I, PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 điểm)
Cho đoạn văn, hãy đọc câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra đáp án đúng ( Mỗi câu 0,25 điểm)
“ Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa lom khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp, run run.” ( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 1, Đoạn văn có kết hợp những phương thức biểu đạt:
A, Tự sự, biểu cảm B, Tự sự, miêu tả
C, Miêu tả, biểu cảm D, Tự sự, miêu tả, biểu cảm
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 PTTH năm học 2008 – 2009 môn thi: Ngữ Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng gd & đt quỳnh lưu – nghệ an
Trường THCS Cầu Giát
Kỳ thi thử tuyển sinh vào lớp 10 ptth
năm học 2008 – 2009
Môn thi: Ngữ văn- Thời gian làm bài: 120 phút.
I, Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm)
Cho đoạn văn, hãy đọc câu hỏi và trả lời bằng cách ghi ra đáp án đúng ( Mỗi câu 0,25 điểm)
“ …Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa lom khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động, vết thẹo dài trên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp, run run...” ( Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
Câu 1, Đoạn văn có kết hợp những phương thức biểu đạt:
A, Tự sự, biểu cảm B, Tự sự, miêu tả
C, Miêu tả, biểu cảm D, Tự sự, miêu tả, biểu cảm
Câu 2, Nội dung chính của đoạn văn:
A, Sự xúc động của ông Sáu khi nhìn thấy con
B, Nỗi nhớ thương của ông Sáu với con gái
C, Sự ngạc nhiên của bé Thu khi gặp cha mình
Câu 3, Từ chắc trong cụm từ chắc anh nghĩ rằng là thành phần:
A, Gọi đáp B, Phụ chú C, Cảm thán D, Tình thái
Câu 4, Cụm từ còn anh là: A, Khởi ngữ B, Trạng ngữ C, Chủ ngữ D, Vị ngữ
Câu 5, Đoạn văn có số lượng từ láy là: A, 5 B, 6 C, 7 D, 8
Câu 6, Câu Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp, run run thuộc kiểu câu:
A, Đơn B, Ghép C, Câu được rút gọn
D, Câu được mở rộng bằng cụm C - V
Câu 7, Hãy điền thông tin tương ứng còn thiếu ở mỗi cột A và B sao cho phù hợp: ( 0,5 điểm)
A
B
Không nói những điều mà mình không tia là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Truyện ngắn của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn
được lúc dềnh dàng; bắt đầu vội vã
Phép lập luận đi từ ý khái quát đến ý cụ thể
II, Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1: a, Tóm tắt truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng trong khoảng 8 – 10 câu.
b, Nêu tình huống cơ bản của truyện và ý nghĩa của các tình huống đó.
Câu 2: Bằng hiểu biết về đoạn trích “ Mã Giám Sinh mua Kiều”, em hãy chứng minh bản chất giả dối, vô học, con buôn, tàn ác của nhân vật Mã Giám Sinh.
----------------- Hết ------------------
Phòng gd & đt quỳnh lưu – nghệ an
Trường THCS Cầu Giát
đáp án đề thi thử tuyển sinh vào lớp 10 ptth - năm học 2008 – 2009 ( lần 2)
Môn thi: Ngữ văn- Thời gian làm bài: 120 phút.
I, Phần trắc nghiệm: ( 2 điểm) Mỗi câu đúng 0,25 điểm
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
B
A
D
A
C
B
Câu 7 :
A
B
Phương châm hội thoại về chất
Không nói những điều mà mình không tia là đúng hay không có bằng chứng xác thực
Truyện ngắn của nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn
Cố hương
Sông, chim
được lúc dềnh dàng; bắt đầu vội vã
Phép lập luận đi từ ý khái quát đến ý cụ thể
Phép diễn dịch ( hoặc phân tích)
II, Phần tự luận: ( 8 điểm)
Câu 1 ( 3 điểm) :
a, 1 điểm - HS tóm tắt đúng các chi tiết: Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi Thu – con gái của ông mới một tuổi. Mãi đến tám năm sau ông mới được về thăm nhà, thăm con. Vì vết sẹo trên mặt đã làm ông Sáu không giống với người cùng chụp ảnh với má, nên Thu nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba. Đến lúc em nhận ra ba thì cũng là lúc ba con phải chia tay nhau.
- Nếu quá dài dòng, hoặc thiếu chi tiết : - 0,5 điểm
b, 2 điểm: Nêu đúng 2 tình huống và ý nghĩa của TH: mỗi câu đúng cho 1 điểm.
