Kỳ thi kiểm tra chất lượng trước tuyển sinh năm học 2008 - 2009 môn thi: Địa lý

Câu I ( 2,0 điểm)

 Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực?

Câu II ( 3,0 điểm )

 Hãy trình bày sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó?

 

doc5 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi kiểm tra chất lượng trước tuyển sinh năm học 2008 - 2009 môn thi: Địa lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Đông sơn 1 Kỳ thi kiểm tra chất lượng .***. trước tuyển sinh năm học 2008-2009 Môn thi : Địa lý Thời gian làm bài : 180 phút. Bài thi gồm : 01 Trang A. Phần chung cho tất cả các thí sinh. ( 8,0 điểm) Câu I ( 2,0 điểm) Hãy trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực? Câu II ( 3,0 điểm ) Hãy trình bày sự khác nhau trong chuyên môn hoá nông nghiệp giữa Trung du miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long. Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó? Câu III ( 3,0 điểm ) Cho bảng số liệu sau : Lượt khách và doanh thu từ Du lịch của nước ta thời kỳ 1991-2005 Năm 1991 1995 1997 1998 2000 2005 Doanh thu ( Nghìn tỉ đồng ) 0,8 8,0 10,0 14,0 17,0 30,3 Khách nội địa ( Triệu luợt ) 1,5 5,5 8,5 9,6 11,2 16,0 Khách Quốc tế ( Triệu lượt ) 0,3 1,4 1,7 1,5 2,1 3,5 Vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện tình hình phát triển du lịch của nước ta thời kỳ 1991-2005. Từ bảng số liệu và biểu đồ hãy phân tích và giải thích tình hình phát triển du lịch của nước ta thời kỳ 1991-2005. B. Phần dành riêng cho các thí sinh. ( 2,0 điểm) ( Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu ) Câu IV a. ( 2,0 điểm) Phân tích thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Câu IV b. ( 2,0 điểm ) Tại sao việc sử dụng hợp lý đất đai là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội cũng như của từng vùng ở nước ta ? ( Thí sinh không được sử dụng át lát Địa lý ) Hết. Hướng dẫn chấm môn Địa lý Câu ý Nội dung Thang điểm I 1 Gió mùa mùa đông Gió mùa Đông Bắc + Nguồn gốc : Khối không khí lạnh xuất phát từ trung tâm cao áp Xibia di chuyển vào nước ta. + Hướng gió : Đông bắc + Phạm vi hoạt động : Từ 16 0 B trở ra. + Thời gian: Vào đầu mùa đông ( tháng 11,12,1 ) khối không khí lạnh di chuyển qua lục địa mang lại thời tiết lạnh, khô cho Miền Bắc. Nửa cuối mùa đông khối không khí lạnh di chuyển qua biển vào nước ta gây nên thơì tiết lạnh ẩm, mưa phùn cho vùng ven biển và đồng bằng ở Miền Bắc. + Tính chất : Gió mùa đông bắc chỉ hoạt động từng đợt, không kéo dài liên tục, cường độ mạnh nhất trong mùa đông, ở Miền Bắc hình thành mùa đông kéo dài 2-3 tháng. Khi di chuyển xuống phía Nam loại gió này suy yếu dần bởi bức chắn là dãy Bạch Mã ở vĩ tuyến 16º B Gió Tín phong ở phía Nam + Nguồn gốc : Xuất phát từ trung tâm cao áp trên biển Thái Bình Dương ( Tm ) thổi về Xích Đạo + Hướng gió : Đông bắc. + Phạm vi hoạt động : Từ vĩ tuyến 16 0 B trở vào. 0,75 0,5 0,25 2 Gió mùa mùa hạ : Gió mùa Tây nam. + Nguồn gốc : Xuất phát từ trung tâm áp thấp ấn Độ – Mianma hút gió từ Bắc ấn Độ Dương qua vịnh Ben gan vào nước ta (TBg) + Hướng gió : Hướng Tây nam + Tính chất : Đầu mùa hạ ( các tháng 