Kinh nghiệm giảng dạy: Khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn tập làm văn

Ngữ văn là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian ở bậc THCS . Trong đó phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặt biệt , vì nó mang tính thực hành cao , nó còn giúp cho các em hoàn thiện hơn trong cách dùng từ , đặt câu , kĩ năng vận dụng kiến thức đọc hiểu , kiến thức về đời sống . Qua một đề bài cụ thể thường trãi qua các tiết học : Quan sát , tìm hiểu đề bài , lập ý ; lập dàn ý ; luyện nói (miệng) ; thực hành viết ; Trả bài viết (chữa bài) . Qua đó học sinh có điều kiện trau chuốt , gọt dũa “ tác phẩm” của mình và học cách viết tốt hơn . Tuy nhiên học sinh ở vùng sâu còn yếu kém nhiều về chính tả , cách dùng từ , về câu , về cách diễn đạt .

Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS , tôi đã gặp không ít những khó khăn khi đối mặt với các học sinh yếu kém bộ môn mình và cũng từ đó tôi xây dựng những phương pháp cho bản thân khi tổ chức cho học sinh luyện tập các kiến thức , góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng cho học sinh .

Sau đây tôi xin nêu ra một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy , qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên và qua các đồng nghiệp .

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1815 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy: Khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn tập làm văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm giảng dạy : KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TẬP LÀM VĂN I_ ĐẶT VẤN ĐỀ Ngữ văn là môn học có nhiều phân môn và chiếm nhiều thời gian ở bậc THCS . Trong đó phân môn tập làm văn được nhìn nhận với tầm quan trọng đặt biệt , vì nó mang tính thực hành cao , nó còn giúp cho các em hoàn thiện hơn trong cách dùng từ , đặt câu , kĩ năng vận dụng kiến thức đọc hiểu , kiến thức về đời sống …... Qua một đề bài cụ thể thường trãi qua các tiết học : Quan sát , tìm hiểu đề bài , lập ý ; lập dàn ý ; luyện nói (miệng) ; thực hành viết ; Trả bài viết (chữa bài) . Qua đó học sinh có điều kiện trau chuốt , gọt dũa “ tác phẩm” của mình và học cách viết tốt hơn . Tuy nhiên học sinh ở vùng sâu còn yếu kém nhiều về chính tả , cách dùng từ , về câu , về cách diễn đạt …. Qua nhiều năm giảng dạy ở trường THCS , tôi đã gặp không ít những khó khăn khi đối mặt với các học sinh yếu kém bộ môn mình và cũng từ đó tôi xây dựng những phương pháp cho bản thân khi tổ chức cho học sinh luyện tập các kiến thức , góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng cho học sinh . Sau đây tôi xin nêu ra một số biện pháp mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy , qua các lớp bồi dưỡng thường xuyên và qua các đồng nghiệp . II _ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG a/ Thuận lợi : Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn . Được dự giờ trao đổi , rút kinh nghiệm đồng nghiệp trong tổ , trong huyện . Được dự các lớp thay sách , lớp bồi dưỡng thường xuyên . Chương trình sách giáo khoa mới được biên soạn phù hợp với năng lực học sinh . Nội dung phong phú , liên hệ thực tế kích thích sự tò mò học tập của học sinh . Cơ sở vật chất , thiết bị , tranh ảnh khá đầy đủ . b/ Khó khăn : Trình độ của học sinh trong lớp không đều ( qua khảo sát chất lượng đầu năm thực tế có nhiều học sinh yếu kém ) Nhiều học sinh viết sai chính tả , bị hỏng nhiều kiến thức cơ bản từ lớp dưới dẫn đến hạn chế khi tiếp thu kiến thức mới . Đa số học sinh nhà ở xa trường , việc đi lại còn hạn chế nên ảnh hưởng không ít đến quá trình học tập . III_ NỘI DUNG thực hiện Nguyên