I/Nhà Hạ
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Erlitou ở trung tâm tỉnh Hồ Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.
Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.
II/Nhà Thương
Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương Trịnh Châu và Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân , gồm rất nhiều văn bản giáp cốt.
Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Vì thế, như một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương. [3]
27 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 384 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử Trung Quốc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/Nhà Hạ
Những ghi chép của Tư Mã Thiên về thời gian thành lập Nhà Hạ là từ khoảng 4.000 năm trước, nhưng điều này không thể được chứng thực. Một số nhà khảo cổ học cho rằng nhà Hạ có liên quan tới di vật khai quật được tại Erlitou ở trung tâm tỉnh Hồ Nam, một bức tượng đồng niên đại từ khoảng năm 2000 TCN. Những dấu hiệu sớm của thời kỳ này được tìm thấy trên các bình gốm và mai rùa trông tương tự như những đường nét đầu tiên của chữ Trung Quốc hiện đại, nhưng nhiều học giả vẫn không chấp nhận ý kiến này. Bằng chứng về sự tồn tại của Nhà Hạ vẫn cần phải được hỗ trợ thêm nữa qua các cuộc khảo cổ. Vì không có những văn bản ghi chép rõ ràng như các văn bản trên các loại xương hay mai rùa dùng để bói của nhà Thương hay những ghi chép trên vại đồng của nhà Chu nên thời đại nhà Hạ vẫn còn chưa được biết đến kỹ lưỡng.
Nhà Hạ truyền được 17 đời vua, từ Hạ Vũ đến Hạ Kiệt được hơn bốn trăm năm thì diệt về tay Thành Thang nhà Thương.
II/Nhà Thương
Một chiếc vại bằng đồng cuối thời Thương.
Những hiện vật khảo cổ cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của nhà Thương, 1600 TCN–1046 TCN và nhà Thương được chia làm hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất, từ đầu thời nhà Thương (1600–1300 TCN) với các bằng chứng tại Nhị Lý Cương Trịnh Châu và Thương Thành. Khuynh hướng thứ hai từ cuối thời nhà Thương hay giai đoạn Ân , gồm rất nhiều văn bản giáp cốt.
Các nhà sử học Trung Quốc sống ở cuối những giai đoạn này đã làm quen với khái niệm về những triều đại nối tiếp nhau, nhưng tình hình thực tế chính trị ở giai đoạn đầu trong lịch sử Trung Quốc thì phức tạp và rắc rối hơn nhiều. Vì thế, như một số nhà sử học Trung Quốc đề xuất, nhà Hạ và nhà Thương có lẽ chỉ các thực thể tồn tại đồng thời, giống như nhà Chu ở giai đoạn sớm (triều đại kế tiếp nhà Thương), đã được chứng minh là đã cùng tồn tại đồng thời với nhà Thương. [3]
III/Nhà Chu
Bình gốm Tây Chu thế kỷ thứ 4-3 TCN.
Tới cuối thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, nhà Chu bắt đầu nổi lên ở châu thổ sông Hoàng Hà, tiêu diệt nhà Thương. Có lẽ ban đầu nhà Chu đã bắt đầu thời kỳ cai trị của mình theo một hệ thống nửa phong kiến. Vị vua nhà Chu là Vũ Vương, với sự hỗ trợ của người em là Chu Công trong vai trò nhiếp chính đã đánh bại nhà Thương tại trận Mục Dã. Lúc ấy vị vua nhà Chu đã viện dẫn khái niệm Thiên Mệnh để hợp pháp hóa vai trò cai trị của mình, một khái niệm về sau này sẽ có ảnh hưởng trên mọi triều đại kế tiếp. Ban đầu nhà Chu đóng đô ở vùng Tây An ngày nay, gần sông Hoàng Hà, nhưng họ đã thực hiện nhiều cuộc chinh phục mở rộng vào châu thổ sông Dương Tử. Đây là lần đầu tiên trong số nhiều lần di dân từ phía bắc xuống phía nam trong lịch sử Trung Quốc.
