Lập dàn ý bài văn nghị luận

A. Mục tiêu bài học Giúp HS:

 - Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận.

 - Lập được dàn ý bài văn nghị luận.

 - Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận.

 - Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận.

B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh:

 * Giáo viên:

- SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10.

- Giáo án giảng dạy.

* Học sinh:

- SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2.

- Tập bài soạn.

- Đầy đủ dụng cụ học tập.

C. Tổ chức hoạt động dạy và học:

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2953 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lập dàn ý bài văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THPT Hậu Nghĩa Lớp: 10C2, 10C6. Đọc văn Ngày soạn: 11/03/2011 Tiết: 86-87 Ngày dạy: 17/03/2011 24/03/2011 GVHD: Cô Bùi Thị Ánh Hường. GSTT: Tạ Thị Kim Chi LẬP DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN A. Mục tiêu bài học Giúp HS: - Nắm được cách lập dàn ý bài văn nghị luận. - Lập được dàn ý bài văn nghị luận. - Vận dụng những kiến thức đã học về văn nghị luận để lập được dàn ý cho một đề văn nghị luận. - Thực hành lập dàn ý cho một số đề văn nghị luận. B. Chẩn bị của giáo viên và học sinh: * Giáo viên: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - SGV Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn 10. - Giáo án giảng dạy. * Học sinh: - SGK Ngữ văn 10, ban cơ bản, tập 2. - Tập bài soạn. - Đầy đủ dụng cụ học tập. C. Tổ chức hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT - Lập dàn ý là gì? - Tác dụng của việc lập dàn ý ? - GV diễn giảng thêm. - Lập dàn ý bài văn nghị luận có mấy bước? - GV cho HS đọc Ví dụ SGK/89. - GV giải thích tìm ý là gì. - Xác định yêu cầu của đề bài ? - Bài văn làm sáng tỏ vấn đề gì ? - Căn cứ vào đề bài, vào yêu cầu của bài văn và huy động những hiểu biết của mình hãy trả lời các câu hỏi sau: + Sách là gì ? + Sách có tác dụng như thế nào ? + Thái độ đối với sách và việc đọc sách như thế nào? - Để khai triển luận điểm 1 cần có những luận cứ nào ? + Sách là sản phẩm thuộc lĩnh vực nào của con người ? + Sách phản ánh, lưu giữ những thành tựu gì của nhân loại ? + Sách có chịu ảnh hưởng của không gian và thời gian không ? - Luận điểm 2 có những luận cứ nào ? + Sách đem lại cho con người những hiểu biết về điều gì ? + Sách có tác dụng như thế nào với cuộc sống riêng tư và quá trình tự hoàn thiện mình ? - Luận điểm 3 có những luận cứ nào? + Trách nhiệm của chúng ta với sách ? + Thái độ đối với các loại sách ? + Đọc sách như thế nào là tốt nhất? + Trong cuộc sống có người nào không cần đến sách không? (GV cho HS phát biểu tự do). - GV gợi dẫn HS lập dàn ý. - Nên mở bài trực tiếp hay gián tiếp? Làm thế nào để nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận cho toàn bài? - Câu hỏi gợi ý SGK/90 - Nên kết bài theo kiểu đóng hay mở? - Khẳng định những nội dung nào? - Mở ra những nội dung nào để người đọc tiếp tục suy nghĩ ?(HS phát biểu tự do). - Muốn lập dàn ý văn nghị luận cần nắm chắc những yêu cầu nào ? Dàn ý bài văn nghị luận có mấy phần ? - GV cho HS đọc bài tập 1, gợi ý để HS trả lời. - Hãy bổ sung một số ý còn thiếu ? - Lập dàn ý cho bài văn ? - GV hướng dẫn HS bổ sung chi tiết cho dàn ý đại cương.( vừa tìm luận cứ cho các luận điểm vừa lập dàn ý) - Mở bài thường giới thiệu những gì? - Hiểu như thế nào về  tài và đức ? - Bàn luận về lời nhận định của Bác thì chúng ta sẽ bàn đến những khía cạnh nào? - Rút ra được bài học gì cho bản thân ? - Giá trị của câu nói theo thời gian? - GV cho HS đọc bài tập 2 SGK/91. - GV hướng dẫn HS vừa tìm luận điểm, luận cứ vừa lập dàn ý. - Mở bài cần giới thiệu những vấn đề gì? - Hiểu câu tục ngữ như thế nào? + Nghĩa đen? + Câu tục ngữ có ý nghĩa gì? + Câu tục ngữ có ý đúng ở chỗ nào? + Mặt chưa đúng của câu tục ngữ ? - Câu tục ngữ cho ta những bài học quí gì? - Kết bài cần khẳng định những vấn đề nào ? I. Tác dụng của việc lập dàn ý: 1. Định nghĩa: - Lập dàn ý: Là công việc lựa chọn và sắp xếp những nội dung cơ bản dự định triển khai vào bố cục ba phần của văn bản. 2.Tác dụng: - Giúp người viết: + Bao quát được nội dung chủ yếu, những luận điểm, luận cứ cần triển khai, phạm vi và mức độ nghị luận trong bài viết. + Tránh đề xa đề, lạc đề, lặp ý, bỏ sót ý hoặc triển khai ý không cân xứng. + Phân phối thời gian làm bài hợp lí. II. Cách lập dàn ý bài văn nghị luận: 1. Tìm ý cho bài văn: - Là tìm hệ thống luận điểm (ý lớn), luận cứ (ý nhỏ) cho bài văn. - Đọc đề bài và xác định yêu cầu của đề về nội dung và hình thức. * Đề: Bàn về vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người, nhà văn M.Go-rơ-ki có viết “ Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới.” Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên. - Yêu cầu: + Thể loại: giải thích và bình luận. + Nội dung: vai trò và tác dụng to lớn của sách trong đời sống tinh thần của con người. a. Xác định luận đề: - Sách là phương tiện cung cấp tri thức cho con người, giúp con người trưởng thành về mặt nhận thức. - Đây là một luận đề đúng đắn. b. Xác định các luận điểm: - Sách là sản phẩm tinh thần kì diệu của con người bởi nó ghi lại những những nhận thức tình cảm của con người về tự nhiên, xã hội, bản thân. - Sách mở ra cho chúng ta những chân trời mới. Bởi nó cung cấp thông tin, tri thức nhiều mặt cho con người. - Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách. c. Tìm luận cứ cho các luận điểm: - Luận điểm 1:(Sách là sản phẩm kì diệu của con người). + Sách là sản phẩm tinh thần của con người. + Sách là kho tàng tri thức của con người. + Sách là phương tiện giúp ta vượt qua không gian và thời gian. - Luận điểm 2:(Sách mở rộng chân trời mới). + Sách giúp hiểu biết về tự nhiên và xã hội. + Sách có tác dụng: . Giúp ta hoàn thiện bản thân (cách sống, tinh thần, tình cảm, ứng xử) . Là người thầy vĩ đại, người bạn tâm tình. - Luận điểm 3:( Cần có thái độ đúng với sách và việc đọc sách). + Yêu quí, trân trọng sách, tích cực đọc sách. + Biết chọn sách tốt sách hay, sách phù hợp với bản thân để đọc. + Phê phán sách có hại. + Biết cách đọc sách có hiệu quả: suy nghĩ, ghi chép, đối chiếu với thực tế để vận dụng một cách linh hoạt, có hiệu quả. 2. Lập dàn ý: * Mở bài: - Nêu luận đề trực tiếp hoặc gián tiếp. - Nêu được vấn đề và phương hướng nghị luận. * Thân bài: - Sắp xếp các luận điểm, luận cứ cho hợp lí. - Triển khai kĩ các luận điểm, luận cứ quan trọng. - Lựa chọn và sử dụng các kí hiệu đặt trước đề mục để dàn ý rõ ràng. * Kết bài: - Theo nhiều cách đóng hoặc mở. - Khẳng định nội dung trọng tâm. - Mở ra những nội dung để người đọc suy nghĩ. à Ghi nhớ SGK/91. III. Luyện tập: Bài tập 1: a) Cần bổ sung một số ý còn thiếu: - Đức và tài có quan hệ khăng khít với nhau trong mỗi người. - Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức. - Ý nghĩa câu nói của Bác b) Dàn bài gợi ý: * Mở bài: - Giới thiệu lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Định hướng tư tưởng của bài viết. * Thân bài: - Giải thích câu nói của Chủ tịch HCM. + Khái niệm : Tài, đức. - Bình luận về lời nhận định của Bác: + Tại sao “ có tài mà không có đức là người vô dụng”.(Dẫn chứng) + Tại sao “ có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”(Dẫn chứng). - Bài học: Cần phải thường xuyên rèn luyện, phấn đấu để có cả tài lẫn đức. * Kết bài: - Lời dạy của Bác có ý nghĩa sâu sắc đối với việc rèn luyện, tu dưỡng của từng cá nhân. - Khẳng định câu nói cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Bài tập 2: Dàn bài gợi ý: * Mở bài: - Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế việc phát huy khả năng của con người. Từ thực tế đó, tục ngữ có câu: “ Cái khó bó cái khôn”. - Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào? Ta cần hiểu và vận dụng vào trong cuộc sống như thế nào cho đúng? * Thân bài: - Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: + Nghĩa đen: “ Cái khó” là những khó khăn trong thực tế cuộc sống; “bó” là sự trói buộc; “ cái khôn” là khả năng suy nghĩ, sáng tạo. + Nghĩa bóng: Câu tục ngữ nêu bài học: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế những việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. - Bình luận câu tục ngữ: + Mặt đúng: Sự phát triển chủ quan bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan. Ví dụ: có điều kiện thuận lợi trong học tập ( thời gian, tài liệu, thầy giỏi, bạn tốt…) thì ta có thể học tập tốt hơn. Ngược lại hoàn cảnh khó khăn thì kết quả học tập của ta bị hạn chế. + Mặt chưa đúng: Câu nói trên còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của sự nổ lực chủ quan của con người. - Bài học thực tiễn: + Khi tính toán công việc, đặt kế hoạch…cần tính đến những điều kiện khách quan nhưng không quá lệ thuộc vào điều kiện đó. + Trong hoàn cảnh cũng đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn. * Kết bài: - Hoàn cảnh khó khăn ta càng phải quyết tâm khắc phục. - Khó khăn chính là môi trường rèn luyện bản lĩnh, giúp ta thành công trong cuộc sống. “Gian nan rèn luyện mới thành công” ( Hồ Chí Minh, Nghe tiếng giã gạo). Hoặc “ Cái khó ló cái khôn” như ông cha ta đã dạy. D. Củng cố - Hướng dẫn học sinh học ở nhà: 1. Củng cố: - Cách lập dàn ý trong bài văn nghị luận ? 2. Hướng dẫn tự học: - Kết hợp luyện tập tại lớp và luyện tập ở nhà để phát triển kĩ năng viết bài văn nghị luận. 3. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Đọc SGK, chuẩn bị truớc trả lời những câu hỏi trong SGK bài “ Truyện Kiều” của Nguyễn Du (phần tác giả). Phê duyệt của GVHD Hậu Nghĩa, ngày 11 tháng 03 năm 2011 GSTT kí tên Bùi Thị Ánh Hường Tạ Thị Kim Chi

File đính kèm:

  • doclap dan y.doc