Kinh nghiệm giảng dạy truyện kiều theo hướng tích hợp

Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là nhiệm vụ số một và cũng là mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên. Trong bối cảnh toàn ngành GD - ĐT đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập ở trường phổ thông. Dạy văn là một hoạt động dạy học nhằm mục đích hình thành ở mỗi học sinh phẩm chất chân-thiện-mỹ.

 Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay – một xã hội của khoa học công nghệ thông tin. Các em đã quen với những thuật ngữ khoa học, từ ngữ mới còn nhưng kiến thức, những vốn từ truyền thống trong các tác phẩm văn chương hầu như bị các em lãng quên. Nếu có bắt buộc học các em cũng tỏ ra không thích thú mà bị gò bó. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học tác phẩm văn chương cổ và trong quá trình học thì học sinh cũng tích hợp được kiến thức của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Mục tiêu cuối cùng mà học sinh cần đạt là có một vốn kiến thức hoàn thiện.

 Vì vậy tôi chọn đề tài này nhămg mục đích nâng cao chất lượng bộ môn Văn đặc biệt là việc tiếp thu các văn cương cổ trong chương trình phổ thông.

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm giảng dạy truyện kiều theo hướng tích hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm giảng dạy truyện kiều theo hướng tích hợp A. Đặt vấn đề I. Lý do chọn đề tài: Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường là nhiệm vụ số một và cũng là mục tiêu phấn đấu của mỗi giáo viên. Trong bối cảnh toàn ngành GD - ĐT đang nổ lực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong hoạt động học tập ở trường phổ thông. Dạy văn là một hoạt động dạy học nhằm mục đích hình thành ở mỗi học sinh phẩm chất chân-thiện-mỹ. Đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện nay – một xã hội của khoa học công nghệ thông tin. Các em đã quen với những thuật ngữ khoa học, từ ngữ mới còn nhưng kiến thức, những vốn từ truyền thống trong các tác phẩm văn chương hầu như bị các em lãng quên. Nếu có bắt buộc học các em cũng tỏ ra không thích thú mà bị gò bó. Vậy làm thế nào để học sinh hứng thú với việc học tác phẩm văn chương cổ và trong quá trình học thì học sinh cũng tích hợp được kiến thức của ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn. Mục tiêu cuối cùng mà học sinh cần đạt là có một vốn kiến thức hoàn thiện. Vì vậy tôi chọn đề tài này nhămg mục đích nâng cao chất lượng bộ môn Văn đặc biệt là việc tiếp thu các văn cương cổ trong chương trình phổ thông. II. Phạm vi đề tài: Đề tài được thực hiện trong hai lớp học (9A, 9B) của trường THCS Mai Hoá - Tuyên Hoá Thời gian thực hiện từ tháng 10 – 2007 đến thán 11 – 2007 (học kỳ I của năm học 2007 - 2008). B. Giải quyết vấn đề I. Nhận xét chung: Đối với môn văn là một môn học có tỉ lệ học sinh yếu tương đối nhiều. Có nhiều học sinh biểu hiện chán học môn văn - đặc biêt xu thế thời đại mới – thời đại của khoa học công nghệ thông tin với ngôn ngữ máy tính hầu như các em không có hứng thú với việc học văn chương cổ như truyện Kiều. Do vậy trong các tiết học truyện Kiều các em ít chịu suy nghĩ, cảm thụ để