Câu 1: (2 điểm)
Hãy nêu ngắn gọn những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
Câu 2: (2 điểm)
Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày cách hiểu của anh (chị) về ý nghĩa của câu thơ:
"Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép"
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 3: (6 điểm)
Anh (chị) hãy ghi lại theo trí nhớ và sau đó phân tích đoạn thơ khắc tạc chân dung người lính Tây Tiến cùng với sự hy sinh anh dũng của họ. (Trích "Tây Tiến"- Quang Dũng)
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra học kỳ I năm học 2006 - 2007 - Môn Văn, lớp 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2006 - 2007
MÔN : VĂN - LỚP 12
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 90 phút
SBD: . . . . . . . . Phòng . . . . . .
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (2 điểm)
Hãy nêu ngắn gọn những tiền đề chung cho sự phát triển của văn học Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến 1975.
Câu 2: (2 điểm)
Bằng một văn bản ngắn, hãy trình bày cách hiểu của anh (chị) về ý nghĩa của câu thơ:
"Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép"
(Tiếng hát con tàu - Chế Lan Viên)
Câu 3: (6 điểm)
Anh (chị) hãy ghi lại theo trí nhớ và sau đó phân tích đoạn thơ khắc tạc chân dung người lính Tây Tiến cùng với sự hy sinh anh dũng của họ. (Trích "Tây Tiến"- Quang Dũng)
--------------------- Hết --------------------
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC: 2006 - 2007
--------------------- MÔN : VĂN - LỚP 12
Thời gian: 90 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:( 2 điểm)
- Hình thức: trình bày sạch sẽ mạch lạc, thuyết phục (0,5 điểm)
- Nội dung: (1,5 điểm)
Sau đây là định hướng:
1. Đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự đóng góp sáng tạo của các nhà văn cho nền văn học cách mạng:
- Cách mạng tháng Tám mở ra kỷ nguyên độc lập, tự do cho dân tộc và cũng khai sinh nền văn học mới - nền văn học cách mạng. Từ đây, văn học phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng với các đường lối : Văn học phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của đất nước trên cơ sở phát huy các giá trị truyền thống và tinh hoa của nền văn nghệ các dân tộc anh em; nhà văn sáng tác trên lập trường nhân dân.(0,5 điểm)
- Nhiều thế hệ nhà văn chung tay xây dựng một nền văn học mới (lớp nhà văn trước Cách mạng, lớp nhà văn trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến). Họ là những nhà văn - chiến sĩ mang những phẩm chất tốt đẹp: giàu lý tưởng, nhiệt huyết; mang sức sống và hơi thở thời đại; gắn bó với đất nước, nhân dân. (0,5 điểm).
2. Hiện thực cách mạng khơi nguồn sáng tạo và là đối tượng phản ánh chủ yếu của nhiều tác phẩm văn chương:
- Hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc là nguồn hiện thực phong phú cho văn học cách mạng.
- Từ những điển hình, nguyên mẫu của đời sống, các nhà văn đã tái tạo và sáng tạo nên những nhân vật, tác phẩm giàu giá trị hiện thực và nhân văn. (0,5 điểm)
Câu 2: (2 điểm)
1. Hình thức:
- Trình bày mạch lạc, thuyết phục, có 3 ý: Mở - Thân - Kết (0,5 điểm)
2. Nội dung:
- Không thể sáng tác những tác phẩm văn học giá trị nếu tách khỏi đời sống nhân sinh và không gắn bó với con người. (0,75 điểm)
- Chỉ có bắt rễ từ cuộc đời, giữa lòng người, văn chương mới thực sự có ý nghĩa và trở lại phục vụ cho con người, cho cuộc sống. (0,75 điểm)
Câu 3: (6 điểm)
A. Yêu cầu về kỹ năng:
- Phần ghi theo trí nhớ: Chính xác, đầy đủ.
- Phần bài viết: đủ 3 phần ( Mở - Thân - Kết).
- Nắm phương pháp làm bài văn nghị luận văn học, thể bài phân tích.
- Bố cục mạch lạc, văn phong phù hợp.
- Hạn chế các lỗi diễn đạt; chữ viết và bài làm sạch sẽ.
B. Yêu cầu về kiến thức:
* Phần ghi văn bản (1 điểm)
* Phần phân tích (5 điểm)
- Học sinh có thể phân tích theo cấu trúc hoặc theo mạch ý trên cơ sở bám sát và hiểu đúng văn bản; phát hiện vẻ đẹp hình thức và nội dung theo hướng làm nổi bật vấn đề.
Sau đây là một số định hướng:
1. Hình thức:
- Các chi tiết chân thực giàu giá trị gợi hình, gợi cảm, tạo ấn tượng sâu đậm về hình tượng, sự việc.
- Ngôn ngữ thơ đa dạng, nhuần nhuyễn; đặc biệt lớp từ Hán - Việt tạo nên không khí trang nghiêm, trầm lắng.
- Các thủ pháp tu từ giàu giá trị biểu trưng, hàm ý (đối lập, hoán dụ, ẩn dụ, nhân hoá, nói giảm...) tạo nên các lớp nghĩa đa chiều cho ý thơ.
2. Nội dung:
a. Chân dung người lính Tây Tiến :
- Dáng vẻ bên ngoài: (không mọc tóc, xanh màu lá ) gợi vẻ khác lạ, ấn tượng, làm ta thêm thấm thía những vất vả, gian lao của họ.
- Tinh thần bên trong: Những người lính Tây Tiến vừa giàu khí phách (dữ oai hùm), vừa giàu lý tưởng (mắt trừng gửi mộng) và cũng không kém phần lãng mạn, bay bổng (mơ ... dáng kiều thơm).
- Họ vừa có cốt cách phi thường của người chiến sĩ, vừa thấm đẫm chất đời thường của những chàng trai trẻ chốn kinh kỳ.
b. Tổn thất hy sinh:
- Sự hy sinh to lớn gợi đau xót, ngậm ngùi.
- Nhưng hy sinh cho Tổ quốc cũng chính là chí nguyện lớn lao của một thời, một thế hệ nên cái chết - vì thế, không hề đáng sợ.
- Sự tiễn đưa bi tráng khắc tạc chân dung người lính Tây Tiến vào sự trường tồn cùng thiên nhiên và Tổ quốc.
C. Biểu điểm:
- Điểm 5: Bài làm đáp ứng được các ý ở mục A,B, có sự phân tích sâu sắc, tinh tế; văn viết giàu cảm xúc, tạo ấn tượng.
- Điểm 3: Bài tỏ ra hiểu đúng các giá trị nghệ thuật, nội dung, phân tích theo định hướng của đề; tuy nhiên, chưa có những phát hiện sâu. Diễn đạt được.
- Điểm 1: Bài chưa định hướng theo yêu cầu đề, sa vào phân tích tràn lan, hoặc diễn xuôi vụng về.
------------------------------ HẾT ------------------------------
File đính kèm:
- DeKTHK_I_12_van_06_07.doc