IV/Thời Xuân Thu - Chiến quốc
Từ thế kỷ 8 TCN, trước sức ép của các bộ tộc phía tây thường xuyên tấn công và cướp bóc, nhà Chu đã bỏ kinh đô phía tây để chuyển sang phía đông ở châu thổ sông Hoàng Hà. Nhà Chu đã nhờ cậy các vương hầu của mình bảo vệ trước sự tấn công của các bộ lạc, nhân cơ hội nhà Chu suy yếu các vương hầu đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ nhỏ hơn. Cuối cùng, còn lại vài chục nước, trong đó các chư hầu mạnh nhất lần lượt nổi lên tranh ngôi bá chủ Trung Quốc là Tề, Tấn, Sở, Tần, Tống, Ngô, Việt. Trên danh nghĩa nhà Chu nắm thiên mệnh, nhưng thực sự quyền lực nằm trong tay các chư hầu.
Thời đại này xảy ra vì sự cân bằng mong manh giữa các vương quốc biến thành hỗn loạn trong một thế kỷ và vì một phần ở sự kết thúc thời đại cai trị của nhà Chu. Các liên minh dễ thay đổi và thường bị tan rã khi các nước lớn bắt đầu xâm chiếm và sáp nhập các nước nhỏ hơn. Bắt đầu từ thế kỷ 4 TCN, chỉ tám hay chín nước lớn còn sót lại. Tất cả các cuộc xung đột thời Chiến quốc đều có mục đích tìm kiếm kẻ có thể kiểm soát toàn bộ Trung Quốc.
Trung Quốc đang trên con đường trở thành một quốc gia thống nhất và duy nhất, một đế chế duy nhất. Dân số Trung Quốc đã tăng mạnh ở giai đoạn Xuân Thu; công cụ bằng sắt và ảnh hưởng của nó đến nông nghiệp đã làm tăng mạnh dân số (vào thế kỷ thứ 4 TCN, Trung Quốc là vùng đông dân nhất thế giới, không có thời điểm nào trong lịch sử mà điều này không chính xác). Chiến tranh đã trở thành một công việc lớn trong thời đại Xuân Thu, quân đội nhỏ và dưới sự chỉ đạo của tầng lớp quý tộc không còn nữa. Chúng đã thành những đội quân to lớn và gồm những người lính chuyên nghiệp. Một triều đình gồm tầng lớp chuyên nghiệp ngày càng phát triển, một tầng lớp quý tộc tự gọi mình bằng cái tên “quân tử” hay “những người bên trên”. Tất cả những thứ đó dẫn Trung Quốc theo cách không thể lay chuyển vào một quốc gia thống nhất. Những người tạo lập ra quốc gia đó có thể là nhà Tần, một dân tộc tàn nhẫn và táo bạo ở miền tây bắc Trung Quốc ngày nay.
V/Nhà Tần
Các nhà sử học thường coi thời kỳ từ khi bắt đầu nhà Tần tới khi kết thúc nhà Thanh là giai đoạn Đế quốc Trung Quốc. Dù thời gian thống nhất dưới sự cai trị của Tần Thủy Hoàng Đế ( chỉ kéo dài mười hai năm, ông đã chinh phục được những vùng đất rộng lớn để tạo nên cơ sở cho nhà Hán sau này và thống nhất chúng dưới một chính phủ Pháp gia tập trung trung ương chặt chẽ, với thủ đô tại Hàm Dương (Tây An hiện nay). Học thuyết của Pháp gia đã khiến Tần đặt trọng tâm trên sự tôn trọng triệt để một hệ thống pháp luật và quyền lực tuyệt đối của hoàng đế. Triết học này, trong khi rất hữu dụng để mở rộng đế chế bằng quân sự, thì lại cho thấy không thể hoạt động tốt ở thời bình. Nhà Tần dùng những biện pháp tàn bạo để dẹp yên chống đối, thậm chí gồm cả việc Đốt sách chôn Nho. Điều này khiến cho nhà Hán kế tục sau này phải đưa thêm vào hệ thống chính phủ đó những trường phái cai trị có tính ôn hòa hơn.
Tần Thủy Hoàng
Nhà Tần nổi tiếng vì đã khởi đầu công trình Vạn lý trường thành, sau này được sửa chữa và xây dựng thêm ở thời nhà Minh . Các đóng góp quan trọng khác của nhà Tần gồm thống nhất và tiêu chuẩn hóa pháp luật, chữ viết, tiền tệ, đo lường Trung Quốc sau giai đoạn Xuân Thu và Chiến Quốc đầy biến loạn. Thậm chí cả chiều dài trục xe cũng được quy định thống nhất ở thời kỳ này để đảm bảo hệ thống thương mại có thể hoạt động trên khắp đế chế.
