I. Mục tiêu:Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N(1 dòng Nh), R,L (1 dòng).
Viết đúng tên riêng Nhà Rồng(1 dòng) và câu ứng dụng “Nhớ sông Lô .Nhớ sang Nhị Hà”bằng chữ cỡ nhỏ.
II-Chuẩn bị
GV:Mẫu chữ viết hoa N. Từ ứng dụng và câu ứng dụng viết sẵn bảng lớp. Phấn màu.
HS:Bảng con, phấn, vở tập viết.
DK:HĐ cá nhân
III-Hoạt động dạy học:
12 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lịch báo giảng buổi chiều lớp 4 - Tuần 19 - Trường tiểu học Hòa Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch báo giảng buổi chiều tuần 19
Thứ
Tiết
Môn học
Bài dạy
Thứ ba
3/1/2012
1
2
3
4
Tập viết
Luyện đọc
Toán
Tự chọn
Ôn chữ hoaN.
Bộ đội về làng.
Ôn tập
Ôn toán
Thứ năm
5/1/2012
1
2
3
4
TN- XH
Toán
Tiếng Việt
Luyện viết
Vệ sinh môi trường (tiếp theo).
Ôn tập.
Ôâân luyện từ câu.
Bài 19
Thứ ba ngày3 tháng 1 năm 2012.
Tập viết: Ôn chữ hoa N (Nh)
I. Mục tiêu:Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa N(1 dòng Nh), R,L (1 dòng).
Viết đúng tên riêng Nhà Rồng(1 dòng) và câu ứng dụng “Nhớ sông Lô…..Nhớ sang Nhị Hà”bằng chữ cỡ nhỏ.
II-Chuẩn bị
GV:Mẫu chữ viết hoa N. Từ ứng dụng và câu ứng dụng viết sẵn bảng lớp. Phấn màu.
HS:Bảng con, phấn, vở tập viết.
DK:HĐ cá nhân
III-Hoạt động dạy học:
A .Bài cũ:
-Kiểm tra HS viết bài ở nhà, 1 HS nhắc lại từ và
câu ứng dụng ở bài trước
-Yêu cầu HS viết bảng lớp và bảng con
B .Bài mới:
HĐ1/ Giới thiệu bài: nêu mục tiêu
HĐ2/ Hướng dẫn viết chữ hoa:
a.Quan sát và nêu quy trình viết chữ hoa
- Yêu cầu HS tìm chữ hoa trong bài
-Cho HS quan sát lại chữ hoa mẫu và yêu cầu HS
nhắc lại quy trình viết Nh, R
-Viết mẫu cho HS quan sát, vừa nêu vừa nhắc lại
quy trình viết
b. Viết bảng:
Yêu cầu Hs viết các chữ hoa. GV đi chỉnh sửa chohs
*/Hướng dẫn viết từ ứng dụng:
-Gọi 1 HS đọc từ ứng dụng
-Nhà Rồng: là 1 bến cảng ở thành phố Hồ Chí Minh, 1911 từ bến cảng này Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước.
-Yêu cầu HS nêu chiều cao, khoảng cacùh con chữ
- viết mẫu yêu cầu HS viết bảng, theo dõi, chỉnh sửa
*/Hướng dẫn viết câu ứng dụng:
-Yêu cầu HS đọc câu ứng dụng
- Sông Lô, Phố Ràng, Cao Lạng, Nhị Hà là những địa danh gắn liền với những chiến công của quân và dân ta trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
ï- Yêu cầu HS quan sát và nhận xét
-Yêu cầu HS viết bảng
HĐ3/Hướng dẫn viết vở:
Hướng dẫn HS viết vở, theo dõi, chỉnh sửa
Nhắc nhở HS tư thế ngồi, cách cầm bút
HĐ4/ Chấm, nhận xét
-Ngô Quyền
-Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
-Ngô Quyền, Nghệ.
-Nghe giới thiệu
- N, R, L, C, H
-5 HS nhắc lại, lớp theo dõi
- Quan sát, viết bảng con, bảng lớp Nh, R.
