Kinh nghiệm dạy học “phương pháp dạy các bài khái niệm” Tiếng Việt lớp 6, chương trình cải cách giáo dục

Yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay là phát huy cao độ tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đây là một yêu cầu rất cao và thực hiện được yêu cầu này không phải là dễ. Bỡi vì bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng được xây dựng từ những điều kiện cụ thể như: đối tượng dạy học, phương tiện dạy học , môi trường dạy học v.v. Trong tình hình thay sách giáo khoa hiện hành thì cấu trúc chương trình bộ môn Ngữ văn có sự thay đổi, đặc biệt là cấu trúc một bài Tiếng Việt. Vì thế mà có nhiều nguyên nhân hạn chế đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Đứng trước nhu cầu thực tế đó và nhu cầu bức thiết của giáo dục, bản thân tôi xin đưa ra một kinh nghiệm dạy- học môn Tiếng Việt lớp 6- THCS để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng các phần nâng cao chất lượng dạy và học lớp 6 hiện nay.

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2659 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm dạy học “phương pháp dạy các bài khái niệm” Tiếng Việt lớp 6, chương trình cải cách giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH QUY ĐẠT PHÒNG GD & ĐT HUYỆN MINH HÓA KINH NGHIỆM DẠY HỌC “ PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI KHÁI NIỆM” TIẾNG VIỆT LỚP 6. CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC NGƯỜI THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Thu Hướng NĂM: 2004-2005 KINH NGHIỆM DẠY HỌC “ PHƯƠNG PHÁP DẠY CÁC BÀI KHÁI NIỆM “ TIẾNG VIỆT LỚP 6 CHƯƠNG TRÌNH CẢI CÁCH GIÁO DỤC Phầng I: Giới thiệu. Yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học hiện nay là phát huy cao độ tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình học tập. Đây là một yêu cầu rất cao và thực hiện được yêu cầu này không phải là dễ. Bỡi vì bất kỳ phương pháp dạy học nào cũng được xây dựng từ những điều kiện cụ thể như: đối tượng dạy học, phương tiện dạy học , môi trường dạy học v.v.. Trong tình hình thay sách giáo khoa hiện hành thì cấu trúc chương trình bộ môn Ngữ văn có sự thay đổi, đặc biệt là cấu trúc một bài Tiếng Việt. Vì thế mà có nhiều nguyên nhân hạn chế đến việc đổi mới phương pháp dạy học. Đứng trước nhu cầu thực tế đó và nhu cầu bức thiết của giáo dục, bản thân tôi xin đưa ra một kinh nghiệm dạy- học môn Tiếng Việt lớp 6- THCS để chúng ta cùng tham khảo, áp dụng các phần nâng cao chất lượng dạy và học lớp 6 hiện nay. Phần II: Nội dung. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I. Cơ sở lý luận. 1.1 Cũng như việc dạy học các môn học khác, trong quá trình dạy học Tiếng Việt học sinh phải tích cực chủ động biến quá trình học tập thành quá trình tự học tập, còn giáo viên thì giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động của học sinh. Theo phương hướng đó giáo viên phải tích cực hoá hoạt động của người học, tạo mọi cơ hội ( chủ yếu thông qua con đường thực hành- luyện tập) để tất cả các học sinh tìm hiểu, phân tích, suy nghĩ và tự nhận ra các tri thức của bài học. 1.2 Phương pháp dạy học Tiếng Việt hiện nay phải dựa trên quan điểm giao tiếp. Theo đó, phải tăng cường các hoạt động giao tiếp, đàm thoại giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh trong toàn bộ quá trình dạy học. Từ hoạt động tìm hiểu, phân tích nhận ra tri thức, đến hoạt động thực hành, luyện tập, củng cố, kiểm tra và đánh giá, đồng thời cũng phải giảm thiểu cách giảng dạy theo lối thuyết giảng. Hơn nữa phương pháp dạy -học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp cũng đòi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải tận dụng mọi hoàn cảnh giảng dạy để rèn luyện kỷ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh. II.Thực tiễn về sách giáo khoa Ngữ văn 6- phương tiện chủ yếu của quá trình dạy học Cấu trúc và cách trình bày nội dung bài học Tiếng Việt của sách giáo khoa mới khác nhiều so với trước. Cấu trúc bài học Tiếng Việt của sách giáo khoa cũ gồm 3 phần:I-Tìm hiểu bài; II- Bài học; III- Bài tập. nay cấu trúc đó không dùng nữa. Ở sách giáo khoa Ngữ văn, kiến thức được tình bày theo hướng quy nạp từ các ví dụ cụ thể để người học rút ra kết luận và từ đó luyện tập bằng hệ thống bài tập. Ngữ liệu ưu tiên trước hết lấy ở phần văn bản chung đã và đang học, trường hợp cần thiết sẻ lấy thêm ở phần văn bản phụ. Thông thường mỗi bài học tiếng việt lớp 6 có 2 đơn vị kiến thức và phần luyện tập. Mỗi đơn vị kiến thức sẻ trình bày thành một mục .Ở mỗi mục sách giáo khoa nêu ra câu hỏi và bài tập để học sinh tự tìm hiểu, rút ra kết luận. Cuối mỗi mục đều có phần ghi nhớ tóm tắt kiến thức cơ bản, kiến thức chuẩn của bài học. Phần luyện tập được trình bày riêng thành một mục, bao gồm nhiều câu hỏi và bài tập giúp học sinh thực hành luyện tập Chương II: Nội dung I. Mục đích yêu cầu : Từ cơ sở lý luận và thực tiển về sách giáo khoa Ngữ văn 6 ở trên đòi hỏi người giáo viên giạy chuyên môn TV cần phải năm bắt cái tinh thần đổi mới của sách giáo khoa . Đồng thời cần phải có sự đổi mới phương pháp dạy học, phù hợp với đối tượng HS. Để học sinh nắm được những kiến thức cơ bản và nội dung thực tiễn giao tiếp được tốt đòi hỏi người giáo viên cần có một phương giạy học phù hợp với sự đổi mới của sách giáo khoa . II Vai trò và vị trí “Kinh nghiệm dạy học môn TV lớp 6”, giúp chúng ta phần nào tháo gở những lúng túng về phương pháp trước tình hình đổi mới sách giáo khoa . III Nội dung: “kinh nghiệm dạy học môn TV lớp 6”: Trong quá trình dạy học cần chú ý tổ chức các hoạt động giúp HS tự tìm hiểu, phân tích và nhận ra các đơn vị tri thức ( hình thành khái niệm về một đơn vị nào đó của Tiếng Việt ) thực hành luyện tập các tri thức Tiếng Việt . 3.1 Mỗi mục kiến thức ở sách giáo khoa đều gốm nhiều câu hỏi và bài tập, giáo viên gợi ý cách thức, tổ chức, hướng dẫn tìm hiểu, phân tích nhân ra tri thức. Để làm làm được việc này, giáo viên cần hướng dẫn học sinh : quan sát, tìm hiểu, phân tích các ngữ liệu đã dẫn ở sách giáo khoa . mặt khác giáo viên cũng cần khơi gợi những hiễu biết về tiếng việt sẵn có của học sinh . để giúp học sinh tự hoàn thiện về tri thức . Ví dụ: Khi dạy mục I . So sánh là gì? của bài “ so sánh” ( Sách giáo khoa ngữ văn 6, tập hai, trang 24 –25). giáo viên cần cho học sinh đọc kĩ các câu thơ câu văn đã dẫn ( ngữ liệu ) ở bài tập một của mục này để tìm hiểu phương tiện và mục đích giao tiếp của mổi câu . giáo viên cần gợi lại những kiến thức đã học về phép so sánh ở bậc tiểu học cho học sinh , rồi sau đó hướng dẫn các em tìm những tập hợp từ chúa hình ảnh so sánh , những sự vật , sự việc , mà được so sánh với nhau. Vì sao so sánh như vậy? từ những câu hỏi dẫn dắt gợi mở của giáo viên sẽ giúp học sinh tự khám phá , phân tích rồi rút ra kiến thức : Khái niệm so sánh. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh ( mục II của bài so sánh ) giáo viên cần dẫn dắt học sinh phân tích ngữ liệu bằng cách lập bảng hoặc điền vào mô hình sau: Vế A ( Sự vật được so sánh ) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B ( Sự vật dùng để so sánh ) ( Để thực hiện được công việc này, giáo viên có thể làm sẵn phiếu học tập có kẻ sẵn mô hình phát cho học sinh, học sinh tự phân tích và điền vào bảng kẽ sẵn) Sau đó cho học sinh tự đọc kết quả của mình ở phiếu học tập, những em còn lại theo dõi so sánh với kết quả của mìnhvà nhận xét bài làm của bạn.Sau khi học sinh thảo luận xong, giáo viên cần khái quát lại bằng một bảng kết quả chuẩn để học sinh có thể sữa chữa những sai sót của mình.( Phương pháp này giáo viên có thể dùng các loại bảng phụ hoặc máy chiếu để giảng dạy thì học sinh sẽ dễ tiếp thu hơn). Từ phương pháp phân tích ngữ liệu bằng cách lập bảng như trên giúp học sinh tự rút ra được đơn vị tri thức thứ hai của bài học đó là: Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh . Khi đã nắm vững tri thức rồi giáo viên cần đặt học sinh trong mối quan hệ giao tiếp và cho các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể ( bài tập 3, mục II ) để học sinh nhìn nhận trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên. Có thể biến đổi ít nhiều cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp. 3.2. Hoạt động thực hành, luyện tậpTiếng Việt là hoạt động chủ yếu trong giờ Tiếng Việt. Ở hoạt động này giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập và cách làm bài tập. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 của bài “so sánh” ( Sách giáo khoa, Tập II, Trang 25 ) giáo viên cần giúp học sinh nắm được yêu cầu của bài tập là tìm một số ví dụ có chứa phép so sánh theo mẫu đã cho. Đây là loại bài tập nhận xét, nhưng ở mức độ cao, yêu cầu học sinh phải có sự hiểu biết và đọc nhiều văn bản mới làm được. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn học sinh phân tích kỹ mẫu đã cho để học sinh dễ nhận biết. 3.3 Trong quá trình dạy- học, ở các hoạt động hình thành tri thức, thực hành luyện tập, củng cố, kiểm tra, giáo viên có thể linh hoạt dùng bài tập ở mục luyện tập và bổ sung một số bài tập nêu tình huống hoặc bài tập trắc nghiệm, bài tập tạo đoạn theo yêu cầu thích hợp để học sinh rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Chương III. Kết quả ứng dụng. Qua 2 năm giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 bản thân tôi đã ứng dụng thực nghiệm và rút ra kết luận như sau: - Kiến thức Tiếng Việt ở lớp 6 đa số các em đã có tiếp xúc, khám phá ở cấp tiểu học nên phần nào đã nắm được sơ lược khái niệm. Chính vì thế, khi giảng dạy ở cấp THCS, giáo viên không khơi gợi những hiểu biết về Tiếng Việt có sẵn của học sinh mà cứ dạy theo kiểu xem như các em chưa biết gì thì sẻ dẫn đến kết quả học sinh dễ nhàm chán, mất hứng thú trong học tập. - Khi dạy Tiếng Việt cần đặt các em trong mối quan hệ giao tiếp để rèn luyện kỹ năng ứng dụng tri thức Tiếng Việt trong thực tiễn như tạo lập văn bản, nhận biết tri thức nhanh nhạy. Kết quả tạo lập văn bản của các em rất cao so với khi chưa vận dụng phương pháp dạy học này. Phần III. Kết Luận và đề xuất sư phạm Trên đây là những phương pháp dạy học mang tính chất rút kinh nghiệm từ thực tiễn. Mà thực tiễn thì bao giờ cũng “ Cây đời mãi mãi xanh tươi “. Cho nên tôi hy vọng rằng, từ thực tiễn giảng dạy của bản thân, mình sẽ có những kinh nghiệm thiết thực và bổ ích hơn để góp phần hoàn thiện tốt những phương pháp giảng dạy Tiếng Việt có hiệu quả. Tôi cũng mong rằng, mỗi thầy giáo, cô giáo với sự say mê, tâm huyết với nghề nghiệp của mình, luôn luôn tìm tòi mới mẻ, tạo ra những giờ dạy học Tiếng Việt sinh động làm cho học sinh hiểu thêm vẽ đẹp và tiềm năng biểu đạt Tiếng Việt. Quy Đạt, ngày 24 tháng 02 năm 2005

File đính kèm:

  • docphuong phap day tieng viet.doc
Giáo án liên quan