Đề thi thử đại học lần thứ hai năm học 2007 – 2008 môn Văn

Câu 1: (3điểm)

“Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ ông cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ”.

( Văn 12, tập 1, phần văn học Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 – Trang 145)

Anh/ chị hãy trình bày những nét chính con đường thơ Tố Hữu để làm sáng tỏ nhận định trên.

 

Câu 2: (4điểm)

 

Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến cho rằng: . “Mỗi truyện (của Thạch Lam) là một bài thơ trữ tình đượm buồn”.

(Văn 11, tập 1, phần văn học Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000, trang 153)

 

Câu 3: (3điểm)

 

Bình giảng 2 khổ thơ sau đây trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh:

Cuộc đời tuy dài thế

Năm tháng vẫn đi qua

Như biển kia dẫu rộng

Mây vẫn bay về xa

 

Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ

Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi thử đại học lần thứ hai năm học 2007 – 2008 môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỳ thi thử đại học lần thứ hai Năm học 2007 – 2008 Môn Văn Thời gian làm bài : 180 phút – Không kể thời gian giao đề Câu 1: (3điểm) “Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ ông cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ”. ( Văn 12, tập 1, phần văn học Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 – Trang 145) Anh/ chị hãy trình bày những nét chính con đường thơ Tố Hữu để làm sáng tỏ nhận định trên. Câu 2: (4điểm) Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam để làm sáng tỏ ý kiến cho rằng: ... “Mỗi truyện (của Thạch Lam) là một bài thơ trữ tình đượm buồn”. (Văn 11, tập 1, phần văn học Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000, trang 153) Câu 3: (3điểm) Bình giảng 2 khổ thơ sau đây trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh: Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Văn 12, tập 1, phần Văn học Việt Nam, nhà xuất bản Giáo dục, năm 2006, trang 229. ......Hết...... Hướng dẫn chấm môn Ngữ Văn Kỳ thi thử ĐH & CĐ lần thứ hai Năm học 2007 - 2008 (Hướng dẫn chấm này có 2 trang) Câu 1. (3điểm): Yêu cầu dựa vào ý kiến của SGK“Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với cuộc đấu tranh cách mạng, nên các chặng đường thơ ông cũng song hành với các giai đoạn của cuộc đấu tranh ấy, đồng thời thể hiện sự vận động trong tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ”, thí sinh phải làm rõ được những điểm chủ yếu sau đây về con đường thơ Tố Hữu qua những đặc điểm cơ bản của các tập thơ: Từ ấy (1937 – 1946) là tập thơ mở đầu chặng đường thơ Tố Hữu. * Từ ấy là niềm hân hoan của một tâm hồn trẻ đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” thì gặp ánh sáng lý tưởng, tìm thấy lẽ sống. * Tập thơ gồm 3 phần – Xiềng xích, Máu lửa, và Giải phóng, ứng với 3 chặng đường trong mười năm đầu hoạt động của Tố Hữu. * Nhưng có thể khẳng định Xiềng xích là phần thơ có giá trị hơn cả. Đây là phần thơ ghi lại cuộc đấu tranh cam go của người chiến sỹ cách mạng trong nhà tù của thực dân. Xiềng xích thể hiện sự trưởng thành vững vàng của người thanh niên cách mạng qua những gian lao thử thách hiểm nghèo, đồng thời cũng bộc lộ ở tác giả một tâm hồn tha thiết yêu đời, sự khát khao tự do và hành động - Việt Bắc (1947 – 1954) là chặng đường thơ Tố Hữu những năm chống thực dân Pháp. * ở tập thơ này, Tố Hữu hướng vào thể hiện những con người quần chúng, đó là những anh vệ quốc