Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2005 - 2006 đề chính thức môn địa lý - Bảng A thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề

Câu 1: ( 4 điểm)

a- Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta.

b - Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, cần có các giải pháp gì?

Câu 2:( 4 điểm).

a- Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta thể hiện như thế nào?

b - Những thành tựu và những thách thức của nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới?

 

doc6 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS năm học: 2005 - 2006 đề chính thức môn địa lý - Bảng A thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND huyện Vĩnh Lộc Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS Phòng Giáo dục Năm học: 2005 - 2006 Đề số: 2 Đề chính thức Môn Địa lý - Bảng A Thời gian làm bài: 150 phút không kể thời gian giao đề I - Đề bài: Câu 1: ( 4 điểm) a- Trình bày đặc điểm nguồn lao động nước ta. b - Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động, cần có các giải pháp gì? Câu 2:( 4 điểm). a- Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta thể hiện như thế nào? b - Những thành tựu và những thách thức của nền kinh tế nước ta trong quá trình đổi mới? Câu 3: ( 5 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Năng suất lúa của đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và cả nứơc( tạ/ha) Năm Vùng 1995 2000 2002 Đồng bằng Sông Hồng 44,4 55,2 56,4 Đồng bằng Sông Cửu Long 40,2 42,3 46,2 Cả nước 36,9 42,4 45,9 a- So sánh năng suất lúa của đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long và cả nước qua các năm. b - Giải thích nguyên nhân. Câu 4: ( 5 điểm). Dựa vào bảng số liệu sau: Cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo các loại hình vận tải ở nước ta(%) ( không kể vận tải bằng đường ống) Loại hình vận tải Khối lượng hàng hoá vận chuyển 1990 2002 Tổng số 100,00 100,00 Đường sắt 4,30 2,92 Đường bộ 58,94 67,68 Đường sông 30,23 21,70 Đường biển 6,52 7,67 Đường hàng không 0,01 0,03 a- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo các loại hình vận tải ở nước ta năm 1990 và 2002. b - Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét. c - Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất? Tại sao? Câu 5 ( 2 điểm). Khoanh tròn chữ cái đứng đầu câu ý đúng nhất trong các câu sau: a) Cơ cấu trẻ của dân số nước ta ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội nước ta: A - Tạo nguồn lao động dự trữ dồi dào. B - Nhu cầu tiêu dùng lớn, thiếu vốn tích luỹ đầu tư cho phát triển. C - Đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế, việc làm...cho các công dân tương lai này. D - Khó khăn cho ổn định xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. E - Khó nâng cao chất lượng cuộc sống về mọi mặt của các độ tuổi về: Ăn, ở, mặc. học hành,việc làm, sức khoẻ, vấn đề giải phóng phụ nữ vv..... G - ý A,B,C, D đúng. H - Tất cả đều đúng. b) Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì nhiều chỉ tiêu dân cư - xã hội có tính ưu việt hơn hẳn mức bình quân cả nước, đó là: A - Thu nhập bình quân /người/ tháng. B - Tuổi thọ trung bình. C - Trình độ học vấn D - Tỉ lệ dân thị thành và cơ hội kiếm việc làm. E - Tất cả đều đúng. G - ý B,C không đúng, còn tất cả đều đúng. c) Để chung sống với lũ ở đồng băng Sông Cửu Long,nhân dân đã lựa chon nhiều phương án linh hoạt tuỳ theo từng địa phương . Phương án nào sau đây không phải là chung sống với lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: A - Tôn cao đất dọc theo các trục lộ giao thông cao hơn mức lũ trung bình hàng năm. B- Làm nhà trên cọc, trên bè, trên phao (nhà nổi, làng nổi). C - Củng cố đê bao, bảo vệ miệt vườn, đồng ruộng. D - Chuyển đổi cơ cấu canh tác, tránh né lũ. E - Xây dựng hệ thống đê kiên cố, bơm nước từ đồng ruộng ra sông. Tháo nước vào các ô trũng đã chuẩn bị sẵn từ trước. G - Xây dựng khu dân cư theo quy hoạch trên các vùng