Câu 1: (3 điểm)
Trong số 5 phương châm hội thoại, chọn trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng.).
Câu 2: (5 điểm)
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi ), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau:
"Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 9 THCS năm học 2006 - 2007 môn: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
UBND TỈNH h¶I d¬ng KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2006-2007
--------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
Câu 1: (3 điểm)
Trong số 5 phương châm hội thoại, chọn trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng...).
Câu 2: (5 điểm)
Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi ), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của câu văn sau:
"Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”
(Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
Câu 3: (12 điểm)
Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy đã để lại trong em.
---------------------------- Hết ----------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
h¶I d¬ng LỚP 9 THCS – NĂM HỌC 2006-2007
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài : 150 phút
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1: (3 điểm)
- Học sinh chọn 3/5 phương châm để trình bày, mỗi phương châm đạt 1 điểm khi nêu ý đầy đủ, chính xác, rõ ràng, thuyết phục.
- Các ý cụ thể:
+ Nội dung yêu cầu của phương châm
+ Ví dụ tình huống sử dụng phương châm hay nêu thành ngữ, tục ngữ có giải thích
+ Tác dụng cụ thể của việc dùng đúng phương châm
( * Phương châm về lượng: Nói có nội dung, nội dung lời nói đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
* Phương châm về chất: Không nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
* Phương châm quan hệ: Cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
* Phương châm cách thức: Cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ.
* Phương châm lịch sự: Cần tế nhị và tôn trọng người khác khi giao tiếp.)
Câu 2: (5 điểm)
1.Hình thức: ( 1,5 điểm)
- Xây dựng một văn bản dài không quá hai trang giấy thi (0,5 điểm)
- Văn bản mang tính nghị luận (lý lẽ và dẫn chứng), có sử dụng lời dẫn trực tiếp, gián tiếp. (1 điểm)
2. Nội dung: ( 3,5 điểm)
- Giải thích ý nghĩa của câu văn:
+ “Tác phẩm vừa là... vừa là...”: nêu lên các giá trị đồng thời của tác phẩm văn chương. (0,5 điểm)
+ “ Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác...”:
* Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, là nơi nhà văn gửi gắm cảm hứng và khát vọng của mình về con người và cuộc sống. (1 điểm)
+ “ Tác phẩm... vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.”:
* Mỗi nhà văn phải tự quan sát thế giới hiện thực bằng con mắt tinh đời rồi bằng cảm hứng mãnh liệt, trí tưởng tượng phong phú, tài năng thực sự...để tái tạo một đời sống riêng trong tác phẩm của mình. (1 điểm)
* Tác phẩm - đến lượt mình- lại đưa đời sống cá biệt ấy đến với cuộc đời chung, đến với mọi người, tạo ra sự tiếp nhận phong phú, đa dạng; giúp tác giả tìm thấy tiếng nói tri âm, tri kỷ trong các thế hệ độc giả. (1 điểm)
Câu 3: (12 điểm)
I.Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài viết có thể chọn một hình thức hợp lý( thư, tuỳ bút, nhật ký, đoản văn..) kết hợp yếu tố nghị luận về một nhân vật; có đầy đủ ba phần: Mở bài- Thân bài- Kết bài.
- Văn phong phù hợp, bố cục mạch lạc, thuyết phục.
- Hạn chế lỗi diễn đạt, chữ viết rõ ràng, bài làm sạch sẽ.
II. Yêu cầu về kiến thức:
- Thực chất yêu cầu đề là trình bày dưới dạng đối thoại( đơn tuyến) những ấn tượng và bài học mà một nhân vật văn học để lại trong lòng người viết.
- Nhân vật văn học có thể thuộc bất kỳ một nền văn học, một giai đoạn văn học, một thể loại, một tác phẩm văn học nào.
- Nhân vật văn học có thể thuộc phía chính diện hay phản diện trong tác phẩm nhưng thông thường chọn nhân vật chính diện sẽ thuận lợi cho người viết hơn.
- Người viết cần nắm chắc bản chất, giá trị, ý nghĩa của nhân vật văn học trong mối quan hệ với tác phẩm, với giai đoạn, với nền văn học tương ứng. Từ đó mà đúc rút ấn tượng và bài học một cách hợp lý, chuẩn xác, phù hợp với nhận thức và đạo đức chung.
- Bài làm có thể đan xen ấn tượng và bài học theo trình tự tác phẩm, theo cuộc đời nhân vật hay theo sự sáng tạo nhất định của người viết, đảm bảo khoa học, chặt chẽ.
...
III. Biểu điểm:
- Điểm 12: Bài làm đáp ứng tốt các yêu cầu ở I-II, tỏ ra nắm chắc vấn đề, giải quyết đúng hướng, rõ trọng tâm; văn giàu chất tư duy, có nhiều phát hiện về nhân vật sâu sắc, sáng tạo. Tình cảm chân thành, tinh tế.
- Điểm 10: Bài làm tỏ ra hiểu yêu cầu đề, đáp ứng đúng hướng, trọng tâm, có những phân tích sâu sắc, tuy nhiên có thể chưa thật toàn diện. Cảm xúc chân thành.
- Điểm 8: Bài làm đáp ứng khá tốt các yêu cầu cơ bản, hiểu định hướng,lý giải khá sâu sắc, một số ý còn chưa thật mạch lạc nhưng có một số phát hiện nhất định. Cảm xúc chân thành.
- Điểm 6: Bài làm tỏ ra có hiểu yêu cầu đề về loại thể và nội dung, tuy nhiên chưa thật nhuần nhuyễn trong việc kết hợp thể loại. Nội dung tương đối rõ, tuy vậy chưa có phát hiện sâu sắc.
- Điểm 4: Chưa hiểu chính xác vấn đề, nội dung còn đơn điệu, không có phát hiện nào đáng kể. Cảm xúc thiếu chân thành.
- Điểm 2: Bài làm tỏ ra chưa hiểu yêu cầu đề, lệch trọng tâm, kể vụng.
- Điểm 0: Bài lạc đề.
Lưu ý:
- Giám khảo phát hiện và trân trọng những bài làm tuy chưa toàn diện nhưng tỏ ra độc đáo, sáng tạo.
- Giám khảo căn cứ vào biểu điểm, thảo luận để định ra những mức điểm còn lại.
File đính kèm:
- HSG_9ngay_12_4_07.doc