Việc huy động đông đảo dân chúng xây dựng các công trình công cộng cũng như cung điện, sự phân biệt đối xử giữa người Tần và dân sáu nước cũ gây cho họ sự phẫn nộ lớn. Ngay sau khi Tần Thủy Hoàng chết, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi trong đế chế và quân đội Tần không thể dẹp yên. Cuối cùng, hai lực lượng mạnh nhất do Hạng Vũ và Lưu Bang lãnh đạo lật đổ nhà Tần. Vua Tần cuối cùng là Tử Anh đầu hàng đánh dấu sự kết thúc của đế chế đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc.
VI/Nhà Hán
Đông hán
Năm 202 TCN, Lưu Bang đã đánh bại kẻ thù nguy hiểm và hung bạo của mình là Hạng Vũ. Ông lên ngôi Hoàng đế. Do từng được phong ở đất Hán Trung, ông đặt tên triều đại của mình là Hán, mà người đời sau gọi là vương triều Lưu Hán.
Lưu Bang
Cuộc đấu tranh cho quyền lực của Lưu Bang vẫn tiếp diễn, ông phải chiến đấu nhiều cuộc chiến nhỏ để củng cố quyền lực, một số cuộc chiến để chống lại các đồng minh cũ. Một việc khác để củng cố quyền lực mà Lưu Bang phải đối mặt là liên minh các bộ lạc ở biên giới phía bắc Trung Quốc, , gọi chung là Hung Nô, cầm đầu bởi một Thiền vu (vua Hung Nô). Các bộ tộc Hung Nô là những bộ tộc du mục và trong giai đoạn chiếm hữu nô lệ. Và cũng giống như những bộ tộc du mục khác, người Hung Nô có truyền thống chiến tranh và đã từng nhiều lần tiến hành các vụ tấn công vào Trung Quốc. Lưu Bang tin rằng ông vẫn chưa đủ mạnh để đánh bại các bộ tộc phương bắc, vì thế ông đút lót thực phẩm và quần áo cho họ để đổi lấy sự thỏa thuận của họ không xâm phạm vào đế quốc mới của ông. Thậm chí ông đã phải gả cho vị vua Hung Nô (Thiền vu) một cô gái mang danh là công chúa Trung Quốc.
Tất nhiên, triều đình của Lưu Bang bắt buộc phải quay lại kiểu cai trị độc tài. Dân chủ không bao giờ là vấn đề đối với người Trung Quốc như nó đã từng có ở các nền văn minh khác ở khoảng năm 200 TCN. Lưu Bang không phải là nhà cách mạng. Đối với ông triều đình tốt là một triều đình mạnh, một triều đình có thể duy trì sự phục tùng đầy đủ. Lưu Bang đã bắt đầu xây dựng một kinh đô mới tại Trường An, đây sẽ trở thành thành phố lớn nhất thế giới thời kỳ đó. Nhưng ngoài mục tiêu xây dựng một triều đình mạnh ông muốn tập trung sự quản lý đế chế của mình, và vì thế ông cần một đội quân gồm những bầy tôi dân sự trung thành. Để có thể kiểm soát một cách đáng tin cậy đế chế vĩ đại của mình, ông đưa các anh em, chú bác, họ hàng làm những lãnh chúa địa phương. Ông tìm kiếm những sự ủng hộ tiếp tục của các tướng lĩnh địa phương những người từng góp phần trong đồng minh của ông để giành quyền lực, và những người từng làm tướng văn tướng võ của ông, ông phong thành các quý tộc ở cấp nhỏ hơn. Những quan lại địa phương cũ của nhà Tần đã từng ủng hộ ông vẫn được giữ chức vụ cũ, và một số nhà quý tộc thân thiện với ông vẫn được giữ đất đai của mình.
Lưu Bang cũng tìm kiếm sự ủng hộ từ phía nông dân. Ông giảm thuế cho họ và cho những người khác. Ở khắp nơi, ông đều tìm cách bảo vệ nông dân khỏi những nhà quý tộc cũ đang tìm cách lấy lại đất đai đã mất. Ông cải thiện đời sống cho họ bằng cách không bắt họ phải đi làm việc nhiều như dưới triều đại cũ, Tần Thủy Hoàng. Và các nông dân tin rằng bởi vì Lưu Bang cũng từng là một nông dân nên ông sẽ tiếp tục cai trị theo cách có lợi cho họ.