nhân : Học sinh thường cho rằng môn văn dễ học nên không dành nhiều thời gian đầu tư . Thói quen phát âm của các em chưa tốt , phát âm theo ngôn ngữ địa phương , nên nói thế nào thì viết thế ấy dẫn đến việc viết sai chính tả . Học sinh thiếu sự rèn luyện về chữ viết , khi viết còn cẩu thả , thiếu sót . Khi làm văn thường mắc các lỗi như : lỗi diễn đạt , lỗi dùng từ, lỗi về câu , lỗi chính tả . Điều kiện đọc thêm sách báo hạn chế vì trường và ủy ban xã chưa có phòng đọc sách nên ảnh hưởng không ít đến khả năng viết văn của học sinh . Sự lãng phí thời gian học tập của học sinh . Do sự lôi cuốn của bạn bè bên ngoài nhà trường , sự hấp dẫn của các trò chơi hiện đại , những chương trình giải trí phong phú của đài truyền hình …. Làm cho các em dù có cố gắng nhưng vẫn khó thoát khỏi những cám dỗ trên . Từ đó việc học bài của các em ở nhà thường dang dỡ hoặc không thực hiện được . Có không ít phụ huynh cho con đi học nhưng không cần biết con mình học ra sao ( vì không biết chữ hoặc mãi lo kinh tế gia đình ) . Cũng có nhiều phụ huynh quá cưng chiều con nên thấy con không học cũng không ép . 2. Biện pháp thực hiện : Để giúp cho học sinh thoát khỏi tình trạng yếu kém môn văn đã thôi thúc tôi tìm ra một số biện pháp khắc phục hữu hiệu mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy : Luyện viết ngắn – viết dài : Dựa vào khung bài văn , viết lần lượt từng luận điểm của khung này thành câu văn, mỗi luận điểm viết một câu . Liên kết các câu ấy lại với nhau bằng các từ nối nhau . Sau đó đọc lại sửa chữa , bổ sung chỉnh đốn . Tập chuyển bài văn nghị luận ngắn đã viết được thành bài văn dài hơn , bằng cách từ câu văn chứa luận điểm chính . Trên cơ sở của hệ thống này viết những câu nối hoặc dùng từ ngữ nối để liên kết các đoạn văn trình bày từng luận điểm ấy . Từ dạng bài thứ hai này , nhận xét tìm ra câu , ý nào có thể phát triển thêm nữa thì trên cơ sở ý phát triển viết thành câu . Ví dụ : Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ ở môn ngữ văn 8 : “Thất bại là mẹ thành công .” Từ luận điểm : Thất bại là mẹ thành công . Ta có các luận cứ sau : * Lí lẽ 1 : Giải thích ý nghĩa của luận điểm (Là gì ?) : “người mẹ” _ là người sinh ra các đứa con . “Thất bại là mẹ thành công”_ là thất bại sẽ tạo ra những thành công mới . * Lí lẽ 2 : Giải thích nguyên nhân , hậu quả của luận điểm (Vì sao?) + Đối với người nản chí thì không đúng như vậy + Đối với người bền chí , kiên trì thì quả là đúng như vậy vì sau thất bại , người ta sẽ rút ra những kinh nghiệm quí báu để không còn thất bại nữa . Ngoài ra thất bại còn rèn ý chí vươn lên của mỗi người . b. Luyện viết câu đoạn chuyển tiếp Phần chuyển tiếp được thực hiện như sau : Thứ nhất : Giữa các phần bố cục chính : mở bài với thân bài , thân bài với kết bài . Thứ hai : giữa các phần trong nội dung bài , nếu nội dung bài đó có các phần : phần phân tích - phần liên hệ , vận dụng ; phần chính thức theo logíc nội tại của vấn đề đó , nội dung đó – phần phát triển , mở rộng ….. Thứ ba : giữa đoạn ý với đoạn ý . Thứ tư : giữa trình bày luận điểm , luận cứ với lập luận . Ví dụ : Phần chuyển tiếp giữa phần phân tích - phần liên hệ , vận dụng trong nội dung bài khi giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công .” HS viết đoạn văn : Câu tục ngữ không chỉ đúc kết kinh nghiệm , mà còn thể hiện lời khuyên , lời khích lệ , một ước vọng thầm kín . Đó là ước vọng “ Xin chớ lo thất bại . Điều đáng sợ hơn là bạn bỏ qua nhiều cơ hội chỉ vì không cố gắng hết mình ” c.Luyện viết đoạn văn : -Trứớc hết nó phải đảm bảo là đoạn văn . Nghĩa là đảm bảo hai tiêu chí : Thứ nhất : Nằm giữa hai chỗ xuống dòng , thục đầu