Làm sáng rõ một số khái niệm trong hóa học

Hiện nay một số khái niệm và cách gọi tên một số chất hóa học do có nhiều người chưa am hiểu nên sử dụng sai

 Để làm sáng tỏ vấn đề này tác giả trình bày 3 vấn đề sau: Đioxit, Peoxit, Pe

1.:

Ví dụ :

 CO2 : cacbonđioxit

SiO2 : silicđioxit

MnO2 : manganđioxit

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1861 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm sáng rõ một số khái niệm trong hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÀM SÁNG RÕ MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG HÓA HỌC Hiện nay một số khái niệm và cách gọi tên một số chất hóa học do có nhiều người chưa am hiểu nên sử dụng sai Để làm sáng tỏ vấn đề này tác giả trình bày 3 vấn đề sau: Đioxit, Peoxit, Pe Đioxit : Ví dụ : CO2 : cacbonđioxit SiO2 : silicđioxit MnO2 : manganđioxit NO2 : Nitơđioxit Như vậy những oxit mà trong phân tử có 2 nguyên tử oxi kết hợp với 1 nguyên tử của một nguyên tố khác được gọi là “đioxit” Trong các đioxit, các nguyên tử oxi không liên kết trực tiếp với nhau, do đó không có cầu peoxit (– O – O –) Như CO2 có cấu tạo Peoxit : Cầu peoxit : cầu peoxit là liên kết – O – O – trong đó O có số oxihóa –1 nhưng vẫn có hóa trị 2 2a. Một số ví dụ : * Peoxit : - H2O2 : H – O – O – H hiđropeoxit (thường được gọi là nước oxi già), H2O2 cũng được gọi là đihiđrođioxit; chứ không được gọi là hiđrođioxit - Na2O2 : Na – O – O – Na natripeoxit (không được gọi là natriđioxit) - Các peoxit của Mg, Ca, Ba có dạng MO2 trong đó M có hóa trị 2, số oxihóa +2; còn O có hóa trị 2, số oxihóa –1 Như vậy những oxit trong phân tử có cầu peoxit (– O – O –) được gọi là peoxit Các peoxit là những chất oxihóa mạnh ở dạng rắn hay dung dịch, nhưng khi gặp chất oxihóa mạnh hơn, chúng thể hiện tính khử; tuy nhiên tính oxihóa là đặc trưng. Các peoxit có rất nhiều ứng dụng trong công nghiệp, đời sống và nhiều lĩnh vực khác Những hợp chất khác oxit, nhưng trong phân tử có cầu peoxit đều có tiếp đầu ngữ “-peoxi” khi đọc tên H2SO5 axit peoximonosunfuric H2S2O8 axit peoxisunfuric (không được gọi là axit pesunfuric) Với Bo (B) có axit othoboric H3BO3 trong đó B có hóa trị 3 và số oxihóa +3. Axit H3BO3 mất nước dần ở 100oC thành HBO2 – axit metaboric và ở nhiệt độ cao hơn biến thành B2O3 theo sơ đồ : Đun nóng H2O Đun nóng H2O H3BO3 HBO2 B2O3 * Peoxiborat : Các peoxiborat có thành phần rất khác nhau, chúng giống borat là trong phân tử B có hóa trị 3 và số oxihóa +3 nhưng khác borat là trong phân tử peoxiborat có cầu peoxit – O – O – (còn trong borat thì không có cầu peoxit) Ví dụ : NaBO3.4H2O , KBO3 , NH4BO3 : chúng là những chất oxihóa mạnh, người ta thường dùng NaBO3.4H2O làm chất tẩy trắng trong bột giặt vì khi thủy phân nó tạo H2O2 Nhiều người ngộ nhận, cho rằng NaBO3 là peborat, đó là một sự nhầm lẫn đáng buồn. Trong NaBO3.4H2O thì B có có hóa trị 3 và số oxihóa +3 như borat nhưng khác là có cầu peoxit – O – O – nên gọi là natripeoxiborat, nếu đọc peborat là sai Còn khi nào dùng pe, ta xét dưới đây : “Pe...” Ví dụ 1 : Clo tạo ra 4 axit có Oxi HClO axit hipoclorơ ; Cl có số oxihóa +1 HClO2 axit clorơ ; Cl có số oxihóa +3 HClO3 axit cloric ; Cl có số oxihóa +5 HClO4 axit pecloric ; Cl có số oxihóa +7 Ví dụ 2 : H2MnO4 axit manganic ; K2MnO4 kalimanganat Trong đó Mn có số oxihóa +6 HMnO4 axit pemanganic, KMnO4 kalipemanganat Trong đó Mn có số oxihóa +7 Số oxihóa Cl Tên HClO3 +5 axit cloric HClO4 +7 axit pecloric Số oxihóa Mn Tên H2MnO4 +6 axit manganic HMnO4 +7 Axit pemanganic Số oxihóa Mn Tên K2MnO4 +6 kali manganat KMnO4 +7 kalipemanganat Như vậy những axit hay muối do cùng một nguyên tố tạo nên : - Nếu trong phân tử, nguyên tố có số oxihóa gần cao nhất (axit – đuôi ic, muối – đuôi at) thì hợp chất trong đó nguyên tố trên có số oxihoá cao nhất thêm tiếp đầu ngữ “Pe”, trong các hợp chất này không có cầu peoxit (– O – O –) Như vậy, 3 khái niệm “Đi ...” , “Pe ...” , “peoxit” hoàn toàn khác nhau Trong bài báo này, tác giả làm sáng rõ ý nghĩa và cách dùng “Đi ...” , “Pe ...” , “peoxit”, mong rằng bạn đọc hiểu và sử dụng đúng các tiếp đâu ngữ trên * Tài liệu tham khảo : 1. Hóa Vô Cơ – Hoàng Nhâm – NXBGD Hà Nội 2. 106 nguyên tố hóa học 3. Từ điển hóa học TRẦN TRỌNG CHẤM

File đính kèm:

  • doc1 so khai niem trong hoa hoc.doc
Giáo án liên quan