quân nông dân, anh bộ đội, những chị phụ nữ, những bà mẹ, những em bé liên lạc,… * Việt Bắc là bản hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của dân tộc trong cuộc kháng chiến. * Tập thơ kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước… - Gió lộng (1955 – 1961) tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử mở ra từ cuối tập Việt Bắc, kết hợp với sự thể hiện cái tôi trữ tình công dân. * Gió lộng khai thác các chủ đề lớn: chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà và tình cảm quốc tế vô sản. * Tuy nhiên thành công hơn cả ở tập thơ này là những bài thơ về quê hương miền Nam ruột thịt và những bài thơ thể hiện ân tình cách mạng… - Hai tập Ra trận (1962 – 1971), Máu và hoa (1972 – 1977) là chặng đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào hùng của dân tộc. * Hai tập thơ là nguồn cổ vũ, động viên, là những bài ca về cuộc chiến đấu. * Thơ Tố Hữu giai đoạn này mang đậm tính chính luận – thời sự, đậm chất sử thi và cũng có lúc mang âm hưởng anh hùng ca… - Từ năm 1978 trở lại đây, thơ Tố Hữu đã được tập hợp và in trong hai tập Một tiếng đờn (1992) và Ta với Ta (1999). * Thơ Tố Hữu giai đoạn này trầm lắng và suy tư hơn. Nhiều bài thể hiện sâu sắc những chiêm nghiệm về cuộc sống, về lẽ đời, mong kiếm tìm những giá trị mang tính bền vững… Câu 2: (4 điểm) 1.Về kỹ năng: Biết tổ chức bài văn nghị luận chứng minh một nhận định về truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Văn diễn đạt trôi chảy, rõ ý… 2. Về kiến thức: Có thể có nhiều cách tiếp cận, lý giải vấn đề khác nhau, nhưng về cơ bản thí sinh phải làm rõ được các ý chính sau đây: 1. Giải thích ý kiến: : (0,25 điểm) Đây là một ý kiến thể hiện ấn tượng bao quát về truyện Hai đứa trẻ. Mặc dù là truyện ngắn thuộc thể văn tự sự nhưng lại ví như một bài thơ trữ tình đầy cảm xúc, giàu chất thơ. Bên cạnh đó tác phẩm thấm đẫm hiện thực tối tăm và gợi buồn… 2. Phân tích 2.1. Chất trữ tình : (1,5 điểm) 2.1.1. Chất trữ tình ở bức tranh thiên nhiên : - Từ chiều đến đêm khuya: Nhịp thời gian chậm rãi, khoảng thời gian đễ khơi gợi cảm xúc, thường chỉ xuất hiện trong thơ ca… - Bức tranh thiên nhiên thi vị, nên thơ, thấm đượm hồn dân tộc… - Bức tranh thiên nhiên ấy được nhìn qua cặp mắt Liên với cái nhìn ngây thơ, trong trẻo, cảm giác bâng khuâng, khó tả…tạo nên chất thơ bàng bạc khắp thiên truyện… 2.1.2. Chất trữ tình ở cốt truyện - Đây là một cốt truyện mà không có chuyện, đi vào khám phá thế giới nội tâm, những biến thái tinh vi, mơ hồ… - Đó là một cốt truyện men theo mạch cảm xúc với những biến thái, tinh vi, mơ hồ, truyện mà như thơ rất giàu cảm xúc… 2.1.3. Chất trữ tình ở tâm trạng nhân vật Liên: - Liên có những sắc thái cảm xúc rất phong phú: nỗi buồn man mác vô cớ…, những rung động tinh tế trước những biến thái của thiên nhiên, những nhung nhớ quá khứ xa xôi… - Đằng sau nhân vật Liên, người đọc thấy được cái tôi lãng mạn, tinh tế và đôn hậu của Thạch Lam với ngôn ngữ, giọng đỉệu nhẹ nhàng, tinh tế… 2.2. Đượm buồn gợi xót xa, day dứt… (1,5 điểm) 2.2.1. Là một nhà văn lãng mạn, giàu cảm xúc nhưng Thạch Lam vẫn hướng ngòi bút đến những mảng tối của cuộc sống, gợi lên ở người đọc niềm thương cảm, xót xa. Thạch Lam gần với các nhà văn hiện thực phê phán… 2.2.2. Vì thế người đọc còn thấy được một bức tranh thiên nhiên gợi cuộc sống lụi tàn, nghèo khổ, tù đọng với những âm thanh, ánh sáng gợi buồn… 2.2.3. Ngoài ra tác phẩm còn khắc hoạ một bức tranh sinh hoạt của con người