Nhận thức của trẻ 6 tuổi còn mang tính chất cụ thể. Gắn liền với hình ảnh và hiện tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức môn toán lại có tính trừu tượng, khái quát cao.
Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa trong hoạt động tư duy, trừu tượng và trí tưởng tượng của học sinh.
Chúng ta đều biết: Đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học của quá trình dạy-học. Đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học inh. Còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp cho học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học
Sử dụng đồ dùng dạy học sẽ hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo việc giáo dục phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục.
8 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm: Áp dụng hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học. môn: Toán - Lớp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm:
áp dụng hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học.
Môn: Toán - Lớp 1
Phần thứ nhất:
Đặt vấn đề
Nhận thức của trẻ 6 tuổi còn mang tính chất cụ thể. Gắn liền với hình ảnh và hiện tượng cụ thể. Trong khi đó kiến thức môn toán lại có tính trừu tượng, khái quát cao.
Sử dụng đồ dùng trực quan phù hợp sẽ giúp cho học sinh có chỗ dựa trong hoạt động tư duy, trừu tượng và trí tưởng tượng của học sinh.
Chúng ta đều biết: Đồ dùng trực quan là phương tiện dạy học của quá trình dạy-học. Đồ dùng dạy học mà giáo viên sử dụng với tư cách là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học inh. Còn đối với học sinh thì đó là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp cho học sinh lĩnh hội các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học…
Sử dụng đồ dùng dạy học sẽ hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo đảm bảo việc giáo dục phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục.
Từ những điều trên tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học môn toán và hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học toán đặc biệt là học các bài toán nhận biết về số lượng, bài giải toán có lời văn tạo ra chỗ dựa vững chắc để học sinh làm bài và giải toán một cách chính xác, hình thành cho học sinh khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy toán học của các em ngày càng phát triển tốt hơn.
Tôi mạnh dan trình bày ý kiến của mình, thông qua kinh nghiệm "Sử dụng đồ dùng học toán lớp một và hướng dẫn học sinh lớp một sử dụng đồ dùng học môn toán"
Phần thứ hai:
I/Điều tra thực trạng.
1, Với học sinh.
- Thông qua việc đếm học sinh biết được số lượng các nhóm đồ vật cùng loại từ đó lập được số:
Ví dụ: Lập số 5
- Giáo viên yêu cầu học sinh lấy ra một số nhóm mẫu vật cùng loại có số lượng là 5.
0 0 0 0 0
- Học sinh tự tay lấy ra nhóm hình tuỳ ý có số lượng theo yêu cầu. Muốn thực hiện đúng học sinh phải vừa đếm để có đủ số lượng đúng. Học sinh cũng biết trong mỗi nhóm đều có 6 phần tử cùng loại. Giúp học sinh có khái niệm "Mỗi một số là đại diện cho một lớp các nhóm đối tượng có cùng số lượng".
Cụ thể là các nhóm: Hình tròn, hình tam giác, hình vuông đều ghi ký hiệu số lượng bằng một chữ số đó là chữ số 5 (năm). Học sinh lấy số 5 đặt dưới mỗi nhóm hình.
Đến đây việc hình thành số trên cơ sở kế thừa các số đã học và thêm vào một đơn vị.
Ví dụ: Lập số 6
- Học sinh lấy ra một tập hợp có số lượng là 5 và thêm vào một phần tử cùng loại để có 6 phần tử cùng loại. Học sinh đếm "Năm, sáu" và sáu phần tử trên được ký hiệu bằng chữ số 6 (sáu). Học sinh được giáo viên giới thiệu chữ số 6, rồi tự lấy số 6 đặt dưới nhóm có 6 phần tử cùng loại.
5-
1
6
Tương tự như trên với các nhóm có phần cùng loại khác như:
4-
0 0 0 0 0 0
6
3
2
6
- Nhờ vào các tập hợp các phần tử trên học sinh sẽ phân tích cấu tạo một cách chính xác.
6 gồm 5 và 1; 6 gồm 1 và 5
6 gồm 4 và 2; 6 gồm 2 và 4
6 gồm 3 và 3
Và đây cũng là nền tảng cho việc lập các phép tính cộng, tính trừ sau này.
* Dạy các số có hai chữ số.
- Sau khi học xong số 10, học sinh đã có khái niệm về 1 chục (10 gồm 1 chục và 0 đơn vị). Lúc này giáo viên cho học sinh sử dụng thẻ tính (mỗi thẻ tính có giá trị bằng 10 que tính).
Ví dụ: Dạy số 11, 12
- Giáo viên yêu cầu học sinh "Lấy 1 chục que tính" thêm một que tính.
- Học sinh chỉ cần lấy một que tính, rồi thêm một que tính rời.
- Học sinh đếm từ 10 rồi đến 11 (mười, mười một).
