - Khối 7 Câu ĐÁP ÁN Biểu điểm 1 (1đ) - Định luật truyên thẳng ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền theo đường thẳng. 1đ 2 (2đ) -Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lõm và nhỏ hơn của gương cầu lồi 0,5đ - Ứng dụng của gương cầu lồi : gương chiếu hậu của ô tô, xe máy ; gương cầu lồi lắp ở những chổ đường gấp khúc .... 0,75 - ứng dụng của gương cầu lõm : thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật, gương cầu lõm trong đèn pin ... 0,75 3 (1,5đ) - Số dao động trong một giây được gọi là Tần số 0,5 - Đơn vị đo của tần số Héc, ký hiệu Hz 0,5 -Âm phát ra cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn. Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ. 0,5 4 (2,5đ) - Ta có thể nghe thấy có tiếng vang khi nghe thấy âm phản xạ cách âm trực tiếp một khoảng thời gian ít nhất là 1/15giây. 0,5 - Những vật phản xạ âm tốt là những vật cứng có bề mặt nhẵn 0,5 - Nêu 2 ví dụ về vật phản xạ âm tốt: Mặt đá hoa; tường gạch... 0,5 - Giải thích: Trong lớp học em lại nghe thấy tiếng thầy (cô) nói rõ hơn so với khi thầy (cô) nói ở ngoài sân trường là vì: Trong phòng học với diện tích không lớn, em đồng thời nghe được cả âm trực tiếp do thầy (cô) nói và âm phản xạ từ các bức tường, đồ vật trong lớp. Còn ở ngoài sân trường, em chỉ nghe được âm trực tiếp do thầy (cô) nói. Do đó, trong lớp học em nghe được tiếng của thầy (cô) rõ hơn so với khi nghe chính tiếng của thầy (cô) đó ở ngoài sân trường. 1 5 (2đ) * Cách vẽ: Vẽ ảnh A' đối xứng A qua gương, ảnh B' đối xứng với B qua gương.nối A' với B' ta được ảnh A'B' của vật AB cần vẽ. 1 - Vẽ đúng ảnh A'B' của AB qua gương như hình vẽ: 1 6 (1đ) Giải thích: Ở những chỗ đường gấp khúc có vật cản che khuất, người ta thường phải đặt một gương cầu lồi lớn mà lại không dùng gương phẳng là vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy rộng hơn so với gương phẳng 0,5 Vì gương cầu lồi đó có thể giúp cho người lái xe thấy được các phương tiện và người trên đường... đã bị các vật cản bên đường che khuất nhờ đó tránh được những tai nạn có thể xảy ra. 0,5

File đính kèm:

  • docKIem tra hoc ki I.doc