- Viết bảng lớp và bảng con: N, Q, Đ
- Đọc: Nhà Rồng
- Nghe
-Quan sát và nêu chiều cao, khoảng cách
- Viết bảng con và bảng lớp
1 cá nhân nêu
-Đọc:Nhớ sông Lô, Nhớ phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng nhớ sang Nhị Hà.
-Nghe
- Quan sát và nêu chiều cao, khoảng cách
- Viết bảng lớp và bảng con : Ràng, Nhị Hà
-Viết vở
- nộp 10 bài
-Chú ýsửa sai
C. Củng cố - dặn dò
Nhận xét tiết học, chữ viết của HS hoàn thành bài viết, học thuộc câu ứng dụng.
Luyện đọc: Bộ đội về làng
I. Mục tiêu:
* HS đọc đúng : rộn ràng , hớn hở , bịn rịn , xôn xao , Biết đọc vắt dòng một số dòng thơ cho trọn ven ý . Biết ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ , nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ . Học thuộc lòng bài thơ .
* Rèn kĩ năng đọc – hiểu: Hiểu nghĩa các từ mới: Bịn rịn , đơn sơ .Hiểu nội dung bài thơ : Ca ngợi tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .
* Giáo dục tình đoàn kết dân tộc
II. Chuẩn bị
+ GV tranh minh họa bài tập đọc , bảng phụ ghi khổ thơ cần luyện đọc
+ HS : có SGK .
III. Các hoạt động dạy - học
A. Bài cũ : Cho Hs đọc lại bài: Báo cáo……….
B. Bài mới : gt bài , ghi đề , 1 em nhắc lại
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* HĐ1 : Luyện đọc
+ GV đọc mẫu lần 1
+ HD đọc từng dòng thơ . HD đọc lại các từ đọc sai
+ HD đọc từng khổ thơ và cách ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ và nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ .
Các anh về
Mái ấm / nhà vui
Tiếng hát / câu cười
Rộn ràng xóm nhỏ , // ….
+ Giải nghĩa các từ : Bịn rịn , đơn sơ
+ HD đọc khổ thơ trong nhóm
+ HD thi đọc giữa các nhóm
+ GV nhận xét tuyên dương
+ YC đọc đồng thanh bài thơ
* HĐ2 : HD tìm hiểu bài
+ YC HS đọc bài thơ
H : Tìm những hình ảnh thể hiện không khí tươi vui của xóm nhỏ khi bộ đội về ? ( Mái ấm nhà vui, tiếng hát câu cười rộn ràng xóm nhỏ , đàn em hớn hở chạy theo sau )
* Gv tiểu kết ý 1 : Không khí vui tươi của xóm nhỏ khi bộ đội về làng
+ YC đọc bài thơ
H : Tìm những hình ảnh nói lên tấm lòng yêu thương của dân làng đối với bộ đội ? ( Mẹ già bịn rịn , vui đàn con ở rừng sâu mới về , nhà lá đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở )
* Gv tiểu kết ý 2 : Tấm lòng yêu thương bộ đội của dân làng .
+ YC đọc 2 khổ thơ cuối
H : Theo em vì sao dân yêu thương bộ đội như vậy ? ( Vì bộ đội chiến đấu bảo vệ dân / Bộ đội cầm chắc tay súng giữ yên cho đất nước . . . )
H : Bài thơ giúp em hiểu điều gì ? ( Bài thơ nói lên tấm lòng của nhân dân đối với bộ đội . Ca ngợi tình quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến )
* Gv tiểu kết Ý3 : Tình quân dân thắm thiết
* NDC : Bài thơ ca ngợi tình quân dân thắm thiết thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp
* HĐ3 : Học thuộc lòng bài thơ
+ GV treo bảng phụ
+ YC HS đọc đồng thanh , GV xóa dần các từ , cụm từ . . .
