Lịch sử - Tiết 26 - Bài 17 Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)

 

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

 - Học sinh nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản.

 - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1919- 1923 và tác động của nó đối với châu Âu. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp?

2. Kỹ năng:

 - Rèn tư duy lô gíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lại, lí giải các sự kiện khác nhau, trong hệ quả của sự kiện đó.

 - Kĩ năng sử dụng bản đồ.

3. Thái độ:

 - Thấy rõ bản chất nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: - SGK, SGV Lịch sử 8.

2. Học sinh: - Đọc và trả lời theo câu hỏi SGK.

 

doc70 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4026 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử - Tiết 26 - Bài 17 Châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: Lớp 8C………… Tiết 26- Bài 17 châu âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918- 1939. Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918- 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế cộng sản. - Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1919- 1923 và tác động của nó đối với châu Âu. Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng lại thất bại ở Pháp? 2. Kỹ năng: - Rèn tư duy lô gíc, khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lại, lí giải các sự kiện khác nhau, trong hệ quả của sự kiện đó. - Kĩ năng sử dụng bản đồ. 3. Thái độ: - Thấy rõ bản chất nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hoà bình thế giới. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV Lịch sử 8. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8C…………. . 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: - Quốc tế cộng sản thành lập và hoạt động như thế nào? - Vai trò của quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới? • Đáp án: Mục 2- Bài 17 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: (15phút) Tìm hiểu cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933- Hậu quả. - Gv Hướng dẫn HS quan sát H 62, so sánh sự tăng trưởng sản lượng thép ở Liên Xô với sự sụt giảm thép ở Anh. - Hs Nhận xét theo sơ đồ. (- ở Anh do sản xuất ồ ạt hàng hàng ế thừa, người dân không có tiền mua…) ? Sự khủng hoảng đó dẫn đến hậu quả gì? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Các nước tư bản đã tìm cách giải quyết hủng hoảng đó ra sao? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. (- Gv Nhấn mạnh quá trình phát xít hoá ở Đức nhanh chóng nguy cơ chiến tranh thế giới, thực hiện âm mưu điên cuồng.) II. Châu Âu trong những năm 1929- 1939. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929- 1933) và những hậu quả của nó: + Thép: - Liên Xô tăng - Anh giảm + Hậu quả: Tàn phá nặng nề nền kinh tế, hàng trăm triệu người đói khổ. *Hoạt động 2: (16phút)Tìm hiểu phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh. - Trước tình hình nguy cơ của phát xít và chiến tranh nhân dân thế giới có nhiệm vụ gì? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv Hướng dẫn HS quan sát H. 63, đọc thầm chữ in nhỏ SGK. Yêu cầu HS thảo luận:? Vì sao nhân dân Pháp đẩy lùi chiến tranh? - Hs: Thảo luận nhóm (3’) - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - Gv KL: ( Đảng cộng sản Pháp kịp thời huy động quần chúng đấu tranh cương lĩnh phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.) - Gv: Liên hệ với cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng của những chính sách của mặt trận nhân dân Pháp. ? Tại Tây Ban Nha phong trào đấu tranh đạt kết quả gì? - Hs: Quan sát H 64- Trả lời. 2. Phong trào mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít và chống chiến tranh (1929- 1939): - Thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít: 5/ 1936 Mặt trận nhân Pháp giành thắng lợi. - Mặt trận nhân dân Pháp thi hành chính sách tiến bộ. + Tây Ban Nha: 2/ 1936 chính phủ mặt trận nhân dân thành lập. 4. Củng cố (5phút) - Trình bày những hậu quả của cuộc hủng hoảng kinh tế 1929- 1933 của các nước tư bản ở châu Âu? - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài. - Tìm hiểu nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.... Ngày giảng: Lớp 8C…………. Tiết 27- Bài 18 nước mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu những nét chính về tình hình kinh tế xã hội Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ nhất; Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và những nguyên nhân của sự phát triển đó. Phong trào công nhân và sự thành lập Đảng cộng sản Mĩ. - Chính sách của tổng thống Mĩ Rudơven. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng, khai thác tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề kinh tế- xã hội. Biết tư duy so sánh rút ra bài học. 3. Thái độ: - Nhận thức bản chất của chủ nghĩa đế quốc, bồi dưỡng ý thức đấu tranh bất công trong xã hội. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV Lịch sử 8. Bản đồ Lịch sử thế giới. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8C……......... 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: Nêu đặc điểm, tình hình Châu Âu trong những năm 1929- 1939. • Đáp án: Mục II- Bài17 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: (15phút) Tìm hiểu tình hình nước Mĩ thập niên 20 của thế kỉ XX - Sử dụng bản đồ thế giới. Gọi HS lên bảng chỉ vị trí nước Mĩ trên bản đồ. - Gv nhắc lại: Nước Mĩ tham chiến muộn, thu được lợi nhuận do bán vũ khí, hướng dẫn HS quan sát H.65, H. 66 (SGK) - Tình hình kinh tế Mĩ như thế nào? - Hs: Quan sát H 65, 66 (SGK) trả lời. - Gv Đưa dẫn chứng về sự phát triển nền kinh tế Mĩ. Vì sao kinh tế Mĩ phát triển? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Hướng dẫn HS quan sát H 67, nêu nhận xét. ( Công nhân, người lao động phải sống khổ cực…) - Gv nhấn mạnh: Do bị bóc lột đối xử bất công-> phong trào đấu tranh phát triển. I. Nước Mĩ trong thập niên 20 thế kỉ XX. - Trở thành trung tâm công nghiệp thương mại, tài chính quốc tế. - Cải tiến kỹ thuật, bóc lột công nhân, tăng cường độ lao động. - Phong trào công nhân phát triển rộng khắp. - 5/ 1921 Đảng cộng sản Mĩ thành lập. *Hoạt động2: (16 phút) Tìm hiểu nước Mĩ trong những năm 1929- 1939? ? Từ 1929 tình hình nước Mĩ ra sao? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv phân tích: Do sản xuất ồ ạt, hàng ế thừa -> khủng hoảng. - Hướng dẫn HS quan sát H 68 ? Hậu quả cuộc khủng hoảng là gì? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Nước Mĩ đã giải quyết khủng hoảng bằng cách nào? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv Gọi HS đọc đoạn chữ in nhỏ (SGK). Quan sát H 69. Yêu cầu thảo luận nhóm: nhận xét về chính sách kinh tế mới? • Hs: Thảo luận nhóm (3’) - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Nhóm khác nhận xét. - Gv Nêu đáp án. - Hs: Nhận xét giữa các nhóm. (Tượng trưng cho vai trò của nhà nước kiểm soát, can thiệp những lĩnh vực của sản xuất) II. Nước Mĩ trong những năm 1929- 1939: - Cuối 1929 khủng hoảng kinh tế chưa từng thấy. - Hậu quả: nhân dân đói khổ. - Rudơven: Thực hiện chính sách kinh tế mới - Cứu nguy cho nước Mĩ. Giải quyết khó khăn. 4. Củng cố (5phút) - Vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933. - Học sinh làm bài, phiếu học tập cá nhân. - Giáo viên thu phiếu, nhận xét. 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài, làm bài tập - Tìm hiểu Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất trong những năm 1929- 1939. Cuộc đấu tranh chống phát xít của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? Ngày giảng: Lớp 8C…………. Chương III Châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) Tiết 28 - Bài 19 nhật bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Khái quát về tình hình kinh tế- xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất. Những nguyên nhân dẫn đến quá trình phát xít hoá ở Nhật và hậu quả của quá trình này đối với lịch sử. 2. Kỹ năng: - Bồi dưỡng khả năng sử dụng, khai thác tư liệu tranh ảnh lịch sử để hiểu những vấn đề lịch sử. 3. Thái độ: - Học sinh nhận thức rõ bản chất phản động hiếu chiến của chủ nghĩa phát xít Nhật. - Giáo dục tư tưởng chống chủ nghĩa phát xít, căm thù những tội ác mà chủ nghĩa phát xít gây ra cho nhân loại. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới - Tư liệu lịch sử; Nhật Bản trong những năm từ 1919- 1939. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8C………… 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) •Câu hỏi: Kinh tế Mĩ đã phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX? Vì sao nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế? •Đáp án: Mục II- Bài 18 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: (17phút) Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất: - Gv Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu cho HS vị trí của nước Nhật. - Tình hình kinh tế, chính trị Nhật Bản ra sao? - Hs Dựa theo SGK trả lời. - Hướng dẫn Hs quan sát H. 70 ? Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế, xã hội Nhật Bản từ năm 1927? - Hs Dựa theo SGK trả lời. (- Gv Nhấn mạnh nền kinh tế của Nhật Bản phát triển không ổn định, đời sống nhân dân chật vật -> các cuộc đấu tranh bùng nổ.) * Gv Hướng dẫn HS thảo luận nhóm. ? So sánh sự phát triển của nước Nhật có gì giống và khác với nước Mĩ. - Hs: Thảo luận nhóm (4’) - - Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề. - Đại diện nhóm trình bày, nhận xét. - Gv KL: *Hoạt động 2 (17phút) Nhật Bản trong những năm 1929- 1939: - Để lựa chọn con đường giải quyết khủng hoảng kinh tế Nhật Bản đã tiến hành ra sao? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Nêu những dẫn chứng về kế hoạch xâm lược của Nhật Bản (9/ 1931) tiến đánh đông bắc Trung Quốc. - Chế độ phát xít ở Nhật Bản đã bộc lộ rõ như thế nào? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. (- Gv Nhấn mạnh so sánh ở Nhật, chế độ phát xít thiết lập không nhanh chóng như ở Đức vì sự bất đồng trong giới cầm quyền Nhật.) - Nhân dân Nhật đã đấu tranh như thế nào? - Hs Dựa theo SGK – Trả lời. - Hướng dẫn HS đọc phần in chữ nhỏ SGK để rõ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật phát triển rộng rãi. I. Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất: + Kinh tế: Phát triển không đồng đều, chính trị không ổn định. - 1922 Đảng cộng sản thành lập. - 1927 Khủng hoảng tài chính, có 30 ngân hàng lớn phải đóng cửa. II. Nhật Bản trong những năm 1929- 1939: + Nhật Bản: Phát xít hoá chính quyền, quân sự hoá đất nước, gây chiến tranh xâm lược. - Thập niên 30: Sử dụng rộng rãi bộ máy quân sự, cảnh sát của chế độ quân chủ Nhật Bản. - Phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật lan rộng khắp cả nước. 4. Củng cố (5phút) - Những sự kiện nào thể hiện rõ nền kinh tế Nhật Bản lâm vào khủng hoảng - Vì sao nhân Nhật Bản đấu tranh; Cuộc đấu tranh có ý nghĩa gì? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài theo câu hỏi, làm bài tập SGK - Tìm hiểu: Phong trào độc lập dân tộc ở châu á; những nét chung; Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. Ngày giảng: Lớp 8C…………. Tiết 29-Bài 20: phong trào độc lập dân tộc ở châu á (1918- 1939) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu á trong những năm 1918- 1939. - Cách mạng Trung Quốc (1919- 1939) đã diễn ra như thế nào? Những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á 2. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. Cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết được bản chất của sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Thấy rõ sự tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc, các nước ở khu vực Đông Nam á. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - SGK, SGV Lịch sử 8. Bản đồ Lịch sử thế giới. 2. Học sinh: - Đọc và trả lời theo câu hỏi SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8C…………. 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: 1. Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất? 2. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nhật Bản đã diễn ra như thế nào? • Đáp án: 1. Mục 1 - Bài19 2. Mục II- Bài 19 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1:(16phút)Tìm hiểu những nét chung về châu á - Gv: Những điều kiện nào dẫn đến phong trào độc lập ở châu á phát triển? - Hs: Cách mạng tháng Mười Nga, sự kết thúc chiến tranh thế giới thứ nhất. - Gv: Sử dụng bản đồ thế giới. Gọi HS chỉ những nước có phong trào đấu tranh bùng nổ, nhận xét. - Hs: Lên bảng chỉ bản đồ-> nhận xét. - Gv: Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu á là gì? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. I. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu á. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. 1. Những nét chung: - Tác động của cách mạng tháng Mười - Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất. - Phong trào độc lập dân tộc lên cao lan rộng: Đông Bắc á, Đông Nam á, Nam á, Tây á. Tiêu biểu là Trung Quốc, ấn Độ, Việt Nam, Inđônêxia. - Giai cấp công nhân tích cực đấu tranh. - Các đảng cộng sản thành lập. * Hoạt động 2: (18phút) Tìm hiểu cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. - Gv: Nhấn mạnh cách mạng Trung Quốc diễn ra với nhiều sự kiện phức tạp. - Gv hỏi: Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ như thế nào? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: Hướng dẫn HS chú ý phần chữ in nhỏ SGK. Tìm hiểu phong trào Ngũ Tứ có điểm gì so với cách mạng Tân Hợi 1911- Thảo luận. - Hs: So sánh, thảo luận nhóm (3’) - Gọi đại diện nhóm trình bày. - Gv: Treo bảng phụ- Đáp án. (Thực hiện cải cách tiến bộ, cách mạng Tân Hợi chỉ chống phong kiến) - Nhận xét các nhóm. - Gv: Từ 1926- 1927 cách mạng Trung Quốc diễn ra như thế nào? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: 7/ 1937 Đảng cộng sản hợp tác với Quốc Dân đảng -> Chống Nhật. 2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939. - Phong trào Ngũ Tứ: 4/ 5/ 1919 mở đầu bằng cuộc biểu tình của 3000 học sinh yêu nước ở Bắc Kinh -> lan rộng ra cả nước. - 7/ 1921 Đảng cộng sản thành lập. - 1926- 1927: Chiến tranh đánh đổ quân phiệt, tay sai đế quốc. - 1927- 1937: Cuộc nội chiến chống bọn Tưởng Giới Thạch. 4. Củng cố (5phút) - Vì sao sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập ở châu á bùng nổ mạnh mẽ - Cách mạng Trung Quốc đã diễn ra như thế nào trong những năm 1919- 1039? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Tìm hiểu: Những nét chung của phong trào độc lập ở Đông Nam á (1918- 1939) Ngày giảng: Lớp 8…………. Lớp 8………… Tiết 30-Bài 20 phong trào độc lập dân tộc ở châu á ( 1918- 1939) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu á trong những năm 1918- 1939. - Cách mạng Trung Quốc (1919- 1939) đã diễn ra như thế nào? Những nét chung của phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á 2. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kĩ năng sử dụng bản đồ. Cách khai thác tư liệu, tranh ảnh lịch sử để nhận biết được bản chất của sự kiện lịch sử. 3. Thái độ: - Bồi dưỡng tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân. Thấy rõ sự tương đồng và sự gắn bó trong lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc, các nước ở khu vực Đông Nam á. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Bản đồ thế giới - Tư liệu lịch sử - Bảng phụ. 2. Học sinh: - Đồ dùng học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8…………. Lớp 8…………. 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: Những sự kiện của cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919- 1939 ? • Đáp án: Mục 2-Phần I- Bài 20 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: (15phút) Tìm hiểu tình hình chung ở Đông Nam á - Gv: Sử dụng bản đồ thế giới, gọi HS chỉ khu vực Đông Nam á. - Hs: Lên bảng chỉ bản đồ. - Gv: Đầu thế kỉ XX tình hình Đông Nam á ra sao? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: Hướng dẫn HS chỉ trên bản đồ các thuộc địa. - Hs: Chỉ rõ các thuộc địa. - Gv: Điều kiện nào dẫn đến phong trào đấu tranh phát triển? - Gv: Nét mới của phong trào đấu tranh là gì? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: Nêu những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu. - Hs: Khởi nghĩa Giava và Xunentơra ở Inđônêxia; Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh ở Việt Nam. - Gv: Hướng dẫn HS đọc đoạn chữ in nhỏ (SGK) - Hs: Đọc bài. - Gv: Nhấn mạnh vai trò của giai cấp tư sản. II. Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á (1918- 1939) 1. Tình hình chung: - Đầu thế kỷ XX, Đông Nam á là thuộc địa, nửa thuộc địa. - Do chính sách khai thác, bóc lột của đế quốc. - Do ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. => Phong trào đấu tranh đã dâng cao. - Đảng cộng sản thành lập đã lãnh đạo đấu tranh. * Hoạt động 2: (16phút) Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á (ở Đông Dương, Inđônêxia) - Gv: Hướng dẫn HS nhận xét về phong trào cách mạng ở Đông Dương. Thảo luận nhóm • Hs: Thảo luận nhóm (5’) - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Gv: Treo bảng phụ, đáp án - Hs: Nhận xét các nhóm. - Gv: Khẳng định kiến thức. - Gv: Phong trào đấu tranh ở Inđônêxia diễn ra như thế nào? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: Hướng dẫn HS quan sát H.47 (SGK) - Nêu: từ 1940 -> đấu tranh chống phát xít. 2. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam á: - Phong trào sôi nổi, nhiều hình thức đấu tranh. - Đảng cộng sản Việt Nam thành lập từ 3/ 2/ 1930 lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam. Từ 10/ 1930 là Đảng cộng sản Đông Dương. => Bước ngoặt cho cách mạng. - 5/ 1920 Đảng cộng sản Inđônêxia được thành lập. 4. Củng cố (5phút) - Em có nhận xét gì về cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất. - Các Đảng cộng sản ở Đông Nam á thành lập có ý nghĩa gì? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài, làm bài tập. - Lập bảng niên biểu, thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu á. - Giờ sau làm bài tập lịch sử. - Chuẩn bị các bài tập câu hỏi trong SGK. Ngày giảng: Lớp 8…………. Lớp 8………… Chương IV chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) Tiết 31- Bài 21: chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. Những diễn biến chính của chiến tranh các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh. - Kết cục chiến tranh và hậu quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá lịch sử, sử dụng tư liệu, tranh ảnh bản đồ. 3. Thái độ: - Nhận thức về hậu quả của chiến tranh, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất chống chiến phát xít xâm lược. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai. Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8…………. Lớp 8………… 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: Kiểm tra học sinh làm bài tập đã hướng dẫn, nhận xét. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động1: (16 phút) Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) - Gv: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất tình hình các nước đế quốc ra sao? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. - Gv: Gọi HS đọc đoạn in chữ nhỏ SGK - Hs: Đọc bài - Gv: Phân tích chính sách thoả hiệp của khối Anh, Pháp, Mĩ, minh hoạ qua bức tranh SGK. Các nhà lãnh đạo châu Âu bị Hít Le điều khiển. - Gv: Vì sao Hít Le lại tấn công các nước châu Âu trước? - Hs: Trả lời: Vì thấy chưa đủ sức đánh Liên Xô. I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. - Đế quốc > < Đế quốc : Do cạnh tranh thị trường, thuộc địa. - Đức, Italia, Nhật : Bọn phát xít cầm quyền -> gây chiến tranh. - 1/ 9/ 1939 Đức tấn công Ba Lan ->Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. *Hoạt động2: (15 phút) Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/ 9/ 1939-> 1943) - Gv: Dùng lược đồ SGK cho HS thấy được Đức tấn chủ động tấn công Liên Xô. Treo bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) Hỏi: Phát Xít Đức đã đánh chiếm vùng nào? - Hs: Dựa theo SGK - lược đồ trả lời. - Gv: Tại mặt trận Thái Bình Dương chiến sự diễn ra như thế nào? Hướng dẫn HS chỉ trên bản đồ. - Hs: Chỉ bản đồ- trả lời - Gv: Hướng dẫn HS quan sát H.77, H78 để thấy được tội ác dã man của chủ nghĩa phát Xít trong chiến tranh. Liên hệ phát xít Nhật chiếm đóng Việt Nam. II. Những diễn biến chính: 1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ 1/ 9/ 1939-> 1943) - Đức chiếm hầu hết châu Âu (trừ Anh và nước trung lập). - 22/ 6/ 1941 quân Đức tấn công vào sâu lãnh thổ Liên Xô. - Nhật chiếm Đông Nam á và một số đảo ở Thái Bình Dương. - Bắc phi: 9/ 1940 quân Italia tấn công Ai Cập. - 4/ 1942 Mặt trận đồng minh chống phát xít thành lập. 4. Củng cố (5phút) - Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? - Nêu diễn biến chính chiến tranh bùng nổ và lan rộng thế giới từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài. - Tìm hiểu hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai? Ngày giảng: Lớp 8…………. Lớp 8………… Tiết 32- Bài 21: chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu rõ nguyên nhân chính dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai. Những diễn biến chính của chiến tranh các giai đoạn, các sự kiện chính và tác động của nó đối với tiến trình chiến tranh. - Kết cục chiến tranh và hậu quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng phân tích, đánh giá lịch sử, sử dụng tư liệu, tranh ảnh bản đồ. 3. Thái độ: - Nhận thức về hậu quả của chiến tranh, nâng cao ý thức chống chiến tranh bảo vệ hoà bình. - Học tập tinh thần chiến đấu kiên cường bất khuất chống chiến phát xít xâm lược. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai. Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) 2. Học sinh: Đồ dùng học tập, SGK. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8…………. Lớp 8………… 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai. • Đáp án: Mục I- Bài 21 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động1: (15 phút) Tìm hiểu diễn biến của chiến tranh: - Treo bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945) - Gv: Hướng dẫn HS quan sát chỉ bản đồ trả lời những sự kiện chính. - Hs: Chỉ bản đồ- trả lời - Hs: Lên bảng chỉ bản đồ. - Gv: Tại Thái Bình Dương chiến sự diễn ra như thế nào? - Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? - Hs: Dựa theo SGK – Trả lời. 2. Quân đồng minh phản công chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943-> 8/ 1945): - 2/ 2/ 1943 -> Chiến thắng Xtalingrát - Quân đồng minh phản công. - Đêm 8, rạng sáng 9/ 5/ 1945 phát xít Đức đầu hàng không điều kiện. - 15/ 8/ 1945 Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. * Hoạt động 2: (16 phút) Tìm hiểu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai. - Gv: Hướng dẫn HS quan sát H.77, H.78, H.79. Hỏi: Qua các hình 77, 78, 79, em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh thế giới thức hai đối với nhân loại? - HS: Hoạt động nhóm tìm hiểu kết cục của chiến tranh. So sánh thiệt hại với chiến tranh lấn thứ nhất. - Yêu cầu đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. - GV bổ sung và chốt kiến thức. III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai: - Tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn tật, thiệt hại vật chất gấp 10 lần so với chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước cộng lại. => Thay đổi căn bản tình hình thế giới 4. Củng cố (5phút) - Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ? - Em có suy nghĩ gì về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939- 1945)? 5. Hướng dẫn về nhà (3phút) - Học bài. - Tìm hiểu sự phát triển khoa học- kĩ thuật, văn hoá thế giới nữa đầu thế kỉ XX. - Sưu tầm, tìm hiểu những tác phẩm văn học Xô Viết mà em biết? Ngày giảng: Lớp 8…………. Lớp 8………… Chương V sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX Tiết 33- Bài 22: sự phát triển của khoa học kĩ thuật và văn hoá thế giới nửa đầu thế kỉ XX I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật (nửa đầu thế kỷ XX). Thấy được sự hình thành và phát triển của một văn hoá mới. Văn hoá Xô Viết trên cơ sở tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin và sự kế thừa những tinh hoa của di sản văn hoá nhân loại. 2. Kỹ năng: - Bồi dưỡng phương pháp so sánh đối chiếu lịch sử, ý thức say mê tìm tòi sáng tạo khoa học kỹ thuật. 3. Thái độ: - Hiểu những tiến bộ khoa học kỹ thuật cần được sử dụng vì lợi ích của con người, giáo dục ý thức trân trọng, bảo vệ giá trị văn hoá nhân loại. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tư liệu lịch sử, truyện kể về các nhà văn, nhà khoa học, bảng phụ. 2. Học sinh: Đồ dùng học tập. III. Tiến trình tổ chức dạy - học : 1. ổn định tổ chức lớp: (1 phút) Lớp 8…………. Lớp 8………… 2. Kiểm tra bài cũ: (5phút) • Câu hỏi: Nêu diễn biến chiến sự đầu năm 1943 đến tháng 8- 1945 Hồng quân Liên Xô có vai trò gì trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít? • Đáp án: Mục II- Bài 21 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Hoạt động 1: (17 phút) Tìm hiểu sự phát triển của khoa học - kỹ thuật nửa đầu thế kỷ XX. - Gv: Hướng dẫn HS đọc thầm phần I (SGK) - Hs: Đọc thầm. - Gv: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm, nêu những phát minh khoa học kỹ thuật trong nửa đầu thế kỷ XX - Hs: Thảo luận nhóm (5’) - Gv: Treo bảng phụ yêu cầu H

File đính kèm:

  • docHuong- su 8.doc
Giáo án liên quan