5,6,7 ) khối không khí TBg di chuyển theo hướng Tây nam gây mưa lớn cho Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, ngoài ra khi vượt dãy Trường sơn còn gây hiệu ứng Phơn cho khu vực Bắc Trung bộ và nam Tây Bắc với kiểu thời tiết khô, nóng. Vào cuối mùa hạ từ tháng 6 Gió mùa Tây nam từ áp cao cận chí tuyến BCN hoạt động hình thành gió mùa mùa hạ chính ở nước ta : tính chất nóng ẩm gây mưa lớn và kéo dài cho cá vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. 0,75 3 Hệ quả : + Miền Bắc có mùa đông lạnh , ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều, hai mùa chuyển tiếp là mùa Thu và mùa Xuân. + Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt. 0,5 II 1 Trung du Miền núi Bắc bộ với Tây Nguyên + TDMN Bắc bộ : Đậu tương , Lạc, Thuốc lá.cây ăn quả, cây dược liệu, Trâu và Bò lấy thịt và sữa, Lợn. + Tây Nguyên: Cà phê, Cao su, dâu tằm, hồ tiêu,Bò thịt và Bò sữa Đồng bằng Sông Hồng với Đồng bằng Sông Cửu Long. + ĐBSH : Lúa cao sản có chất lượng cao, cây thực phẩm đặc biệt là các loại rau quả cao cấp, cây ăn quả, Đay, Cói, Lợn, Bò sữa, Gia cầm và Thuỷ sản nước ngọt, nước lợ. + ĐBSCL : Lúa cao sản có chất lượng cao, Mía, Đay, Cói,Cây ăn quả nhiệt đới, Thuỷ sản ( nhiều Tôm), Gia cầm ( nhiều Vịt ) 0,5 0,5 2 Nguyên nhân của sự khác nhau Trung du Miền núi Bắc bộ: Trình độ thâm canh thấp, thiếu lao động và vật tư nông nghiệp , Dân cư thưa, người dân có kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp, trồng cây công nghiệp, có điều kiện sinh thái nông nghiệp là núi, cao nguyên đồi thấp, đất Feralit đỏ vàng, đất phù sa cổ bạc màu, khí hậu cận nhiệt đới, ôn đới trên núi có mùa đông lạnh. Tây nguyên : Có các Cao nguyên Bazan rộng lớn ở các độ cao khác nhau, khí hậu cận XĐ với hai mùa mưa và khô kéo dài. Có nhiều dân tộc ít người, trình độ còn thấp, hiện nay đã và đang hình thành nhiều Nông trường, CN chế biến, trình độ thâm canh đang được nâng lên. ĐBSH : Có đất phù sa tương đối màu mỡ, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, các đô thị phát triển mạnh, có nhiều trung tâm công nghiệp chế biến, áp dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nong nghiệp, trình độ thâm canh cao, có nhiều lao động. ĐBSCL: Có đất phù sa có diện tích lớn, nhiều loại, các vịnh biển nông, ngư trường rộng, vùng rừng ngập mặn có khả năng nuôi trồng thuỷ sản tốt. Có mạng lưới đô thị vừa và nhỏ, có thị trường rộng lớn, trình độ thâm canh cao, sản suất hàng hoá, sử dụng nhiều máy móc và vật tư nông nghiệp. 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 III 1 Vẽ biểu đồ: + Dạng biểu đồ thích hợp : Biểu đồ kết hợp Cột và đường.( Lượt khách biểu đồ cột, doanh thu biểu đồ đường) + Yêu cầu : Vẽ đúng dạng biểu đồ, đúng nguyên tắc vẽ , nếu vẽ các dạng biểu đồ khác không cho điểm, mỗi yếu tố vẽ sai quy ước trừ 0,5 điểm ( Tên biểu đồ, trục giá trị, đơn vị, chú thích, khoảng cách trên trục thời gian, gốc toạ độ.....) 1,5 2 Phân tích và giải thích: Phân tích + Số khách du lịch tăng mạnh qua các năm. Trong đó Khách Quốc tế có xu hướng tăng mạnh - Năm 2005 Khách Nội địa tăng 10 lần so với năm 1991. - Năm 2005 Khách Quốc tế