+ HD thi đọc nối tiếp nhau 4 khổ thơ
+ GV nhận xét tuyên dương em đọc đúng hay đoạn thơ
+ YC đọc thuộc bài thơ
+ HS lắng nghe, 1 em đọc nêu chú giải
+ HS nối tiếp nhau đọc từng dòng thơ , phát âm lại các từ đọc sai
+ HS đọc từng khổ thơ chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp giữa các dòng thơ và nghỉ hơi đúng giữa các khổ thơ
+ 2 em đọc chú giải
+ Đọc theo nhóm 2
+ Lần lượt 4 nhóm đọc 4 khổ thơ , lớp theo dõi nhận xét
+ Cả lớp đọc 1 lần
+ 1 em đọc bài thơ , lớp đọc thầm theo
+ HS trả lời
+ 2 em nhắc lại
+ 1 em đọc lớp đọc thầm theo
+ 2 em nhắc lại
+ 1 em đọc lớp đọc thầm theo
+ HS trao đổi và phát biểu theo sự hiểu biết
+ HS phát biểu
+ 2 em nhắc lại
+ 3 em nhắc lại
+ HS đọc 3 lần đồng thanh
+ 4 em đại diện 4 nhóm đọc 4 khổ thơ . Lớp theo dõi bình chọn
+ 3 em xung phong đọc thuộc lòng bài thơ
C. Củng cố - dặn dò
+ 1 em đọc bài , nhắc lại nội dung chính của bài
+ GV nhận xét chung trong giờ học .
Toán: Ôn tập.( 2 tiết)
I. Mục tiêu: -Giúp Hs đếm, đọc, viết các số có bốn chữ số.
- Hs nắm được các hàng của các số có bốn chữ số.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A: Bài cũ: Gv cho Hs chữa bài thi kiểm tra định kì.
B: Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệâm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Phần 1: Hs làm bài ở vở luyện tập toán.
Gv cho Hs mở vở tự làm bài.
Gv chấm bài và nhận xét.
Gv cho từng Hs lên chữa bài.
Phần 2: (Tiết 2)
Gv chép đề cho Hs làm bài.
Bài 1: Viết các số sau:
a, Tám nghìn bốn trăm mười lăm.
b, Năm nghìn chín trăm linh bảy.
c, Hai nghìn không trăm linh bốn.
d, Sáu nghìn không trăm năm mươi.
Gv nhận xét chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: Mỗi chữ số trong số 1954 thuộc các hàng nào, chỉ bao nhiêu đơn vị?
Chữ số:1 thuộc hàng…, Chỉ….đơn vị.
Bài tập 3: a, Viết mỗi số sau thành tổng (theo mẫu):
7461 ; 9632 ; 5078 ; 2005 ; 4020.
Mẫu: 7461 = 7000 + 400 + 60 + 1.
b, Viết số, biết rằng số đó có thể viết thành tổng như sau:
3000 + 500 + 20 + 4
2800 + 30 + 9
6000 + 600 + 8
1900 + 42
c, Viết tiếp số vào chỗ chấm:
9965 ; 9970 ; 9975 ;… ; … ; … .
Bài tập 4: HSKG
-Tìm số có hai chữ số, biết rằng tổng của hai chữ số bằng 12và chữ số hàng chục bằng chữ số hàng đơn vị.
Gv chốt kết quả đúng.
C . Củng cố- dặn dò.Nhắc Hs về nhà xem lại bài và làm bài tập toán nâng cao đốùi với Hs khá giỏi, làm vở bài tập toán đối với Hs trung bình và yếu.
3 Hs lên bảng chữa bài.
Hs lắng nghe.
Hs làm bài tập.
Hs làm bài ở vở luyện tập toán.
Hs chữa bài.
3 Hs lên bảng đồng thời cùng viết số.
Hs cả lớp nhận xét bạn nào viết đúng nhiều nhất.
Hs chữa bài vào vở.
Hs đọc yêu cầu bài tập rồi làm bài.
Hs điền chữ hoặc số thích hợp vào chỗ chấm.
Hs đọc yêu cầu bài tập .
Nhận xét yêu cầu và làm bài vào vở.