+ TH 1: Cuộc gặp gỡ của 2 cha con sau 8 năm xa cách, nhưng bé Thu không nhận ba, đến lúc nhận ra và bộc lộ tình cảm thắm thiết thì ba con đã phải xa nhau. à Bộc lộ tình cảm thương ba mãnh liệt của bé Thu.
+ TH 2: ở khu căn cứ, ông Sáu đã dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương con vào việc làm cây lược bằng ngà voi để tặng con gái. Trong một trận càn, ông hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho ông Ba – bạn mình, mang về cho bé Thu. à Bộc lộ tình cảm thương con sâu sắc của người cha.
Câu 2: ( 5 điểm)
* Về kĩ năng: Kiểu bài chứng minh nhân vật.
+ Bài văn có bố cục 3 phần.
+ Văn viết truyền cảm, viết đúng ngữ pháp, không có lỗi về dùng từ, chính tả, không sa vào kể lại sự việc.
* Về nội dung: Trình bày được các ý sau:
+ ý 1: ( ý phụ): 0,5 điểm: Nêu sơ lược hoàn cảnh của Kiều: Do gia đình bị vu oan, cha và em trai Kiều bị bọn sai nha đánh đập tàn nhẫn, nàng đã quyết định nhờ em gái Thuý Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, còn nàng thì bán mình chuộc cha; người mua nàng về làm vợ lẽ là Mã Giám Sinh – vốn là một tay buôn thịt bán người nhưng giả danh là sinh viên trường Quốc tử giám ( hoặc là một kẻ nhiều tiền, mua dược chức Giám sinh) . Đoạn trích đã kể lại sự việc Mã Giám Sinh xuất hiện ở nhà Kiều làm lễ vấn danh và mua nàng.
+ ý 2: ( ý chính): 4 điểm: Chân dung xấu xa của Mã Giám Sinh
* Mã Giám Sinh là một kẻ giả danh, đáng ngờ, vô học: thể hiện qua lời giới thiệu danh tính, quê quán mập mờ, nhằm che đậy tung tích; qua diện mạo “ mặt trơ trán bóng” lối ăn mặc lố bịch, chải chuốt, đỏm dáng, trai lơ; qua việc phô trương thanh thế nhưng lộn xộn,
láo nháo; qua cử chỉ hỗn hào, thô lỗ…à đây là kẻ mạo danh vụng về, nên đã lộ rõ bản chất vô học lố lăng, hiện ra ở mọi phương diện về ngoại hình. ( 1,5 điểm)
* Mã Giám Sinh là kẻ con buôn tàn nhẫn, bỉ ổi:
- Vô cảm trước nỗi đau tâm linh của Kiều.
- Tàn nhẫn ép Kiều đánh đàn, làm thơ, kiểm tra tài năng của nàng một cách lỗ mãng, cò kè, ngã giá, coi Kiều như món hàng…
- Lời nói hoa mỹ giả dối, kệch cỡm càng tô đậm bản chất đê tiện của hắn
à Đây là một kẻ buôn thịt bán người lọc lõi, trơ tráo, tàn ác… ( 1,5 điểm)
+ ý 3 ( ý khía quát): 0,5 điểm Đây là bức chân dung phản ánh sống động thực trạng xã hội phong kiến đã rẻ rúng, chà đạp không thương xót nhân phẩm người phụ nữ; xã hội để cho sức mạnh tanh bẩn của đồng tiền, của bọn bất lương hoành hành. Thái độ căm phẫn lên án của tác giả…
* Cho điểm:
+ Đạt các yêu cầu trên về kĩ năng, có đủ bố cục 3 phần, không sa vào thuật chuyện hoặc diễn nôm đoạn thơ, hiểu đúng và sâu về kiến thức, lỗi chính tả không nặng 5 điểm
+ Đủ ý song sơ sài, văn viết có cảm xúc, lỗi diễn đạt không nặng 2 điểm
+ Các điểm còn lại, GV căn cứ thực tế bài làm HS
+ Có thể thưởng điểm cho những bài viết tốt, sáng tạo, nhưng không quá tổng điểm đã cho.
* Hoặc cho điểm theo cách:
- Viết đúng mở bài, kết bài: 1 điểm
- Thân bài : 4 điểm trong đó ý 1: 0,5 điểm ý 2: 3 điểm ý 3: 0,5 điểm.
----------------- Hết ------------------
File đính kèm:
- De thi thu Ngu van vao lop 10.doc