Sự bắt đầu của tầng lớp quý tộc nhỏ Trung Quốc
Dựa vào nguồn gốc nông dân của mình, Lưu Bang tỏ thái độ khinh thị với người trí thức bằng cách đái vào trong mũ của một người trí thức trong triều, nhưng trong nỗ lực để cai trị quốc gia ông đã thấy lợi ích trong việc sử dụng người trí thức, và ông đã dàn hòa với họ. Nhiều người trí thức là thuộc Khổng giáo, và ông đã bắt đầu đối xử với Khổng giáo với sự khoan dung lớn hơn trong khi ông tiếp tục đặt ra ngoài vòng pháp luật những sự tố cáo của Khổng giáo đối với các quan điểm của Pháp gia. Với sự hỗ trợ bên cạnh của Khổng giáo, Lưu Bang tìm cách thu hút các bầy tôi dân sự giỏi và ông đã tìm thấy họ trong những gia đình thuộc tầng lớp trung lưu mới trong nông nghiệp gọi là những quý tộc nhỏ, một tầng lớp khác biệt với quý tộc. Đầu tiên, Lưu Bang và quan lại xung quanh tìm cách đưa những người bạn chiến đấu của mình vào các vị trí quản lý dân sự, nhưng sau đó họ thấy rằng những người đó không đủ khả năng làm quản lý hành chính. Và sau khi có sai lầm vì thấy các tướng quân đội không có khả năng quản lý hành chính, Lưu Bang không cho họ giữ các chức vụ đó nữa. Các triều đình trước thường rất thành công khi cho các nhà buôn giữ các chức vụ quản lý dân sự, nhưng đối với Lưu Bang và quan lại xung quanh vốn có nguồn gốc nông dân nên họ không tin các nhà buôn. Thay vào đó, họ dùng những người thuộc gia đình trồng trọt giàu có, đa phần số họ trở nên giàu ở một vài thế hệ gần đây. Tầng lớp mới này (quý tộc nhỏ) đã gửi những đứa con ưu tú nhất của mình đi làm việc trong triều đình và cho những đứa kém hơn ở nhà làm ruộng. Và với quyền lợi mới trong việc cưới xin hợp lúc, tầng lớp mới đã bắt đầu có nhiều ảnh hưởng hơn nhờ vào họ ngoại.
Hán Văn Đế, Khởi đầu một thời đại mới
Lưu Bang chết năm 195 TCN ở tuổi sáu mươi ba, được trao tên thuỵ là Cao Đế. Quyền lực rơi vào tay vợ ông, Lữ hậu. Ở Trung Quốc cũng như ở những nơi khác cai trị độc tài đồng nghĩa với cai trị gia đình, và những cuộc tranh giành quyền lực diễn ra bên trong gia đình. Lữ hậu tống các thành viên gia đình họ Lưu ra khỏi các vị trí quyền lực và thay thế họ bằng những người họ Lữ. Sau năm năm cai trị bà mất, và họ hàng của Lưu Bang lại quay lại nắm quyền cai trị, họ giết tất cả các thành viên gia đình Lữ hậu. Một người con thứ của Lưu Bang với người thiếp là vợ cũ của Ngụy vương Báo tên là Lưu Hằng được lập làm hoàng đế, phục hồi lại quyền cai trị nhà Hán, tức là Hán Văn Đế.
Với hệ thống quan liêu triều đình, sự cai trị nhà Hán đang dần hướng về thảm họa, nhưng trong ngắn hạn thì dưới triều Hán Văn Đế ông là người biết cai trị, nổi tiếng về chú ý đến quyền lợi của nhân dân. Khi nạn đói xảy ra ông cho tổ chức cứu tế, trợ cấp cho người già. Ông thả tự do nhiều nô lệ và bãi bỏ nhiều cách hành hình man rợ. Trong thời cai trị của ông, kinh tế được nghiên cứu kỹ lưỡng, và Hán Văn đế rất coi trọng những nội dung kinh tế. Ông phát triển kinh tế bằng cách giảm bớt ngăn cấm khai mỏ đồng, bằng cách chi tiêu tiết kiệm và giảm thuế đánh vào nông dân.
