I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Như một nhà văn đã nói “ Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”. Vì vậy tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng trong ngành học mầm non. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục phát triển toàn diện hình thành nhân cách cho trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Đặc biệt giúp cho trẻ có óc tưởng tượng sáng tạo trên cơ sở đó nhằm phát triển tư duy trừu tượng cho trẻ.
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình bao gồm có vẽ nặn cắt xé dán. Nhưng trên trang viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đi sâu vào việc rèn kỹ năng cho những trẻ yếu.
Trong hoạt động tạo hình “ Vẽ” giúp trẻ thể hiện những cảm xúc ấn tượngh về vẻ đẹp thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung quanh bằng đường nét hình dáng màu sắctreen mặt phẳng của tờ giấy.Qua vẽ phát triển ở trẻ khả năng độc lập sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú góp phần bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ hình thành những tình yêu đối với cái đẹp, với vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống con người và nghệ thuật.
Muốn thu hút trẻ có kỹ năng vẽ nhằm học tốt bộ môn vẽ đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp linhg hoạt thích hợp để rèn kỹ năng vẽ cho trẻ đặc biệt ở những trẻ còn yếu trong bộ môn này.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 5273 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm: Rèn kỹ năng vẽ ở những trẻ yếu (Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm : Rèn kỹ năng vẽ
ở những trẻ yếu
Lứa tuổi : Mẫu giáo nhỡ
I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Như một nhà văn đã nói “ Phải giáo dục cho trẻ em biết yêu cái đẹp từ tuổi bé nhất vì nó là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người”. Vì vậy tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng trong ngành học mầm non. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục phát triển toàn diện hình thành nhân cách cho trẻ về trí tuệ, đạo đức, lao động, thẩm mỹ. Đặc biệt giúp cho trẻ có óc tưởng tượng sáng tạo trên cơ sở đó nhằm phát triển tư duy trừu tượng cho trẻ.
Ở trường mầm non, hoạt động tạo hình bao gồm có vẽ nặn cắt xé dán. Nhưng trên trang viết này tôi chỉ đề cập đến vấn đề đi sâu vào việc rèn kỹ năng cho những trẻ yếu.
Trong hoạt động tạo hình “ Vẽ” giúp trẻ thể hiện những cảm xúc ấn tượngh về vẻ đẹp thiên nhiên, đồ vật, cuộc sống xung quanh bằng đường nét hình dáng màu sắctreen mặt phẳng của tờ giấy.Qua vẽ phát triển ở trẻ khả năng độc lập sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú góp phần bồi dưỡng thị hiếu thẩm mỹ hình thành những tình yêu đối với cái đẹp, với vẻ đẹp thiên nhiên cuộc sống con người và nghệ thuật.
Muốn thu hút trẻ có kỹ năng vẽ nhằm học tốt bộ môn vẽ đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp linhg hoạt thích hợp để rèn kỹ năng vẽ cho trẻ đặc biệt ở những trẻ còn yếu trong bộ môn này.
II/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1/ Cơ sở lý luận
Hoạt động tạo hình là một hoạt động nhận thức đặc biệt mang tính sáng tạo. Cách tổ chức dạy hoạt động tạo hình cho trẻ tích hợp thêm các hoạt động phù hợp với nội dung bài dạy và gây hứng thú cho trẻ tích cực tham gia học tập. Đồng thời hình thành ở trẻ những kỹ năng kỹ xảo như kỹ năng cầm bút vẽ, kỹ năng vẽ những đường nét cơ bản, kỹ năng sử dụng màu sắc và vẽ. Qua đó trẻ vẽ được những sản phẩm phản ánh hiện thực cuộc sống bằng những hình tượng nghệ thuật, trẻ thấy mình được tự thể hiện và là một hoạ tý hon.
2/Cơ sở thực tiễn.
Năm học 2007-2008 tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ .
Quá trình khảo sát tại lớp tôi nhận thấy:
-Tổng số :37 trẻ.
-Trẻ đạt yêu cầu : 27 trẻ.
-Trẻ không đạt yêu cầu :10 trẻ.
Bên cạnh đó tôi nhận thấy đặc điểm của lớp như sau.
*Thuận lợi.
Ban giám hiệu tạo điều kiện về đồ dùng, cơ sở vật chất phục vụ trẻ.
Lớp học rộng, thoáng dễ tạo góc mở.
Trẻ đi học tương đối đều.
Phụ huynh đa số quan tâm tới trẻ.
*Khó khăn.
Số cháu ra lớp đông.
Một số cháu chưa học qua lớp nhỡ nên việc cầm bút vẽ còn lúng túng.
Một số cháu chuyển từ cơ sở khác đến nên việc tiếp thu và hoà nhập cùng các bạn còn hạn chế.
3/Các biện pháp thực hiện.
*Biện pháp 1: Tạo môi trường lớp học.
Môi trường lớp học đẹp sẽ tạo gây hứng thú cho trẻ trong mọi hoạt động tại lớp.Tôi tạo môi trường lớp học với các góc mở trưng bày các sản phẩm của trẻ chủ yếu là sản phẩm tạo hình.
Trong góc tạo hình tôi nhận thấy tạo hình là một môn nghệ thuật luôn được trẻ ưa thích, tạo cơ hôị cho trẻ khám phá mới, thích thú, sáng tạo, tiếp nhận cảm xúc.Trong góc tạo hình tôi chia thành các góc nhỏ, cung cấp cho trẻ những vật liệu và tạo cho trẻ các cơ hội hoạt động khác nhau như vẽ bằng ngón tay, vẽ bằng bút màu, bút dạ, tô màu, nặn, cắt dán in...
