Kiến thức Hóa học Lớp 11 đã giảm tải

Kiến thức

Biết được :

 Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.

- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

Kiến thức

Biết được :

- Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

- Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

Kĩ năng

- Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa.

- Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa.

- Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể.

- Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 318 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiến thức Hóa học Lớp 11 đã giảm tải, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ I - SỰ ĐIỆN LI 1. Sự điện li Kiến thức Biết được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Có nội dung đọc thêm về hằng số điện li và độ điện li. 2. Axit - Bazơ - Muối Kiến thức Biết được : - Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. Kĩ năng - Phân tích một số thí dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. 3. Sự điện li của nước. pH. Chất chỉ thị axit-bazơ Kiến thức Biết được : - Tích số ion của nước, ý nghĩa tích số ion của nước. - Khái niệm về pH, định nghĩa môi trường axit, môi trường trung tính và môi trường kiềm. - Chất chỉ thị axit - bazơ : Quỳ tím, phenolphtalein và giấy chỉ thị vạn năng. Kĩ năng - Tính pH của dung dịch axit mạnh, bazơ mạnh. - Xác định được môi trường của dung dịch bằng cách sử dụng giấy chỉ thị vạn năng, giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphtalein. 4. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Kiến thức Hiểu được : - Bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion. - Để xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li phải có ít nhất một trong các điều kiện : + Tạo thành chất kết tủa. + Tạo thành chất điện li yếu. + Tạo thành chất khí. Kĩ năng - Quan sát hiện tượng thí nghiệm để biết có phản ứng hoá học xảy ra. - Dự đoán kết quả phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. - Viết được phương trình ion đầy đủ và rút gọn. - Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí sau phản ứng ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp ; Tính nồng độ mol ion thu được sau phản ứng. II - NITƠ - PHOTPHO 1. Nitơ Kiến thức Biết được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố nitơ. - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, tỉ khối, tính tan), ứng dụng, trạng thái tự nhiên ; điều chế nitơ trong trong công nghiệp. Hiểu được : - Phân tử nitơ có liên kết ba rất bền, nên nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao. - Tính chất hoá học đặc trưng của nitơ : Tính oxi hoá (tác dụng với kim loại mạnh, với hiđro), ngoài ra nitơ còn có tính khử (tác dụng với oxi). Kĩ năng - Dự đoán và kết luận về tính chất hoá học của nitơ. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất của nitơ. - Tính thể tích khí nitơ ở điều kiện tiêu chuẩn trong phản ứng hoá học ; Tính thành phần phần trăm về thể tích nitơ trong hỗn hợp khí. 2. Amoniac Kiến thức Biết được : - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (tính tan, tỉ khối, màu, mùi), ứng dụng, cách điều chế amoniac trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Hiểu được : - Tính chất hoá học của amoniac : Tính bazơ yếu (tác dụng với nước, dung dịch muối, axit) và tính khử (tác dụng với oxi). Kĩ năng  - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận được tính chất hoá học của amoniac. - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh, rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và hoá học của amoniac. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn. - Phân biệt amoniac với một số khí đã biết bằng phương pháp hoá học. - Tính thể tích khí amoniac sản xuất được ở điều kiện tiêu chuẩn theo hiệu suất phản ứng. 3. Muối amoni Kiến thức Biết được : - Tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, tính tan). - Tính chất hoá học (phản ứng với dung dịch kiềm, phản ứng nhiệt phân) và ứng dụng. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối amoni. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Phân biệt muối amoni với một số muối khác bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối amoni trong hỗn hợp. 4. Axit nitric Kiến thức Biết được : Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng, cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). Hiểu được : - HNO3 là một trong những axit mạnh nhất. - HNO3 là chất oxi hoá rất mạnh : Oxi hoá hầu hết các kim loại, một số phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ. Kĩ năng - Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm và rút ra kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất của HNO3. - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử, ion rút gọn minh hoạ tính chất hoá học của HNO3 đặc và loãng. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của hỗn hợp kim loại tác dụng với HNO3. 5. Muối nitrat Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được nhận xét về tính chất của muối nitrat. - Viết được các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ cho tính chất hoá học. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng muối nitrat trong hỗn hợp ; Nồng độ hoặc thể tích dung dịch muối nitrat tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 6. Photpho Kiến thức Biết được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố photpho. - Các dạng thù hình, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan, độc tính), ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế photpho trong công nghiệp. Hiểu được : - Tính chất hoá học cơ bản của photpho là tính oxi hoá (tác dụng với kim loại Na, Ca...) và tính khử (tác dụng với O2, Cl2). Kĩ năng - Dự đoán, kiểm tra bằng thí nghiệm và kết luận về tính chất của photpho. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra nhận xét về tính chất của photpho. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất của photpho. - Sử dụng photpho hiệu quả và an toàn trong phòng thí nghiệm và trong thực tế. 7. Axit photphoric và muối photphat Kiến thức Biết được : - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong công nghiệp. - Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng. Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc. Kĩ năng - Viết các phương trình hoá học dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat. - Nhận biết axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, thành phần phần trăm về khối lượng của muối photphat trong hỗn hợp. 8. Phân bón hoá học Kiến thức Biết được : - Khái niệm phân bón hoá học và phân loại. - Tính chất, ứng dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng. Kĩ năng - Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm phân biệt một số phân bón hoá học. - Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học. - Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng nhất định. III - CACBON - SILIC 1. Cacbon và hợp chất của cacbon Kiến thức Biết được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù hình của cacbon ; Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, độ cứng, độ dẫn điện) và ứng dụng của nó. - Tính chất vật lí của CO và CO2. Hiểu được : - Cacbon có tính phi kim yếu (oxi hoá hiđro và kim loại canxi), tính khử (khử oxi, oxit kim loại). Trong một số hợp chất, cacbon thường có số oxi hoá +2 hoặc +4. - CO có tính khử (tác dụng với oxit kim loại), CO2 là một oxit axit, có tính oxi hoá yếu (tác dụng với Mg, C). Biết được : - Tính chất vật lí, tính chất hoá học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit). - Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học. Kĩ năng - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của C, CO, CO2, muối cacbonat. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng của muối cacbonat trong hỗn hợp ; Tính thành phần phần trăm về khối lượng oxit kim loại trong hỗn hợp phản ứng với CO ; Tính thành phần phần trăm về thể tích CO và CO2 trong hỗn hợp khí. 2. Silic và hợp chất của silic. Kiến thức Biết được : - Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron của nguyên tử silic. - Tính chất vật lí (dạng thù hình, cấu trúc tinh thể, màu sắc, tính bán dẫn), trạng thái tự nhiên, ứng dụng (trong kĩ thuật điện), điều chế silic (Mg + SiO2). - Tính chất hoá học : Là phi kim hoạt động hoá học yếu, ở nhiệt độ cao tác dụng với nhiều chất (oxi, cacbon, magie, dung dịch NaOH). - SiO2 : Tính chất vật lí (cấu trúc tinh thể, tính tan), tính chất hoá học (tác dụng với kiềm đặc, nóng và với dung dịch HF). - H2SiO3 : Tính chất vật lí (tính tan, màu sắc), tính chất hoá học (là axit yếu, ít tan trong nước, tan trong kiềm nóng). Kĩ năng - Viết được các phương trình hoá học thể hiện tính chất của silic và các hợp chất của nó. - Tính thành phần phần trăm về khối lượng SiO2 trong hỗn hợp. IV - ĐẠI CƯƠNG VỀ HOÁ HỌC HỮU CƠ 1. Mở đầu. Thành phần nguyên tố và công thức phân tử Kiến thức Biết được : - Khái niệm hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ. - Phân loại hợp chất hữu cơ theo thành phần nguyên tố (hiđrocacbon và dẫn xuất). - Các loại công thức của hợp chất hữu cơ : Công thức chung, công thức đơn giản nhất, công thức phân tử và công thức cấu tạo. - Sơ lược về phân tích nguyên tố : Phân tích định tính, phân tích định lượng. Kĩ năng - Tính được phân tử khối của chất hữu cơ dựa vào tỉ khối hơi. - Xác định được công thức phân tử khi biết các số liệu thực nghiệm. - Phân biệt được hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon theo thành phần phân tử. 2. Cấu trúc phân tử hữu cơ Kiến thức Biết được : - Nội dung thuyết cấu tạo hoá học ; Khái niệm đồng đẳng, đồng phân. - Liên kết cộng hoá trị và khái niệm về cấu trúc không gian của phân tử chất hữu cơ. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ cụ thể. - Phân biệt được chất đồng đẳng, chất đồng phân dựa vào công thức cấu tạo cụ thể. V - HIĐROCACBON NO 1. Ankan Kiến thức Biết được : - Định nghĩa hiđrocacbon, hiđrocacbon no và đặc điểm cấu tạo phân tử của chúng. - Công thức chung, đồng phân mạch cacbon, đặc điểm cấu tạo phân tử và danh pháp. - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan). - Tính chất hoá học (phản ứng thế, phản ứng cháy, phản ứng tách hiđro, phản ứng crăckinh). - Phương pháp điều chế metan trong phòng thí nghiệm và khai thác các ankan trong công nghiệp. Ứng dụng của ankan. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình phân tử rút ra được nhận xét về cấu trúc phân tử, tính chất của ankan. - Viết được công thức cấu tạo, gọi tên một số ankan đồng phân mạch thẳng, mạch nhánh. - Viết các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của ankan. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Tính thành phần phần trăm về thể tích và khối lượng ankan trong hỗn hợp khí, tính nhiệt lượng của phản ứng cháy. Chỉ xét các ankan trong phân tử có tối đa 10 nguyên tử cacbon. VI - HIĐROCACBON KHÔNG NO 1. Anken Kiến thức Biết được : - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân cấu tạo và đồng phân hình học. - Cách gọi tên thông thường và tên thay thế của anken. - Tính chất vật lí chung (quy luật biến đổi về nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của anken. - Phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Ứng dụng. - Tính chất hoá học : Phản ứng cộng brom trong dung dịch, cộng hiđro, cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp ; phản ứng trùng hợp ; phản ứng oxi hoá. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo và tính chất. - Viết được công thức cấu tạo và tên gọi của các đồng phân tương ứng với một công thức phân tử (không quá 6 nguyên tử C trong phân tử). - Viết các phương trình hoá học của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp cụ thể. - Phân biệt được một số anken với ankan cụ thể. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo, gọi tên anken. - Tính thành phần phần trăm về thể tích trong hỗn hợp khí có một anken cụ thể. CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ 2. Ankađien - Ankin Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo của ankađien. - Đặc điểm cấu tạo, tính chất hoá học của ankađien liên hợp (buta-1,3-đien và isopren : phản ứng cộng 1, 2 và cộng 1, 4). Điều chế buta-1,3-đien từ butan hoặc butilen và isopren từ isopentan trong công nghiệp. - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp, tính chất vật lí (quy luật biến đổi về trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan) của ankin. - Tính chất hoá học của ankin : Phản ứng cộng H2, Br2, HX ; Phản ứng thế nguyên tử H linh động của ank-1-in ; phản ứng oxi hoá). Điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Kĩ năng - Quan sát được thí nghiệm, mô hình phân tử, rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất của ankađien và ankin. - Viết được công thức cấu tạo của một số ankađien và ankin cụ thể. - Dự đoán được tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của buta-1,3-đien và axetilen. - Phân biệt ank-1-in với anken bằng phương pháp hoá học. - Tính thành phần phần trăm về thể tích khí trong hỗn hợp. VII - HIĐROCACBON THƠM. CÁC NGUỒN HIĐROCACBON. HỆ THỐNG HOÁ VỀ HIĐROCACBON 1. Benzen và dãy đồng đẳng Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, công thức chung, đặc điểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp. - Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen. - Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế), phản ứng cộng vào vòng benzen ; Phản ứng thế và oxi hoá mạch nhánh. Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. - Tính khối lượng benzen, toluen tham gia phản ứng hoặc thành phần phần trăm về khối lượng của chất trong hỗn hợp. 2. Một vài hiđrocacbon thơm khác : stiren, naphtalen Kiến thức Biết được : - Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của stiren (tính chất của hiđrocacbon thơm ; Tính chất của hiđrocacbon không no : Phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp ở liên kết đôi của mạch nhánh). Kĩ năng - Viết công thức cấu tạo, từ đó dự đoán được tính chất hoá học của stiren và naphtalen. - Viết được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của stiren và naphtalen. - Phân biệt một số hiđrocacbon thơm bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng sản phẩm thu được sau phản ứng trùng hợp. 3. Hệ thống hoá về hiđrocacbon Kiến thức Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng. Kĩ năng - Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon. - Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất. - Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng. - Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên. VIII - DẪN XUẤT HALOGEN - ANCOL - PHENOL 2. Ancol Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, phân loại ancol. - Công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử, đồng phân, danh pháp (gốc - chức và thay thế). - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton ; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột. - Ứng dụng của etanol. - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). Kĩ năng - Viết được công thức cấu tạo các đồng phân ancol. - Đọc được tên khi biết công thức cấu tạo của các ancol (có 4C - 5C). - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol. - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. Chỉ viết phương trình hoá học với ancol no, đơn chức, mạch hở. 3. Phenol Kiến thức Biết được : - Khái niệm, phân loại phenol. - Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hoá học : Tác dụng với natri, natri hiđroxit, nước brom. - Ứng dụng của phenol. - Khái niệm về ảnh hưởng qua lại giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ. Kĩ năng - Phân biệt dung dịch phenol với ancol cụ thể bằng phương pháp hoá học. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của phenol. - Tính khối lượng phenol tham gia và tạo thành trong phản ứng. Giới hạn ở tính chất của C6H5OH. IX - ANĐEHIT - XETON - AXIT CACBOXYLIC Anđehit và xeton Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, phân loại, danh pháp của anđehit. - Đặc điểm cấu tạo phân tử của anđehit. - Tính chất vật lí : Trạng thái, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính tan. - Tính chất hoá học của anđehit no đơn chức (đại diện là anđehit axetic) : Tính khử (tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac), tính oxi hoá (tác dụng với hiđro). - Phương pháp điều chế anđehit từ ancol bậc I, điều chế trực tiếp anđehit fomic từ metan, anđehit axetic từ etilen. Một số ứng dụng chính của anđehit. Kĩ năng - Dự đoán được tính chất hoá học đặc trưng của anđehit và xeton ; Kiểm tra dự đoán và kết luận. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của anđehit fomic và anđehit axetic, axeton. - Nhận biết anđehit bằng phản ứng hoá học đặc trưng. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch anđehit trong phản ứng. Chỉ xét anđehit no, đơn chức, mạch hở. Chủ yếu là anđehit fomic và anđehit axetic. Chỉ xét chất tiêu biểu axeton. 2. Axit cacboxylic Kiến thức Biết được : - Định nghĩa, phân loại, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp. - Tính chất vật lí : Nhiệt độ sôi, độ tan trong nước ; Liên kết hiđro. - Tính chất hoá học : Tính axit yếu (phân li thuận nghịch trong dung dịch, tác dụng với bazơ, oxit bazơ, muối của axit yếu hơn, kim loại hoạt động mạnh), tác dụng với ancol tạo thành este. Khái niệm phản ứng este hoá. - Phương pháp điều chế, ứng dụng của axit cacboxylic. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, mô hình, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất. - Dự đoán được tính chất hoá học của axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. - Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học. - Phân biệt axit cụ thể với ancol, phenol bằng phương pháp hoá học. - Tính khối lượng hoặc nồng độ dung dịch axit trong phản ứng. Chỉ xét axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. X - THỰC HÀNH HOÁ HỌC 1. Tính axit - bazơ và phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Tác dụng của các dung dịch HCl, CH3COOH, NaOH, NH3 với chất chỉ thị màu. - Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li : AgNO3 với NaCl, HCl với NaHCO3, CH3COOH với NaOH. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được thành công, an toàn các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm, giải thích và rút ra nhận xét. - Viết tường trình thí nghiệm. 2. Tính chất của các hợp chất nitơ, photpho Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành và kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Phản ứng của dung dịch HNO3 đặc, nóng và HNO3 loãng với kim loại đứng sau hiđro. - Phản ứng KNO3 oxi hoá C ở nhiệt độ cao. - Phân biệt được một số phân bón hoá học cụ thể (cả phân bón là hợp chất của photpho). Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát hiện tượng thí nghiệm và viết các phương trình hoá học. - Loại bỏ được một số chất thải sau thí nghiệm để bảo vệ môi trường. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Phân tích định tính nguyên tố. Điều chế, tính chất của metan Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. - Phân tích định tính các nguyên tố C và H. - Điều chế và thu khí metan. - Đốt cháy khí metan. - Dẫn khí metan vào dung dịch thuốc tím. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 4. Điều chế, tính chất của etilen và axetilen Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm cụ thể. - Điều chế và thử tính chất của etilen : Phản ứng cháy và phản ứng với dung dịch brom. - Điều chế và thử tính chất của axetilen : Phản ứng cháy, phản ứng với dung dịch brom, với dung dịch AgNO3 trong NH3. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 5. Tính chất hoá học của etanol, glixerol và phenol Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Etanol tác dụng với natri. - Glixerol tác dụng với Cu(OH)2. - Phenol tác dụng với NaOH, dung dịch brom. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 6. Tính chất hoá học của anđehit, axit cacboxylic Kiến thức Biết được : Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm : - Phản ứng tráng gương (HCHO tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3). - Tác dụng của axit axetic với quỳ tím, Na2CO3, etanol. Kĩ năng - Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm.

File đính kèm:

  • dockien_thuc_hoa_hoc_lop_11_da_giam_tai.doc
Giáo án liên quan