I/ Trắc nghiệm khách quan: khoanh tròn câu nói đúng (4 điểm)
Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?
A. Chuyển động của ôtô khi khởi hành B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột rẽ phải
C. Đột ngột tăng vận tốc D. Đột ngột rẽ trái
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Vật lí 8 (1 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra Vật lí 8 (1tiết)
I/ Trắc nghiệm khách quan: khoanh tròn câu nói đúng (4 điểm)
Câu 1: Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là chuyển động không đều?
A. Chuyển động của ôtô khi khởi hành B. Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc
C. Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2: Hành khách ngồi trên ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình nghiêng người sang trái, chứng tỏ xe:
A. Đột ngột giảm vận tốc. B. Đột ngột rẽ phải
C. Đột ngột tăng vận tốc D. Đột ngột rẽ trái
Câu 3: Những cách nào sau đây làm giảm lực ma sát ?
A. Mài nhẵn bề mặt tiếp xúc B. Tra dầu mỡ
C. Giảm lực ép giữa các vật D. Tất cả các biện pháp trên
Câu 4: Trong các trường hợp sau đây trường hợp nào áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất.
A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng cả hai chân nhung tay cầm quyển vở
C. Người đứng co một chân D. Người đứng cả hai chân lên một miếng ván to
Câu 5: Đơn vị của vận tốc là:
A. km.h B. s/m C. km/h D. m.s
Câu 6: Trong các công thức sau đây, công thức nào dùng để tính vận tốc trung bình của một vật chuyển động trên cả hai quãng đường s1 và s2 với thời gian tương ứng t1, t2 ?
A. vtb = B. vtb = C. vtb = D. vtb =
Câu 7: Trường hợp nào sau đây lực xuất hiện không phải là lực ma sát.
A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
B. Lực xuất hiện làm mòn đế giầy
C. Lực xuất hiện giữa dây côroa với bánh xe truyền chuyển động.
D. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị giãn.
Câu 8: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào ?
A. Không thay đổi. B. Chỉ có thể tăng dần.
C. Chỉ có thể giảm dần. D. Có thể tăng dần và có thể giảm dần.
II/ Điền từ thích hợp vào chỗ trống (1đ):
1. Khi quả bóng lăn vào bãi cát, do.. của cát nên vận tốc của quả bóng bị .
2. Khi thả vật rơi, do sức vận tốc của vật
III/ Tự luận: (5đ)
Câu 1: Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Biết rằng quãng đường Hà Nội - Hải Phòng dài 100 Km. Tính vận tốc trung bình của ôtô?
Câu 2: Một thợ lặn lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho biết trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 .
a. Tính áp suất ở độ sâu ấy?
b. Biết áp suất lớn nhất mà thợ lặn có thể chịu là 473 800 N/m2. Hỏi thợ lặn đó chỉ nên lặn xuống độ sâu nào để có thể an toàn?
Lưu ý: Phần tự luận làm ra mặt sau.
Đáp án, Biểu điểm
I/ Khoanh đúng mỗi câu được 0,5đ
1D, 2B, 3D, 4C, 5C, 6B, 7D, 8D
II/ Mỗi câu đúng 0,5đ
1. ma sát – chậm dần
2. hút của trái đất – tăng dần
III. Tự luận:
Câu 1: (2đ)
Tóm tắt (0,5đ)
t = 2h
s = 100km
v = ? (km/h, m/s)
Giải
Vận tốc của ô tô là:
v = s/t =100/2 = 50km/h (viết được v=s/t 0,5đ; thay số và tính đúng 0,5đ)
đáp số: 50km/h (0,5đ)
Câu 2 (3đ)
Tóm tắt (0,5 điểm)
h1 = 36m
d = 10300 N/m3
a. p1 = ?
b. p2 = 473 800 N/m2
h2 = ?
Giải
a. áp suất ở độ sâu 36m là:
p1 = d.h = 10300.36 = 370800 (N/m2) (viết được p1=d.h 0,5đ; thay số và tính đúng 0,5đ)
b. Người thợ lặn có thể lặn được đến độ sâu an toàn là:
h2 = p2/d = 473800/10300 = 46 (m) (viết được h2=p2/d 0,5đ; thay số và tính đúng 0,5đ)
Đáp số p1=370800 N/m2
h2 = 46 m (đáp số đúng 0,5đ)
THCS Hoà Sơn – Hiệp Hoà- Bắc Giang, ngày 01/11/09
Hoàng Minh Huyên
File đính kèm:
- Tiet 11 Kiem tra VL8.doc