Hàng ngày tôi cho trẻ lựa chọn các phương tiện để thể hiện tuỳ theo ý muốn, qua đó trẻ được học và phát triển những kỹ năng cơ bản.Trẻ được vẽ cắt dán bằng sự tưởng tượng của chính mình, nặn những đồ vật bằng đất nặn .Qua đó trẻ thấy tự hào với sản phẩm của chính mình tạo ra và tự hào về sản phẩm đó.
Thông qua các hoạt động tạo hình trẻ có những kỹ năng như: Nhận thức, giao tiếp, xã hội, vận động tinh, vận động thô.
Đối với những trẻ còn yếu về bộ môn tạo hình , trong các hoạt động như hoạt động góc tôi thường xuyên để ý và bồi dưỡng trẻ , tôi thường chú ý hướng trẻ vào các chủ điểm đang học . Ví dụ: khi dạy chủ điểm “ Tết và mùa xuân” tôi tạo quang cảnh của ngày tết như có hoa, có bánh, có nhiều tranh ảnh phong phú..... tôi gợi hỏi để trẻ phát huy tư duy đồng thời tôi hướng dẫn mẫu cho trẻ quan sát. Ngày hôm nay tôi cho trẻ chơi tại góc này, ngày mai tôi cho trẻ chơi tại các góc khác nhau, đồng thời tôi gây hứng thú kích thíchtư duy của trẻ nhằm giúp trẻ phát huy về năng khiếu .
Không những chỉ cho trẻ hoạt động tại các góc mở mà để tránh nhàm chán cho trẻ tôi còn sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, ví dụ như khi trẻ chưa biết cầm bút vẽ được bông hoa , tôi cho trẻ dùng bột màu vẽ bằng các ngón tay.Tôi kích thích động viên trẻ “ Con vẽ đẹp quá” ,trẻ thấy tin tưởng và ngày càng cố gắng để vẽ cho đẹp hơn.
*Biện pháp 2: Dạy trẻ mọi lúc mọi nơi.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật.Trong các hoạt động cho trẻ tại trường mầm non người giáo viên thấy luôn cần phải kết hợp giữa các bộ môn với nhau nhất là đối với bộ môn tạo hình.
Nhận thấy việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi có một tầm quan trọng đặc biệt đối với trẻ yếu về bộ môn tạo hình , tôi đặt ra kế hoạch và thường xuyên kết hợp với các hoạt động khác như hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều và kết hợp với các bộ môn học trong các hoạt động nối tiếp...
Ví dụ khi dạy trẻ giờ làm quen với văn học bài thơ “ Cô dạy con” hoạt động nối tiếp tôi cho trẻ vẽ về các phương tiện giao thông, với những trẻ yếu tôi hướng dẫn kỹ và qua tâm tới trẻ nhiều hơn.
Hay trong giờ tìm hiểu môi trường xung quanh “về luật lệ giao thông” ,tôi cho trẻ cắt dán đèn giao thông.Trẻ còn yếu tôi gợi hỏi cho trẻ biết “Đèn giao thông có dạng hình gì con nhỉ? có màu gì ? khi cầm kéo cắt con làm như thế nào?”.....
Từ sự quan tâm của giáo viên và việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi đã giúp cho trẻ tự tin hơn trong học tập .
*Biện pháp 3: Tuyên truyền với phụ huynh.
Nắm được tình hình học tập của trẻ thông qua các hoạt động học tập tại trường , tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về tình hình học tập của trẻ. Đối với những trẻ yếu tôi gợi ý cho phụ huynh cách thực hiện hướng dẫn trẻ tại nhà như không nên gò ép trẻ mà thường xuyên cho trẻ được làm quen với các dụng cụ học tạo hình như đất nặn, bút màu , giấy vẽ....
Để tuyên truyền sâu rộng tôi tạo góc tuyên truyền sản phẩm của trẻ ngoài cửa và trao đổi để phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em họ mà có biện pháp kết hợp cùng cô giáo.
Từ những trao đổi thường xuyên giữa cô giáo và phụ huynh học sinh mà có sự kết hợp dạy trẻ cùng tiến bộ.
4/Kết quả đạt được
Từ những biện pháp rèn trẻ học còn yếu về bộ môn tạo hình tại lớp học, qua thời gian thực hiện tôi thấy các cháu có sự tiến bộ rõ rệt. Những cháu khi chuyển từ trường khác về còn chưa biết về vẽ hiện nay đã biết vẽ và đặt tên cho sản phẩm của mình, những cháu chưa biết bố cục bức tranh, tô màu cho phù hợp hiện nay đã có sự tiến bộ rõ rệt.
Kết quả như sau:
Trẻ đạt yêu cầu
Trẻ không đạt yêu cầu
Đầu năm
30 trẻ = 81%
7 trẻ = 19%
Cuối năm
31 trẻ = 86%
5 trẻ = 14%
III/KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1/ Kết luận
Với những biện pháp và nội dung mà tôi đề ra đã giúp cho tôi xác định được mục tiêu và tầm quan trọng của việc rèn kỹ năng vẽ cho những trẻ yếu. Nó giúp trẻ thấy mạnh dạn tự tin rất nhiều khi các sản phẩm tạo ra được cô giáo và người lớn đánh giá. Qua đó trẻ thấy yêu thích khi tới lớp học. Cô giáo thấy tự tin nhiệt tình say mê và yêu nghề hơn.
2/Khuyến nghị
Bổ sung giá vẽ cho trẻ.
Trang bị đồ dùng hiện đại dạy học cho cô.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc thực hiện chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày tại trường mầm non, rất mong có sự tham gia đóng góp của các cấp lãnh đạo , các bạn đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện được tốt hơn .
Xin trân thành cảm ơn.
Mai lâm ngày15 tháng 4 năm 2008
Người viết
File đính kèm:
- Sang kien kinh nghiem(3).doc