khám phá vẻ đẹp đích thực của nó mà chỉ ngồi nghe qua loa đại khái, học xong mà vẫn không cảm thụ được. Đối với giáo viên gặp không ít khó khăn như kiến thức từ ngữ cổ thì phong phú đa dạng. Đặc biệt giáo viên đứng lớp giảng dạy phần lớn là lớp trẻ - được sinh ra trong thời đại mới ít có điều kiện tiếp xúc với những kiến thức truyền thống, tài liệu cổ thì ít do đó học cũng ngại tiếp cận và cảm thấy khó khăn khi khai thác văn chương cổ – mà trong các tiết dạy chỉ thuyết giảng máy móc, qua loa cho xong giờ để rồi cuối tiết học cả thầy và trò không đọng lại được gì cả. Vậy vấn đề đặt ra là người giáo viên cần có phương pháp dạy như thế nào để khơi gợi được hứng thú học tập ở học sinh – thâm nhập được kiến thức theo hướng tích hợp – góp phần nâng cao chất lượng môn văn. II. Đi vào vấn đề cụ thể: Truyện Kiều là một áng văn chương cổ của đại thi hào Nguyễn Du có giá trị nội dung nghệ thuật vô cùng to lớn. Để khai thác được hết giá trị của truyện Kiều là một điều rất khó vì tác phẩm rất dài. Do vậy ở chương trình ngữ văn 9 chỉ học một số đoạn trích tiêu biểu và bài khái quát về truyện Kiều. Theo tôi để dạy thành công một số đoạn trích đó thì khi dạy bài khía quát về tác phẩm truyện Kiều chúng ta phải đưa được nhưng “chìa khoá” để học sinh tự mở cửa tác phẩm rồi khai thác cho đúng hướng. Bản thân tôi đã áp dụng một số biện pháp sau đây và cũng đã thu được một số kết quả nhất định. Theo tôi khi dạy truyện Kiều thì mỗi chúng ta phải có phương pháp thích hợp để vừa đảm bảo tính tích hợp vừa gợi được hứng thú của học sinh. Truyện Kiều là tác phẩm văn học lớn do vậy khi dạy giáo viên phải chỉ ra cho học sinh biết được giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm như thế nào. Theo tôi khi dạy tác phẩm truyện Kiều ta phải chỉ rõ các nội dung sau đây: 1. Về nội dung: Thứ nhất: Truyện Kiều là một tiếng kêu thương, tiếng kêu đứt ruột cho một và cũng là cho mội số kiếp bị đày đoạ bất hạnh đặc biệt. Nguyễn du có tiếng khóc riêng trong xã hội phong kiến với những lễ giáo khắt khe nhưng ông không ngần ngại khóc thương cho kiếp người “nhỡ nhàng một kiếp”. Khóc cho nàng Đạm Tiên, cho Thuý Kiều, đây chính là tinh thần nhân đạo cao cả của nhà thơ và cũng là nét mới mà trước Nguyễn Du chưa có một nhà thơ, nhà văn nào dám bước qua lễ giáo phong kiến để khóc thương cho hạng người dưới đáy tận cùng của xã hội. Mặt khác trong tác phẩm Nguyễn Du còn nói đến vấn đề: Khóc người mà thương mình, thương người cũng như thương mình đó chính là tiếng khóc của Thuý Kiều ở bên mộ Đạm Tiên. Sự chân thành ấy đã động đến người thiếu nữ nằm dưới mộ. Đạm tiên dù sao cũng là một người xa lạ mà tình cảm của Thuý Kiều còn như thế nói gì đến cha và em. Nếu vì chữ hiếu, nghĩa, Kiều chưa hẳn đã bán mình chuộc cha. Sức mạnh khiến nàng kiên quyết và chủ động “Dẻ cho để thiếp bán mình chuộc cha” phải là một tình thương, tình thương ấy lên tới đỉnh cao thương người hơn thường mình mới có hành động như thế. Rồi sau đó mười lăm năm lưu lạc bao nhiêu lần nhớ nhà là bấy nhiêu lần nỗi nhớ đi liền với niềm thương cứ trào dâng khiến người đọc không cầm được nước mắt. Thứ hai: Truyện Kiều là một tiếng thét