đất cao tránh lũ. H -Chuẩn bị vật tư, phương tiện: Lương thực , thuốc men.. trước mùa lũ. Xây dựng cơ cấu nếp sống phù hợp sẵn sàng ứng phó với lũ. d) Các vấn đề đặt ra đối với cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên là: A - Nước tưới trong mùa khô. B - Giá cả nông sản và thị trường tiêu thụ. C - Chất lượng giống, công nghệ chế biến. D - Các tuyến đường giao thông. E - Phân bố dân cư dân cư, lao động. G - Hạn chế phá rừng, bảo vệ môi trường sinh thái. H - An ninh lương thực cho người trồng cây công nghiệp. I - Chỉ có ý A, B, C, G đúng K - Tất cả đều đúng. UBND huyện Vĩnh Lộc Kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 -THCS Phòng giáo dục Năm học: 2005 -2006 Đáp án đề số: 2 Hướng dẫn chấm đề thi chính thức Môn Địa Lý - Bảng A Câu 1: ( 4 điểm). a) Đặc điểm nguồn lao động nước ta: * ưu điểm: (1,25 điểm) - Dồi dào, tăng nhanh: Năm 2002: 41,3 triệu lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm hơn một triệu lao động mới. (0,5 điểm). - Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông lâm ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật. (0,5 điểm). - Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao: . (0,25 điểm). * Hạn chế: . (1,25 điểm). - Hạn chế về trình độ: Lực lượng lao động có chuyên môn kĩ thuật còn mỏng. Năm 2003: Lao động chưa qua đào tạo 78,8%, lao động qua đào tạo 21,2%, (0,5 điểm). - Hạn chế về thể lực. (0,25 điểm). - Phân công, phân bố chưa hợp lí giữa các vùng, các khu vực, các ngành. Năm 2003:lao động thành thị 24,2%,lao động nông thôn 75,8%. (0,5 điểm). b) Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lao động ở nước ta: . (1,5 điểm). - Nâng cao chất lượng người lao động cả về thể chất và trình độ thông qua việc nâng cao mức sống, Giáo dục- Đào tạo, y tế - sức khoẻ trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất, tạo việc làm,tăng thu nhập. (0,5 điểm). - Hợp tác với quốc tế về mặt lao động. (0,25 điểm). - Phân công, phân bố lại lao động một cách hợp lí giữa các vùng, các miền, các khu vực,các ngành, nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, lao động hiện có của đất nước. (0,5 điểm). - Cải tạo, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy quá trình đô thị hoá trên cơ sở phù hợp với nhu cầu phát triển đất nước và diễn biến của môi trường(0,25 điểm). Câu 2 : (4 điểm). a)Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta: (2,0 điểm). * Thể hiện ở ba mặt chủ yếu sau: - Chuyển dịch cơ cấu ngành: Giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, tăng tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn biến động. (0,5 điểm). - Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, các vùng kinh tế phát triển năng động. (0,5 điểm). Kể tên 7 vùng kinh tế, (0,5 điểm). - Chuyển dich cơ cấu các thành phần kinh tế: Từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực nhà nướcvà tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần. (0,5 điểm). b) Thành tựu, thách thức: (2 điểm). * Thành tựu: : (1 điểm). - Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc. (0,25 điểm). - Cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá:Trong công nghiệp đã thành một số ngành trọng điểm (0,25 điểm). - Sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút đầu tư nước ngoài. (0,25 điểm). - Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực, toàn cầu. (0,25 điểm). * Khó khăn , thử thách: : (1 điểm). - Nhiều tỉnh, huyện, nhất là ở miền núi vẫn còn các xã nghèo. (0,25 điểm). - Nhiều tài nguyên bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm. . (0,25 điểm). - Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo.... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội. . (0,25 điểm). - Những biến động trên thị trường thế giới và khu vực, những khó khăn khi thực hiện cam kết A FTA, hiệp định thương mại Việt Mĩ, gia nhập WTO. . (0,25 điểm). Câu 3: (5 điểm). a) So sánh năng suất lúa của 3 khu vực. (2,75 điểm). * Giống nhau:( 0,5 điểm) - ở cả 3 khu vực, năng suất lúa đều tăng qua các năm. (0,25 điểm). - Đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long có mức tăng vượt bình quân cả nước. (0,25 điểm). * Khác nhau. . (2,25 điểm). - Đồng bằng Sông Hồng luôn dẫn đầu năng suất lúa qua các năm. . (0,25 điểm). Dẫn chứng số liệu theo 3 cột dọc. (0,75 điểm). - Giai đoạn đầu, mức tăng năng suất lúa của đồng bằng Sông Hồng nhanh hơn; giai đoạn sau, mức tăng năng suất của đồng bằng Sông Cửu Long nhanh hơn. . (0,5 điểm). Dẫn chứng số liệu qua 3 hàng ngang. (0,75 điểm). b) Giải thích: (2,25 điểm). - ở cả 3 khu vực năng suất lúa đều tăng. Đó là thành tựu của công cuộc đổi mới và sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong canh tác lúa. (0,5 điểm). - Đồng bằng sông Hồng luôn dẫn đầu về năng suất lúa qua các năm, chứng tỏ sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Hồng đang đi theo con đường thâm canh là chính do sức ép dân số.( 0,5 điểm) - Đồng bằng Sông Hồng có nhiều thuận lợi để tăng vụ, năng suất nhờ có đất đai màu mỡ, chủ động tưới tiêu. . (0,5 điểm). - Mức tăng năng suất lúa của cả nước luôn theo sát hai đồng bằng vì đây là hai trọng điểm sản xuất lúaquan trọng số một và số hai trong cả nước. . (0,25 điểm). - Giai đoạn sau năng suất lúa đồng bằng Sông Cửu Long tăng nhanh là do một số diện tích đất khai hoang phục hoá đưa vào sử dụng trước đây đến nay đã bắt đầu cho năng suất cao và một số địa phương đã bắt đầu tăng hệ số vụ. (0,5 điểm). Câu 4: (5 điểm). a) Vẽ biểu đồ đẹp, đầy đủ, chính xác: (3 điểm). Vẽ biểu đồ hình tròn +Có bảng số liệu góc ở tâm cho từng loại hình vận tải ở hai năm. + Vẽ hai vòng tròn bán kính hình tròn năm sau to hơn năm trước. + Có số liệu(%) trong từng hợp phần, có tên biểu đồ, có chú giải. - Học sinh có thể vẽ biểu đồ cột chồng nhưng bị trừ ( 0,5 điểm): b) Nhận xét từ biểu đồ đã vẽ: ( 1 điểm). - Nước ta có các loại hình vận tải đa dạng.( 0,25 điểm). - Chiểm tỉ trọng lớn nhất là đường bộ- đường sông- đường biển- đường sắt- đường hàng không chiếm tỉ trọng vận tải nhỏ nhất . ( 0, 25 điểm) - Tốc độ tỉ trọng tăng nhanh nhất là đường hàng không(3 lần so với 1990) ( 0, 25 điểm) Đường bộ luôn tăng và chiếm tỉ trọng cao, đường biển tăng chậm, đường sắt, đường sông giảm về tỉ trọng vận tải ( 0, 25 điểm) c) Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất là đường bộ vì: (1 điểm) - Đảm đương vận tải một khối lượng lớn hàng hoá, kể cả hành khách. ( 0, 25 điểm) - Có tính cơ động cao,có thể đi đến mọi miền địa hình, các cơ sở sản xuất, đến tận nhà. Nước ta 3/4 địa hình là đồi núi nên loại hình vận tải này rất phù hợp ( 0, 25 điểm) - Có thể đi được cả cự li ngắn , dài, trung bình, có thể kết hợp linh hoạt với các loại hình vận tải khác, có thể đáp ứng yêu cầu vận chuyển nhanh, chậm và trung bình . ( 0, 25 điểm) - Trang thiết bị không ngừng được đổi mới ,hoàn thiện. Vốn đầu tư, kĩ thuật không cao lắm. Điều này cũng phù hợp với cơ sở vật chất, kĩ thuật nước ta ( 0, 25 điểm) Câu 5: ( 2 điểm). Khoanh tròn mỗi ý đúng được 0,5 điểm. a- Khoanh ý H .Tất cả đều đúng. b - Khoanh ý E .Tất cả đều đúng. c - Khoanh ý E . d - Khoanh ý K. Tất cả đều đúng. III - Nguồn tư liệu đã sử dụng trong ra đề và đáp án chấm: Các câu hỏi do giáo viên tự sáng tác. Trong đề bài và đáp án có sử dụng các tư liêụ sau: Câu 1: SGV + SGK Địa lí 9 bài 4+ SGK Địa lí 9 cũ trang 19. Câu 2: SGV +SGK Địa lí 9 bài 6 Câu 3: : SGV +SGK Địa lí 9 bài 21 + bảng 21.1 Tài liệu : “ Giới thiệu đề thi tuyển sinh vào Đại học , Cao đẳng” “ Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng vào Đại học , Cao đẳng” Câu 4: SGV +SGK Địa lí 9 bài 14 + bảng 14.1 Tài liệu“ Tuyển chọn những bài ôn luyện thực hành kĩ năng vào Đại học , Cao đẳng” “ Đề thi OLYMPIC 30 - 4” Câu 5: : - SGV + SGK Địa lí 9 bài 2, bài 29, bài 32, bài 35 . - SGV + SGK Địa lí 8 bài 34 Tài liệu“ Tuyển chọn những bài ôn luyện thi vào Đại học , Cao đẳng”

File đính kèm:

  • docDe thi HSG 2.doc