2 Hs lên bảng làm bài mỗi em làm 2 phần.
Hs nhận xét bài viết của bạn.
Phần b 2 Hs lên làm
Hs nhận xét
Hs nêu qui luật và viết vào dãy số 3 số hạng còn lại.
Hs đọc phân tích và làm bài.
1 hs chữa bài .
Hs chữa bài vào vở.
Thứ năm ngày 5 tháng 1 năm 2012
Tiếng Việt: Ôn tập tiếng Việt.
Mục tiêu: Giúp Hs biết về biện pháp nhân hóa, các cách nhân hóa như thế nào, đồng thời ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : khi nào?
Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh.
A. Bài cũ: Học sinh chữa bài kiểm tra.
B. Bài mới:
1,Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2, Hướng dẫn hs làm bài tập.
Phần 1: Hs làm bài tập ở vở luyện tập tiếng Việt.
Gv chấm bài và nhận xét .
Phần 2: làm bài tập
Bài tập 1: Gạch dưới những sự vật được gọi và tả như người (nhân hóa):
a, Trống choai là một cậu gà đẹp trai,. Bộ cánh của cậu lúc nào cũng bóng mượt, cái mào đỏ chói lắc lư rất kiêu ngạo. Mới tờ mờ sớm, cậu ta đã vươn cổ gáy inh ỏi cả một vùng. Cậu nói với cả xóm: “Tuổi trẻ phải gáy thật to, thật vang thì mới oai chứ !ù”.
b, Những cánh buồm chung thủy cùng con người, vượt qua bao sóng nước, thời gian.
c, Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương.
Bài tập 2: Hoàn thành các câu sau:
a, Buổi sáng em thường thức dậy lúc….
b, Những giọt sương tan biến khi…..
c, Trăng tròn vành vạnh vào….
Gv cho Hs làm bài vào vở
Gv chấm bài nhận xét.
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
Hs đọc từng bài lần lượt chữa vào vở những bài sai.
Hs lắng nghe.
Hs đọc và phân tích yêu cầu từng bài rồi làm vào vở luyện tiếng Việt.
Hs chữa bài
Hs đọc và phân tích rồi làm vào vở.
Hs gạch vào dưới các từ thể hiện nhân hóa như: cậu, đẹp trai, kiêu ngạo, nói, …
Các phần khác học sinh làm vào vở.
3 Hs lên bảng chữa bài.
Hs nhận xét đúng sai.
Hs đọc và điền vào chỗ trống bộ phận câu trả lời cho câu hỏi: khi nào?
Ví dụ: Những giọt sương tan biến khi mặt trời lên.
Tự nhiên xã hội: Vệ sinh môi trường (tiếp theo)
I/ Mục tiêu: - Nêu được tầm quan trọng của việc xử lí nước thải hợp vệ sinh đối với đời sống con người và động vật, thực vật.
GDKNS:+Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để biết tác hại của nước bẩn, nước ô nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
+ Kĩ năng phê phán, kĩ năng làm chủ bản thân, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác (như các tiết trước)
II/ Chuẩn bị:
* GV: Hình trong SGK trang 72, 73.
* HS: SGK, Tranh về môi trường nguồn nước.
III/ Các hoạt động:
A . Bài cũ: Vệ sinh môi trường (tiếp theo
+ Nêu tác hại của việc người và gia súc phóng uế bừa bãi?
+ Bạn và những người trong gia đình cần làm gì để giữ cho nhà tiêu luôn sạch sẽ?
Gv nhận xét.
B Bài mới.
1. Giới thiệu bài – ghi tựa:
2. Phát triển các hoạt động.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Hs biết được những hành vi đúng và hành vi sai trong việc thải nước bẩn ra môi trường sống
. Cách tiến hành.
Bước1: Quan sát hình.
- Gv yêu cầu Hs quan sát các hình 1, 2 trang 72 SGK và trả lời theo gợi ý:
+ Hãy nói và nhận xét những gì bạn thấy trong hình?
+ Theo bạn, hành vi nào đúng, hành vi nào sai?
