I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ biết vận động theo bài hát
- Rèn luyện sự khéo léo cho trẻ
- Rèn luyện thính giác cho trẻ
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát
- Trẻ hiểu nội dung của bài hát
- Trẻ nhớ tên và biết cách chơi trò chơi
- Trẻ phân biệt được các màu đèn tín hiệu giao thông
3. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
- Chú ý nghe cô giáo hát, biết hưởng ứng cùng cô theo giai điệu bài hát
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi âm nhạc
4. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ hát đúng lời bài hát
- Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để trả lời các câu hỏi của cô giáo
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Giáo dục ý trẻ ý thức khi tham gia giao thông thực hiện đúng luật để đảm bảo an toàn
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học
- Trẻ chơi đoàn kết, biết phối hợp với bạn
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 15131 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - Đề tài Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Đề tài: - Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố
- Nghe hát: Đoàn tàu nhỏ xíu
- TCAN: Tai ai tinh
Chủ đề: Giao thông
Đối tượng: 3 tuổi C3
Người dạy: Phạm Thị Minh Hằng
Ngày soạn: 04/03/2013
Ngày dạy: 13/03/2013
Giáo viên chỉ đạo: Nguyễn Thị Kim Lân
I. Mục đích – Yêu cầu:
1. Phát triển thể chất:
- Trẻ biết vận động theo bài hát
- Rèn luyện sự khéo léo cho trẻ
- Rèn luyện thính giác cho trẻ
2. Phát triển nhận thức:
- Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, thuộc lời bài hát
- Trẻ hiểu nội dung của bài hát
- Trẻ nhớ tên và biết cách chơi trò chơi
- Trẻ phân biệt được các màu đèn tín hiệu giao thông
3. Phát triển thẩm mỹ:
- Trẻ hát đúng giai điệu bài hát
- Chú ý nghe cô giáo hát, biết hưởng ứng cùng cô theo giai điệu bài hát
- Trẻ hứng thú tham gia trò chơi âm nhạc
4. Phát triển ngôn ngữ:
- Trẻ hát đúng lời bài hát
- Biết sử dụng ngôn ngữ của mình để trả lời các câu hỏi của cô giáo
5. Phát triển tình cảm xã hội:
- Giáo dục ý trẻ ý thức khi tham gia giao thông thực hiện đúng luật để đảm bảo an toàn
- Trẻ hứng thú tham gia tiết học
- Trẻ chơi đoàn kết, biết phối hợp với bạn
II. Chuẩn bị:
- Hình ảnh ngã tư đường phố
- Hình ảnh đèn tín hiệu giao thông
- Các bài hát: “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đoàn tàu nhỏ xíu”
- Mũ chóp
- Một hộp giấy đựng quả
- Các câu hỏi liên quan đến bài dạy
III. Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
Cô chào tất cả các con.
Hôm nay đến lớp, cô gặp một bạn nhỏ. Bạn ấy đã nhờ cô và cả lớp mình giải cho một câu đố đấy. Chúng mình hãy cùng lắng nghe để giúp bạn nhỏ giải câu đố nhé.
Đèn xanh, đèn đỏ, đèn vàng
Đèn nào dừng lại, đèn nào được đi
Bé ơi hãy trả lời đi
Đáp nhanh đúng luật cô khen thưởng nào?
Để trả lời được câu đố này, chúng mình hãy cùng chơi trò chơi “Đèn đỏ, đèn xanh” nhé
“ Đèn xanh đi nhanh
Đèn vàng đi chậm
Đèn đỏ dừng lại”
Chúng mình chơi rất là giỏi đấy, cô khen cả lớp nào. Vậy bây giờ, chúng mình hãy cùng trả lời câu đố của bạn nhỏ nhé
- Đèn gì thì dừng lại?
- Đèn gì thì được đi?
Chúng mình đã giúp bạn nhỏ trả lời câu đố rồi đấy, cô khen cả lớp nào
- Vậy bạn nào giỏi cho cô và các bạn biết cột đèn xanh, đèn đỏ thường có ở đâu? (cô gọi 1, 2 trẻ trả lời)
Để xem các bạn trả lời có chính xác hay không, chúng mình hãy cùng quan sát lên bức tranh của cô nhé.
- Bức tranh của cô vẽ gì đây?
Bạn trả lời đúng chưa các con?
Bức tranh của cô vẽ cảnh ở ngã tư đường phố đấy.
- Ở ngã tư có gì đây? (cô chỉ vào đèn tín hiệu giao thông)
- Khi tham gia giao thông trên đường nếu nhìn thấy đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ thì chúng mình phải làm gì?
+ Còn nếu đèn tín hiệu chuyển sang màu xanh?
+ Vậy còn đèn vàng thì sao nhỉ?
À, khi chúng mình cùng bố mẹ, ông bà,.. tham gia giao thông ở trên đường, nếu như nhìn thấy đèn đỏ thì chúng mình phải dừng lại, còn nếu như đèn tín hiệu có màu xanh thì chúng mình được phép đi tiếp đấy. Còn khi đèn tín hiệu có màu vàng, chúng mình phải đi chậm lại. Các con đã nhớ chưa nào?
2. Hoạt động 2: Dạy hát: Em đi qua ngã tư đường phố - Nhạc và lời: Hoàng Văn Yến
Các con rất là giỏi, cô khen các con nào. Cô có biết một bài hát nói về các bạn nhỏ đang tập chơi đi qua ngã tư đấy. Chúng mình có muốn biết đó là bài hát gì không?
Đó là bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đấy. Chúng mình hãy cùng nghe cô hát nhé.
