I- TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm.
1. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ?
A- Ngắn gọn.
B- Thường có vần nhất là vần chân
C- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
D- Lập luận chặt chẽ, giàu hình
2. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A- Khoai đất lạ, mạ đất quen B- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C- Một nắng hai sương D- Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1312 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra văn học 1 tiết (Ngữ văn 7) trường PTDT nội trú, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA VĂN HỌC 1 TIẾT
Nội dung kiểm tra
Cấp độ tư duy
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
- Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Sự giàu đẹp của TV
- Ý nghĩa văn chương
- Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Tục ngữ
1
(0,5)
2
(1)
1
(0,5)
2
(1)
1
(0,5)
1
(0,5)
1
(1)
1
(5)
Tổng số câu
Tổng số điểm
3
1,5
5
2,5
1
1
1
5
Trường PTDT Nội trú KIỂM TRA VĂN HỌC 1 TIẾT
(NGỮ VĂN 7)
I- TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Chọn đáp án đúng nhất và ghi vào bài làm.
1. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm hình thức của tục ngữ?
A- Ngắn gọn.
B- Thường có vần nhất là vần chân
C- Các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung
D- Lập luận chặt chẽ, giàu hình
2. Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?
A- Khoai đất lạ, mạ đất quen B- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
C- Một nắng hai sương D- Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân
3. Nội dung của 2 câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thày không tày học bạn" có mối quan hệ như thế nào?
A- Hoàn toàn trái ngược nhau B- Bổ sung ý nghĩa cho nhau
C- Hoàn toàn giống nhau D- Gần nghĩa với nhau
4. Bài văn "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
A- Trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù
B- Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
C- Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của Tiếng Việt
D- Trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại háo đất nước
5. Tính chất của dẫn chứng trong bài văn "Sự giàu đẹp của Tiếng Việt" là gì?
A- Cụ thể, tỉ mỉ B- Phong phú
C- Toàn diện, bao quát D- Tiêu biểu, chính xác
6. Tính chất nào phù hợp với bài viết "Đức tính giản dị của Bác Hồ"?
A- Tranh luận B- So sánh C- Ngợi ca D- Phê phán
7. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì?
A- Cuộc sống lao động của con người
B- Văn chương giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha
C- Văn chương là loại hình giải trí của con người
D- Văn chương dự báo những điều sẽ xảy ra trong tương lai
8. Chứng cứ nào không được tác giả Hoài Thanh dùng để nói lên "cái đẹp" của Tiếng Việt?
A- Một thứ tiếng giàu chất nhạc B- Rành mạch trong lối nói
C- Từ loại đa dạng D- Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú
II- TỰ LUẬN (6 điểm)
1. Sau khi học xong văn bản "Đức tính giản dị của Bác Hồ" em thấy là học sinh chúng ta cần phải thể hiện đức tính giản dị như thế nào?
2. Viết một đoạn văn ngắn chứng minh ý kiến sau: Chỉ qua các từ ghép và từ láy cũng đã đủ chứng tỏ rằng Tiếng Việt của chúng ta "rất giàu và đẹp".
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ Trắc nghiệm ( 8 câu, mỗi ý đúng 0,5 điểm, tổng 4 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
C
B
A
D
C
B
C
II/ Tự luận ( 2 câu 6 điểm: câu 1- 1 điểm; câu 2- 5 điểm)
1. Có thể nêu được 2 ý (1 đ)
+ Trang phục , đầu tóc phù hợp với lứa tuổi (0,5đ)
+ Giản dị trong lời nói (0,5 đ)
2. - Hình thức :chính tả, chữ viết (1 đ)
- Nội dung:
+ Giới thiệu vấn đề, nêu phạm vi và hướng chứng minh. (1 đ)
+ Có 1 số dẫn chứng được nêu và phân tích. (2 đ)
+ Kết luận (1 đ)
File đính kèm:
- Cac bai Kiem tra 1 tiet nam hoc 20082009.doc