+ Hiện tượng trên có xảy ra ở nơi bạn sinh sống không?
Bước 2: Gv mời một vài nhóm lên trình bày, nhóm khác bổ sung.
Bước 3: Thảo luận nhóm.
- Gv gợi ý các câu hỏi:
+ Trong nước thải có gì gây hại cho sức khoẻ của con người và động thực vật?
+ Theo bạn các loại nước thải của gia đình, bệnh viện, nhà máy ……… cần cho chảy ra đâu ?
- Gv mời một số nhóm trình bày.
- Gv nhận xét, chốt lại:
=> Liên hệ: - Kể một số hệ thống nước thải do sột số nhà máy thảy ra mà chưa qua xử lý và nêu tác hại của nó:
VD: Nước thải của nhà máy Bột ngọt Vê Đan.
Nhà máy hoá chất
* Hoạt động 2: Thảo luận về cách xử lí nước thải hợp vệ sinh.
- Mục tiêu: Giải thích được tại sao cần phải xử lí nước thải.
Các bước tiến hành.
Bước 1 : Làm cá nhân.
- Gv yêu cầu từng cá nhân trả lời theo gợi ý:
+ Hãy cho biết ở gia đình hoặc điạ phương em thì nước thải được chảy vào đâu ?
+ Theo em cách xử lí như vậy hợp lí chưa?
+ Nêu xử lí như thế nào là hợp vệ sinh, không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh?
Bước 2: Thảo luận.
- Các nhóm quan sát hình 3, 4 SGK trả lời câu hỏi:
+ Theo bạn, hệ thống cống nào hợp vệ sinh? Tại sao?
+ Theo bạn, nước thải có cần được xử lí không?
- Gv chốt lại.
PP: Quan sát, thảo luận nhóm.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
- Hs quan sát tranh- Thảo luận theo nhóm.
- Một số nhóm lên trình bày.- Nhóm còn lại sẽ bổ sung.
- Hs thảo luận nhóm.
- Trong nước thải có chứa nhiều chất bẩn, độc hại, các vi khuẩn gây bệnh. Nếu để nước thảy chưa xử lí thướng xuyên chảy vào ao hồ, sông ngòi sẽ làm nguồn nước bị ô nhiễm, làm chết cây cối và sinh vật sống trong nước.
- HS kể theo hiểu biết.
PP: Thảo luận, luyện tập, thực hành.
HT : Lớp , cá nhân, nhóm
- Hs trả lời các câu hỏi trên.
- Hs khác nhận xét, bổ sung ý kiến của bạn.
- Hs thảo luận nhóm.
Đại diện các nhóm lên trình bày.
Hs các nhóm khác nhận xét.
4 .Tổng kết – dặn dò.
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập: Xã hội
Nhận xét bài học.
Toán: Ôn tập.
I .Mục tiêu: - Ôn tập củng cố về các số có 4 chữ số.
- So sánh các số có bốn chữ số.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A, Bài cũ:
- Gv cho Hs chữa bài tập tiết trước.
B. Bài mới:
1,Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học.
2, Hướng dẫn Hs làm bài tập.
Phần 1: Hs làm bài trong vở luyện tập toán.
Gv cho Hs làm lần lượt từng bài.
Chấm bài và nhận xét.
Gv cho Hs chữa bài.
Phần 2: Làm bài tập trong vở ô li.
Bài tập 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: , =.
4825 …… 5248;
100 phút….1 giờ 30 phút.
7210……7102;
990 g…….1 kg
5505……5000 + 500 + 5 ;
2m 2 cm .. . … 202 cm.
Bài tập 2: Viết các số : 6402 ; 4620 ; 6204 ; 2640 ; 4062.
a, Theo thứ tự từ bé đến lớn.
b, Theo thứ tự từ lớn đến bé.