tăng 11,7 lần so với năm 1991. Tuy nhiên giai đoạn 1997-1998 khách Du lịch Quốc tế giảm là do nhiều nguyên nhân trong đố có nguyên nhân dịch bệnh SASRS trên thế giới. - Từ thập niên 90 trở lại đây nhờ chính sách đổi mới đã diễn ra sự bùng nổ Du lịch với tốc độ tăng trưởng nhanh. + Thu nhập Du lịch : Cũng tăng mạnh , Năm 2005 tăng 37,8 lần so với năm 1991 Giải thích + Nhờ các chính sách đổi mới của Nhà nước. + Ngành Du lịch được đầu tư vốn lớn. + Cơ sở hạ tầng phát triển mạnh. + Nền kinh tế phát triển, mặt khác nước ta hấp dẫn bởi sự an toàn về an ninh và môi trường. 1,5 1,0 0,5 IVa 1 Thế mạnh của nguồn lao động nước ta : +Về số lượng : Năm 2005Dân số hoạt động kinh tế của nước ta là 42,53 triệu người, chiếm 51,2 % tổng số dân cả nước.Với mức tăng nguồn lao động như hiện nay mỗi năm nước ta có thêm hơn 1 triệu lao động. + Về chất lượng : Người lao động nước ta cần cù sáng tạo, có nhiều kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn với truyền thống của dân tộc đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.được tích luỹ qua nhiều thế hệ. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên nhờ những thành tích trong phát triển văn hoá ,giáo dục ,y tế. 1,0 2 Hạn chế của nguồn lao động nước ta + Lao động của nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động chưa cao. + Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao còn ít, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu nhiều. + Lực lượng lao đông phân bố không đồng đều cả về ssó lượng và chất lượng. Lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, vùng núi và cao nguyên nhìn chung còn thiếu lao động đặc biệt là lao động có kỹ thuật 1,0 IVb 1 Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá. + Đất là một thành phần quan trọng của môi trường sống, là lợi tài nguyên có thể phục hồi lại được. + Nước ta với 3/4 diện tích là đồi núi, 1/4 diện tích là đồng bằng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiều tai biến thiên nhiên nên tài nguyên đất dễ bị thoái hoá, bạc màu. + Tài nguyên đât bình quân theo đầu người vào loại thấp trên Thế giới ( khoảng 0,4 ha/ người, gần bằng 1/6 mức bình quân của Thế giới ) 0,5 2 Đất đai là tư liệu sản xuất. + Trong sản xuất nông lam ngư nghiệp tài nguyên đất giữ vai trò quan trọng hàng đầu. + Đất đai là địa bàn phân bố các khu dân cư, các cơ sở công nghiệp, các công trình kết cấu hạ tầng, các cơ sở văn hoá, các công trình quân sự.... 0,75 3 Xuất phát từ hiện trạng tài nguyên đất ở nước ta. Cơ cấu vốn đất của nước ta năm 2005 như sau : + Đất NN 9,4 triệu ha ( 28,4 % ) Khả năng mở rộng diện tích đất NN hạn chế, trong khi đó diện tích đất chuyên dùng đang có nhu cầu tăng lên. + Đất LN 14,4 triệu ha ( 43,6 % ) vẫn còn thấp so với yêu cầu. + Đất chuyên dùng và đất thổ cư ( 6 % ) sẽ tăng lên trong quá trình CNH và sức ép của sự gia tăng dân số. Phần đất này lại chủ yếu lấy từ đất canh tác điều này sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định LT. + Đất chưa sử dụng ( 22 % ) Tuy đã giảm nhưng vẫn còn chiếm tỉ lệ khá cao. 0,75

File đính kèm:

  • docDe thiDap an thi thu DHCD 32009 Dia ly.doc