Dưới thời Văn đế, Trung Quốc có hòa bình bên trong và một sự thịnh vượng chưa từng có. Điều này giúp nghệ thuật phát triển cao và vẫn còn làm thế giới ngày nay chiêm ngưỡng. Và cùng với sự thịnh vượng, dân số Trung Quốc bắt đầu tăng lên, người dân lao vào khai phá và trồng cấy các vùng đất mới.
Tầng lớp quý tộc nhỏ được nhiều lợi ích từ phát triển kinh tế và nhiều người trong số họ chuyển tới thành phố. Quý tộc nhỏ muốn được coi là những người quý phái giống tầng lớp quý tộc cũ. Sự phát triển tầng lớp ưu tú này, cộng với sự thịnh vượng, đã giúp Khổng giáo phát triển. Có thời gian học tập, quý tộc nhỏ trở nên hứng thú với những trường phái học cũ. Với một sự phục hưng những trường phái học cũ, các cố gắng đã có nhằm tái tạo lại các cuốn sách đã bị đốt dưới thời cai trị của Tần Thủy Hoàng. Bị lôi cuốn bởi sự ngưỡng mộ của Khổng giáo đối với chính quyền và cách xử sự đúng mực, các trí thức học giả trở nên rất nhiều thuộc Khổng giáo. Văn đế khuyến khích môn đệ Khổng giáo vào các chức vụ cao nhất trong chính quyền. Ông đã trở thành vị vua đầu tiên hoàn toàn chấp nhận việc lưu truyền Khổng giáo – như Khổng Tử từng mơ về một vị vua như vậy. Nhưng sự lớn mạnh của Khổng giáo không cứu vãn được Trung Quốc khỏi thảm họa chính trị và xã hội.
Vũ Đế, Mở rộng và Suy tàn
Năm 156 TCN, con trai Văn Đế, Cảnh Đế, kế tục cha. Ông cai trị 16 năm và cố gắng mở rộng sự thống trị của gia đình đối với các gia đình quý tộc. Các cuộc chiến giữa các quý tộc đó và Cảnh Đế đã kết thúc một cách có lợi cho ông. Nó kết thúc trong sự thỏa hiệp rằng các quý tộc vẫn giữ một số quyền ưu tiên và quyền lực nhưng không được phép chỉ định quan lại trong đất đai của mình nữa.
Bản đồ nhà Hán năm 87 TCN, thời Hán Vũ Đế.
Năm 141 TCN, con Cảnh Đế là Hán Vũ Đế kế vị. Vị vua mười sáu tuổi thông minh và mạnh mẽ, luôn thích liều mạng trong những cuộc săn lớn. Vũ Đế kéo dài thời thịnh vượng của Hán triều. Vũ Đế bắt đầu thời cai trị của mình bằng một nỗ lực không can thiệp vào thương mại và các cơ hội kinh tế, điều này cho phép kinh tế tư nhân phát triển. Ông vẫn giữ các vị quan dân sự dưới sự quản lý chặt chẽ và trừng phạt sự bất tuân nhỏ nhất cũng như sự không trung thành. Ông kết thúc sự thỏa hiệp của Cảnh Đế bằng một cuộc chiến quý tộc chống lại các hoàng tử có ảnh hưởng nhất của Trung Quốc, và ở tầm địa phương ông trao nhiều quyền lực cho các vị quan đại diện của mình.
Vũ Đế thay đổi luật thừa kế. Thay vì việc đất đai gia đình rơi vào tay người con trai cả, ông trao cho mọi người con trong gia đình phần chia bằng nhau đối với đất đai của ông cha, điều này phá vỡ các khoảnh đất lớn thành cách mảnh nhỏ. Và vào năm 138 TCN, Vũ Đế tiến hành cuộc thám hiểm được biết đến lần đầu tiên của Trung Quốc, Trương Khiên đến Tây Á, phía tây của Bactri để thiết lập quan hệ với Quý Sương (Kushan) (Nguyệt thị Yuzhi).