dòng , viết hoa khi mở đầu , chấm xuống dòng khi kết thúc . Thứ hai : Chứa ý tương đối hoàn chỉnh – một chủ đề nhỏ . - Tiếp theo phải đảm bảo là đoạn văn trong bài văn . Nghĩa là phải xoay quanh làm sáng tỏ chủ đề lớn của cả bài văn . Ví dụ : Để liên kết các lí lẽ trong phần luận cứ khi giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ : “Thất bại là mẹ thành công .” HS viết đoạn văn : Đã bao lần bạn vấp ngã mà không hề nhớ . Lần đầu tiên chập chững biết đi , bạn đã bị vấp ngã . Lần đầu tiên tập bơi bạn đã bị uống nước và suýt chết đuối phải không? …… d. Luyện nhận xét văn người , sửa văn mình : Thứ nhất : Phân tích bài văn nghị luận hay của người khác ( bài văn của học sinh khá giỏi ) về các mặt chủ yếu : hệ thống lập luận , tư liệu , trình bày diễn đạt , rút ra những nét đặc sắc trong cách viết văn . Ví dụ : Để kể truyện về ông của em , một học sinh viết : “ Nhanh thật , mới năm trước em về , tóc ông điểm vài sợi bạc . Vậy mà năm nay mái tóc ấy chẳng còn mấy sợi đen .” Câu văn cho thấy khả năng quan sát tinh tế và khả năng dùng từ tốt . Em đã viết câu văn hay , rõ ý , sinh động , rất đúng ngữ pháp . Năm trước điểm vài sợi bạc ( rất ít ) Năm nay chẳng còn mấy sợi đen ( rất ít ) Hai cái “ rất ít ” được dùng từ rất hay : điểm , chẳng còn mấy , để nói lên cái nhiều : tóc bạc ( tuổi già đến với ông nhanh quá ) Thứ hai : cùng trên những bài văn này , tìm cái nhược điểm , chỉ ra nguyên nhân và sửa lại (nếu có ) . Ví dụ : Sửa bằng cách cho học sinh có câu sai nêu rõ ý muốn trình bày . HS viết : “ Đọng lại trên những chiếc lá xanh thẫm , trên cái trán đã nỗi nhiều nếp nhăn của ông là những giọt mồ hôi như muốn tưới cây giúp ông .” GV: Cho HS có câu sai trình bày trực tiếp trước lớp điều muốn viết . HS: Mồ hôi của ông rơi trên lá , lẫn trong những giọt nước tưới . GV: Vậy trên cơ sở ý của bạn chúng ta sẽ cùng sửa để làm cho câu văn mang tính thuyết phục hơn . GV chốt lại : Ở đây có 2 thứ nước : - mồ hôi - nước tưới bạn muốn nhấn mạnh sự vất vả của ông . Câu sửa : “Đọng lại trên những chiếc lá xanh là những giọt nước mát , trong vắt và cả những giọt mồ hôi rơi từ trán ông .” Thứ ba : Chấm bài của nhau . Thứ tư : Sửa lại bài văn của mình khi thầy cô đã chấm . Chú ý những thiếu sót mà thầy cô đã phát hiện . Viết lại theo sự chỉ dẫn , nếu có điều kiện thì viết lại cả bài . Thứ năm : Lấy đề bài của các kì thi học kì , thi học sinh giỏi để làm . Đối chiếu lại với bài văn mẫu , sửa lại bài văn mình . Thứ sáu : Luyện viết thầm ( viết trong đầu ) bài văn , sửa chữa thầm . Sau đó viết ra giấy và sửa trên giấy . V_ KẾT LUẬN Tóm lại việc tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng những biện pháp như đã nêu giúp cho giáo viên phần nào “ khắc phục tình trạng học sinh học yếu môn tập làm văn ” . Qua đó đòi hỏi người giáo viên cần phải đầu tư nhiều hơn trong khâu soạn - giảng theo phương pháp mới . Bên cạnh đó cũng cần phải tăng mối quan hệ , gần gũi với học sinh , giúp các em không phải căng thẳng khi tiếp xúc với kiến thức mới . Từ đó khơi dậy lòng say mê hứng thú học tập của học sinh , kết quả mà học sinh đạt được sẽ góp phần nâng cao chất lượng chung của trường . Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân khi giảng dạy ngữ văn ở trường THCS mà tôi đã rút ra từ quá trình giảng dạy , từ các đồng nghiệp và các tài liệu hướng dẫn chuyên môn và các lớp bồi dưỡng thường xuyên , mong quý thầy cô nhiệt tình tình đóng góp , xây dựng để kinh nghiệm này ngày càng hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn . Tôi chân thành cảm ơn . Mỹ hòa , ngày 1 tháng 10 năm 2006 Người viết

File đính kèm:

  • dockinh nghiem giang day.doc