- Học sinh hiểu ngay "11 gồm 1 chục và 1 đơn vị" viết số bằng hai chữ số 1 chữ số đứng trước là hàng chục, chữ số đứng sau là hàng đơn vị).
- Từ các thao tác trên học sinh đã chiếm lĩnh được kiến thức mới là số 11.
- Tương tự như trên với số 12. Lúc này giáo viên lập được bảng số như trong SGK trang 101 hoàn toàn do học sinh nêu.
2, Phương pháp nghiên cứu.
- Như phần nghiên cứu tôi đã nêu về chức năng của sách giáo khoa.
- Để khai thác nội dung sách giáo khoa có hiệu quả, giáo viên cần nghiên cứu bài dạy, hiểu hết được mục đích ý đồ của sách, nắm chắc yêu cầu của từng bài tập trong từng tiết học như:
+ Hệ thống các bài tập được sắp xếp từ dễ đến khó. Trong mỗi bài tập đều có kiến thức đã được học và kiến thức mới. Bài tập 1 làm cơ sở cho bài tập 2.
+ Giáo viên phải xác định được trong các bài tập của tiết học thì bài tập nào là trọng tâm (bài tập trọng tâm là bài tập bao trùm hầu hết kiến thức của tiết học).
- Khi hướng dẫn học sinh làm bài tập thực hành trong sách giáo khoa giáo viên nên yêu cầu học sinh tìm hiểu kỹ nội dung yêu cầu của bài tập và tự nêu cách làm, tự làm bài, giáo viên không nên làm bài hộ học sinh.
Đối với những học sinh yếu kém giáo viên giảng giải chi tiết từng bước phải làm để học sinh tự tìm ra cách giải hoặc kết quả của bài tập.
- Việc khai thác các hình vẽ trong sách giáo kho giáo viên không nên áp đặt mà cần gợi ý để học sinh nêu ý kiến của mình sau đó giáo viên mới tổng hợp các ý kiến lại để chọn ra những ý kiến hay nhất, thích hợp nhất đối với bài tập giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập.
Ví dụ: Bài tập điền số thích hợp theo thứ tự:
…, 2,…, …, …, 7, …, …,
…, …, 7, …, …, …, 2, …,
Học sinh phải quan sát các số đã cho để biết được dãy số ấy phải viết số theo thứ tự các số lớn dần hay thứ tự các số bé dần.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng kiến thức "Số liền trước, số liền sau của một số" để thực hiện làm bài tập.
Ví dụ 2: Quan sát tranh vẽ, viết phép tính thích hợp (Bài luyện tập cộng và trừ).
+ Nội dung bức tranh như sau:
* Trong lồng có 3 con gà, ngoài lồng có 6 con gà.
Với loại bài này học sinh có thể ghi 1 trong các phép tính sau:
(Đối với học sinh đại trà):
3 + 6 = 9 9 - 6 = 3
6 + 3 = 9 9 - 3 = 6
Đối với học sinh giỏi các em sẽ có đủ thời gian ghi được cả 4 phép tính trên.
3, Những công việc đã làm.
- Từ việc áp dụng phương pháp sử dụng và hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy-học toán lớp 1 tôi đã đạt được kết quả rất khả quan trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 1C.
- Trong 3 kỳ kiểm tra định kỳ của năm học 2007-2008 như sau (với 28 học sinh).
Các kỳ kiểm tra
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
%
SL
%
SL
%
Giữa kỳ I
12
42
14
50
2
8
Cuối kỳ I
13
45
14
50
1
5
Giữa kỳ II
14
50
14
50
0
0
Qua việc cải tiến sử dụng, hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy-học toán cho học sinh lớp 1 thường xuyên trong các tiết dạy-học tôi nhận thấy:
+ Chất lượng học tập môn toán của học sinh được nâng lên rõ rệt, số học sinh đạt điểm giỏi (9-10) ngày càng cao qua các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ.
+ Kỹ năng,kỹ xảo sử dụng đồ dùng của học sinh nhanh hơn, thuần thục hơn đặc biệt là tính chính xác của toán học.
II- Bài học kinh nghiệm:
Qua nghiên cứu và thực hiện sử dụng- hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy-học môn toán lớp 1 tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Dạy cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học. Học sinh biết sử dụng đồ dùng học tập toán nhanh, gọn, chính xác. Dạy cho học sinh cách sắp xếp đồ dùng trong hộp hợp lý để khi sử dụng dễ lấy, dễ lựa chọn.
- Giáo viên đầu tư trí tuệ, thời gian để phân loại các dạng bài tập, chọn những đồ dùng hợp lý. Đưa đồ dùng đúng lúc, đúng chỗ sao cho có tác dụng gợi mở tính tò mò, sáng tạo của học sinh.