Khổng giáo trở thành chính thức
Trong hai mươi năm cai trị, Vũ đế biến Khổng giáo thành triết lý chính trị chính thức của Trung Quốc. Khổng giáo trở thành thống trị trong giới quan lại dân sự trong khi các đối thủ Pháp gia vẫn giữ được vị trí của mình. Các cuộc thi cử được tổ chức để chọn ra 130.000 hoặc còn hơn thế nhân viên dân sự, họ phải trải qua cuộc thi về sự hiểu biết lý thuyết Khổng giáo, hiểu biết về chữ viết cổ và các nguyên tắc thứ bậc xã hội hơn là sự thành thạo kỹ thuật. Về mặt lý thuyết, các cuộc thi đó cho phép mọi người dân tham dự, nhưng trên thực tế chỉ những người có đủ sự tôn trọng, trong đó không bao gồm thợ thủ công, nhà buôn và các tầng lớp bên dưới quý tộc nhỏ tham dự - không nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ có khả năng để phụng sự Trung Quốc. Việc huấn luyện làm việc cho các nhân viên dân sự được tiến hành ở cấp quan liêu địa phương. Và việc thích hợp với truyền thống Khổng giáo đã trở thành một thứ để truyền dạy trong thời gian học việc. Một người trẻ tuổi chứng minh được mình có khả năng như một thư ký có thể được phong làm một nhà quản lý. Và sau khi đã chứng minh được khả năng quản lý của mình anh ta sẽ được thăng chức làm cố vấn và được tham dự vào triều đình, hay anh ta sẽ có một vị trí cao hơn trong một triều đình địa phương.
Mở cửa ra phía Tây và các cuộc chiến mở rộng lãnh thổ
Hành trình 138 TCN–126 TCN của Trương Khiên về phía Tây
Nhờ nền kinh tế thịnh vượng, Trung Quốc có nhiều khả năng hơn để chi phí chiến tranh. Vũ đế tin rằng ông đủ mạnh để không cần phải cống nạp cho Hung nô, vốn bắt đầu từ thời Lưu Bang, nữa. Ông lo ngại rằng Hung nô có thể phái quân vào thảo nguyên miền bắc dân cư thưa thớt của Trung Quốc hay họ có thể lập thành liên minh với người Tây Tạng, và ông muốn lập nên một con đường thương mại nhằm buôn bán với vùng Trung Á bảo đảm được an toàn. Vì thế Vũ đế mở nhiều chiến dịch quân sự. Chúng được các tướng của ông ta chỉ huy, nhưng chúng lại mang lại cho Vũ đế sự công nhận như là một vị vua mạnh mẽ và can đảm.
Việc Vũ đế quay sang chống lại Hung Nô làm tốn nhiều nhân lực nhưng nó giúp đẩy lùi Hung nô ra khỏi biên giới phía bắc Trung Quốc. Có lẽ khoảng hai triệu người Trung Quốc đã di cư đến các vùng mới chinh phục được và Vũ đế thành lập các thuộc địa ở đó với các binh sỹ và nhân viên dân sự của mình. Những người Hung nô bị bắt phải chuyển sang làm nghề trồng trọt, công nhân xây dựng và lao động tại các trang trại. Một số trong số họ gia nhập quân đội Trung Quốc, gia đình của họ bị bắt buộc phải ở tại nơi cũ làm con tin để đảm bảo họ không phản bội.
Cuộc chiến chống lại Hung nô khuyến khích việc khai phá xa hơn về phía tây. Sau mười ba năm vắng mặt và mười năm bị Hung nô bắt giữ, nhà thám hiểm Trương Khiên quay trở về triều đình Vũ đế và mang theo miêu tả đáng tin cậy đầu tiên về Trung Á. Vũ đế ra lệnh cho Trương Khiên và tay chân quay trở lại Trung Á, và họ đã thu thập thông tin về Ấn Độ và Ba Tư và khám phá các vùng đất trồng trọt màu mỡ ở Bactria. Các cuộc thám hiểm đó, và sự thắng lợi của Trung Quốc trướng Hung nô mang lại một sự trao đổi sứ thần thường xuyên giữa Trung Quốc và các nước phía Tây, và nó mở ra cho Trung Quốc con đường thương mại dài 4.000 dặm sau này sẽ được biết đến với cái tên Con đường tơ lụa. Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu các ngũ cốc và ngựa tốt, họ cũng bắt đầu trồng cỏ đinh lăng và nho. Vũ đế biết thêm nhiều về nguồn gốc của những hàng hóa mà Trung Quốc nhập khẩu. Để kiếm thêm lợi nhuận ông yêu cầu các nước lân cận trả thuế cho mình để được phép bán hàng cho người dân Trung Quốc, và tiến hành các chiến dịch quân sự nhằm buộc họ phải làm thế.