phẫn nộ: Lên án tố cáo sâu sắc xã hội phong kiến thối nát, trong đó có đủ các hạng người vì đồng tiền mà sẵn sàng chà đạp lên nhân cách của con người. Mã Giám Sinh một tay buôn thịt bán người, Sở khanh tay trai lơ bịp bợm, Tú Bà, Bạc Bà kiếm tiền trên thân xác của người phụ nữ, một Hồ Tôn Hiến cũng đại diện cho triều đình cũng bỉ ổi, đê tiện. Thứ ba: Truyện Kiều là một giấc mơ: chứa đựng trong tác phẩm là những giấc mơ. Đây chính là mặt sáng, nguồn ấm của cuộc đời, nhất là cuộc đời tối tăm mà trước hết là giấc mơ tình yêu. Truyện Kiều của Nguyễn Du có một sự nâng cấp, vươn tới những đỉnh cao, ít có một tác phẩm đương thời nào sánh được không chỉ dừng lại ở một tình cảm nhất thời bồng bột , sự vươn lên của truyện Kiều là ở sức đi xa. Nó không chỉ diễn ra ở một độ dài suốt mười lăm năm lưu lạc mà còn là sự khơi trong gạn đục tri âm. Tình yêu bền vững bởi nó vị tha hơn vị kỷ. Chẳng hạn, Kiều gặp lại kim Trọng sau này nàng đã nói: “Thiếp từ ngộ biến đến giờ, ong qua bướm lại đã thừa xấu xa”, nhưng với chàng Kiim, nàng vẫn trong sạch bởi nàng đã “lấy hiếu làm trinh” thì sự trong sạch ấy giống như bông sen “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Đây là một cách nhìn đầy nhân văn, vừa sâu vừa đúng trong một xã hội khắt khe định kiến. Trong mười lăm năm lưu lạc, bao nhiêu lần nhớ đến cố hương là bấy nhiêu lần Kiều nhớ đến cố nhân “Dẫu lìa ngỏ ý còn vương tơ lòng”. Còn Kim Trọng dù đỗ đạt và yên bề gia thất, khoảng thiếu hụt của đời chàng và lòng chàng vẫn là hình bóng của người xưa, vì vậy mà Kim Trọng không lúc nào nguôi yên, chỉ muốn “Rắp mong treo ấn từ quan, mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua” để đi tìm hình bóng người xưa. Mối tình ấy sở dĩ luôn mãi xanh tươi vì nó bước qua cái vòng cấm khắt khe lễ giáo. Đây chính là giấc mơ về tình yêu tuyệt đẹp. Cùng với hạnh phúc lứa đôi là khát vộng công lý, khát vọng tự do. Trong bối cảnh cuộc đời cũ, bao nhiêu bất công, oan khuất đè nặng lên những kiếp người, nhất là những con người lương thiện, những kẻ tài hoa. Nếu chấp nhận nó bằng cách khoanh tay đứng bất lực hoặc tự an ủi mình bằng mọi thứ khác thì cuộc sống đầy nghịch lý ấy đâu phải cuộc sống đích thực của con người. Chính vì vậy thanh gươm của Từ Hải phải vung lên để bênh vực những số phận nhỏ bé. Thanh gươm của Từ hải như một thứ tuyên ngôn về lẽ phải “Anh hùng tiếng gọi đã rằng, giữa đường dẫu thất bất bằng chẳng tha”, lưỡi gươm trị tội của Từ Hải là hiện thân của công lý. Đồng thời nó cũng là điều kiện để con người đi đến tự do. Bởi hạnh phúc của con người luôn gắn liền với tự do. 2. Tính dân tộc trong truyện Kiều: Tính dân tộc đã làm nên giá trị bất hủ của truyện Kiều. Mỗi tác phẩm đều là linh hồn, là giá trị tinh thần của mọi dân tộc. Tính dân tộc được thể hiện trước hết là chữ viết đó là chữ Nôm. Chữ Nôm là một thứ chữ do cha ông ta sáng tạo nên, với ý thức tạo cho dân tộc một thứ chữ viết riêng, nó thể hiện được ý thức độc lập tự chủ rất cao của dân tộc Việt Nam. Dựa trên tác phẩm Kim Vân Kiều truyện viết bằng chữ Hán, Nguyễn Du đã viết nên truyện Kiều bằng chữ Nôm, điều này cho ta biết ý thức dân tộc nằm ngay trong