Bài tập 3:Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số lớn nhất trong các số: 5067 ; 5706 ; 6705 ; 6750 là:
A. 5067 ; B. 5706 ;
C. 6705 ; D. 6750.
Bài tập 4: HSKG:
Có hai thùng bóng .Nếu thêm vào thùng thứ nhất 1000 quả bóng thì số bóng ở hai thùng bằng nhau. Nếu thêm 1000 quả bóng vào thùng thứ hai thì số quả bóng ở thùng thứ hai gấp đôi số quả bóng ở thùng thứ nhất. Hỏi lúc đầu mỗi thùng có bao nhiêu quả bóng?
Gv cho Hs KG giải vào vở
Chấm và chữa bài .
C. Củng cố dặn dò: Nhắc Hs về nhà xem lại bài.
2 Hs lên bảng làm bài .
Hs cả lớp nhận xét đúng sai.
Hs lắng nghe.
Hs đọc kĩ từng bài và làm vào vở.
Hs nhận xét bài làm của bạn.
Hs đọc và phân tích bài làm lần lượt vào vở.
Hs so sánh rồi điền dấu thích hợp vào chỗ chấm.
Đổi chéo vở kiểm tra kết quả.
Hs đọc bài và làm bài vào vở bài tập.
2 Hs lên bảng viết hai phần.
Hs nhận xét đúng sai.
Hs đọc yêu cầu rồi nêu cách so sánh các số và khoanh vào số thích hợp.
Hs khoanh vào đáp án D là đúng.
Hs khá giỏi đọc và phân tích đề bài
Tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng
thùng1
thùng2 1000
1000
Hs KG xung phong chữa bài
Hs nhận xét
Hs chữa bài vào vở.
Luyện viết: Bài 19: Ôn chữ hoa: N
I .Mục tiêu: - Tiếp tục củng cố viết chữ hoa N đã học.
-Viết đúng các từ ứng dụng Nho Quan. Nha Trang bằng chữ cỡ nhỏ
-Viết đúng các câu tục ngữ: (Nhai kĩ ….tốt lúa) , (Nhờ trời …đua nhau) và bài đồng dao “Nhảy lò cò”bằng chữ cỡ nhỏ.
.II Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên.
Hoạt động của học sinh.
A Bài cũ: Gv kiểm tra phần viết ở nhà của Hs.
B .Bài mới:
1. Gv nêu mục tiêu nhiệm vụ của tiết học
2. Hướng dẫn Hs luyện viết.
a. Luyện viết chữ hoa:N
Cho Hs quan sát vở luyện viết chữ đẹp.
Nêu các chữ hoa có trong bài?
GV cho Hs quan sát chữ mẫu và nhận xét các nét.
Cho Hs luyện viết các chữ hoa vào bảng con
Gv nhận xét bổ sung.
b. Luyện viết từ ứng dụng:
Cho Hs đọc từ ứng dụng:
Nho Quan là một địa danh ở tỉnh Ninh Bình.
Nha trang là thành phố biển thuộc tỉnh Khánh Hòa.
Gv nêu cách viết và cho Hs viết trên bảng lớp
c, Luyện viết câu ứng dụng
Cho Hs đọc câu tục ngữ:
“Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa”
Nhờ trời mưa thuận gió hòa
Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau.
Giải nghĩa câu tục ngữ.
3. Luyện viết vào vở
Gv nêu yêu cầu viết.
Gv quan sát nhắc nhở Hs viết đúng viết đẹp.
Chấm bài và nhận xét:
C. Củng cố dặn dò: nhắc Hs về nhà luyện viết bài.
Hs đổi vở để kiểm tra cho nhau.
Hs quan sát và nêu các chữ hoa có trong bài: N,
Hs quan sát và nêu các nét.
Hs viết lần lượt các chữ vào bảng con
Các chữ: N.
Hs đọc từ
Nha Trang, Nho Quan.
Hs tìm hiểu các địa danh
2Hs viết 2 từ ở bảng lớp.
Hs đọc và hiểu nghĩa câu tục ngữ nói về lao động sản xuất.
Nêu cách viết một số từ trong câu.
Hs viết bài.
Những Hs viết chưa xong về nhà viết tiếp.
File đính kèm:
- gioa an lop 3 tuan 19.doc