Trong lúc đó, Vũ đế gửi quân đội của mình tới phía bắc và phía Nam. Năm 108 TCN vì muốn kiểm soát vùng đông bắc, Vũ đế chinh phục một vương quốc đang ở thời đồ sắt phía bắc Triều Tiên, vương quốc Cổ Triều Tiên (Gojoseon). Đây là một vương quốc tồn tại cùng mức với nhiều tiểu quốc tại Trung Quốc trước khi chúng thống nhất với nhau năm 221 TCN, và nó cũng có nhiều người tị nạn Trung Quốc chạy đến từ những thế kỷ trước. Ở phía Nam, quân đội của Vũ đế chinh phục lại những đất đai mà Trung Quốc đã mất trong cuộc nội chiến đưa nhà Hán lên ngôi, gồm cả thành phố cảng Quảng Châu .Những người di cư Trung Quốc theo chân quân đội. Sau đó, với những trận chiến lớn, quân đội của Vũ đế chinh phục phía bắc Việt Nam, một vùng mà người Trung Quốc gọi là An nam, hay “miền nam yên ổn”.
Người dân di cư Trung Quốc cũng kéo đến đây, và một số sẽ đóng đô ở gần vùng núi miền trung Việt Nam. Người Việt Nam dạy người Trung Quốc dùng trâu, dùng cày kim loại và các công cụ khác cách trồng lúa nước và Trung Quốc đã xoá bỏ chữ viết người Việt, mang đến Annam chữ viết của mình[cần dẫn nguồn]. Tuy nhiên về tiếng nói, người Trung Quốc không thể đồng hóa được người Việt Nam. Người Trung Quốc biến người Annam từ cách trồng cấy theo kiểu khai hoang và đốt sang kiểu đời sống ổn định hơn. Họ chia Annam thành hai vùng hành chính, mỗi vùng có trách nhiệm thu thuế và cung cấp binh sỹ cho triều đình địa phương. Nhưng sự cai trị của Trung Quốc đối với Annam luôn mong manh, các cánh rừng và núi đồi ở đó cung cấp nơi trú ẩn cho người Việt Nam tiến hành nhiều cuộc khởi nghĩa liên tục và chiến tranh du kích chống lại người Trung Quốc.
Suy tàn kinh tế và nạn nhân mãn
Thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây
Các cuộc chiến mở mang đất đai của Vũ đế và việc cung cấp cho một quân đội chiếm đóng đông đảo là một gánh nặng cho kinh tế Trung Quốc. Chúng lớn hơn nhiều nhưng lợi ích thu lại được từ việc tăng trưởng thương mại theo sau các cuộc chinh phục. Nhập khẩu góp phần thỏa mãn nhu cầu của người giàu hơn là góp phần tăng sinh khí cho kinh tế Trung Quốc. Các quan chức triều đình theo pháp Pháp gia thậm chí làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Họ rất thù địch với những thương nhân, và họ vận động việc triều đình quản lý kinh tế. Dưới ảnh hưởng của họ, triều đình đánh thuế mới trên các tàu và xe buôn bán hai loại hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất trong công nghiệp của Trung Quốc đó là muối và sắt. Và với việc triều đình ngày càng can thiệp sâu, kinh tế suy yếu.
Tích tụ ruộng đất đã từng làm thay đổi nông nghiệp của đế chế Roma giờ đây cũng làm thay đổi nông nghiệp Trung Quốc, ngoại trừ việc dân số vùng nông thôn Trung Quốc đã tăng lên. Với việc ruộng đất của người giàu ngày càng tăng và nông dân cũng tăng, một sự thiếu hụt đất đai xuất hiện. Quan liêu tiểu quý tộc tìm cách ngăn chặn sự bấp bênh bằng cách mua đất và thường lợi dụng ưu thế của mình để làm việc đó, và thông thường họ có thể miễn trừ thuế cho đất đai của mình. Những người dân thường phải chịu phần thuế nặng hơn, dẫn tới kết quả là họ phải vay mượn nhiều hơn - với lãi rất nặng. Khả năng sản xuất nông nghiệp giảm sút. Nhiều nông dân bị đuổi đi hay bị buộc phải rời bỏ đất đai, làm cho tiểu quý tộc càng có nhiều đất hơn. Một số nông dân rời ruộng đất để làm nghề ăn cướp, và một số nông dân bắt buộc phải bán con làm nô lệ.