rất chân thực với nhịp sống đơn điệu, tẻ nhạt, kiếp người lay lắt, mòn mỏi… (Hình ảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn và đồ vật tàn nơi phố huyện…) 2.2.4. Sự day dứt thấm đẫm nỗi buồn gợi ra từ chính tâm trạng Liên: khao khát chờ đợi chuyến tàu đêm, khao khát thoát khỏi cuộc sống tối tăm nhưng vô vọng bởi đoàn tàu đi quá nhanh, trả nhân vật về với thực tại trong nỗi buồn thương, khắc khoải , bế tắc… 2.3. Nghệ thuật thể hiện chất trữ tình đượm buồn: (0,25 điểm) Thủ pháp đối lập được khai thác triệt để * Nhằm tô đậm không gian phố huyện ngập tràn trong tĩnh mịch, trong ao tù nước đọng…của xã hội lúc bấy giờ… * Đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa quá khứ và thực tại, giữa âm thanh của đoàn tàu và phố huyện…tất cả nhằm đưa đến chongười đọc dư vị buồn bã, chán ngán… 3. Đánh giá chung: (0,5 điểm) - ý kiến ngắn gọn nhưng thần tháI cũng như phong cách nghệ thuật của Thạch Lam: thuộc trào lưu lãng mạn nhưng vẫn hướng ngòi bút vào những góc tối, mảng khuất, đầy day dứt của hiện thực… - Không hoàn toàn giống như hiện thực phê phán, hiện thực trong Hai đứa trẻ được nâng đỡ bằng chất thơ nên không nặng nề như trong tác phẩm của các nhà văn hiện thực phê phán… - Thấy được tài năng nghệ thuật của Thạch Lam, là cái gạch nối giữa thơ và văn xuôi… - Thấy được tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam: trân trọng, khẳng định những vẻ đẹp tinh tế, mơ hồ của thiên nhiên và lòng người…Xót xa cho những kiếp người nghèo khổ, mòn mỏi về tinh thần và lay thức được những rung động và những khát vọng đẹp đẽ… Câu 3: (3 điểm) 1.Về kỹ năng: Biết tổ chức bài văn nghị luận bình giảng thơ trữ tình. Văn trôi chảy, diễn đạt trong sáng, có cảm xúc, hình ảnh… 2.Về kiến thức: Có thể có nhiều cách tiếp cận, lý giải khác nhau, nhưng thí sinh phải làm rõ được một số ý chính sau đây: 2.1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng. (0,5 điểm) Hai khổ thơ phân tích nằm ở phần cuối cùng của bài thơ, đây là đoạn cao trào của cảm xúc thơ dâng lên thành khát vọng sóng: khát vọng tìm điểm tựa từ một niềm tin… 2.2. Bình giảng: (2,0 điểm) - Khổ thứ nhất: Niềm tin vào tình yêu, vào sức mạnh của tình yêu để vượt qua tất cả + Mượn quy luật của thời gian, mây trời để nói về quy luật của con người, đó là : cuộc sống là “dài”, “rộng”, là muôn vàn cách trở… + Nhưng dẫu có thế nào đi chăng nữa thì tình yêu vẫn vượt mọi trở ngại để đi tới đích như Năm tháng vẫn đi qua, như mây vẫn bay về xa… - Khổ thứ hai: khát vọng tình yêu vừa mạnh liệt vừa ấm áp + Khát vọng hoá thân, phân thân vào sóng thật mạnh mẽ, thật cháy bỏng: tan ra, ngàn năm…Tình yêu có xu hướng vươn tới cái bất tử…(Có thể so sánh với Xuân Diệu đã dùng chữ Nghiến nát để thấy cái ước vọng thăm thẳm của Xuân Quỳnh là yêu hết mình và dâng hiến hết mình). + Con sóng của Xuân Quỳnh giàu nữ tính ở chỗ nó tìm hạnh phúckhông phải ở chỗ hưởng thụ mà là dâng hiến. Hạnh phúc được dâng hiến là vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ trong tình yêu… 2.3. Đánh giá chung: (0,5 điểm) Hai khổ thơ nằm trong mạch cảm xúc toàn bài, nằm trong sự phát triển của tứ thơ: mở đầu , sóng còn khoảng cách với người; giữa bài, sóng là cái cớ để suy tư song song với người; cuối bài, người tan vào sóng, nhập vào sóng, đẩy sóng tới cao trào…Hai khổ thơ là hình tượng con sóng vỗ giữa biển đời làm ta chan chứa tình yêu cuộc sống… Hết

File đính kèm:

  • docDe thi thu Dai hoc Cao dang 07 08 lan 1.doc
Giáo án liên quan