tác phẩm. Tính dân tộc còn thể hiện trong thể thơ Truyện kiều làm bằng thể thơ lục bát. Đây là một thể thơ giàu nhạc điệu, tạo nên tính nhạc trong thơ bởi cách gieo vần 6/8. Do vậy mỗi tác phẩm có giá trị thì không thể thiếu được tính dân tộc. Đây chính là điểm mạnh trong truyện Kiều. 3. Nghệ thuật: Nghệ thuật làm nên giá trị của tác phẩm. Trước hết truyện Kiều là một cuốn truyện làm bằn thơ, lấy nhân vật làm trung tâm, có người kể chuyện giấu mặt, điều này làm cho người nghe kể chuyện dễ dàng hoá thân vào tất cả các nhân vật nói lên được những rung động tinh tế trong tâm hồn của mỗi nhân vật.. Nói đến tác phẩm tự sự ngoài vai trò của người dẫn truyện phải kể đến nhân vật – linh hồn của tác phẩm. Trong bước phát triển sơ khai của truyện Nôm thế kỷ XVIII, vị trí của nhân vật thường bị đẩy lùi xuống hàng thứ hai, thay vào đó là cốt truyện. Nhưng tác phẩm truyện Kiều điều đó không xảy ra, đây là một tiến bộ đáng kể, một sáng tạo lớn của Nguyên Du. Chính vì vậy khi đọc truyện Kiều, người ta nhớ đến nhân vật hơn nhớ đến cốt truyện. Kết quả đáng ghi nhận này nhờ vào cách xây dựng của Nguyễn Du. Cách xây dựng ấy nhờ vào vốn sống dồi dào của tác giả tạo nên cái nền của chất liệu, lại dựa vào vốn học dùng lối “điểm nhạc” để tinh lọc của cổ hoạ cổ thi. Vì thế nhân vật dù là chính diện hay phản diện chỉ bằng vài nét chấm phá đơn sơ đã trở thành một nguyên khối, một cá tính, một con người có thực: Tú Bà - Mã Giám Sinh phường buôn thị bán người vì lợi vì tiền mà đang tay vùi hoa dập liễu. Hoạn Thư đày đoạ Thuý Kiều không chỉ bởi ghen tuông. Hồ Tôn Hiến danh vị cao sang mà nhân tâm hèn hạ, Từ Hải là bậc anh hùng cái thế mà cũng có lúc dại dột cả tin. Cùng với thành công về xây dựng nhân vật. Truyện Kiều của Nguyễn Du còn được viết ra bởi một phông cách ngôn ngữ bậc thầy. Ngôn ngữ ở đó đúng và đẹp, giản dị mà sang trọng, ngắn gọn mà dư ba, dân gian mà bác học. Điều đặc biệt quan trọng trong nghệ thuật của truyện Kiều đó là bút pháp ước lệ tượng trưng, nghĩa là dùng những chuẩn mực về vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả con người. Bên cạnh đó, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du cũng hết sức độc đáo: tả cảnh để ngụ tình, tả cảnh vật để nói lên tâm trạng. Tất cả những điều nối trên đã tạo nên truyện Kiều một khối kiến thức vừa đồ sộ vừa tinh vi. Nó là một khối toàn bích đa chiều. Kết thúc vấn đề Trong tiết giảng văn về truyện Kiều, nếu người giáo viên nêu được những kiến thức trọng tâm lên thì sẽ giúp học sinh khám phá tác phẩm một cách dễ dàng vừa gợi được tính tò mò sáng tạo của học sinh vừa tích hợp được kiến thức. Từ đó học sinh cảm thấy yêu môn văn hơn và chất lượng ngày được nâng cao. Mặt khác, khi giáo viên nêu được những trọng tâm đó thì học sinh sẽ thấy được những giá trị nội dung đích thực của tác phẩm trên cơ sở giáo viên hướng dẫn, học sinh sẽ tìm tòi tự mình khám phá chiếm lĩnh kiến thức. Trên đây là những kinh nghiệm mà trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã áp dụng và thu được một số hiệu quả nhất định. Mai Hoá, tháng 2 năm 2008 Người thực hiện Đinh Thị Minh Chí

File đính kèm:

  • docde tai_chi.doc