Chế độ bắt lính và bắt lao động cũng làm tăng sự bất mãn của nông dân. Học giả nổi tiếng Trung Quốc Đổng Trọng Thư , bất bình trước cảnh tuyệt vọng của người dân và ông đã bày tỏ những lo lắng về tình trạng suy tàn của xã hội. Ông phàn nàn về sự mở rộng to lớn của những vùng đất của người giàu trong khi người nghèo không có chỗ đứng chân. Ông phàn nàn rằng những người canh tác trên đất của người khác phải mất năm mươi phần trăm thu hoạch cho chủ đất. Đổng Trọng Thư công nhận sự bất mãn đối mặt với những người nông dân không thể có tiền để mua công cụ bằng sắt, những người phải trồng cấy bằng dụng cụ gỗ và và phải nhổ cỏ bằng tay. Ông phàn nàn rằng người dân thường phải bán mùa màng của mình khi giá thấp và sau đó lại phải vay tiền vào mùa xuân để bắt đầu gieo hạt khi mức lãi rất cao. Và ông phàn nàn về việc hàng nghìn người bị giết hàng năm vì tội ăn cướp. Đổng Trọng Thư đề nghị Vũ đế một phương thuốc chữa khủng hoảng kinh tế: giảm thuế đánh vào người nghèo và giảm số nhân công bắt buộc mà người dân phải thực hiện cho nhà nước; bãi bỏ độc quyền nhà nước về muối và sắt; và cải thiện phân phối đất đai bằng cách hạn chế số đất sở hữu của mọi gia đình. Không một đề xuất nào của Đổng Trọng Thư được thi hành. Vũ đế muốn nông dân được phồn thịnh nhưng ông quá bị ảnh hưởng bởi bọn quý tộc nhỏ quan liêu những người cai trị địa phương ở mọi cấp. Cuộc vận động cải cách do những người theo Khổng giáo đề xuất nhưng những quý tộc Khổng giáo lại không chống lại quyền lợi kinh tế của mình. Sự trả lời quan trọng duy nhất của Vũ đế cho sút giảm kinh tế là đánh thuế cao hơn vào người giàu và gửi điệp viên đi khám phá các vụ trốn thuế. Ông không muốn phân phối lại đất đai, không muốn tấn công những chủ đất giàu có, tin rằng ông cần sự hợp tác của họ để có tiền chi cho các chiến dịch quân sự.
Những người kế tục Vũ đế
Năm 91 TCN, khi thời đại trị vì 54 năm của Vũ đế dần tới hồi kết, quanh thủ đô các cuộc chiến nổ ra về việc ai sẽ kế tục ông. Một phía là hoàng hậu vợ Vũ đế cùng con thừa kế của ông, bên kia là gia đình người thiếp của ông. Hai gia đình gần đạt tới mức hủy diệt lẫn nhau. Cuối cùng, chỉ ngay trước khi Vũ đế chết, một vị thừa tự thỏa hiệp mới được lựa chọn: một đứa trẻ tám tuổi là Chiêu Đế, đặt dưới quyền nhiếp chính của một cựu tướng lĩnh tên là Hoắc Quang.
Hệ thống Con đường tơ lụa.
Hoắc Quang tổ chức một hội nghị để thu thập những bất bình của dân chúng. Mời các quan chức triều đình thuộc phái Pháp gia và những người có uy tín phái Khổng giáo. Pháp gia phàn nàn việc giữ tình trạng không thay đổi. Họ kêu ca rằng các chính sách kinh tế của họ giúp Trung Quốc tự bảo vệ chống lại những thù nghịch ngày càng tăng từ phía người Hung nô và họ đang bảo vệ người dân khỏi sự bóc lột của những thương gia. Họ đòi hỏi triều đình phải có một chính sách khai thác đất đai phía tây sẽ giúp đế chế có thêm ngựa, lạc đà, hoa quả và nhiều đồ xa xỉ nhập khẩu khác, như lông thú, thảm và đá quý. Những người theo Khổng giáo, trái lại, đưa ra vấn đề đạo đức đối với những khó khăn của nông dân. Họ cũng đòi hỏi rằng người Trung Quốc không nên buôn bán với vùng Trung Á và rằn
File đính kèm:
- lich_su_trung_quoc.doc