- Khi sử dụng đồ dùng trong 1 tiết dạy giáo viên cần sắp xếp loại đồ dùng nào trước, loại đồ dùng nào dùng sau đặt theo thứ tự để tiện lợi cho việc sử dụng.
- Khi sử dụng song thì loại đồ dùng nào cần được lưu giữ trên bảng (các thẻ tính, que tính khi dạy lập số có hai chữ số) còn lại đồ dùng nào phải cất đi sao cho bố cục bài dạy trên bảng lớp được trình bày khoa học đúng đặc trưng của bộ môn, của tiết học.
- Trong 1 tiết dạy-học không nên quá lạm dụng đồ dùng, lạm dụng màu sắc của đồ dùng gây cho học sinh chỉ chú ý đến đồ dùng mà quên đi kiến thức của bài học.
- Cần coi trọng tính sáng tạo của học sinh khi sử dụng đồ dùng học tập.
- Giáo viên phải tăng cường học hỏi, tham khảo các tài liệu có liên quan về môn toán để có kiến thức toán chắc chắn. Từ đó chủ động trong việc sử lý các tình huống có thể có khi sử dụng và hướng dẫn sử dụng đồ dùng.
- Giáo viên phải bao quát toàn bộ lớp học khi học sinh sử dụng đồ dùng. Nắm bắt được những học sinh chưa biết sử dụng đồ dùng mà vẫn làm đúng vì bắt trước bạn; để có biện pháp giúp đỡ học sinh đó tự sử dụng đồ dùng.
- Khi sử dụng đồ dùng giáo viên chú ý đến những câu trả lời câu hỏi của học sinh sao cho đủ câu, đủ ý, làm cơ sở cho việc viết câu trả lời trong các bài tập giải toán có lời văn: Hướng dẫn học sinh sử dụng đúng các thuật ngữ toán học có liên quan.
Ví dụ:
- Khi so sánh số lượng các nhóm vật mẫu phải nói là “Nhiều hơn, ít hơn” chứ không nói là “Lớn hơn-bé hơn”.
- Khi so sánh về số phải nói là “Lớn hơn, bé hơn” chứ không nói là “To hơn-nhỏ hơn”.
- Khi hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng giáo viên cần giáo dục học sinh tính kiên trì, tỉ mỉ và có tính thẩm mĩ để khi sử dụng đồ dùng xong các em biết sắp xếp các loại đồ dùng ngăn nắp để tiện lợi cho việc sử dụng lần sau.
- Khuyến khích học sinh sưu tầm những mẫu vật có thể làm được đồ dùng học toán có tác dụng bổ sung cho hộp đồ dùng biểu diễn của giáo viên và hộp toán thực hành của học sinh thêm phong phú: Các loại đồ dùng này chủ yếu là phục vụ các trò chơi toán học.
III- Hạn chế.
1- Đối với giáo viên.
Năm học 2007-2008 là năm học thứ sáu của việc thực hiện thống nhất chương trình trên quy mô cả nước, thực hiện đổi mới chương trình SGK kèm theo đổi mới phương pháp dạy học đi đôi với việc tăng cường thiết bị dạy học nhằm phục vụ cho việc đổi mới chương trình nên khi nghiên cứu đề tài này trong quá trình nghiên cứu cũng gặp không ít khó khăn.
2- Đối với học sinh.
- Sự tiếp thu, nhận thức của học sinh không đồng đều.
- Còn có những học sinh lười suy nghĩ mà chỉ biết làm theo giáo viên hoặc bắt trước bạn nên còn hạn chế về việc tự lập, tự rèn ở một số cá nhân học sinh.
IV- Những vấn đề cần kiến nghị.
- Tôi tiếp tục áp dụng sáng kiến kinh nghiệm ở lớp trong những tuần còn lại của năm học đồng thời nghiên cứu bổ sung để kinh nghiệm phát huy tác dụng hơn nữa.
- Hướng dẫn học sinh sử dụng đồ dùng học toán cũng như học các môn khác nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
- Đề nghị cấp cụm trường tạo điều kiện để giáo viên giao lưu học tập kinh nghiệm.
- Động viên giáo viên làm và thiết kế đồ dùng dạy học ở cấp trường.
Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu không lâu tôi đã thực hiện và mạnh dạn đưa ra kinh nghiệm này.
Đối với học sinh: các em có nhiều tiến bộ trong việc chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập. Kiến thức toán học của học sinh được nâng dần dần theo từng giai đoạn học tập. Song khi viết kinh nghiệm không tránh khỏi thiết sót. Mong các cấp lãnh đạo chuyên môn, các bạn đồng nghiệp tham gia góp ý để kinh nghiệm của tôi được tốt hơn và được áp dụng./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tân Hồng, ngày 15 tháng 2 năm 2008.
Người viết
Vũ Thị Nghĩa
File đính kèm:
- Giao an(11).doc