- Lần 1: cô hát + nhạc
Bạn nào giỏi có thể nhắc cho cô và cả lớp biết bài hát mà cô vừa hát có tên là gì? Do ai sáng tác? (cô gọi 1, 2 trẻ lên trả lời)
Bạn trả lời đúng chưa các con?
Chúng mình khen bạn nào.
- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến đấy. Để bài hát hay hơn, chúng mình hãy cùng lắng nghe cô hát lại lần nữa nhé
=> Các con ạ, bài hát Em đi qua ngã tư đường phố của nhạc sỹ Hoàng Văn Yến được viết ở nhịp 2/4 với giai điệu vui tươi, dí dỏm nói đến cảnh ở trên sân trường các bạn nhỏ đang chơi trò chơi giao thông, khi qua ngã tư đường phố đèn đỏ bật lên thì các bạn nhỏ dừng lại, còn đèn xanh bật lên thì các bạn đi nhanh qua đường
- Chúng mình có thích học bài hát này cùng cô không?
- Lần 2: Chúng mình hãy cùng nghe nhạc và hát cùng cô nhé. (cô bật nhạc và cùng hát với trẻ)
Chúng mình hát rất hay đấy, cô khen cả lớp nào
- Các con hãy cùng hát lại với cô bài hát này nhé
(cho trẻ hát 2, 3 lần với cô có nhạc, kết hợp vỗ tay theo nhịp bài hát)
- Cho trẻ hát theo tổ, nhóm và cá nhân
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
- Đàm thoaị: cô thấy lớp mình học rất là giỏi nên có 1 món quà muốn tặng cho chúng mình đấy, bạn nào muốn nhận quà của cô nào? (chuẩn bị 1 hộp to bên trong hộp đựng những phần quà dành cho trẻ, kèm câu hỏi)
Cô gọi lần lượt từng trẻ lên bốc quà và hỏi trẻ
+ Cô vừa dạy chúng mình bài hát gì? Do nhạc sĩ nào sáng tác?
+ Bài hát nói đến điều gì?
+ Khi gặp đèn đỏ thì chúng mình phải làm gì?
+ Khi gặp đèn xanh thì như thế nào?
- GD trẻ: Các con ạ khi tham gia giao thông trên đường chúng mình phải nhớ đi về bên phải, đi trên vỉa hè, sang đường ở nơi có vạch qua đường và phải có người lớn đi cùng. Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, các con đã nhớ chưa nào?
3. Hoạt động 3: Nghe hát “Đoàn tàu nhỏ xíu” – Nhạc và lời: Mộng Lân
Vừa rồi, cô thấy chúng mình đã học bài hát rất nhanh và hát rất là hay đấy. Cô sẽ thưởng cho lớp mình một bài hát nữa.
Chúng mình có muốn biết đó là bài hát gì không? Chúng mình hãy cùng nghe nhạc và thử đoán xem đó là bài hát gì nhé. (cô bật 1 đoạn nhạc cho trẻ nghe, gọi trẻ trả lời)
Đoạn nhạc mà chúng mình vừa nghe chính là giai điệu của bài hát mà cô muốn dành tặng cho lớp mình đấy, đó là bài hát Đoàn tàu nhỏ xíu của nhạc sĩ Mộng Lân, chúng mình hãy cùng lắng nghe nhé
- Lần 1: cô hát + nhạc đệm, cử chỉ điệu bộ, nói nội dung bài hát
Chúng mình thấy bài hát có hay không?
- Bài hát mà cô vừa hát có tên là gì? Do ai sáng tác?
- Các con có biết tàu hỏa là phương tiện giao thông đường gì không?
=> Giáo dục: Vậy khi đi trên tàu, chúng mình phải ngồi ngay ngắn, không đùa nghịch trên tàu, không được thò đầu, thò tay ra ngoài để tránh nguy hiểm các con đã nhớ chưa nào?
Chúng mình có muốn hát bài hát này cùng với cô không?
- Lần 2: Cô mời cả lớp đứng lên, cùng hát và vân động theo bài Đoàn tàu nhỏ xíu của nhạc sĩ Mộng Lân nhé. (cho trẻ vận động 1, 2 lần)
Chúng mình rất giỏi đấy, cô khen cả lớp nào.
4. Hoạt động 4: Trò chơi âm nhạc “Tai ai tinh”
Chúng mình có muốn chơi trò chơi không?
Trò chơi, trò chơi
Trò chơi “Tai ai tinh”
- Cách chơi: Cô mời lần lượt trẻ lên và đội chiếc mũ của cô lên đầu. Cô mời một bạn đứng lên hát, bạn đội mũ phải đoán xem bạn nào vừa hát
- Luật chơi: Ai không trả lời đúng sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp
Các con đã rõ luật chơi chơi?
Cô cho trẻ chơi 2, 3 lần
* Hôm nay, cô thấy lớp chúng mình đã học rất ngoan và giỏi đấy. Chúng mình hãy cùng xếp hàng làm đoàn tàu và ra sân chơi tiếp nhé
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi tích cực
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ chú ý nghe cô hát
Trẻ trả lời
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện
Trẻ thực hiện tích cực
Trẻ trả lời
Trẻ tích cực tham gia trả lời câu hỏi
Trẻ nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ nghe và đoán tên bài hát
Trẻ chú ý nghe
Trẻ trả lời
Trẻ trả lời
Trẻ cùng thực hiện với cô
Trẻ trả lời
Trẻ nghe
Trẻ chơi tích cực
File đính kèm:
- giao an am nhac mam non.doc